Cũng như vậy, tôn giáo nội sinh ở Việt Nam thường có những đặc điểm chung như sự đa dạng trong tín ngưỡng, thực hành và lễ nghi, thích ứng với bản sắc văn hóa và truyền thống của cộng đồ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN CÔNG TÁC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO NỘI SINH Ở
VIỆT NAM
Giảng viên: TS.Nguyễn Hữu Thụ
Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Diệp
Mã sinh viên: 22031282
Khóa: K67 Tôn Giáo Học
Hà Nội – 2024
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3Câu 1: Đặc điểm tôn giáo nội sinh ở Việt Nam
1 Khái niệm tôn giáo nội sinh
Là tôn giáo được sinh ra và phát triển nội bộ trong một cộng đồng hoặc vùng miền cụ thể, thường không được lan truyền rộng rãi đến các khu vực khác Những tôn giáo nội sinh này thường phản ánh và phục vụ nhu cầu tâm linh, văn hóa và xã hội của cộng đồng cụ thể mà chúng xuất phát Cũng như vậy, tôn giáo nội sinh ở Việt Nam thường có những đặc điểm chung như sự đa dạng trong tín ngưỡng, thực hành và lễ nghi, thích ứng với bản sắc văn hóa và truyền thống của cộng đồng mà chúng phát triển
2 Đặc điểm tôn giáo nội sinh
Bối cảnh ra đời tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ
Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm địa chất: Nam Bộ là vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, là vùng đồng bằng có diện tích lớn nhất cả nước, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đồng bằng này khá thấp và bằng phẳng, nên có rất ít núi, tiêu biểu là Núi Bà Đen – Tây Ninh, Thất Sơn - An Giang
Khí hậu: có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa
Đặc điểm xã hội
Đặc điểm dân cư: Nam Bộ vốn là vùng đất đa dân tộc, nơi hội tụ của các nền văn hoá khác nhau như: người Kinh, người Hoa, người Khơme, người Chăm, Sự giao thoa văn hoá này đã toạ điều kiện cho sự hình thành và phát triển các tín ngưỡng, tôn giáo mới, mang đậm nét đặc trưng của từng nền tôn giáo trên vùng đất này Đặc biệt, hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã giúp cho các tín ngưỡng ở vùng đất này phát triển mạnh mẽ:
Trang 4- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã bần cùng hoá cuộc sống của người dân, thu thuế cao, thu mua và cướp đoạt ruộng đất của người dân làm cho đời sống người nông dân rơi vào cảnh bế tắc, đói khổ Người nông dân là lực lượng sản xuất thấp, cuộc sống khó khăn chiếm đông đảo trong xã hội thời bấy giờ Do đó, họ càng có nhu cầu tìm đến tôn giáo như một liệu pháp an ủi tinh thần, tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn
- Các cuộc kháng chiến chống lại nhà nước nửa phong kiến nửa thuộc địa nổ ra khắp nơi Đặc biệt các cuộc kháng chiến mang màu sắc tôn giáo như Bửu Sơn Kỳ Hương (1849) Đây được coi là tiền đề cho nền tín ngưỡng, tôn giáo phát triển tại vùng đất này
Đặc điểm tôn giáo nội sinh
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (đa thần khá phổ biến), tín ngưỡng thở trời, thờ cúng
tổ tiên,
Phật giáo: đang khủng hoảng; Nho giáo: đã không còn phù hợp với đời sống xã hội thời bấy giờ; Đạo giáo: ảnh hưởng theo hướng dân gian với sự ra đời của ông đạo
Giáo lý: hỗn dung tam giáo Với tư tưởng thay thế (tiên tri) Trong đó nổi bật nhất là thuyết Tam Nguyên, Thuyết Long Hoa Hội
Sự hỗn dung tam giáo: Phật giáo Thiền tịnh song tu kết hợp với Mật tông,
Tứ Ân; Nho giáo tam cương ngũ thường, ngũ luân; Đạo giáo bùa phép để trừ tà
Tư tưởng cứu thế: niềm tin vào sự sùng bái vào Đấng Cứu Thế (vĩ nhân, vị thần) nhằm vỗ về, an ủi, bù đắp những tổn thương mà họ phải chịu đựn, là chỗ dựa và hi vọng vào một tương lai không còn sự đau khổ, trầm luân như cuộc sống hiện tại Tính cứu thế mang tính nhập thế
