1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khác biệt về tư duy của người giàu, người trung lưu, người nghèo

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khác Biệt Về Tư Duy Của Người Giàu, Người Trung Lưu, Người Nghèo
Tác giả T. Harv Eker
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 222,28 KB

Nội dung

Sau khi xác định vấn đề chủ thể tư duy bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tập hợp những kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm học hỏi từ người đi trước có

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 0

A ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

1 Tư duy 1

1.1 Định nghĩa 1

1.2 Đặc điểm 1

1.3 Quá trình tư duy 3

2 Một số khái niệm khác liên quan 4

2.1 Người giàu 4

2.2 Người trung lưu 4

2.3 Người nghèo 5

II KHÁC BIỆT GIỮA TƯ DUY NGƯỜI GIÀU, NGƯỜI TRUNG LƯU, NGƯỜI NGHÈO THEO QUAN ĐIỂM CỦA T.HARV EKER 5

1 Khái quát về tác giả, tác phẩm 5

2 Các tầng lớp theo quan điểm của T.Harv Eker 6

2.1 Người giàu 6

2.2 Người trung lưu 6

2.3 Người nghèo 7

3 Sự khác biệt giữa các tầng lớp 8

C KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Câu chuyện “giàu – nghèo” từ lâu đã trở thành một vấn đề được xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng, người ta nhận thấy rằng: “người giàu sẽ ngày càng giàu hơn và người nghèo

sẽ ngày càng nghèo đi”1 Giải thích cho điều này, một nhà kinh doanh đã nói rằng: “Sự khác biệt cơ bản giữa người nghèo và người giàu nằm ở suy nghĩ.”2 Tư duy định hướng con người và cách để chúng ta đánh giá thành công của ai đó không nằm ở tiền bạc, địa vị và sự nổi tiếng của họ mà nằm ở cách tư duy Vậy sợi dây khoảng cách giữa người giàu và người nghèo chỉ là sự khác biệt trong tư duy

Cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” của tác giả T Harv Eker là cuốn sách nằm trong danh sách những cuốn sách nổi tiếng thế giới về phát triển cá nhân và học làm giàu Tác phẩm cho ta thấy hai luồng suy nghĩ khác nhau giữa người giàu và người nghèo để từ đó cho ta những hướng đi hoặc có cách nhìn vấn đề rộng mở hơn

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Khác biệt về

tư duy của người giàu, người trung lưu, người nghèo” theo T Harv Eker”

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Tư duy

1.1 Định nghĩa

Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những

mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.3

1.2 Đặc điểm

Không phải bất kì hoàn cảnh nào cũng xuất hiện tư duy Thực tế, tư duy chỉ nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề” Đây là tình huống chưa có đáp án, nhưng

1 https://www.dnse.com.vn/hoc/hieu-ung-matthew-la-gi-vi-du-ve-hieu-ung-matthew

2 https://kenh14.vn/tai-sao-nguoi-ngheo-ngay-cang-ngheo-va-nguoi-giau-ngay-cang-giau-bi-quyet-chang-o-dau-xa-ma-chinh-la-5-thu-thuat-nay-khong-nam-bat-duoc-thi-mai-o-duoi-day-cua-xa-hoi-20220113084958034.chn

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học đại cương – Chương V Hoạt động nhận thức, NXB Công

Trang 3

đáp số đã tiềm ẩn bên trong hoặc tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số Lúc này, những hiểu biết hay những phương pháp hành động cũ tuy còn cần thiết, song đã không có đủ sức để giải quyết tình huống này Tuy nhiên, không phải tình huống “có vấn đề” nào cũng kích thích được hoạt động tư duy Muốn kích thích tư duy thì tình huống có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, trở thành nhiệm vụ tư duy của

cá nhân Điều này được hiểu là cá nhân xác định được cái gì đã biết, cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm ra đáp án Chỉ có dựa trên cơ sở này thì tư duy mới xuất hiện Tính “có vấn đề” của tư duy là tính chất cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình

tư duy Không có hoàn cảnh có vấn đề thì quá trình tư duy không thể hình thành và phát triển được

Tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà nhận thức một cách gián tiếp Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người phải biết sử dụng ngôn ngữ Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức

và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy để nhận thức được bản chất của sự vật, sự việc Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới hạn khả năng nhận thức của con người, có thể giúp con người có được những phán đoán mang tính khoa học với những sự vật, hiện tượng xảy ra trong cả quá khứ và tương lai

