1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thảo luận triết nội dung của quy luật lượng, chất vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người

40 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội dung của quy luật lượng, chất. Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người
Tác giả Nguyễn Văn An, Đinh Thị Chiêu Anh, Hoàng Vân Anh, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Hồng Anh, Hoàng Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phùng Xuân Bách, Nguyễn Trịnh Minh Châu, Phùng Thị Chinh
Người hướng dẫn PGS.TS Phương Kỳ Sơn
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • 1. Các khái niệm (7)
  • 2. Nội dung quy luật (8)
  • 3. Ý nghĩa phương pháp luận (10)
  • 4. Vận dụng vào thực tiễn đổi mới tại Việt Nam (0)
  • Chương II: Vận dụng quy luật lượng chất vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người (7)
    • 1. Sinh viên Nguyễn Văn An (14)
    • 2. Sinh viên Đinh Thị Chiêu Anh (15)
    • 3. Sinh viên Hoàng Vân Anh (17)
    • 4. Sinh viên Nguyễn Tuấn Anh (20)
    • 5. Sinh viên Vũ Hồng Anh (21)
    • 6. Sinh viên Hoàng Ngọc Ánh (25)
    • 7. Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Ánh (29)
    • 8. Sinh viên Phùng Xuân Bách (32)
    • 9. Sinh viên Nguyễn Trịnh Minh Châu (33)

Nội dung

Khái niệm chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy với tư cách là những phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vậtKhái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định của sự vật về phương diện tổng h

Các khái niệm

Nội dung quy luật được vạch ra thông qua việc làm rõ các khái niệm, phạm trù có liên quan Khái niệm chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy với tư cách là những phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định của sự vật về phương diện tổng hợp các thuộc tính cơ bản, khách quan, vốn có của một sự vật nào đó; cái mà nhờ đó, sự vật là nó, khác với sự vật khác.

Khái niệm “lượng” dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật (tạo thành cơ sở khách quan cho sự tồn tại của chất của sự vật) về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.

Ghi chú: Một sự vật có thể có nhiêu loại lượng và nhiều loại chất (tương ứng với từng loại lượng cụ thể).

Khái niệm “độ” dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và lượng (trong khoảng đó, những biến đổi của lượng chưa làm cho chất tương ứng của nó thay đổi).

Khái niệm “điểm nút" dùng để chỉ giới hạn tại đó với những sự thay đổi của lượng trực tiếp dẫn đến những thay đổi về chất.

Khái niệm “bước nhảy’’ dùng để chỉ quá trình thay đổi về chất của sự vật diễn ra tại điểm nút.

7 o Ví dụ, xét “nước” (H 0) nguyên chất, trong điều kiện atmotphe ở trạng thái 2 thể lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến 100°C (độ) Khi lượng nhiệt độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn 0°C hoặc 100°C đó (điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy).

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng với tư cách là phương thức vận động, phát triển của sự vật

Chất và lượng của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại. o Ví dụ, tương ứng với cấu tạo H - 0 - H (cấu tạo liên kết nguyên tử hyđrô và

1 nguyên tử ôxy) thì 1 phân tử nước (H 0) được hình thành với tập hợp các2 tính chất cơ bản, khách quan, vốn có của nó là: không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan muối, axít,

Vì giữa chúng có mối quan hệ quy định lẫn nhau như vậy, nên những sự biến đổi về lượng sẽ tất yếu có khả năng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại. o Ví dụ, quy định nên trạng thái thể lỏng của nước chính là lượng nhiệt độ của nó (chứ không phải là số lượng nguyên tử hyđrô và ôxy); do vậy, khi lượng nhiệt độ này biến thiên thì tất yếu có khả năng dẫn tới sự biến đổi về trạng thái của nước sang thể rắn hay lỏng.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chất và lượng của sự vật có những sự tồn tại độc lập tương ứng Vì vậy, không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức có thể dẫn đến sự thay đổi về chất của nó Sự thay đổi này chỉ có thể diễn ra trong thực tế với những điều kiện xác định Thông thường, điều kiện đó là: sự thay đổi của lượng phải đạt tới giới hạn điểm nút.

Nội dung quy luật

Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt là chất và lượng Hai mặt này luôn luôn thống nhất với nhau trong cùng một sự vật, hiện tượng và có mối liên hệ mật thiết với nhau

8 không thể tách rời- Lượng thể hiện chất, chất biểu hiện lượng Dựa trên mối lên hệ giữa lượng và chất đã hình thành quy luật lượng- chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong Triết học Mác- Lênin, giúp chỉ ra phương thức, cách thức của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Khái quát nội dung quy luật: “Bất kỳ sự vật, hiện tương nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng, phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là phần thường xuyên thay đổi Sự thay đổi dần dần về lượng đạt tới điểm nút sẽ phá vỡ độ cũ, chất mới hình thành cùng với lượng mới thông qua bước nhảy lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó Quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động liên tục của sự vật hiện tượng.”

Ph.Ăng-gen cũng đã khái quát quy luật này như sau: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất” Để có thể hiểu được nội dung quy luật lượng chất, ta sẽ đi sâu vào phân tích quy luật :

Một là: Lượng đổi dẫn đến chất đổi

Trong 1 điều kiện xác định, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản của chất thông qua bước nhảy Tuy nhiên bản chất của lượng là vận động nên nó sẽ không đứng yên mà sẽ tiếp tục vận động đến 1 mức nào đó làm vỡ chất hiện tại

Quá trình vận động giữa 2 mặt lượng và chất tác động với nhau qua 2 mặt.chúng tạo nên sự vận động và không dừng lại.lượng sẽ biến đổi dần dần và tạo thành chất mới

Nói cách khác lượng biến đổi dần dần tạo nên bước nhảy vọt Sau đó chúng lại biến đổi dần dần và tạo nên bước nhảy vọt tiếp theo Đặc điểm của biến đổi về lượng :

- Mất một thời gian dài hơn so với biến đổi về chất

Hai là: Chất đổi cũng làm cho lượng đổi

Chất là yếu tố ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi căn bản…, nhưng khi lượng đổi đạt tới điểm nút => nhảy vọt (bước nhảy) Chất đổi = Nhảy vọt tại điểm nút… làm cho chất cũ chuyển hóa thành chất mới…

Biến đổi về chất có đặc điểm:

+ Diễn ra nhanh chóng, đột ngột…(Trong một thời gian ngắn)

+ Biến đổi căn bản, toàn diện => Chất cũ (sự vật cũ) mất đi, chuyển hóa thành chất mới (sự vật mới)…

Chất đổi sinh ra sự vật mới, mang lượng mới => Lượng mới lại tiếp tục biến đổi, tích lũy => điểm nút Cứ như thế, cho đến vô cùng tận… Đó là cách thức của sự phát triển

Ví dụ: Tôi đang là học sinh cấp 3 và muốn trở thành sinh viên thì tôi phải tích lũy kiến thức của 3 năm học lớp 10, 11 và 12 Khi tích lũy đủ kiến thức tức là hoàn thành 3 năm học thì tôi sẽ thi tốt nghiệp và dùng kết quả đó xét tuyển đại học

Chất cũ: học sinh cấp 3

Lượng: Những kiến thức ở các năm cấp 3 Điểm nút: thời điểm hoàn thành chương trình học

Bước nhảy: sự chuyển hóa từ học sinh cấp 3 thành sinh viên

Ý nghĩa phương pháp luận

Mỗi một quy luật trong đời sống đều đem đến những ý nghĩa nhất định, phương pháp luận của quy luật lượng chất cũng vậy. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất là giúp chúng ta nhận thức được cả lượng và chất của sự vật, hiện tượng, xác định được giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy trong quá trình biến đổi Từ đó, chúng ta có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả, đổi mới và phù hợp với mục tiêu của mình.

Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển

10 lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, có vị thế quốc tế ngày càng cao Cụ thể về mặt kinh tế nước ta hướng tới mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6,5-7%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 3.200-3.500 USD vào năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10% vào năm 2020 Về mặt xã hội, thì tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển hệ thống y tế, bảo đảm an sinh xã hội xóa bỏ nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo.

Kết quả nước ta đã đạt được từ năm 2010 đến 2023 là GDP bình quân đầu người tăng từ 1.318 USD năm 2010 lên 3.718 USD năm 2023, quy mô nền kinh tế mở rộng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 40,1% năm 2010 lên 41,3% năm 2023, tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP tăng từ 40,6% năm 2010 lên 57,4% năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% năm 2010 xuống 2,99% năm 2023, tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 97,1% năm 2023, tăng cường hệ thống y tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao tuổi thọ trung bình của người Việt Nam,….

