Quy luật đã chỉ ra những cách thức chung nhất trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, thấy được một điều rằng chất chỉ thay đổi khi lượng tích lũy đạt ngưỡng nhất định.. P
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề bài:
Trình bày quy luật lượng chất
Vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình phát triển bản thân.
Đà Nẵng, ngày 6 tháng 2 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH SÁCH NHÓM – PHẦN TRĂM ĐÓNG GÓP 2
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
1.1.1.1 Phạm trù chất 4
1.1.1.2 Phạm trù lượng 5
1.1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng – chất 6
1.1.2.1 Sự thống nhất giữa lượng và chất 6
1.1.2.2 Những thay đổi về lượng dẫn dến sự thay đổi về chất 7
1.1.2.3 Những thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng 8
1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 8
1.2 Vận dụng quy luật lượng - chất vào quá trình phát triển bản thân 9
1.2.1 Mẫu giáo - Tiểu học 9
1.2.2 Tiểu học – Trung học cơ sở 10
1.2.3 Trung học cơ sở - Trung học phổ thông 11
1.2.4 Trung học phổ thông – Đại học 12
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3DANH SÁCH NHÓM – PHẦN TRĂM ĐÓNG GÓP
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống ngày nay, đằng sau mỗi sự vật, hiện tượng muôn màu muôn vẻ là tính lặp đi lặp lại, tạo ra một trật tự nhất định và từ đó lý giải cho sự
ra đời của các “quy luật” Những quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánh những quy luật hiện thực của thế giới khách quan và của tư duy Bởi vậy mà chúng ta có thể vận dụng những quy luật vào việc phát triển bản thân Một trong số đó là “Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.”
Quy luật "chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại" là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Quy luật đã chỉ ra những cách thức chung nhất trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, thấy được một điều rằng chất chỉ thay đổi khi lượng tích lũy đạt ngưỡng nhất định Việc nhận thức rõ được sự vận động của quy luật này là điều
vô cùng cần thiết đối với con người trong việc phát triển bản thân Nó giúp ta đánh giá được tiến trình phát triển và từ đó có nhận thức phù hợp để đạt được kết quả tốt
Chính vì vậy, chúng em làm bài tiểu luận dưới đây nhằm phân tích quy luật
“Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.” và từ đó vận dụng vào quá trình phát triển bản thân
Chúng em xin cam đoan bài tiểu luận được hoàn thành nhờ vào năng lực bản thân và không sao chép ở bất cứ đâu Trong quá trình nghiên cứu có sẽ có những sai sót, mong cô bỏ qua và có những góp ý, đánh giá để chúng em hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5NỘI DUNG 1.1 Cơ sở lý luận.
1.1.1 Các khái niệm cơ bản.
1.1.1.1 Phạm trù chất.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác
Ví dụ: Khi ta nói đến muối ăn là nói đến chất của muối (NaCl) và thuộc tính của muối là: Thể kết tinh, tan trong nước, có vị mặn…
Chất của nước do cấu trúc phân tử nước là H O, khác với cấu trúc phân tử 2 rượu là C2H5OH Thuộc tính của nước và rượu khác nhau
Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng: khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện khác thì bản chất của nó vẫn chưa thay đổi Một
sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất Mỗi sự vật, hiện tượng đền có quá trình tồn tại, phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những biển hiện về chất khác nhau
Ví dụ:
- Chất của nước có các thể rắn, lỏng, khí sự biến thiên về lượng của nhiệt
độ từ 30°C-50°C, chưa làm cho trạng thái lỏng của nước thay đổi
- Những mức độ về trình độ học vấn của một con người từ Tiểu học → Trung học cơ sở → Trung học phổ thông → Đại học