Thuyết Tam Nguyên:
- Thượng Nguyên: thời kỳ khởi đầu vai trò tái tạo và đây là xã hội lý tưởng
Trang 5- Trung Nguyên: thời kỳ có được sau một cuộc hạ cấp của Thương Nguyên, là thời kỳ giữa Thượng và Hạ Nguyên
- Hạ Nguyên: thời kỳ xã hội đen tối nhất Thời mà dường như những giá trị tốt đẹp không còn được duy trì chánh pháp thì đã bị phai đi không còn giữ lại được
Như vậy, do những biến động và thay đổi trong đời sống xã hội, các đặc điểm của tôn giáo nội sinh đã phản ánh những mong muốn của cộng đồng dân cư
Câu 2: Trình bày và phân tích công tác tôn giáo đối với đạo Cao Đài và Hòa Hảo
Công tác Xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đạo Cao Đài và Hoà Hảo
o Khái niệm công tác tôn giáo
Khái niệm: công tác tôn giáo là những hoạt động của hệ thống chính trị phối
hợp chặt chẽ với nhau trong việc việc xây dựng và thực thi chính sách tôn giáo trong thực tiễn nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị tích cực của cộng đồng các tôn giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
* Nguyên tắc:
Công tác tôn giáo nhất quán với những nguyên tắc sau:
1 Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân
2 Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân
Trang 63 Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; gìn giữ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia
4 Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được bảo đảm
5 Mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, đều bị xử
lý theo pháp luật Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại bỏ
* Nội dung của công tác tôn giáo
Với quan niệm về công tác tôn giáo nêu trên, nội dung công tác tôn giáo bao gồm:
Một là, chủ trương, hoạch định chính sách và những quy định pháp luật đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Hai là, thực hiện chính sách tôn giáo
Ba là, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo nhằm đảm bảo cho chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước được thực hiện một cách đúng đắn và có hiệu quả
Bốn là, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về công tác tôn giáo
* Đặc điểm:
Trước hết là về đối tượng, công tác tôn giáo có những đặc điểm đặc thù so với
các loại công tác khác, bởi đối tượng của công tác tôn giáo là những con người vừa là công dân của đất nước, vừa là tín đồ của một tôn giáo nhất định
Thứ hai, nội dung công tác tôn giáo cũng bao gồm nhiều lĩnh vực, từ chủ trương, hoạch định chính sách đến việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước nhất là trong việc vận động quần chúng tín đồ chức sắc
Thứ ba, phương thức tiến hành công tác tôn giáo ở nước ta có những nét đặc thù:
đó là mọi tổ chức hợp thành hệ thống chính trị đều làm công tác tôn giáo
Các văn bản của Đảng và pháp luật nhà nước về tôn giáo:
Nghị quyết số 24/NQ-TƯ; Chỉ thị số 37/CTBCT của Bộ Chính trị "Về Công tác tôn giáo trong tình hình mới”; Nghị quyết số 25/NQ-TƯ của Bộ Chính trị; Chỉ thị 18-CT/TW của Bộ Chính trị; Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngưỡng,
Trang 7tôn giáo ngày 18/6/2004: Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm
2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Quyết định số 16/2005/QĐ-TTg ngày 21/01/2005 của Thủ tướng về việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo hoạt động tại Việt Nam; Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; Nghị định số 92 ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định
162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo…