Trên cơ sở quy luật lượng chất thì có thể giải thích về sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2023 là: Sự tích lũy về lượng (kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ) là cơ sở cho những thay đổi về chất (chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh), sự thay đổi về chất (chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh) tạo điều kiện cho sự tích lũy về lượng tiếp tục phát triển.

Vận dụng quy luật lượng chất vào đời sống học tập

1 Sinh viên Nguyễn Văn An- MSV: 23D250001

Quy luật lượng chất đã giúp tôi nhận ra rằng việc học không chỉ là nhớ thông tin, mà còn là quá trình biến đổi thông tin thành kiến thức có hệ thống và có khả năng ứng dụng Điều này đòi hỏi sự tích lũy liên tục và có chủ đích Trong quá trình học môn Triết học Mác-Lênin, tôi không chỉ học thuộc lòng các định nghĩa, mà còn phải hiểu sâu sắc và liên hệ chúng với thực tiễn xã hội.

Tôi bắt đầu bằng việc đọc và ghi chú cẩn thận, sau đó là phân tích và so sánh với các tác phẩm triết học khác Khi lượng thông tin tôi học được đạt đến một ngưỡng nhất định, tôi bắt đầu nhận ra mối liên hệ giữa các lý thuyết và cách chúng áp dụng vào đời sống Điều này giúp tôi không chỉ nhớ lâu hơn mà còn có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Áp dụng Quy Luật Lượng Chất vào Đời Sống:

Trong đời sống, tôi áp dụng quy luật lượng chất vào việc xây dựng thói quen tốt Ví dụ, tôi muốn phát triển kỹ năng viết lách Ban đầu, tôi chỉ viết một vài dòng mỗi ngày Dù lượng công việc này có vẻ nhỏ, nhưng theo thời gian, nó tích lũy lại và biến đổi chất lượng viết lách của tôi Tôi bắt đầu viết nhanh hơn, rõ ràng hơn và có khả năng diễn đạt ý tưởng một cách sáng tạo hơn.

Tương tự, tôi cũng áp dụng quy luật này vào việc rèn luyện sức khỏe Tôi bắt đầu với việc đi bộ 10 phút mỗi ngày và từ từ tăng thời gian lên Cuối cùng, việc tập thể dục đã trở thành một phần không thể thiếu của lối sống hàng ngày, giúp tôi cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Quy luật lượng chất không chỉ là một nguyên lý triết học mà còn là một công cụ mạnh mẽ để tự cải thiện bản thân Bằng cách áp dụng nó vào học tập và đời sống, tôi đã học được cách kiên nhẫn và nhận thức được giá trị của sự tích lũy từng bước Điều này giúp tôi không chỉ đạt được mục tiêu ngắn hạn mà còn hướng tới sự phát triển lâu dài và bền vững.

Hy vọng rằng phần mở rộng này sẽ đáp ứng được yêu cầu về độ dài nội dung của giảng viên Tôi rất mong nhận được phản hồi và hướng dẫn thêm từ giảng viên để có thể hoàn thiện bài làm của mình

2 Sinh viên Đinh Thị Chiêu Anh- MSV: 23D250002

Triết học xây dựng các nguyên tắc tổng quát hướng dẫn hoạt động cải tạo hiện thực cuộc sống vì lợi ích cao cả của các giai cấp nói riêng và của thời đại nói chung, đặc biệt là sự phân tích nội dung và vận dụng của quy luật đấu thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở thành cái định hướng cho con người trong hành động Do đó, em xin lựa chọn đề tài: “Vận dụng quy luật lượng chất vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người” để tìm hiểu về quy luật lượng chất và việc vận dụng quy luật này vào lĩnh vực học tập của mình hiện nay.

Từng là học sinh chuyên Văn trường THPT Chuyên Cao Bằng, em đã vinh dự khi được góp mặt trong kỳ thi “Học sinh giỏi môn Ngữ Văn” cấp thành phố năm 2023 Có thể nói, những cảm xúc vui sướng đến vỡ òa ngày biết tin bản thân đã vượt qua vòng loại cấp trường để đến với cấp thành phố em sẽ khó có thể mà quên được Nhưng những cảm xúc ấy diễn ra chưa được bao lâu, em nhận ra rằng, giờ đây bản thân mình cần phải cố gắng và nỗ lực hơn trước rất nhiều vì con đường đến với cuộc thi cấp thành phố không hề dễ dàng Ngay sau ngày biết tin mình đã được tiến vào vòng trong, em lại quay về chuỗi ngày ôn thi nhưng với tần suất lớn hơn Chính vì vậy, ngoài những thời gian mà thầy cô đã dành ra để ôn luyện cho em vào mỗi buổi chiều, em còn tự đăng

15 ký thêm một khóa học online khác để có thể tiếp cận được thêm nhiều kiến thức hơn Ban đầu em đã có sẵn những kiến thức nền do được học ở trên lớp, cũng như đã được truyền đạt đến thông qua lớp ôn thi vòng loại vừa rồi Vì vậy, em đã tự đặt ra mục tiêu cho bản thân là đạt được giải có số trong cuộc thi tiếp theo, vừa là thử thách chính mình, vừa là tiền đề để em có thể mở rộng con đường học tập của em trong tương lai Em chỉ có thời gian là 1 tháng để có thể chuẩn bị là ôn thi trước khi bước tới kỳ thi tiếp thheo Trong vòng 1 tháng đó, phần lớn thời gian em dùng để đọc những tác phẩm văn chương cải thiện kỹ năng tư duy và logic Bên cạnh đó, em cũng thường xem những tin tức về đời sống như: bản tin Thời sự, Chuyển động 24h,…Chỉ khi xem những chương trình đó, em mới nhận ra rằng kiến thức về thực tế đời sống của em còn quá hạn hẹp Lúc này chất của em là yếu về kiến thức thực tế và đời sống; và em đã quyết tâm tự trải nghiệm và xem những chương trình về thực tiễn, đọc những bài báo thường nhật nhiều hơn để cải thiện kỹ năng xã hội của mình Nhờ đó, dần dần em đã học được cách tư duy và hiểu hơn về những vấn đề xảy ra xoay quanh mình nên kỹ năng viết bài của em đã tăng lên đáng kể thông qua việc tích lũy về lượng

Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng ( kiến thức thực tiễn, xã hội) đến một thời hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc tích lũy kiến thức của em cũng không nằm ngoài điều đó Để có thể đạt được giải trong kỳ thi sắp tới, em cần phải tích lũy đủ kiến thức về kỹ năng viết bài, kỹ năng đọc hiểu và cả kiến thức về thực tế xã hội Như vậy có thể coi tích lũy kiến thức về thực tiễn quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là những bài thi thử của nhà trường tự ra đề Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết ( vượt qua những bài thi thử của trường) thì em sẽ lại đến với những đề thi thử ở mức độ cao hơn do

Vận dụng quy luật lượng chất vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người

Sinh viên Nguyễn Văn An

Quy luật lượng chất đã giúp tôi nhận ra rằng việc học không chỉ là nhớ thông tin, mà còn là quá trình biến đổi thông tin thành kiến thức có hệ thống và có khả năng ứng dụng Điều này đòi hỏi sự tích lũy liên tục và có chủ đích Trong quá trình học môn Triết học Mác-Lênin, tôi không chỉ học thuộc lòng các định nghĩa, mà còn phải hiểu sâu sắc và liên hệ chúng với thực tiễn xã hội.

Tôi bắt đầu bằng việc đọc và ghi chú cẩn thận, sau đó là phân tích và so sánh với các tác phẩm triết học khác Khi lượng thông tin tôi học được đạt đến một ngưỡng nhất định, tôi bắt đầu nhận ra mối liên hệ giữa các lý thuyết và cách chúng áp dụng vào đời sống Điều này giúp tôi không chỉ nhớ lâu hơn mà còn có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Áp dụng Quy Luật Lượng Chất vào Đời Sống:

Trong đời sống, tôi áp dụng quy luật lượng chất vào việc xây dựng thói quen tốt Ví dụ, tôi muốn phát triển kỹ năng viết lách Ban đầu, tôi chỉ viết một vài dòng mỗi ngày Dù lượng công việc này có vẻ nhỏ, nhưng theo thời gian, nó tích lũy lại và biến đổi chất lượng viết lách của tôi Tôi bắt đầu viết nhanh hơn, rõ ràng hơn và có khả năng diễn đạt ý tưởng một cách sáng tạo hơn.