Chất là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố của sự vật Trong sự vật khách quan không thể nào tồn tại mà không có chất, và không có chất nằm ngoài sự vật; chất là sự thống nhất hữu cơ của rất nhiều thuộc tính, mà chất của sự vật, hiện tượng được biểu hiện thông qua nhiều thuộc tính và mỗi sự vật lại có rất nhiều thuộc tính cho nên nó có rất nhiều chất
Trang 6Chất có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản (thuộc tính không cơ bản có thể sinh thêm và có thể mất đi nhưng nó không làm thay đổi chất của sự vật) và chỉ có thuộc tính cơ bản mới quy định chất của sự vật hiện tượng còn thuộc tính không cơ bản sẽ không quy định chất của sự vật hiện tượng nên nếu thuộc tính cơ bản của chất mất đi thì chất sẽ thay đổi Tuy nhiên sự phân biệt của thuộc tính cơ bản hay không cơ bản chỉ nằm ở tính tương đối
Ví dụ:
- Sinh viên có rất nhiều chất (tự học, nghiên cứu thi cử, tham gia câu lạc
bộ, tham gia các hoạt động đoàn thể,…) nhưng thuộc tính cơ bản của sinh viên là thuộc tính tự học
- Thuộc tính cơ bản của muối là vị mặn Thuộc tính cơ bản của đường là
vị ngọt
Chất của sự vật, hiện tượng không những được quy định bởi những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật
Ví dụ: Hai tập thể lớp A và B yếu tố cấu thành tập thể lớp là đều được cấu thành từ những bạn sinh viên, nhưng do phương thức liên kết giữa các sinh viên, giữa các ban cán sự, ban chấp hành chi đoàn với các thành viên trong ban cán sự
đó trong ban chấp hành ấy với từng thành viên trong lớp khác nhau lại cho ra hai tập thể lớp khác nhau Một tập thể học tập rất tốt, tham gia phong trào sôi nổi còn tập thể lớp còn lại không đạt được những điều này
1.1.1.2 Phạm trù lượng.
Lượng là một khái niệm được xem như là một phạm trù của triết học, được dùng để chỉ một tính khách quan của một sự vật, hiện tượng về các mặt: số lượng về các yếu tố hợp thành, quy mô lớn hay nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm, nhịp điệu của một quá trình vận động của cả sự vật và hiện tượng
Trang 7Ví dụ: Trong thực tế thì lượng của các sự vật được đo lường bằng những đơn vị đo lường cụ thể ví dụ như vòng quay của Trái Đất có tốc độ là 107,200 km/h, hoặc là một phân tử muối bao gồm hai nguyên tử Na và nguyên tử Cl liên kết với nhau
Lượng có một đặc tính cơ bản là tính biến đổi Có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên trong Nếu sự vật, hiện tượng có xu hướng phức tạp thì lượng cũng sẽ biến đổi phức tạp theo
Lượng có thể được xác định đo đạc bằng các con số cụ thể nhưng trong những trường hợp của xã hội nhất là trong tư duy, lượng chỉ có thể được nhận biết thông qua năng lực trừu tượng hóa
Ví dụ: Bạn A là một học sinh năng lực học không được giỏi trong lớp ( chỉ học lực khá), trong một môi trường thi đua như vậy, bạn A đã nổ lực ngày đêm,
và kết quả sau một khoảng thời gian nỗ lực của bản thân, bạn A đã vươn lên đứng top 5 học sinh giỏi của lớp
1.1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng – chất.
1.1.2.1 Sự thống nhất giữa lượng và chất.
Sự thống nhất giữa chất và lượng: Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là
sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại
Ví dụ như tương ứng với cấu tạo H - 0 - H (cấu tạo liên kết nguyên tử hiđro
và 1 nguyên tử oxi) thì 1 phân tử nước (H 0) được hình thành với tập hợp các 2 tính chất cơ bản, khách quan, vốn có của nó là: không màu, không mùi, không
vị, có thể hoà tan muối, axit,…
“Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau một cách biện chứng Khi sự vật đang tồn tại, sự thống nhất giữa chất và lượng luôn ở trong một độ nhất định
Trang 81.1.2.2 Những thay đổi về lượng dẫn dến sự thay đổi về chất.
Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng Ở một giới hạn nhất định, lượng của sự vật đã thay đổi nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản Ví dụ khi ta nung một thỏi thép trong lò, khi nhiệt độ của lò đã lên tới hàng trăm độ C có thể cả nghìn độ nhưng thỏi thép vẫn luôn ở trạng thái rắn chứ chưa ở trạng thái lỏng
Khi lượng của sự vật, hiện tượng được tích lũy vượt qua giới hạn nhất định thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới hình thành thay thế chất cũ Khoảng giới hạn
đó được gọi là độ Độ chỉ tính quy định, mối liên hệ giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm biến đổi căn bản về chất của sự vật hiện tượng
Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định tất yếu sẽ diễn ra những thay đổi về chất Giới hạn đó chính là điểm nút Như vậy có thể hiểu điểm nút chính là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ để làm thay đổi về chất Chất mới ra đời tạo nên sự thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo ra độ mới
và điểm nút mới
Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi gây ra gọi là bước nhảy Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn vận động, phát triển và là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng Thế giới luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao
Ví dụ: Nước ở trạng thái lỏng (chất) sẽ nằm trong khoảng nhiệt độ từ 0°C – 100°C (lượng), khi nhiệt độ biến thiên ngoài khoảng trên (điểm nút) tất yếu sẽ xảy ra quá trình biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy)
Trang 91.1.2.3 Những thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng.
Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút Biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản và toàn diện Khi chất mới ra đời nó sẽ tác động trở lại đối với sự biến đổi của lượng trong quá trình phát triển của sự vật.Quá trình này liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên,
xã hội và tư duy Sự tác động trở lại đó diễn ra theo 3 hướng sau:
- Ảnh hưởng đến quy mô biến đổi của lượng
- Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của lượng
- Ảnh hưởng đến tính chất biến đổi của lượng
Ví dụ: Khi nước ở dạng lỏng chuyển thành trạng thái rắn thì thể tích của nước ở dạng rắn sẽ nhỏ hơn ở dạng lỏng [ CITATION Dun22 \l 1033 ]
1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận.
Giải thích cho các vận động, biến đổi và phát triển đi lên của sự vật, hiện tượng Với tính tất yếu của sự sinh trưởng, phát triển Theo kèm là các nhận thức, kinh nghiệm tăng thêm theo thời gian, theo hiệu quả học tập
Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và chất gắn với các
tự nhiên và tác động xung quanh nó Mang đến các cách thức để giải quyết hay vượt qua trên thực tế Đảm bảo thể hiện với sự phong phú, đa dạng Cũng như các tồn tại và đặc điểm khác nhau cho các phát triển của sự vật khác nhau Với các tiến trình giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy mang đến các thời điểm tiến hành biến đổi Qua đó mang đến các đặc điểm mới được hình thành và phát triển
Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm
độ và điểm nút) Với chất như kết quả được phản ánh với đặc điểm tổng hợp về
đủ lượng Gắn với các yếu tố về yêu cầu lượng, thời gian đảm bảo để tổng hợp
Trang 10Bước nhảy: là một giai đoạn hết sức đa dạng Việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận Đảm bảo với đủ các điều kiện cơ sở được phản ánh Khi đó mới mang đến ý nghĩa tìm kiếm các chất mới Và hiệu quả thể hiện của các chuyển biến tích cực trên thực tế
Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút là yếu tố cần và đủ để thực hiện các giá trị về lượng Khi tích lũy được trong yêu cầu cần thiết từ đó mà chất mới hình thành mới mang đến các đặc điểm, chức năng mới Và đảm bảo cho tính chất phát triển của chiều hướng đi lên
Mọi sự vật đều vận động và phát triển Nhưng cần thời gian và sự tác động
từ bên ngoài Đảm bảo hiệu quả đối với quá trình tổng hợp và các nội dung tổng hợp được trên thực tế Đây cũng chính là ý nghĩa được xác định với hoạt động, nhu cầu phát triển của con người
Bố trí thời gian và nỗ lực hợp lý cho kế hoạch đã đặt mục tiêu Phải định hướng học tập, trau dồi với lượng kiến thức như thế nào Tương ứng với chia nhỏ theo thời gian, lộ trình để tiếp thu hiệu quả Kết quả với các cuộc thi, và công nhận của mọi người chính là chất mới được hình thành