Các văn bản điều chỉnh riêng đạo Cao Đài và Hoà Hảo:
- Thông báo số 34-TB/TW ngày 14/11/1992 của BCHTW Đảng thông báo ý kiến của Ban Bí thư về chủ trương công tác dối với đạo Cao Đài; TT số 02/1999/TT/TGCP của BTGCP ngày 16/6/1999 về Quản lý nhà nước đối với một
số hoạt động về tổ chức đạo Cao Đài
Thông báo số 165-TB/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) ngày 04/09/1998 về
“Chủ trương công tác dối với Phật giáo Hòa Hảo trong tình hình mới”
Việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
Đối với đạo Cao Đài: Việc chia tách, thành lập cơ sở tôn giáo mới chủ yếu
diễn ra trước năm 2004 Hiện nay chủ yếu là hoạt động chia tách, thành lập các tổ chức tôn giáo cơ sở như họ đạo,
Từ năm 1995 đến năm 2010, Nhà nước đã công nhận 10 tổ chức tôn giáo của 10 Hội thánh Cao Đài, 01 pháp môn được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo: HT CĐ Tiên Thiên (7.1995); HT Cao Đài Chiếu Minh Long Châu (5.1996); HT CĐ Minh Chân Đạo (8.1996); HT Truyền giáo CĐ (9.1996);
HT CĐ Tây Ninh (5.97); HT CĐ Ban Chinh Đạo (8.97); HT CĐ Bạch Y Liên Đoàn Chân Lý (7.98); HT CĐ Chân lý (3.2000); HT CĐ Cầu Kho Tam Quan (4.2000); Giáo hội CĐ Việt Nam (Bình Đức) (2011); Pháp môn CĐ Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi (2010)
Trang 8 Đối với Phật giáo Hoà Hảo: Được nhà nước công nhận về tổ chức và chính thức hoạt động vào tháng 4/1999 Có 5 kỳ đại hội: 1999, 2004, 2009, 2014,
2019, PGHH phát triển tương đối ổn định với tổ chức GH gồm 2 cấp: Trung ương (Ban trị sự TWGHPGHH - trụ sở tại An Hoà Tự, thị trấn Phú Mỹ, Phủ Tân, An Giang) và cấp cơ sà là các Ban trị sự GH PGHH xã, phường, thị trấn
Về phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, đào tạo chức sắc
Căn cứ thực hiện: Hiến chương của đạo; Luật tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 162/NĐ-CP
Đối với đạo Cao Đài: hiện nay có 16.569 chức sắc các Hội thánh Cao Đài và 43.216 chức việc, 2.669.067 tín đồ, 1.022 Họ đạo, 1.031 Ban Cai quản, 6.588 Ban Trị sự, 74 Ban Đại diện, Đại diện 1.279 cơ sở thờ tự, 8.527.978 m² đất
PG Hòa Hỏa: Các trị sự viên, việc quy định về chức sắc không giống như các tôn giáo khác
Về hoạt động đào tạo
Đối với đạo Cao Đài: thông qua các khóa Hạnh đường để bồi dưỡng giáo
lý, giáo luật, năng cao trình độ nâng cao cho cả chức sắc, chức việc và tín
đồ Chức sắc sẽ đtham gia các khóa Hạnh đường do Tòa Thánh mở (có bài kiểm tra và cấp bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp), có tin đồ, chức việc
sẽ thm gia khoa Hạnh đường do Họ đạo mở
Đối với Phật giáo Hòa Hảo: Trong 15 năm, từ năm 1999 đến nay giáo hội
đã tổ chức tổng cộng 282 lớp bồi dưỡng giáo lý căn bản Phật giáo Hòa Hảo, với khoảng 38.000 tín đồ tham dự Ngoài 11 trong các ngày rằm, 30 âm lịch hàng tháng, các hoạt động thuyết giảng giáo lý, bình giảng ẩm giảng tại các chùa, các nhà tín đồ, nơi làm việc của các Ban Trị sự cơ sở được diễn ra thường xuyên đáp ứng sự mong mỏi của tín đồ Hòa Hảo không có trường đào tạo cho chức sắc và truyền giáo
Trang 9 Về sinh hoạt của tổ chức giáo hội:
Đối với đạo Cao Đài:
Các Giáo hội Cao Đài được Nhà nước cho phép hoạt động được duy trì các hoạt động về tổ chức Giáo hội theo Hiến chương (Đạo quy) đã được Nhà nước chấp thuận, như: Hội Nhân sanh, Hội thánh, Thượng hội, Hội Vạn linh
Hội Vạn linh do Thủ tướng Chính phủ cho phép
Các sinh hoạt như Hội Nhân sanh, Hội thánh theo định kỳ 3 năm hoặc 5 năm một lần có quy mô như Đại hội do Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ cho phép Các sinh hoạt như: Hộ Nhân sanh, Hội thánh, Thượng Hội hàng năm (thường niên)