Tương tự, tôi cũng áp dụng quy luật này vào việc rèn luyện sức khỏe Tôi bắt đầu với việc đi bộ 10 phút mỗi ngày và từ từ tăng thời gian lên Cuối cùng, việc tập thể dục đã trở thành một phần không thể thiếu của lối sống hàng ngày, giúp tôi cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Quy luật lượng chất không chỉ là một nguyên lý triết học mà còn là một công cụ mạnh mẽ để tự cải thiện bản thân Bằng cách áp dụng nó vào học tập và đời sống, tôi đã học được cách kiên nhẫn và nhận thức được giá trị của sự tích lũy từng bước Điều này giúp tôi không chỉ đạt được mục tiêu ngắn hạn mà còn hướng tới sự phát triển lâu dài và bền vững.

Hy vọng rằng phần mở rộng này sẽ đáp ứng được yêu cầu về độ dài nội dung của giảng viên Tôi rất mong nhận được phản hồi và hướng dẫn thêm từ giảng viên để có thể hoàn thiện bài làm của mình

Sinh viên Đinh Thị Chiêu Anh

Triết học xây dựng các nguyên tắc tổng quát hướng dẫn hoạt động cải tạo hiện thực cuộc sống vì lợi ích cao cả của các giai cấp nói riêng và của thời đại nói chung, đặc biệt là sự phân tích nội dung và vận dụng của quy luật đấu thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở thành cái định hướng cho con người trong hành động Do đó, em xin lựa chọn đề tài: “Vận dụng quy luật lượng chất vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người” để tìm hiểu về quy luật lượng chất và việc vận dụng quy luật này vào lĩnh vực học tập của mình hiện nay.

Từng là học sinh chuyên Văn trường THPT Chuyên Cao Bằng, em đã vinh dự khi được góp mặt trong kỳ thi “Học sinh giỏi môn Ngữ Văn” cấp thành phố năm 2023 Có thể nói, những cảm xúc vui sướng đến vỡ òa ngày biết tin bản thân đã vượt qua vòng loại cấp trường để đến với cấp thành phố em sẽ khó có thể mà quên được Nhưng những cảm xúc ấy diễn ra chưa được bao lâu, em nhận ra rằng, giờ đây bản thân mình cần phải cố gắng và nỗ lực hơn trước rất nhiều vì con đường đến với cuộc thi cấp thành phố không hề dễ dàng Ngay sau ngày biết tin mình đã được tiến vào vòng trong, em lại quay về chuỗi ngày ôn thi nhưng với tần suất lớn hơn Chính vì vậy, ngoài những thời gian mà thầy cô đã dành ra để ôn luyện cho em vào mỗi buổi chiều, em còn tự đăng

15 ký thêm một khóa học online khác để có thể tiếp cận được thêm nhiều kiến thức hơn Ban đầu em đã có sẵn những kiến thức nền do được học ở trên lớp, cũng như đã được truyền đạt đến thông qua lớp ôn thi vòng loại vừa rồi Vì vậy, em đã tự đặt ra mục tiêu cho bản thân là đạt được giải có số trong cuộc thi tiếp theo, vừa là thử thách chính mình, vừa là tiền đề để em có thể mở rộng con đường học tập của em trong tương lai Em chỉ có thời gian là 1 tháng để có thể chuẩn bị là ôn thi trước khi bước tới kỳ thi tiếp thheo Trong vòng 1 tháng đó, phần lớn thời gian em dùng để đọc những tác phẩm văn chương cải thiện kỹ năng tư duy và logic Bên cạnh đó, em cũng thường xem những tin tức về đời sống như: bản tin Thời sự, Chuyển động 24h,…Chỉ khi xem những chương trình đó, em mới nhận ra rằng kiến thức về thực tế đời sống của em còn quá hạn hẹp Lúc này chất của em là yếu về kiến thức thực tế và đời sống; và em đã quyết tâm tự trải nghiệm và xem những chương trình về thực tiễn, đọc những bài báo thường nhật nhiều hơn để cải thiện kỹ năng xã hội của mình Nhờ đó, dần dần em đã học được cách tư duy và hiểu hơn về những vấn đề xảy ra xoay quanh mình nên kỹ năng viết bài của em đã tăng lên đáng kể thông qua việc tích lũy về lượng

Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng ( kiến thức thực tiễn, xã hội) đến một thời hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc tích lũy kiến thức của em cũng không nằm ngoài điều đó Để có thể đạt được giải trong kỳ thi sắp tới, em cần phải tích lũy đủ kiến thức về kỹ năng viết bài, kỹ năng đọc hiểu và cả kiến thức về thực tế xã hội Như vậy có thể coi tích lũy kiến thức về thực tiễn quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là những bài thi thử của nhà trường tự ra đề Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết ( vượt qua những bài thi thử của trường) thì em sẽ lại đến với những đề thi thử ở mức độ cao hơn do

Bộ GD&ĐT của tỉnh Như vậy, quá trình học tập và tích lũy kiến thức và độ và việc em được thử sức với đề thi thử của Bộ là bước nhảy.

Trong suốt quá trình ôn thi, đến thời điểm đó, em đã đi được một nửa chặng đường của mình Em đã phải thực hiện bước nhảy khi trải qua đề thi thử của Bộ.Nếu có thể đạt được điểm số nhất định do Bộ đề ra thì mới có thể tiếp tục ôn thi, còn nếu điểm quá thấp thì sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục ôn thi Đây vừa là điểm nút những cũng đồng thời là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới để thực hiện bước nhảy quan trọng hơn là vượt qua kỳ thi thử và đến với kỳ thi chính thức sắp diễn ra trong thời gian tới Sau khi đã vượt qua kỳ thi

16 thử đó, lượng kiến thức ở đợt ôn thi này nhiều hơn và khó hơn, nhất là những kiến thức về xã hội, đòi hỏi em phải thay đổi chiến thuật học tập của bản thân

Và sau khi thực hiện bước nhảy trên chất mới, trong em đã được hình thành và tác động trở lại về lượng Sự tác động đó là bản thân em đã có nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều kiến thức cũng như nhiều kỹ năng hơn so với trước khi em bắt đầu ôn thi.

Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, em sẽ thực hiện một bước nhảy quan trọng nhất, đó chính là vưở tqua kỳ thi Học sinh giỏi cấp thành phố với sự kỳ vọng là đạt được giải có số, đem lại niềm tự hào về cho chính ngôi trường mà em đã theo học và cũng như tự mở ra con đường học tập đầy rộng mở cho chính bản thân em.

Tổng kết lại, trong câu chuyện của em có:

Chất cũ: yếu về kiến thức thực tiễn, xã hội

Chất mới: nắm được kiến thức thực tiễn, xã hội

Lượng: kiến thức Điểm nút: những đề thi thử của trường ra

Bước nhảy: đề thi thử của Bộ GD&ĐT tỉnh Cao Bằng Độ: quá trình học tập tích lũy kiến thức

Có thể thấy, dựa vào cách mà triết học giải quyết các vấn đề nêu trên, chúng ta sẽ phân biệt được nó với lại những môn khoa học khác Trong đó, nó nổi bật nhất khi thể hiện rõ tính phê phán, các phương pháp tiếp cận vào hệ thống chung nhất, sự phụ thuộc của nó sẽ dựa vào tính duy lý ở việc lập luận Triết học là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người và của con người trong cuộc sống, đặc biệt là những nội dung và sự vận dụng quy luật lượng chất hiện nay Việc hiểu rõ và vận dụng các quy luật lượng chất vào quá trình học tập, nghiên cứu và phát triển của học sinh, sinh viên nói riêng và của mọi người trong toàn xã hội nói chung là rất thiết thực và cần thiết.

