1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN MÔI TRƯỜNG – CON NGƯỜI ĐỀ TÀI NHU CẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MT

28 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhu Cầu Và Ảnh Hưởng Của Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Đối Với MT
Tác giả Võ Thành Tỷ, Nguyễn Tiến Đạt, Phùng Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thanh Thúy, Trần Bảo Lâm, Trần Gia Lynh, Huỳnh Võ Đăng Khoa, Vũ Thị Khánh Vy, Trần Nhật Anh, Nguyễn Thị Yến Nhi (NT)
Người hướng dẫn ThS. Lê Đức Liêm
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thịtheo đó cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốtvới sức khỏe con người..

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

-

 -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG – CON NGƯỜI

ĐỀ TÀI: NHU CẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MT

Lớp học phần: NAS101

STT nhóm: Nhóm 3

GVHD: ThS Lê Đức Liêm

TP HCM, tháng 11 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

-

 -STT HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG

1 Võ Thành Tỷ 201A010070 Lời mở đầu, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2 Nguyễn Tiến Đạt 211A290040 Phương pháp nghiên cứu, tổng quát nội dung chính của bài, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3 Phùng Thị Ngọc Ánh 221A100147 Chương I, phần a

4 Nguyễn Thanh Thúy 211A080075 Chương I, phần b

5 Trần Bảo Lâm 201A010006 Chương II, phần a

6 Trần Gia Lynh 221A100102 Chương II, phần b

7 Huỳnh Võ Đăng Khoa 221A100100 Chương III

8 Vũ Thị Khánh Vy 191A070016 Kết luận và kiến nghị

9 Trần Nhật Anh 191A140264 Tổng hợp, chỉnh sửa bài

10 Nguyễn Thị Yến Nhi (NT) 221A070118 Hoàn thành, in và nộp

TP HCM, tháng 11 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu 01

1 Lý do chọn đề tài 03

2 Mục tiêu nghiên cứu 03

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 04

4 Phương pháp nghiên cứu 04

CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 06

a Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội 06

b Môi trường 07

CHƯƠNG II: NHU CẦU, ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KT-KT-XH VÀ MÔI TRƯỜNG 11

a Thực trạng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội 11

b Ảnh hưởng của hoạt động phát triển KT-XH đối với môi trường 16

c Mối quan hệ giữa KT-XH-MT 18

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT-XH ĐỐI VỚI MT 19

a Thế nào là sự phát triển bền vững 19

b Giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường 20

c Giải pháp quản lý khu kinh tế gắn với bảo vệ môi trường 22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những pháttriển vượt bậc về mọi mặt Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình đô thị hoá được đẩynhanh Theo thống kê tính đến nay Việt Nam có 758 đô thị, Trong đó có 2 đô thị đặc biệt

là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí minh, cả nước có 5 đô thi trực thuộc TW và 10 đô thị loại

1 Dân số ở các đô thị theo đó cũng ngày càng tăng

Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăngtrưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc Tuy vậy

nó cũng tồn tại nhiều hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường đôthị hiện nay Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thịtheo đó cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốtvới sức khỏe con người Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớntrên mọi lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân không ngừng được nâng cao Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xãhội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và

đa dạng sinh học của đất nước Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăngnghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăncho công tác quản lý và khắc phục hậu quả Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ

cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự

cố, cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu, … dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải

ra môi trường Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hóa tham gia trong các giai đoạn Từsản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu,năng lượng, sản phẩm, phế thải Do đó, sản phẩm của phát triển kinh tế xã hội cũng mangđến thay đổi môi trường Các thành phần, sản phẩm luôn ở trạng thái tương tác với cácthành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó Môitrường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việclàm suy thoái nguồn tài nguyên

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài

“Nhu cầu và ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường” đây làmột đề tài rất bao quát, đề tài này giúp chúng ta nhìn được mặt xấu và mặt tốt về pháttriển kinh tế Như chúng ta đã biết hiện nay, môi trường sống của chúng ta là một trongnhững vấn đề cấp bách và được quan tâm nhất Có thể nói bảo vệ môi trường của chúng takhông phải của cá nhân mà là của cộng đồng Để bảo vệ môi trường của chúng ta mộtcách tốt nhất, hiệu quả nhất thì cần có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người Môitrường là nơi nuôi dưỡng con người chúng ta cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũngchính con người chúng ta trong quá trình tồn tại và phát triển đã không ngừng khai tháccạn kiệt các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng trong hệ sinhthái, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của chúng ta Như chúng ta đãbiết hằng năm trên thế giới có rất nhiều người chết vì các loại dịch bệnh khác nhau do ônhiễm và môi trường gây ra Một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môitrường này là do con người chúng ta thiếu hiểu biết, thiếu ý thức bảo vệ môi trường sống