Trừu tượng là việc con người dùng trí óc để giữ lại những yếu tố quan trọng cho

tư duy, đồng thời gạt bỏ đi những thứ không cần thiết Khái quát là dùng tri thức hợp nhất những đối tượng khác nhau vào trong cùng một nhóm, dựa trên những thuộc tính, đặc điểm giống nhau Trừu tượng và khái quát của tư duy có mối liên hệ mật thiết với mức độ cao, không có trừu tượng thì con người không thể bắt đầu tiến hành khái quát,

có trừu tượng mà không có khái quát thì hạn chế về quá trình tiếp nhận sự hiểu biết về vấn đề, sự vật và hiện tượng, Nhờ có tính trừu tượng và khái quát của tư duy con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại mà có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai

Trang 4

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, là công cụ để diễn đạt kết quả của quá trình tư duy Vì vậy, để chủ thể và người khác tiếp nhận kết quả của quá trình tư duy như dự đoán, khái niệm, về các sự vật, sự việc thì cần phải có ngôn ngữ Ngôn ngữ mà chúng

ta đang sử dụng hiện nay cũng chính là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử nhân loại Nếu không có tư duy thì ngôn ngữ không thể xuất hiện và nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy sẽ không được thể hiện ra ngoài

1.3 Quá trình tư duy

Tư duy là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn:

T hứ nhất, xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề

Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống Song, không phải tình huống nào cũng nảy sinh tư duy Chỉ có những tình huống mà con người nhận thức rằng “có vấn đề” và cần phải giải quyết nó để thỏa mãn nhu cầu thì trong tình huống

đó tư duy mới nảy sinh

Mỗi người sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu cá nhân và nhu cầu của mỗi người cũng rất quan trọng Nếu người nào có nhu cầu cao trong vấn đề đó thì sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn những người

có nhu cầu cơ bản

Trong giai đoạn này cần chú ý tránh xác định chệch hướng vấn đề Nếu xác định sai sẽ ảnh hưởng đến những bước sau và có thể không tìm ra phương pháp giải quyết Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của quá trình tư duy

Thứ hai, huy động các tri thức, kinh nghiệm

Chủ thể tư duy huy động các tri thức, kinh nghiệm liên quan đến vấn đề cần giải quyết từ đó xuất hiện các liên tưởng Sau khi xác định vấn đề chủ thể tư duy bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tập hợp những kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm học hỏi từ người đi trước có liên quan đến vấn đề, từ đó liên tưởng trong đầu những nội dung có liên quan đến vấn đề

Thứ ba, sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết

Các tri thức kinh nghiệm thoạt đầu mang tính chất rộng rãi, bao trùm nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ Chủ thể tư duy tìm kiếm thông tin từ nhiều phía nên lượng thông tin thu được rất lớn nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác,

Trang 5

cần phải lựa chọn những thông tin phù hợp và đáng tin cậy để đưa vào giải quyết vấn

đề Từ cơ sở dữ liệu vừa thu được hình thành một số phương án có thể có để giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian

Thứ tư, kiểm tra giả thuyết

Nên trải qua một quá trình kiểm tra trước khi thực hiện các phương án Cần kiểm tra xem phương án nào tương ứng với điều kiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất Nếu phương án được khẳng định thì sẽ đi đến giải quyết vấn đề bằng phương án

đó Ngược lại, phương án bị phủ định thì hình thành một quá trình tư duy mới tìm ra phương án mới phù hợp hơn để giải quyết vấn đề

Trong giai đoạn này sau khi kiểm tra các phương án đôi khi chủ thể tư duy sẽ phát hiện ra một số nhiệm vụ mới cần giải quyết

Thứ năm, giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là khâu cuối cùng của quá trình tư duy Khi giả thuyết đã được

kiểm tra và khẳng định thì sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề

được đặt ra Sau khi giải quyết vấn đề đôi khi một số vấn đề mới lại nảy sinh Lúc đó, một quá trình tư duy mới lại bắt đầu

Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ, con người thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân Có 3 nguyên nhân thường gặp: Chủ thể không nhận thấy một số

dữ kiện của bài toán (nhiệm vụ), chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa và tính chất cứng nhắc, khuôn sáo của tư duy

2 Một số khái niệm khác liên quan

2.1 Người giàu

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê (Chủ biên) thì

“giàu” được định nghĩa là: “có nhiều tiền của; trái với nghèo” Còn theo Thomas C.Corley, người đã dành 5 năm nghiên cứu về triệu phú và là tác giả của cuốn sách

“Rich habits”, khẳng định: “Một người chỉ được xem là “giàu có” là khi một người tạo

ra được đủ thu nhập thụ động để trang trải các khoản chi tiêu của mình”