Sinh viên Hoàng Vân Anh

Sau khi tốt nghiệp kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và đỗ được vào trường Đại học Thương Mại em đã tập trung vào học tiếng Anh luôn để thi

17 chứng chỉ IELTS ngay ở năm nhất vì đầu ra của trường yêu cầu chứng chỉ này với mức tối thiểu là 5.0 IELTS Chính vì vậy mà em đã đăng ký một khóa học Ielts ở một trung tâm tiếng Anh uy tín của Hà Nội Ban đầu em làm bài test đầu vào được 4.0 Vì vậy em quyết định học lên đến 7.0 để thử thách bản thân cũng như muốn mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho chính bản thân mình Với tổng số buổi học là 75 và được chia thành ba khóa học: 4 - 5.0, 5 - 6.0 và 6 - 7.0 Nhưng do trước đây em chỉ tập trung vào học từ vựng và ngữ pháp nên kỹ năng nói, viết và nghe của em rất yếu cũng như em chưa từng có học và thi Ielts bao giờ nên kinh nghiệm của em về việc này gần như là bằng không và lúc này chất của em là học tiếng Anh yếu và em đã quyết tâm học mỗi ngày để nâng ban để cải thiện từng kĩ năng một của mình lên dần dần ngày qua ngày em tích lũy được kiến thức chiến thuật kỹ năng làm bài nên trình độ tiếng Anh của em đã tăng lên đáng kể đặc biệt là phần nói tiếng Anh em đã thuần thục việc nghe nói viết tiếng Anh bằng việc tích lũy về lượng

Quá trình học Tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng là một quá trình dài đầy khó khăn và cần sự nỗ lực, cố gắng, kiên trì không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của chính bản thân em Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ em đã tích lũy được lượng (kiến thức) cho mình bằng việc kết hợp giữa việc nghe các giảng viên của Trung tâm cũng như là làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo, tìm kiếm kiến thức trên mạng internet , tận dụng Chat GPT… Hơn nữa, em cần phải học mỗi ngày và ôn lại kiến thức đã học ít nhất 4 tiếng mỗi ngày và thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra cuối khóa ở trung tâm Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết( vượt qua bài kiểm tra cuối khóa) thì em sẽ được chuyển sang một khóa học với band điểm cao hơn Như vậy quá trình học tập tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra cuối khóa là điểm nút và việc em được sang một khóa học mới là bước nhảy

Trong suốt khoảng thời gian học Ielts, cho tới thời điểm hiện tại em đã trải qua một nửa chặng đường, em phải thực hiện bước nhảy khác nhau trước hết là bước nhảy thì chuyển từ học viên của lớp 4.0 đến 5.0 và kỳ thi cuối khóa 4 – 5.0 chấm là điểm nút đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới để thực hiện bước nhảy vô cùng quan trọng khác là vượt qua khóa học 5.0 đến 6.0 Ở khóa học này, lượng kiến thức khó hơn, nhiều hơn, đòi hỏi em phải thay đổi chiến thuật làm bài, bắt đầu học từ vựng nâng cao hơn và phải tích lũy được kiến thức xã hội nhất định Em sẽ quyết tâm đạt 6.0 trong kì thi cuối khóa để có thể chính thức trở thành học viên của khóa 6.0 đến 7.0, khóa học cam go và trắc trở nhất vì ở khóa này yêu cầu cả 4 kĩ năng nghe nói đọc viết đều ở mức thành thạo và nâng cao và vốn kiến thức xã hội phải dồi dào Và sau khi thực hiện được bước nhảy trên chất mới trong em được hình thành và tác động trở lại lượng sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của em đó là sự trưởng thành hơn, giỏi hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều kiến thức hơn, nhiều kỹ năng hơn so với em của khóa học 4 – 5.0

Cứ như vậy quá trình tích lũy về lượng mở ngoặc kiến thức liên tục diễn ra tạo nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của em, giúp em ngày càng đạt đến trình độ cao hơn cũng như tạo động lực cho xã hội phát triển,

Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ em sẽ thực hiện một bước nhảy quan trọng nhất đó chính là vượt qua kỳ thi Ielts với số điểm mong muốn để nhận được chứng chỉ đáp ứng đầu ra của trường Đại học Thương Mại và tìm được một công việc với mức thu nhập cao

Tổng kết lại, trong trường hợp này của em:

Chất cũ: học kém Tiếng Anh

Chất mới: học giỏi Tiếng Anh

Lượng: Kiến thức Điểm nút: các bài kiểm tra cuối khóa

Bước nhảy: sang một khóa học mới Độ: quá trình học tập tích lũy kiến thức

Tóm lại, em đã thấy rõ được tầm quan trọng và sự tác động qua lại của quy luật lượng – chất, việc hiểu rõ và vận dụng các quy luật lượng chất vào quá trình học tập, nghiên cứu và phát triển của học sinh sinh viên là rất cần thiết và thiết thực Chúng không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ tác động qua lại của hai phạm trù chất và lượng Mà từ đó ta có thể vận dụng mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất để áp dụng vào thực tiễn như ví dụ em đã nêu trên.

Sinh viên Nguyễn Tuấn Anh

Cũng như bao đứa trẻ khác khi sinh ra tôi chỉ là những tờ giấy trắng Quá trình học tập và phát triển của tôi không ngừng phát triển từng ngày và có những thành quả đáng nhớ trong cuộc đời của mình

Nhưng đáng nhớ nhất là quá trình học cấp 3 và đỗ đại học của mình Khoảng thời gian mà tôi nhớ nhất là 2 tháng trước khi bước vào kì thi quan trọng nhất của đời mình “ Thi trung học phổ thông quốc gia “ tôi thừa nhận tôi là 1 thằng lười học cả năm lớp 12 dường như tôi học rất ít lên lớp thì chỉ nghe giảng để nghe được kiến thức cơ bản của môn học còn về nhà tôi buông mình vào những cuộc chơi mà quên đi chuyện học hành Thời gian chỉ còn 2 tháng Nhờ gia đình mà mình đã xác định được tầm quan trọng của việc thi đỗ cấp 3 và đỗ vào ngành mình yêu thích trong 1 môi trường giảng dạy có chất lượng cao đối với cuộc đời của mình

Việc đã xác định đúng con đường mình phải đi tôi đã chăm chú vào việc học hơn Sáng - chiều học trên lớp, chiều tối lại đi học ở lớp học thêm Nó trở thành 1 chuỗi ngày học tập không ngừng nghỉ

Rồi kì thi trung học phổ thông quốc gia đã đến Những ngày thi là những ngày thời tiết đẹp giúp tôi bớt đi 1 phần áp lực của cuộc thi và rồi thật vui khi những nỗ lực của bản thân và công sức của bố mẹ tôi đã được đền đáp Thật vinh dự khi điểm của tôi thuộc top 10 người có điểm cao nhất khối A và hiện tại tôi đang theo học ngành quản trị du lịch lữ hành của đại học Thương Mại và tôi tự hào vì điều đó

Như vậy sau khi học triết thì tôi có thể hiểu ra rằng sự tồn tại của tôi/ cuộc sống của tôi đều chịu sự ảnh hưởng của quy luật Lượng - chất Như ví dụ ở trên thì lượng ở đây chính là kiến thức và chất ở đây chính là việc tôi thay đổi từ 1 học sinh cấp 3 thành 1 sinh viên đại học

Như vậy có thể thấy ở đây

Chất cũ: học sinh cấp 3

Chất mới: sinh viên đại học

Việc tích lũy kiến thức thông qua việc tôi học trên trường và học ở lớp học thêm hay học ở nhà nó là 1 quá trình diễn ra không ngừng nghỉ Điều này phù hợp với sự vận động của lượng trong trong quy luật lượng - chất

Và việc mà tôi đỗ vào 1 ngành mình thích trong 1 môi trường mình mong muốn tôi từ 1 học sinh cấp 3 bỗng trở thành sinh viên đại học đó là sự thay đổi về chất Thông qua độ ở đây là kì thi Điều này phù hợp với sự vận động của chất trong quy luật lượng - chất

Sinh viên Vũ Hồng Anh

Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các sự vật hiện tượng đa dạng phong phú trong thế giới khách quan, con người đã dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của sự vật hiện tượng, từ đó hình thành khái niệm

“quy luật” Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có

21 thể nhận thức và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng sang chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật , nó cho biết cách thức của sự vận động và phát triển của xã hội Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng chất trong môn Triết học giảng dạy bởi thầy Phương Kỳ Sơn em đã rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại của mình.

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Như câu tục ngữ trên, một cây không làm nên non nhưng khi có sự thay đổi về lượng là ba cây thì đã dẫn đến sự thay đổi về chất: quả đồi trơ trọi trở thành hòn núi cao Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại Lượng và chất không thể tách rời nhau, luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng một cách đáng kể Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi tự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất Thông qua quy luật lượng chất người sinh viên cần phải thay đổi phương thức học tập sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đại học Chỉ có như vậy thì sinh viên mới hy vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.

Chú tâm nghe giảng, học tập để tiếp thu tri thức đầy đủ, đúng đắn và chính xác ,tích lũy cho mình thêm nhiều tri thức và kinh nghiệm.