1.2 Vận dụng quy luật lượng - chất vào quá trình phát triển bản thân 1.2.1 Mẫu giáo - Tiểu học.
Có thể nói từ một em bé đi học mẫu giáo trở thành một học sinh tiểu học là một bước nhảy mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi con người Nếu như ở bậc mầm non chỉ đơn giản là tập vẽ, tập hát hay nghe kể chuyện thì môi trường tiểu học khó khăn hơn rất nhiều, từ việc học cách tập viết đến làm toán
Rõ ràng lượng kiến thức cần được tiếp thu tăng lên rất nhiều lần Không chỉ vậy,
từ môi trường mầm non được bố mẹ chăm lo từng chút thì khi bước vào bậc tiểu học cá nhân đã biết cách tự lo cho bản thân (lượng) bằng những hành động nhỏ như tự mặc quần áo, chuẩn bị sách vở, bình nước… (điểm nút) Ngoài ra, khi ở bậc mầm non cá nhân sẽ được dạy về cách chào hỏi, xưng hô với người lớn Đó
sẽ là nền tảng để khi lên bậc tiểu học, chúng ta sẽ hiểu hơn về ý nghĩa và tầm
Trang 11quan trọng của các lễ nghĩa cơ bản và có ý thức thực hiện những điều đó Thêm vào đó, thời gian chúng ta tập tô, tập vẽ ở các lớp mầm non sẽ là bước đầu tiên giúp mỗi cá nhân rèn luyện sự tập trung và khả năng kiên nhẫn.Vì vậy sau này khi lên những bậc học cao hơn và trước hết là cấp một, mỗi chúng ta có thể ngồi yên trong lớp học trong khoảng thời gian dài và tập trung vào các hoạt động học tập Như vậy từ môi trường tiểu học (chất), mỗi cá nhân đã có sự thay đổi về lượng chính là tự mình làm được những điều cơ bản và có ý thức về lễ nghĩa thông thường
1.2.2 Tiểu học – Trung học cơ sở.
Khác với môi trường tiểu học, thì môi trường trung học cơ sở sẽ được thay đổi hơn so với trước đây về mọi mặt, từ kiến thức cho đến các cách hành xử đạo đức thường ngày Điều này cũng sẽ tạo lên nhiều thách thức cho mỗi cá nhân khi bước vào một môi trường mới với việc thay đổi cách học lẫn môi trường học Mỗi cá nhân còn phải đối mặt với sự thay đổi về tâm sinh lý khi trưởng thành, trong suy nghĩ lẫn hành động, đạo đức Sự thay đổi về lượng dần được hình thành trong quá trình cá nhân tiếp nhận kiến thức, chúng sẽ có ý thức hơn trong học tập, điển hình là việc tự tìm tòi học hỏi khi không có sự nhắc nhở của
bố mẹ hay thầy cô Nếu như cá nhân không chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, vẫn giữ cách học, cách sinh hoạt như của bậc tiểu học thì chắc chắn sẽ khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới và thua kém so với bạn bè đồng trang lứa Quá trình tích lũy về lượng càng lớn sẽ tạo nên bước nhảy, từ đó năng lực học tập sẽ được nâng cao nhờ trường lớp, bạn bè,
1.2.3 Trung học cơ sở - Trung học phổ thông.
Quá trình học tập của học sinh là một quá trình dài, khó khắn, đầy thử thách vầ đòi hỏi học sinh phải cố gắng, miệt mài không ngừng nghỉ của mỗi bản thân học sinh Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng sang sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: Cá nhân tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… kết