Như vậy, có thể hiểu người giàu là người sở hữu nhiều vật chất, tài sản có giá trị

2.2 Người trung lưu

Trang 6

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê (Chủ biên) thì

“trung lưu” được định nghĩa là: “Tầng lớp giữa trong xã hội” Từ đó, thuật ngữ “người trung lưu” có thể hiểu là những người có một mức độ độc lập kinh tế nào đó, nhưng không có ảnh hưởng quá lớn trong xã hội hay quyền lực trong xã hội của họ

2.3 Người nghèo

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa nghèo theo thu nhập Theo đó một người

là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia Nói cách khác, “người nghèo” là những người có thu nhập thấp hơn so với mức thu nhập trung bình của xã hội; mức sống dưới mức trung bình của xã hội (không được thỏa mãn nhu cầu tối thiểu, cơ bản được xã hội, cộng đồng thừa nhận)

Có thể thấy, nhắc đến giàu - nghèo là nhắc đến sự chênh lệch về giá trị tài sản sở hữu của mỗi cá nhân Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về giàu nghèo và phần lớn đều đề cập đến sự chênh lệch thu thập về tài chính, tài sản, vật chất Nhưng dưới góc nhìn của T.Harv Eker qua cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” của mình, quan điểm của ông về vấn đề giàu - nghèo của ông hoàn toàn toàn trái ngược Thay vì đưa ra những định nghĩa cụ thể về giàu - nghèo, ông chọn việc chỉ ra điểm khác biệt trong tâm lý của người giàu và người nghèo để từ đó cho người đọc thấy được góc nhìn khái quát, khách quan nhất về vấn đề giàu - nghèo

II KHÁC BIỆT GIỮA TƯ DUY NGƯỜI GIÀU, NGƯỜI TRUNG LƯU, NGƯỜI NGHÈO THEO QUAN ĐIỂM CỦA T.HARV EKER

1 Khái quát về tác giả, tác phẩm

T Harv Eker là một doanh nhân, một diễn giả tài năng về lý thuyết của sự giàu có

và động lực Ngoài ra, ông còn được biết đến là nhà sáng lập, giám đốc Công ty Peak Potential Trainning - một trong những công ty đào tạo, nghiên cứu phát triển nhanh và mạnh nhất thế giới Cho đến nay, T Harv Eker đã cho xuất bản rất nhiều cuốn sách, trong đó, nổi tiếng có cuốn “Bí mật tư duy triệu phú”

Tác phẩm “Bí mật tư duy triệu phú” xoay quanh về những bí mật tại sao một số người lại đạt được những thành công vượt bậc, được số phận ban cho cuộc sống sung túc, giàu có, trong khi một số người khác phải chật vật, vất vả mới có một cuộc sống

Trang 7

qua ngày Cuốn sách được thời báo New York Times, Wall Street Journal và USB Today bình chọn là cuốn sách hay nhất, bán chạy nhất trong nhiều năm

2 Các tầng lớp theo quan điểm của T.Harv Eker

2.1 Người giàu

Thế giới quan trong quá khứ, hình mẫu xung quanh, trải nghiệm cá nhân sẽ ảnh hưởng đến những suy nghĩ của bản thân bạn về việc kiếm và giữ tiền Chính những suy nghĩ này sẽ dẫn đến những cảm xúc, cảm xúc dẫn đến hành động và hành động dẫn đến kết quả Cũng vì thế mà theo Eker, tư duy giàu có là cả quá trình học hỏi lựa chọn cách suy nghĩ và hành động theo đó và như ông khẳng định: “Nếu bạn nghĩ và hành động như những người giàu có, nhiều khả năng là bạn sẽ trở nên giàu có như họ!” Người giàu luôn có trong trí óc những hồ sơ để củng cố, tăng cường cho thành công tài chính Rất tự nhiên và hoàn toàn tự động, họ sẽ đưa ra quyết định mang lại thành công

Người giàu luôn sẵn sàng làm những việc khó, họ luôn suy nghĩ không ngừng về những rủi ro sẽ gặp và không ngừng tư duy để đưa ra các phương hướng giải quyết Người giàu trông đợi thành công Họ có niềm tin vào năng lực và sự sáng tạo của mình,

và họ tin tưởng rằng họ luôn có thể tìm ra cách đạt được mục tiêu của mình

Người giàu tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng Họ luôn có một tư duy bất di bất dịch đấy là không chỉ có chút tiền mà phải có thật nhiều tiền Chính tư duy ấy là yếu tố quyết định tạo ra được mục đích và thúc đẩy họ cố gắng không ngừng nghỉ Đối với người giàu kiến thức là không bao giờ đủ, học là cả một đời không phải một thời gian Họ không những chỉ học cách kiếm tiền, họ còn học cách kiềm chế cảm xúc, học cách kiểm soát Đặc biệt là học từ những người thành công và giàu có khác Trong những lần thất bại người giàu không bao giờ có tư duy đổ lỗi cho bất kì một điều

gì, mà họ luôn xem đó là một bài học Họ dành thời gian nhìn nhận bản thân, chính họ phải tự có trách nhiệm với họ