Có thể coi học tập là quá trình tích lũy kiến thức (lượng) mà điểm nút là các kỳ thi , thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập phải biết từng bước tích lũy về lượng (kết quả học tập) theo quy luật

Cần học tập đều đặn hàng ngày để chất được thấm sâu, trở thành của mình Tránh gần sát kì thi mới học, học dồn như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức trong quá trình học tập Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.

Học tập khoa học, lần lượt theo các giai đoạn, tránh chủ quan đốt cháy nhảy các giai đoạn.

Trong quá trình học tập và rèn luyện cần tránh tư tưởng tả khuynh tức là khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy Khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn khó hơn Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế,không phairai cũng có thể thực hiện được Nhiều sinh viên trong quá trình học tập do không tập trung còn mải mê vui chơi, dẫn đến sự chậm trễ trong học tập,rồi ‘nước tới chân mới nhảy’ khi sắp thi học mới tập trung cao độ vào việc học Giai đoạn ôn thi là líc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới,do đó siinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kì thi.Như vậy,muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập,học từ thấp đến cao,từu dễ đến khó để có sự biến đổi về chất.

Cần giữ cho mình thái độ học tập tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực, tránh sử dụng các chiêu trò gian lận, dối trá

Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi ngày chúng ta phấn đấu,đánh đổi bằng sức lao động mà có được,chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác.Trong một kì thi,nếu có học viên gian lận để có một kết quả tốt, ta có thể qua được kì thi , nhưng về bản chất thì vẫn chưa có được sự biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn,khó hơn chắc chắn ta sẽ không

23 tiếp thu được, không đáp ứng được nhu cầu công việc sau này Khi ta tự chủ hoc tập,tức là ta đã biến tri thức đó thành của mình,giúp ta hoàn thiện bản thân và tự tin hơn trong cuộc sống.

Cần rèn cho mình tính chủ động trong học tập, cố gắng phấn đấu rèn luyện và học tập.

Xét theo quan điểm của Triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật Sự tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp độ, nhịp điệu của sự vật Khi chúng ta mới bước chấn vào môi trường mới, chưa có đủ kinh nghiệm (chất), nhiệm vụ của bản thân là học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức (tích lũy về lượng) để thích nghi được và có kết quả tốt Trong quá trình học tập, học viên phải trải qua rất nhiều kì thi Mỗi khi kết thức một giai đoạn, chúng ta lại bước sang một giai đoạn mới đòi hỏi có một trình đọ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn, chính vì vậy, mội học viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ,trì trệ trong học tập rèn luyện.

Có thể nó, quy luật lượng chất có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và đào tạo Thực tế tronng nhiều năm qua, giáo dục nước ta còn nhiều hạn chế trong tư duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn Việc chạy theo bệnh thành tích chính là thực tế đáng báo động của nghành giáo dục bởi vì mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh chưa đủ nhưng lại được “ tạo điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy Xuất phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật trên cho phép chúng ta thực hiện những cả cách giáo dục.

Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong đời sống hàng ngày , giúp thức tỉnh bản thân và phải học tập thật nghiêm túc, kiên trì tích lũy những kiến thức không chỉ ở trong sách vở mà còn ở nhiều

24 phương tiện khác nữa Là một sinh viên của Trường Đại Học Thương Mại, em cần vận dụng quy luật một cách đúng đắn và hợp lí để đưa ra những phương pháp học tập phù hợp nhất, tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho cuộc sống.

Nhờ có bộ môn Triết học Mác-Lenin tại trường Đại học Thương mại và phương pháp giảng dạy vô cùng đẳng cấp của PGS.TS Phương Kì Sơn – một giảng viên tâm huyết với nghề, truyền đạt nhiều cảm hứng cho sinh viên khi theo học lớp học phần Triết học của thầy cùng với quy luật Lượng – Chất bản thân em đã biết áp dụng vào đời sống học tập của mình một cách hiệu quả hơn.

Sinh viên Hoàng Ngọc Ánh

Quá trình học tập của mỗi sinh viên là một quá trình dài khó khăn và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi không ngừng nghỉ của bản thân Trước tiên, chúng ta sẽ xét quy luật lượng chất dựa trên các cấp độ học tập mẫu giáo, tiểu học trung học cơ sở, trung học phổ thông Bằng việc nghe hiểu các bài giảng của giáo viên trên lớp vận dụng các kiến thức đó vào các bài tập, tìm hiểu các sách tham khảo, các tài liệu nâng cao, Học sinh đang dần tích lũy cho mình các kiến thức (hay là lượng) để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kỳ, bài thi tốt nghiệp Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học tập cao hơn Như vậy quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra các kỳ thi là điểm nút và việc được chuyển sang một cấp học mới cao hơn là bước nhảy Trong suốt quá trình học tập và phát triển, chúng ta đã thực hiện rất nhiều bước nhảy Từ mẫu giáo, chúng ta được học tập các kiến thức cơ bản nhất như bảng chữ cái, các con số , các cư xử lễ phép, sau đó, là bước nhảy lên tiểu học, các kiến thức ở đây bắt đầu phát triển lên thành các phép tính cộng trừ, khi thực hiện xong bài thi chuyển cấp,học sinh sẽ lên trung học sở, chúng ta sẽ được biết đến các lý thuyết,các định lý, định luật và phải vận dụng được chúng trong các bài kiểm tra Tiếp đến là bước nhảy lên trung học phổ thông qua điểm nút là kỳ thi cấp ba Trong quá trình học tập tích lũy kiến thức ở trung học phổ thông chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn và mệt mỏi, yêu cầu phải có sự cố gắng và nỗ lực bởi

25 lẽ sau khi thực hiện bước nhảy qua điểm nút - kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì chúng ta sẽ gặp hai lựa chọn một là đi làm; hai là lên đại học Như bản thân em thì lựa chọn lên đại học Việc thay đổi các cấp học không chỉ thiết lập lại một quá trình tích lũy lượng mới( kiến thức mới) mà còn là sự thay đổi trong lối sống,cách tư duy của con người Mỗi học sinh trung học phổ thông chắc chắn sẽ có những suy nghĩ các hành động trưởng thành và chín chắn hơn một học sinh tiểu học hay học sinh trung học cơ sở Đặc biệt là đối với sinh viên đại học Họ không chỉ thay đổi môi trường sống mà phải sống tự lập Điều này yêu cầu họ cần phải thật cố gắng tích lũy không phải chỉ là những kiến thức trên giảng đường mà còn là kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc là từ các hoạt động trong câu lạc bộ, Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới đó là đạt được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc phù hợp Có như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra tạo nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn tạo động lực cho sự phát triển của xã hội

Từ việc tìm hiểu và phân tích rõ quy luật lượng chất (hay quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại) em đã nhận ra được một vài điều và cách để phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Thứ nhất, lên kế hoạch học tập rõ ràng và khoa học Đây là việc mà em lúc nào cũng muốn làm nhưng thường thì chỉ thực hiện được hai ngày hoặc đơn giản là ở trên giấy Có lẽ những kế hoạch học tập em vạch ra chỉ mang tính lý tưởng mà chưa dựa vào thực tế và hoàn toàn thiếu đi sự khoa học Ngay từ hồi còn học cấp 3 thì em đã để bạn thân mất phương hướng trong việc học tập và chỉ tiếp thu những kiến thức từ sách vở, hiếm khi chịu tìm hiểu và mở rộng kiến thức của bản thân từ bên ngoài Em biết nguyên nhân của vấn đề này là do em đã buông thả bản thân và quá nuông chiều phần con của mình, em lao đầu vào mạng xã hội như facebook, tik to,k instagram hay xem anime, đọc truyện tranh, Một phần nữa em nghĩ là do hệ thống giáo dục cũ khiến em mất đi hứng thú trong việc học tập.các bài thi hoặc kiểm tra thường chỉ như những gì trên sách vở và thiếu đi sự liên hệ hay ứng dụng của các môn học trong thực tế. Sau khi lên đại học, môi trường sống và học tập thay đổi khiến em phải chấn chỉnh lại bản thân Em nhận thấy việc học tại trường đại học thương mại có sự

26 khác biệt cực lớn so với trường cấp 2 hoặc cấp 3 Các giảng viên giảng viên bài cực nhanh trong ba tiết học có thể đã giảng xong một chương bài học trong khi đó ở cấp 3 của em phải mất tới một tháng Kiến thức được học thì vô cùng rộng yêu cầu sinh viên phải có sự tìm hiểu trước nếu muốn theo kịp hoặc hiểu được những điều giảng viên nói Chính vì vậy, em cần phải lập ra kế hoạch học tập thật khoa học để có thể đạt được mục tiêu có bằng giỏi ra trường thông qua việc tích lũy kiến thức hợp lý.