và các Hội nghị Ban Thường trực Hội thánh do Chủ tịch uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ quan Toà thánh cho phép
Hội Nhân sanh ở các họ đạo tổ chức theo định kỳ 3 hoặc 5 năm một lần để bầu Ban cai quản thánh thất, cử đại biểu đi dự Hội Nhân sanh toàn phái do Chủ tịch uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh cho phép
Đối với các giáo phái Cao Đai trước đây khi tổ chức Đại hội Đại biểu tín đồ, chức sắc xây dựng Giáo hội mới đã được phân cấp cho uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quản
lý thì nay các vấn đề về: nhân sự lãnh đạo giáo hội, cộng cử chức sắc, sinh hoạt của
tổ chức giáo hội cũng do Chủ tịch uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định
Đối với Phật giáo Hoà Hảo:
Cấp Trung ương:
- Ban Trị sự Trung ương là tổ chức lãnh đạo cao nhất của Phật giáo Hoà Hảo Ban Trị sự TW có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Giáo hội theo Hiến chương và pháp luật
- Hội đồng Bảo pháp là cơ quan cố vấn cho Ban Trị sự TW về các vấn đề giáo
lý, lễ nghi và luật pháp
Cấp tỉnh/thành phố:
Trang 10- Ban Trị sự cấp tỉnh/thành phố do Ban Trị sự TW bổ nhiệm, có nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý hoạt dộng của Phật giáo Hoà Hảo trong phạm vi tỉnh/thành phố
Cấp quận/huyện:
- Do Ban Trị sự tỉnh/thành phố bổ nhiệm, có nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý hoạt
động của Phật giáo Hoà Hảo trong phạm vi quận/huyện
Cấp xã/phường/thị trấn:
- Do Ban Trị sự quận/huyện bổ nhiệm, lãnh đạo và quản lý hoạt động của Phật
giáo Hoà Hảo trong phạm vi xã/phường/thị trấn
Cấp ấp:
- Do Ban Trị sự xã/phường/thị trấn bổ nhiệm, lãnh đạo và quản lý hoạt động
trong phạm vi ấp
Ngoài ra còn có văn phòng và các ban trực sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau mang tính chất chuyên môn
Công tác vận động quần chúng đối với đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo
Chủ thể công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc trong các tôn giáo nội sinh: Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã họi khác từ trung ương xuống đến cơ quan
Nội dung vận động:
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡngVận động bà con tin đổ và chức sắc tôn giáo tham gia thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo huy động nguồn lực xã hội tu sửa lại những đoạn đường ngập nước, xây dựng các công trình sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà tình nghĩa, tỉnh thương VD:
Mô hình Cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, tình nghĩa,…
Vận động bà con tín đồ và chức sắc tôn giáo tham gia xây dựng nông thôn mới: tham gia xây dựng mới đường giao thông nông thôn bằng bê tông nối liền thôn xóm; những tây cầu dây văng, cầu bê tông cốt thép
Trang 11được xây dựng thay thế cho những cây cầu “khỉ” đã làm thay đổi diện mạo nông thôn góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông nghiệp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Hữu Thụ, 2024, Bài giảng học phần Công tác đối với tôn giáo nội sinh ở Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
2 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, Báo cáo về việc thi hành chính sách, pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo, ngày 14/4/2020.
3 Lê Minh Thảo, 2015, CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (QUA KHẢO SÁT TẠI TỈNH NINH BÌNH)
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/dao-tao/2015_12/le-minh-thao.doc#:~:text=Kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m%20%E2%80%9Cc
%C3%B4ng%20t%C3%A1c%20t%C3%B4n,nh%E1%BB%AFng%20l
%C4%A9nh%20v%E1%BB%B1c%20c%E1%BB%A5%20th%E1%BB