2.2 Người trung lưu

Từ các cuộc khảo sát và dữ liệu thu thập được từ trang Forbes trong vài thập kỷ qua, chúng ta thấy rằng quy mô của tầng lớp trung lưu đang dần thu hẹp, người ta sẽ thấy tầng lớp trung lưu sẽ xuất hiện ít dần đi trong tương lai Vậy giới trung lưu sẽ có

Trang 8

những suy nghĩ gì? Họ thường chọn một cuộc sống thoải mái, chọn một công việc an toàn hay cảm thấy dễ chịu, suy nghĩ tích cực về một số phàn nàn nào đó về mình khi làm cùng một nhóm, thoải mái khi làm việc gì đó cho người khác Tầng lớp trung lưu nghĩ rằng sự thoải mái đó chính là sự hạnh phúc của họ

Theo T Harv Eker viết trong cuốn “Bí mật tư duy triệu phú”, ông cho biết rằng

số người thuộc tầng lớp trung lưu xuất thân từ cảnh vốn khó, tuy nhiên họ lại không thuộc tầng lớp trên và cũng không thuộc tầng lớp dưới cùng của các cấp bậc trong xã hội Họ có một chút tư duy của người nghèo và một chút tư duy của người giàu, sự kết hợp giữa hai luồng tư duy này đã cho họ có lối sống ở tầng lớp trung lưu So với người nghèo thì ở giới trung lưu họ thường sẽ làm chủ được tài chính, độc lập về kinh tế họ

có nhiều thu nhập hơn để chi tiêu, là giới thuộc vào loại đông đảo, tiêu thụ nhiều nhất,

là lực lượng sản xuất khá quan trọng ở trong một xã hội Trong khi đó người giàu thì

họ thường chi tiền vào những thứ họ có thể nhìn thấy được tiềm năng của nó hay thường được gọi là đầu tư sinh lời, những giá trị đó sẽ tăng theo thời gian

Người ở tầng lớp trung lưu thường có tư duy an toàn, lựa chọn những công việc

ít mạo hiểm Vì thế họ thường chỉ đủ tiền để trang trải cuộc sống cũng như chi tiêu hằng ngày, không tự tạo ra cơ hội để đem lại nguồn thu nhập lớn hơn So với người nghèo thì họ đã có sự tiến bộ hơn về tư duy mặc dù vẫn chỉ là những bước tiến nhỏ Mục tiêu là sống để thoải mái, chính vì thế họ thường khó bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân Đa số nhũng người trung lưu là những người có xu hướng làm việc cho người khác, vì vậy họ thường cố gắng để leo lên cao trong nấc thang sự nghiệp của mình và ít có tư duy làm chủ

2.3 Người nghèo

Tư duy là yếu tố lớn nhất ngăn cản mọi người trở nên giàu có Trên thực tế, có rất nhiều người chúng ta gặp hàng ngày đều có tư duy kém cỏi Họ suy nghĩ kém, hành động kém dẫn đến kết quả là sống kém Nhưng điều quan trọng nhất không phải là họ sống kém mà là họ có tư duy kém, họ không nhân thức được vấn đề này Họ luôn có nhiều thời gian rảnh nhưng họ lại để thời gian đó lãng phí vào việc chơi game, nhậu nhẹt, Họ luôn muốn trở nên giàu có, tuy nhiên họ không cố gắng vì điều đó Thay vì

cố gắng họ lại oán trách và chê bai người thành công và giàu có

Trang 9

Khi tham gia “cuộc chơi tiền bạc”, họ luôn thiên về phòng vệ thay vì tấn công

Họ chơi với mục đích lớn là “có đủ tiền thanh toán các hóa đơn… và nếu đúng hạn thì càng tuyệt!” “Nếu mục đích của bạn là sống thoải mái, nhiều khả năng là bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có được” (T.Harv Eker) Người nghèo chỉ tư duy về vấn đề tiền bạc làm sao để đủ để thanh toán hóa đơn chứ họ không nghĩ đến việc kiếm tiền dư ra, chỉ “thủ” chứ không “ tiến” Do vậy, người nghèo vẫn mãi là người nghèo