Thứ hai, từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác và đầy đủ tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng, cùng với đó con người cũng phải chạy theo để không bị bỏ lại phía sau Là một sinh viên thời đại mới, em mình phải phấn trau dồi bản thân Bởi vậy việc phải tự giác học tập, tìm kiếm, rèn luyện, từng bước tích lũy kiến thức là vô cùng quan trọng Em đều hàng để chất được thấm nhuần vào bản thân Từ đó, tránh gặp phải trường hợp gấp rút mỗi khi kỳ thi sắp đến hay tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày Em nghĩ nếu trong một kỳ thi chúng ta gian lận để có một kết quả tốt thì chỉ là chúng ta qua được kỳ thi đó chứ về mặt bản chất vẫn chưa có sự biến đổi nào về chất cả Để có thể tốt nghiệp, chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ môn học; để môn học có kết quả tốt, sinh viên phải tích lũy đủ số lượng tiết học của các môn học Vì vậy, theo quy luật lượng chất, em cần phải từng bước tích lũy kiến thức( lượng) để làm thay đổi kết quả học tập( chất) Trong quá trình học tập và rèn luyện em cần phải tránh tư tưởng nhảy cấp, đốt cháy giai đoạn Sau khi học hiểu được những kiến thức căn bản( nghĩa là đã có sự biến đổi về chất) thì mới có thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn Ví dụ, trong trường hợp môn học hóa của em hồi cấp 3, việc bỏ qua nhiều kiến thức cơ bản về kim loại đã khiến em không thể giải được các bài tập phản ứng hóa học và dần dần bị mất gốc hóa, không thể học lên được những kiến thức cao hơn Kết quả là điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn hóa của em chỉ vừa đủ để đạt được mức khá Ngoài ra, thì em nhận thấy bản thân cần phải xem xét lại sức học tập của mình Vì nhiều trường hợp, sinh viên chỉ có mức học yếu hoặc trung bình nhưng loại đăng ký rất nhiều môn học trong một học kỳ với mong muốn được ra trường sớm hơn những người khác Hậu quả là không môn học nào được điểm hoàn thiện hoặc chỉ đạt mức điểm d để không phải thi lại Như vậy sinh viên đó vừa mất thêm thời gian vừa mất thêm tiền bạc để học lại Tóm

27 lại, muốn tiếp thu được thật nhiều kiến thức và có kết quả học tập tốt thì cần phải tích lũy từng ngày, từ tránh đốt cháy giai đoạn học tập Có như vậy thì sự biến đổi lượng chất mới diễn ra theo chiều hướng tích cực.

Thứ ba, bứt phá bản thân khỏi vùng an toàn để tìm hiểu và đón nhận những điều mới lạ Em đã từng được nghe một câu nói của nhà diễn giả người mỹ

Brian Tracy rằng:” Vùng an toàn là nơi tuyệt vời để ngụy trang, nhưng nó là nơi tồi tệ nhất để phát triển” Em của đã từng là một người vô cùng tự ti về bản thân, khép mình lại với thế giới Em tự lập cho mình một giới hạn vô hình mà em coi đó là vùng an toàn, em luôn nhắn nhủ mình chỉ cần không làm thế này không làm thế kia thì sẽ không có ai có thể phán xét bản thân mình; mỗi khi nhìn người khác tỏa sáng em lại mơ mộng đó là bản thân, em luôn để mình tự chìm đắm vào những thứ ảo tưởng không bao giờ thành hiện thực Nỗi sợ hãi về thế giới đã ghìm chặt bản thân em lại một chỗ duy nhất, em không đến phía ánh sáng mà mong muốn Nhưng từ lúc lên đại học với môi trường mới và lời khuyên từ gia đình, bạn em đã quyết định thay đổi và lắng nghe những mong muốn của bản thân nhiều hơn Em đã quyết định tham gia câu lạc bộ tc- một theo hướng chuyên ngành dịch vụ du lịch và khách sạn( ngành học mà em đã lựa chọn) Đây là việc mà em chưa từng bao giờ có ý định tham gia khi học cấp

3 Vào khoảnh khắc em cất tiếng hát trước rất nhiều người có lẽ đối với họ đó chỉ là thử thách được đặt ra để được vào câu lạc bộ nhưng đối với em đó là lần đầu tiên em thể hiện đam mê của mình trước mọi người Từ đó em dần cảm thấy tự tin hơn, em em đã bộc lộ nhiều cảm xúc hơn và cảm thấy cuộc đời thật là ý nghĩa và đáng sống Em của hiện tại đã trở nên dũng cảm hơn, sẵn đối mặt với các khó khăn thử thách, liên tục đổi mới bản thân để có thể tìm ra những khả năng, năng lực đang ngủ sâu trong mình Có thể nói chính bước nhảy từ trung học phổ thông lên đại học đã giúp em thấy một phiên bản mới của bản thân nhưng cũng đặt ra cho em rất nhiều khó khăn yêu cầu em phải nỗ lực cố gắng học tập tìm hiểu tích lũy kinh nghiệm để vượt qua nó.

Thứ tư, sự bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên Một tập thể bao gồm rất nhiều các cá nhân Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt( lượng) sẽ góp phần tạo nên chất tốt cho tập thể Mỗi lớp học tốt, nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng phấn đấu đạt được thành tích cao Một lớp đoàn kết nếu các thành viên luôn sẵn sàng hi sinh giúp đỡ mọi người

Có thể nói uy tín, thành tích của mỗi lớp phụ thuộc vào sự cố gắng và nỗ lực của mỗi sinh viên Lấy ví dụ thực tế từ chính lớp học cấp 3 của em Em được học ở lớp chọn một của trường trong suốt 3 năm học Ở lớp có rất nhiều bạn học giỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập Việc này cũng thúc đẩy em phải luôn cố gắng trong học tập để có thể theo kịp các bạn và đồng thời cũng khích lệ em giúp đỡ những thành viên học yếu hơn trong lớp Kết quả là lớp em năm nào cũng có giải trong việc thi đua học tập văn hóa giữa các lớp Ngược lại, những lớp có học sinh cá biệt thì luôn xảy ra ẩu đả, đánh nhau làm ảnh hưởng đến các thành viên khác trong lớp Theo em thì nếu chỉ quan tâm đến mỗi bản thân mình và không quan tâm đến những người khác vì nghĩ mình chỉ là một cá thể riêng biệt thì người đó sẽ không bao giờ có thể phát triển và đạt được ước mơ của mình một cách dễ dàng Bởi lẽ ngoài việc học những kiến thức trên lớp chúng ta còn học tập từ những người bạn xung quanh Em nghĩ chúng ta cần phải chú ý đến các hành động của mình để tránh ảnh hưởng đến việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của những người xung quanh.

Nhờ có thầy Ph ơng Kỳ Sơn cùng môn Triết học, đã giúp cho em có thêm hiểuƣ biết về quy luật lượng chất trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực đời sống học tập Có thể nói việc vận dụng quy luật lượng chất giúp em rất nhiều trong việc học tập và rèn luyện Tuy việc thay đổi về lượng nhỏ nhưng qua quá trình tích lũy làm biến đổi chất thì nó trở nên không tầm thường Bởi vậy, em luôn tự nhủ bản thân cần phải luôn cố gắng, tích cực chủ động trong học tập để có thể đạt được những thành công như mong đợi của mình.

Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, em được tiếp thu những tri thức cơ bản về cuộc sống trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội Bên cạnh đó, em cũng trang bị thêm cho mình những kiến thức thực tiễn, những kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống sau này Tuy nhiên, 12 năm học trung học và phổ thông và những năm trên giảng đường đại học vẫn là thời gian quan trọng nhất bởi đó là thời điểm em trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất mà mỗi người đều phải biết trong xã hội ngày nay Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình này là

29 một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết để từ đó có thể hiểu rõ hơn hoạt động và giúp hoạt động này đạt được hiệu quả cao nhất Quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm diễn ra ở mỗi người khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện… của mỗi người Quá trình tích lũy tri thức của con người cũng không nằm ngoài quy luật lượng chất Bởi vì, dù nhanh hay chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ giúp em có được sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất

Quá trình học tập là một quá trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân em Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: em đã tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… Trong suốt quá trình 12 năm học em đã tích lũy đủ lượng kiến thức và thành quả của quy trình tích góp đó được nhìn nhận qua các bài kiểm tra, kì thi học kì và các kì thi chuyển cấp Vượt qua kì thi lên THPT đã là một điểm nút quan trọng trong quá trình học tập của em và mục tiêu tiếp theo là vượt qua một điểm nút quan trọng hơn là kì thi THPT Quốc gia Sau khi trau dồi và tích lũy đủ lượng kiến thức em đã vượt qua được kì thi THPT Quốc gia và đỗ vào trường đại học Thương Mại, việc vượt qua được điểm nút này cũng chứng tỏ em đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng và tạo nên một bước nhảy vọt để chuyển từ học sinh thành sinh viên Sau khi lên đại học, việc học trên đại học có rất nhiều điểm khác so với THPT Em không còn thu thập kiến thức một cách thụ động và đơn thuần như qua việc nghe các thầy cô giảng rồi chép bài như THPT mà em cần tìm tòi, nghiên cứu dựa trên những thông tin mà các giảng viên đã cung cấp Việc tiếp thu kiến thức của em cũng được diễn ra bằng nhiều hình thức khác nhau, từ cơ bản đến chuyên sâu và từ đơn giản đến phức tạp Từ sự thay đổi về chất do sự tích lũy về lượng trước đó (bậc THPT) tạo nên, chất mới cũng tác động trở lại Trên nền tảng mới, trình

30 độ, kết cấu cũng như quy mô nhận thức của em cũng thay đổi, tiếp tục hướng bản thân lên tầm tri thức cao hơn

Và đây là một số vận dụng về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng mà em đã áp dụng trong quá trình học tập của mình:

• Tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà để khi đến lớp sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn.

• Tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử khác cũng như giảm tối đã các công việc làm bản thân xao lãng việc học thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.

• Thay đổi thời lượng học tập, học đi đôi với nghỉ ngơi hợp lý không áp lực lượng thời gian học sẽ giúp em cân bằng sức khỏe và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn

• Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong em sẽ nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.

Và em hiểu rõ rằng việc chạy theo bệnh thành tích chính là thực tế đáng báo động của đại đa số học sinh và sinh viên bởi vì mặc dù sự tích lũy về lượng của sinh viên (học sinh) chưa đủ nhưng lại vẫn được “tạo điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy, tức là không học mà vẫn đỗ, không học nhưng vẫn có bằng Kết quả là trong nhiều năm liền, giáo dục nước ta đã cho ra lò những lớp người không “lượng” mà cũng chẳng có “chất” Xuất phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật trên cho phép em thực hiện những cải cách quan trọng trong giáo dục Tiêu biểu là việc chống lại căn bệnh thành tích trong giáo dục vẫn tồn tại hàng thập kỉ qua Bên cạnh đó là việc thay đổi phương giáo dục ở bậc phổ thông và đào tạo đại học Việc chuyển từ đào tạo

31 niên chế sang đào tạo tín chỉ và cho phép em được học vượt tiến độ chính là việc áp dụng đúng đắn quy luật lượng chất trong tư duy con người.

Sinh viên Phùng Xuân Bách

Khi bước chân vào cánh cổng của đại học, em như một viên gạch mới trong bức tranh lớn của cuộc sống học tập Trong hành trình này, em đã trải qua những trải nghiệm đầy hứng thú, từ việc khám phá chất, lượng cho đến nhận thức về điểm nút, độ và bước nhảy trong quá trình học tập Từng ngày trôi qua, em nhận ra rằng việc học không chỉ là việc tích lũy kiến thức mà còn là quá trình tinh chỉnh chất lượng của bản thân Mỗi buổi học là một cơ hội để em thấu hiểu sâu hơn về chính mình, để em trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân mình qua việc nâng cao kiến thức và kỹ năng

Chất là những hiểu biết, kỹ năng và phẩm chất mà em mang theo từ trường trung học Đó là nền tảng, là cơ sở để em tiếp tục phát triển Nhưng khi bước vào môi trường đại học, em nhận ra rằng chất không đủ để thành công. Lượng, sự tích luỹ kiến thức, kỹ năng mới chính là yếu tố quyết định Em dần dần nhận ra sự quan trọng của việc duy trì một lượng kiến thức ổn định và liên tục cập nhật thông tin mới Điều này giống như việc thêm nước vào cốc, từng giọt nhỏ tích tụ thành dòng chảy mạnh mẽ của tri thức Điểm nút trong quá trình học tập là những bài kiểm tra, bài tập hay các dự án lớn mà em phải đối mặt Chúng là những thử thách để kiểm tra và đánh giá chất lượng của sự hiểu biết và nỗ lực của bản thân Những lần này là cơ hội để em hiểu rõ hơn về mức độ hiệu quả của quá trình học tập của mình. Độ là mức độ tiến triển của em trong hành trình học tập Điểm nút không chỉ là mục tiêu cuối cùng mà còn là một trong những thước đo đánh giá sự phát triển của em Qua từng điểm số, em nhận ra được mức độ tiến bộ của mình và điều chỉnh hướng đi cho phù hợp.

Bước nhảy là những cơ hội, những thách thức lớn mà em phải vượt qua để tiến xa hơn trong hành trình học tập Chúng là những bước đột phá, là cơ hội để em vươn lên và vượt qua giới hạn của bản thân Tối ưu hóa quá trình học tập là một yếu tố then chốt để thành công Em học cách sắp xếp thời gian, ưu tiên công việc và tập trung vào mục tiêu cụ thể Thay vì cố gắng học mọi thứ một

32 cách bề bộn, em học cách tập trung vào những phần quan trọng nhất và sử dụng tối đa thời gian học tập của mình

Một yếu tố không thể thiếu trong hành trình học tập của em là sự hỗ trợ và hợp tác từ người khác Em nhận ra rằng việc làm việc nhóm, trao đổi ý kiến và học hỏi từ người khác là một phần quan trọng của quá trình học tập Thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, em có thể mở rộng tầm nhìn của mình và phát triển một cách toàn diện hơn.

Cuộc sống học tập không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ Đôi khi, em gặp phải những thách thức, những khó khăn mà em không thể tránh khỏi Tuy nhiên, qua việc thích nghi và linh hoạt, em học được cách vượt qua những trở ngại này Thay vì gục ngã, em sử dụng những thất bại để rút ra bài học và tiếp tục tiến lên

Cuối cùng, em nhận ra rằng hành trình học tập là một quá trình liên tục của sự tích luỹ và đổi mới Không có điểm dừng cuối cùng trong việc học, mà chỉ là sự liên tục tiến bộ và phát triển Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự kiên trì và sự cam kết với việc học hỏi và tự cải thiện Trong cuộc sống học tập, việc áp dụng quy luật lượng chất là chìa khóa để em phát triển và thành công Bằng cách tận dụng chất, lượng, điểm nút, độ và bước nhảy, em có thể xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự thành công trong tương lai Hành trình học tập của em không chỉ là về việc thu thập kiến thức mà còn là về việc trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân mỗi ngày.

Chất cũ: kĩ năng, hiểu biết đã được học ở phổ thông

Chất mới: kiến thức mới kỹ năng mới được học ở đại học

Lượng: thời gian học Điểm nút: các bài kiểm tra, kỳ thi Độ: mức độ tiến triển của em trong hành trình học tập được đo bằng điểm số,số lượng bài tập hoàn thành,…

Bước nhảy: những cơ hội hoặc thách thức mà em phải vợt qua.

Sinh viên Nguyễn Trịnh Minh Châu

Trong suốt 2 năm đầu ở trường trung học phổ thông, em chưa từng đề ra cho bản thân một hướng đi hay mục tiêu cụ thể nào cả mà chỉ đơn giản chú tâm vào việc học để qua môn Nhưng kể từ khi em chính thức bước vào năm lớp 12- năm học cuối cùng quyết định cả con đường học tập 12 năm ròng, và đến

33 khi hết học kì 1, em mới thực sự tìm ra được mục tiêu cho bản thân Với sự gợi ý từ người thân, bạn bè và thầy cô, em đã đi tìm hiểu một vài ngôi trường đại học hàng đầu ở miền Bắc Và cuối cùng sau quá trình tham khảo từ nhiều luồng ý kiến khác nhau, em đã quyết tâm và lựa chọn trường đại học Thương mại làm nguyện vọng 1.