Vì vậy, để có một kiến thức về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thànhmột vấn đề cấp bách

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài tiểu luận sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ về vấn đề phát triển kinh tế xã hộiảnh hưởng đến môi trường với tư cách là một vấn đề toàn cầu Nguyên nhân nào làm môitrường sinh thái bị ô nhiễm và tàn phá Thực trạng của vấn đề ra sao trên phạm vi toàncầu Tác động của vấn đề đến quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế là tích cực hay tiêu cực.Cuối cùng, giải pháp nào là hiệu quả cho vấn đề sinh thái toàn cầu này Câu trả lời sẽ cótrong nội dung chi tiết của bài tiểu luận. 

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 6

Là những vấn đề về việc ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội đối với môitrường nó có thể trực tiếp gây ra các tác hại đối với con người mà cần được khắc phục vàtìm ra hướng giải quyết kịp thời.

Đề tài chú trọng vào nội dung nghiên cứu về vấn đề môi trường, về đề tài em chỉkhảo sát trên sách

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê và xứ lý số liệu là các số liệu thống kê về điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội nói chung, và số liệu thống kê về môi trường là những thông tin dữliệu đầu vào cho việc nghiên cứu đề tài Đồng thời, để thực hiện các nội dung nghiên cứutheo một chuẩn mẫu định sẵn, thì các loại số liệu thống kê cần thu nhập phải được hệthống hoá theo đề cương đã vạch sẵn để tránh thiếu sót những dữ liệu cần thiết cho bướctổng hợp sau này

- Nguồn dữ liệu được thu nhập bao gồm: thống kê qua các tài liệu báo cáo và sổsách lưu trữ các cơ quan hữu quan, thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thựcđịa; thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ; thống kê qua các bảng điều tra với hệthống chỉ tiêu đã định, … Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp không thể thiếuđược, với các số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thờigian đi thực địa

Trang 7

- Phương pháp bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lý trên thực địa,giúp cho việc thể hiện kết quả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng đia lý mộtcách khoa học và trực quan nhất Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là phương pháp duynhất thể hiện sự phân bố không gian các điểm quan trắc môi trường và các lãnh thổ địa lý.

* Tổng quát nội dung chính:

+ Phương pháp thống kê

+ Phương pháp xứ lý số liệu

+ Phương pháp bản đồ

Trang 8

CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI.

Nhu cầu?

- Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện

vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình

độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầukhác nhau

Phát triển kinh tế xã hội?

Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xâydựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ côngnghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, côngnghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm,ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệpchế biến và xây dựng nông thôn mới Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền;thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triểncác vùng có nhiều khó khăn Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động,tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

a Các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội

+ khái niệm:

- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tàisản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường, Ở cả trong nước

Trang 9

và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của mộtlãnh thổ nhất định.

+ Phân loại:

- Nguồn lực bên trong: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước

- Nguồn lực bên ngoài: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản

lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác

b Môi trường

+ Khái niệm:

Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết vớinhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển củacon người và thiên nhiên

Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường)sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển,sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quanthiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác

Trang 10

Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, Là các yếu

tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người);khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử, là yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu tố do conngười tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người) Không khí, đất,nước, khu dân cư, là các yếu tố cơ bản duy trì sự sống của con người, còn cảnh quanthiên nhiên, danh lam thắng cảnh, có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêmphong phú và sinh động

+ Ô nhiễm môi trường:

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường đang là vấn đề nhức nhối đồi với mỗi quốcgia Không riêng gì Việt Nam, mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa điểm đều xảy ra tìnhtrang ô nhiễm Không ít thì nhiều, không ô nhiễm không khí thì ô nhiễm nguồn nước.Không ô nhiễm nguồn đất thì ô nhiễm tiếng ồn, … Ô nhiễm môi trường là 1 hiện tượngmôi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với nó là các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môitrường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe của con người và các sinh vật khác trong tựnhiên. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động xả thải từ đời sống, sinh hoạt, sản xuấtcủa con người gây ra Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động từ tự nhiên khác có cáctác động tới môi trường theo hướng tiêu cực Vấn đề nguyên nhân biến đổi khí hậu ở việtnam đang rất được quan tâm