Người nghèo sợ thất bại và sợ thành công Họ có suy nghĩ đơn giản chỉ cần kiểm

đủ số tiền để sống qua ngày thay vì nghĩ cho tương lai Họ không dám đương đầu với thử thách và hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn Người nghèo thường nhìn thành công của người khác bằng cặp mắt oán giận, khinh khi pha lẫn đố kỵ và ganh ghét Người nghèo thường tỏ ra vụng về, lúng túng trong việc quản lý tiền bạc, thậm chí họ e ngại hoặc trốn tránh mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc nói chung và cho rằng việc đó hạn chế tự do của họ Họ cho rằng tất cả phụ thuộc vào thu nhập, nghĩa là bạn phải kiếm được rất nhiều tiền mới có thể trở nên giàu có Họ luôn chi tiêu một cách không khoa học và không biết cách quản lý chi tiêu để rồi khi hết tiền, họ lại đổ lỗi cho

số phận

Người nghèo luôn cho rằng mình đã biết hết tất cả và không cần phải tìm tòi và học hỏi thêm các kiến thức và kỹ năng Họ hơn thua so sánh trách móc, đổ lỗi chứ không chịu thừa nhận lỗi sai của họ, không chịu tìm tòi, tiếp nhận từ người khác từ các yếu tố khách quan bên ngoài Vì vậy, họ luôn kém cỏi và thua thiệt hơn

3 Sự khác biệt giữa các tầng lớp

Tiêu

Nhận

thức

Nhận thức rõ ràng về giá

trị của mọi thứ, luôn chú

trọng vào việc tạo ra giá

trị mới và luôn có xu

hướng chủ động trong

mọi vấn đề

Nhận thức đúng khả năng của mình, chú trọng vào duy trì và ổn định, thường không quan tâm đến việc sáng tạo ra giá trị mới

Nhận thức mơ hồ, hạn chế về mọi thứ, chỉ chú trọng vào nhu cầu thiết yếu hàng ngày và sợ hãi,

bị động trước mọi vấn

đề

Trang 10

→ Người giàu tin tưởng

vào giá trị của bản thân

và tư duy tích cực về

tiền bạc Họ nhận thức

rõ hơn về giá trị của tiền

và sự quan trọng trong

việc quản lý tài chính,

coi tiền là công cụ để

tăng thu nhập Nhận

thức của người giàu

được hình thành từ kinh

nghiệm và học hỏi nên

họ không ngại đối mặt

với rủi ro nếu nhìn thấy

tiềm năng Họ có xu

hướng nhìn nhận vấn đề

bằng cách tìm kiếm các

cơ hội và giải pháp thay

vì tập trung vào những

rắc rối và thách thức

→ Người trung lưu có

xu hướng tập trung vào việc tiết kiệm tiền và đầu tư vào những khoản đầu tư an toàn Họ có tư duy về quản lý tài chính nhưng chỉ luôn hướng đến sự ổn định lâu dài

→ Người nghèo thường không tin tưởng vào chính mình và có tư duy tiêu cực về tiền bạc Họ

có những suy nghĩ tiêu cực khi trở thành người giàu vì thế nên họ không thật sự muốn trở nên giàu có Người nghèo thường sợ thay đổi và không muốn rời khỏi vùng an toàn Tác giả cũng chỉ ra rằng người nghèo thường có xu hướng né tránh vấn đề, than phiền, trách móc,

đổ lỗi Vì thế người nghèo thường không sẵn sàng mạo hiểm vì họ sợ rủi ro

Hành

động

Hành động mạnh mẽ,

chủ động, có kế hoạch

luôn hướng về tương lai

vì những mục tiêu lớn

→ T Harv Eker chỉ ra tư

duy của người giàu là tư

duy tích cực, từ đó hành

động họ thể hiện ra thế

giới khách quan đem

Hành động dè chừng, tiết kiệm, thỏa mãn hiện tại và dự trù cho tương lai

→ Người trung lưu mưu cầu sự “thoải mái”, vì vậy họ sẽ duy trì sự

“thoải mái” ấy khi đã tìm thấy nó Chính vì

Hành động rụt rè, thụ động, không có kế hoạch và chỉ thỏa mãn hiện tại

→ T Harv Eker chỉ ra người nghèo thường sợ hãi, lo lắng, xấu hổ,…

họ bó hẹp suy nghĩ, tư duy trong một phạm vi,

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w