Từ trước khi đề ra được mục tiêu cụ thể ấy, em vẫn luôn tự nhận thức được lực học bản thân chưa đều, có sự chênh lệch lớn giữa các môn, đôi lúc em còn thiếu sự linh hoạt và chủ động trong học tập nhưng bản thân em lúc đó chưa có ý chí tiến thủ để mà cố gắng sửa đổi Theo như kết quả của đợt thi thử thptqg lần 1, em đã đạt kết quả với số điểm là 21 đối với khối thi của em (bao gồm các môn Toán, Ngữ Văn và Ngoại ngữ) Em cũng tự nhận thấy bản thân làm khá tốt môn Ngoại ngữ, song điểm môn Toán chỉ đạt ở mức trung bình khá; và không riêng gì Toán, môn Ngữ Văn cũng là môn em cần chú tâm vì em vẫn chưa thực sự tập trung ôn tập Vậy nên để có thể thi đỗ được vào nguyện vọng

1 của em- trường đại học Thương mại, em cần số điểm ít nhất 24 (cùng với chứng chỉ ngoại ngữ Ielts ) để xét kết hợp vào trường

Trước khi bước vào kì thi chính thức thì sẽ còn 1 đợt thi thử lần 2 Vậy nên sau khi xác định được điểm yếu cũng như thế mạnh của bản thân, em đã vạch ra kế hoạch ôn tập lấy lại gốc kiến thức, chuẩn bị cho kì thi thử lần thứ 2 và xa hơn chính là kì thi chính thức Đầu tiên, đối với môn Toán, sau khi làm xong các đề, em sẽ đối chiếu với kết quả để phát hiện ra lỗi sai của bản thân Trên lớp ngoài việc chăm chú lắng nghe bài giảng thì giờ ra chơi, em cũng tranh thủ hỏi bài những bạn có học lực tốt trong lớp và nhờ các bạn giảng bài cho Vì lúc này ngay từ kiến thức căn bản em cũng đã bị hổng rất nhiều nên ngoài việc nghe giảng trên lớp để nắm chắc kiến thức thì ngoài ra, ở nhà em cũng lên mạng để tìm kiếm các bài giảng về các kiến thức em chưa rõ và cần hiểu Còn đối với môn Văn, bản thân em nhận thấy kiến thức của em về môn văn cũng hổng rất

34 nhiều Vậy nên đầu tiên em vạch ra số lượng các tác phẩm cần học và ưu tiên ôn tập trọng tâm vào những tác phẩm chưa ra vào những năm gần đây như Vợ Nhặt, Vợ chồng A phủ, Ai đã đặt tên cho dòng sông…Em sử dụng các sơ đồ tư duy để có thể hình dung và tổng hợp các kiến thức của các tác phẩm 1 cách cụ thể và khái quát nhất để dễ học thuộc các ý chính của bài Còn với môn Anh thì em chỉ chú tâm vào luyện các bộ đề do giáo viên soạn để có thể giữ vững điểm số của em và tìm thêm cả các đề năm trước để làm thử sức.

Chỉ sau khi em bắt đầu tập trung ôn tập, em mới nhận ra bản thân em bị hổng quá nhiều kiến thức dẫn đến việc việc ôn tập ban đầu khá khó khăn và gian nan Nhưng dần dần em cũng lĩnh hội lại được những lượng kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho kì thi thử lần 2 Và khi kì thi diễn ra, em đã hoàn thành tốt hơn rất nhiều so với lần thi thử lần 1 và đạt được số điểm suýt sát 24 Việc hoàn thành kì thi và đạt được số điểm kia chính là đạt đến điểm nút, trước khi chuẩn bị cho bước nhảy quan trọng cuối cùng đó chính là đạt được số điểm như thế, thậm chí cao hơn để có thể bước chân được vào ngôi trường đại học Thương Mạị

Sau khi đã đạt được kết quả thi thử gần như mong đợi, em tập trung hơn vào việc cải thiện điểm số vì lúc này em đã nắm được chắc chắn hầu hết các kiến thức căn bản của các môn Với môn Toán, em chuyển từ việc lấy lại kiến thức căn bản chuyển sang luyện các dạng đề khó hơn, tham khảo từ các nguồn mạng và giáo viên, bạn bè xung quanh Còn với môn Văn, em cũng đi tham khảo thêm các nguồn văn hay để đọc, tìm hiểu thêm các cách mở bài cũng như kết bài khiến cho bài văn trở nên sinh động và gây được ấn tượng tốt hơn với người chấm Bên cạnh đó em cũng không quên luyện đề các phần đọc, hiểu để khi đi thi nắm chắc phần điểm hơn Và vì em có nhiều thời gian rảnh nên trong khoảng thời gian này, mỗi ngày em đều dành 3-4 tiếng cho việc tự học và 1-2 tiếng để ôn bài vào lúc sáng sớm.

Tiếp tục sau quá trình ôn tập gấp rút thì cuối cùng em cũng đã bước vào kì thi thptqg và em đã đạt được kết quả mà em mong muốn Tuy không cao hơn mong đợi nhưng việc đạt được đúng mục tiêu đề ra em cũng đã rất hài long Với số điểm 24,3 và chứng chỉ Ielts 6.5, em đã thành công bước chân được vào ngôi trường đại học Thương mại như em hằng mong muốn.

Qua đây, em đã rút ra được:

- Lượng: Kiến thức tích lũy được trong quá trình ôn tập

- Điểm nút: các đợt thi thử và thi chính thức

- Bước nhảy: bước sang các kì thi

Cuối cùng, tổng kết lại thì nhờ sự tác động của quy luật lượng- chất mà em đã hoàn thành được mục tiêu đã đề ra cho bản thân Đồng thời em cũng tìm ra được những phương pháp học đúng đắn, hiệu quả, phù hợp nhất với bản thân em, giúp em nhìn nhận lại được những sai sót để từ đó rút được kinh nghiệm để có thể tiến bước thêm trên con đường học tập ở trường đại học Thương mại sau này Và hơn thế, quy luật lượng- chất không những áp dụng được vào vấn đề học tập mà còn giải quyết được cả các vấn đề trong đời sống hàng ngày.

10 Sinh viên Phùng Thị Trinh- MSV: 23D250010 Áp dụng quy luật lượng chất vào đời sống học tập và lợi ích

Quy luật lượng chất là một trong những nguyên lý cơ bản của triết học, được sử dụng để giải thích sự phát triển của vật chất trong tự nhiên Tuy nhiên, quy luật này cũng có thể được áp dụng vào đời sống học tập của con người để giúp họ hiểu rõ hơn về quá trình học tập và phát triển bản thân Chúng ta có thể áp dụng

36 quy luật lượng chất vào đời sống học tập và điều đó sẽ giúp chúng ta trở thành người học hiệu quả hơn.

Trong đời sống học tập, chúng ta có thể áp dụng quy luật lượng chất để hiểu rõ hơn về quá trình học tập và phát triển kiến thức Dưới đây là một số cách mà chúng ta có thể vận dụng quy luật lượng chất vào học tập:

- Bảo toàn kiến thức: Giống như quy luật lượng chất, kiến thức cũng không bao giờ bị mất đi mà chỉ có thể chuyển đổi hoặc phát triển thành kiến thức mới Khi học tập, chúng ta cần bảo toàn kiến thức cũ và sử dụng nó để xây dựng kiến thức mới Điều này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về một chủ đề cũng như phát triển kỹ năng tư duy logic.

- Chuyển đổi kiến thức: Quy luật lượng chất cũng áp dụng vào việc chuyển đổi kiến thức từ một dạng sang dạng khác Khi học tập, chúng ta cần biết cách áp dụng kiến thức đã học vào các bài toán mới, từ đó tạo ra kiến thức mới và phát triển khả năng giải quyết vấn đề.

- Tích lũy kiến thức: Mỗi lần học tập, chúng ta như đang tích lũy thêm một lượng chất kiến thức Quy luật lượng chất cho chúng ta thấy rằng việc tích lũy kiến thức là quan trọng để phát triển bản thân và trở thành người học hiệu quả Đừng ngần ngại học hỏi, nắm bắt kiến thức mới và tích lũy chúng để trở thành người có tri thức.

- Phân loại kiến thức: Quy luật lượng chất cũng áp dụng vào việc phân loại kiến thức Chúng ta cần biết cách phân biệt kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu và kiến thức ứng dụng để có cái nhìn tổng quan về một chủ đề và biết cách áp dụng chúng vào thực tế.

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w