Có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễmbiển, … Sự nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng thấy rõ hơn vàmạnh hơn bao giờ hết Nó không chỉ ảnh hưởng gián tiếp tới thiên nhiên mà còn ảnhhưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và gây biến đổi khí hậu nghiêm trọng Tác hạicủa ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chất lượng cuộc sống, để lạirất nặng nề, rất nhiều hệ lụy Chúng làm biến đổi khí hậu, biến đổi hệ sinh thái chúng tađang sinh sống, làm băng tan chảy, làm nước biển dâng, làm đất bị xâm nhập mặn, …đó

là minh chứng cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu (hiệu ứng nhà kính) bắt nguồn từ sự ôinhiễm môi trường mà ra

+ Phân loại ô nhiễm môi trường:

Trang 11

Nguyên nhân khách quan: ô nhiễm do yếu tố khách quan xuất phát từ tự nhiên như

lũ lụt, động đất, sóng thần, núi lửa phun trào, …

Nguyên nhân chủ quan: ô nhiễm chủ yếu do quá trình sản xuất công nghiệp củacon người từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp  là nguồn nước, chất thải từ cáckhu công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, chưa được xử lý triệt để, xả thải trực tiếp ra môitrường gây ô nhiễm trầm trọng Đối với lĩnh vực nông nghiệp, các chất thải từ phân, nướctiểu gia súc, phân bón, hóa chất, … không được thu gom xử lý là nguyên nhân gây ônhiễm nước mặt và nước ngầm

Các loại ô nhiễm:

+ Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn cầu, không riêng gìmột quốc gia nào Bởi chất lượng không khí đang ngày càng sụt giảm, bụi mịn có xuhướng gia tăng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người (phổ biến nhất là cácbệnh về hô hấp) và hệ sinh thái (các cơn mưa axit phá hủy mùa màng, các cánh rừng, hiệuứng nhà kính, các hiện tượng thiên nhiên trở nên bất thường)

Hiện tượng ô nhiễm không khí được định nghĩa khi không khí có mặt của một sốchất lạ, chất bị biến đổi thành phần khiến cho không khí mất đi sự trong lành, gây mùikhó chịu và có thể gây hạn chế tầm nhìn của con người Tình trạng ô nhiễm không khíđáng báo động ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp Ở nước ta điển hình là Hà Nội và

Tp Hồ Chí Minh đang có mức ô nhiễm không khí nghiêm trọng

+ Ô nhiễm nguồn nước

Xếp sau ô nhiễm không khí là ô nhiễm nguồn nước Môi trường nước bị ô nhiễmkhi xuất hiện các chất lạ, nước biến đổi trở nên độc hại với sinh vật và con người, làmgiảm độ đa dạng sinh vật, gây ra nhiều căn bệnh cho con người, lây lan làm ô nhiễm đấtđai

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Trong đó điển hình và trầm trọngnhất ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp bởi lượng chất xả thải lớn ra nguồn nước

Trang 12

mặt Chưa kể rất nhiều cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp không qua xử lý làm mức độ ônhiễm càng nặng nền, thậm chí nhiều cao sông, ao hồ lớn “chết trắng” vì ô nhiễm.

+ Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái lớp đất nền trên bề mặt do rác thải

và sự suy kiệt tài nguyên cũng như các hoạt động của con người Điển hình như xả thảichất ô nhiễm, sử dụng quá mức chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản,phá rừng làm xói mòn đất, … Tại nước ta, với tốc độ gia tăng các ngành công nghiệp, đôthị hóa cùng sự tăng lên chóng mặt của dân số khiến đất bị thu hẹp, suy thoái và ngàycàng ô nhiễm

+ Ô nhiễm ánh sáng

Hẳn nhiều người chưa biết đến loại ô nhiễm này nhưng đây là loại ô nhiễm gâytiêu tốn rất nhiều tài nguyên, làm rối loạn giấc ngủ và môi trường sống của con người Cụthể, ô nhiễm ánh sáng là tình trạng lạm dụng quá mức nguồn ánh sáng từ điện, điển hình ởcác thành phố lớn Các nghiên cứu cũng chỉ ra ô nhiễm ánh sáng làm giảm khả năng tìmtòi học hỏi các hiện tượng thiên nhiên của trẻ, khi mà ánh sáng từ trăng, sao ngày càng bịhạn chế bởi sự lạm dụng ánh sáng điện

+ Ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn là khi tiếng ồn môi trường vượt mức quy định gây khó chịu cho

cả con người và động vật Tiếng ồn xuất phát từ phương tiện giao thông, các hoạt độngkhai thác ngoài trời Chúng làm gia tăng tình trạng stress, gây căng thẳng thần kinh, làmgiảm thính lực ở con người và ảnh hưởng nhiều đến thai nhi Với động vật chúng làmgiảm khả năng săn mồi sinh sống Ở nước ta ô nhiễm tiếng ồn vẫn ở mức kiểm soát nhưnglâu dài sẽ gây ra hệ quả nghiêm trọng nếu không có phương án xử lý

+ Ô nhiễm nhiệt

Ô nhiễm nhiệt xảy ra khi nhiệt độ môi trường gia tăng quá cao Chủ yếu do hoạtđộng giao thông, xả thải, tốc độ đô thị hóa, … của con người Ô nhiễm nhiệt khiến sứckhỏe con người bị ảnh hưởng, gây sốc nhiệt, mất nước, khó chịu, …

Trang 13

+ Ô nhiễm tầm nhìn

Ô nhiễm tầm nhìn nghĩa là không gian, môi trường sống của chúng ta không phùhợp, cản trở tầm nhìn bởi các nhà cao tầng, … Loại ô nhiễm này gây khó chịu, ức chế chocon người, cản trở tầm nhìn gia tăng tai nạn giao thông

Chương II: NHU CẦU, ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KT-XH

VÀ MỐI QUAN HỆ GIỨA KT-XH VÀ MÔI TRƯỜNG

a Thực trạng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội:

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã đối mặt với nhiềuthách thức và sự bất ổn từ kinh tế toàn cầu:

● Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước

● Lĩnh vực dịch vụ đang dẫn đầu đà phục hồi kinh tế nhờ các chính sách kích thíchtiêu dùng trong nước phát huy hiệu quả, nền kinh tế mở cửa trở lại từ ngày 15/3/2022 và

từ sự phục hồi của du lịch lưu trú sau COVID

● Mặc dù tăng trưởng mạnh 11% vào năm 2022, nhưng giá trị xuất khẩu đanggiảm (khoảng 12% so với nửa đầu năm 2022) do tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu lớn(bao gồm Hoa Kỳ và EU) bị thu hẹp

● Thị trường chứng khoán chịu tác động bất lợi từ chính sách của Chính phủ (kiểmsoát lạm phát) và các sự kiện tiêu cực trên thị trường tài chính quốc tế (sự sụp đổ của cácngân hàng)

Trang 14

Hình 2.1: Tổng cục Thống kê, Hải quan, PwC Ngiên cứu và Phân tích

Cập nhật kinh tế Việt Nam 2023

● Cho đến nay, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tích cực với mức tăng trưởngGDP năm 2023 dự kiến trên 5% (theo Fitch, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàngPhát triển Châu Á (ADB)) Năm 2022, GDP Việt Nam tăng 8%, vượt các nước châu Á

● GDP của Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 tăng 3,72% so với cùng kỳ Trongkhi cả khu vực nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ đều có xu hướng tích cực, thì khu vựccông nghiệp và xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề từ những bất ổn chính trị trên toàn thếgiới:

o Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng ổn định Giá trị tăng thêmngành nông nghiệp nửa đầu năm 2023 tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp0,27 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế

o Đối với lĩnh vực công nghiệp & xây dựng, ngành công nghiệp đang gặp nhiềukhó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới Giá trị tăng thêm toàn ngành nửađầu năm 2023 tăng 0,44% so với cùng kỳ, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các nămtrong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trịtăng thêm của nền kinh tế

o Lĩnh vực dịch vụ đã cho thấy rõ sự phục hồi nhờ các chính sách kích thíchtiêu dùng và mở cửa trở lại nền kinh tế Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ 6 tháng đầunăm 2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 1,18% và 4,53% của cùng kỳnăm 2020 và 2021

Ngày đăng: 03/12/2024, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w