ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---***---TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN NHẬP MÔN ĐẠO CAO ĐÀI, MINH LÝ ĐẠO – TAM TÔNG MIẾU VÀ MINH SƯ ĐẠO Giảng viên: TS...
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN NHẬP MÔN ĐẠO CAO ĐÀI, MINH LÝ ĐẠO –
TAM TÔNG MIẾU VÀ MINH SƯ ĐẠO
Giảng viên: TS Nguyễn Hữu Thụ
Mã học phần: REL1159
Họ và tên: Hoàng Lê Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 22031275
Khóa: K67 Tôn Giáo Học
Trang 2Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Hữu Thụ - giảng viên học phần Sau một thời gian học tập tuy không dài, trong quá trình học thầy đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức để em có thể rút ra được tầm quan trọng của môn học Từ đó em có thể làm chủ được kiến thức, cũng như là tiếp thu được những khái niệm mới của môn học để kiến thức được hoàn thiện hơn Và khi đã có một kho tàng kiến thức nhất định, em đã vận dụng nó vào bài tiểu luận cuối kỳ này.
Trong quá trình học tập và là bài tiểu luận, em vẫn còn gặp nhiều sai sót Nên em mong nhận được lời đóng góp của thầy giáo để có thể hoàn thiện bài tiểu luận tốt hơn trong tương lai.
Xin cảm ơn giảng viên!
Trang 3Câu 1: Trình bày lễ nghi của đạo Cao Đài theo Kinh Thiên đạo và Thế đạo?
Câu 2: Trình bày và phân tích sự ảnh hưởng của Minh Sư đạo và Minh Lý đạo Tam Tông miếu đến giáo lý, lễ nghi và tổ chức của đạo Cao Đài?
MINH SƯ ĐẠO)
Minh Sư Đạo có nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền vào Việt Nam khoảng từ đời vua Tự Đức với Phật đường đầu tiên tại Cầu Kho (Chợ Lớn) có tên là “Chiếu Minh Phật đường” Đến năm 1863, một Phật đường nữa được lập tại Hà Tiên là “Quảng Tế Phật đường”
Tôn chỉ: Qui nguyên Tam giáo để từ đó tu hành, tự độ tha theo lập trường thuần tuý tu hành
Trang 4 Mục đích: Hoà hợp các tôn giáo để hộ trì và hoằng dương Đạo pháp, nhằm giáo hoá chúng sanh hồi đầu hướng thiện, thế đạo đại đồng, tu chơn giải thoát
1 Về giáo lý
Minh Sư hoạt động theo tôn chỉ từ bi – giác ngộ - giải thoát, hiệp nhất tinh hoa của 3 nền tôn giáo lớn là Nho, Phật, Đạo giáo để tìm lại cội gốc là “Đạo” (quy nguyên tam giáo) để từ đó tu hành “tự
độ, tự tha” thuần tuý tôn giáo
Thời gian chia thành Tam nguyên: Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên
Thế giới chia thành Tam giới: Thượng giới (cõi trời), Trung giới (thế giới loài người) và Hạ giới (cõi âm phủ) Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị chủ tế ngự trị ở cõi trời, nhưng quyền năng chưởng quản hai thế giới còn lại Còn chư Phật và các vị Bồ Tát ở cõi Tây Phương, các vị Thần Tiên ở cõi Bồng Lai
Trang 5Vũ trụ được tạo lập theo dịch lý: Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Ngũ hành, Ngũ hành cấu nên vạn vật
2 Về lễ nghi:
Thờ tự: Chùa Minh Sư có hai chữ Phật Đường sau tên chùa, thờ
Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tam giáo (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Khổng Tử, Đức Thái Thượng Lão Quân) và chư Phật Trước điện thờ có vòng Vô Cực và ngọn đèn Nhiên Đăng ở tâm vòng tròn, phía dưới là bình thuỷ
Tại chánh điện, gian giữa thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Diêu Trì Kim Mẫu, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; bên trái thờ Khổng Tử; bên phải thờ Đức Thái Thượng Lão Quân
Gian bên trái thờ các vị Tổ sư, Tiên sư Gian bên phải thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, Cửu Huyền Thất Tổ, Vong linh bá tánh Bên dưới chánh điện có bàn thờ Thần Hoàng bồn cảnh, Thổ địa Gian giữa đối diện thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế là bàn thờ
Hộ Pháp Long Thần
Trang 6Giờ lễ: Hàng ngày tại các Phật Đường cúng tứ thời: 6 giờ (sáng),
11 giờ (trưa), 18 giờ (chiều), 23 giờ (tối); hàng tháng cúng Sóc, Vọng; hàng năm có các ngày lễ: mùng 9 và mùng 10 tháng Giêng
Âm lịch, rằm tháng Giêng Âm lịch, 19 tháng 2 Âm lịch, 8 tháng 4
Âm lịch, 29 tháng 4 Âm lịch,
Lễ phẩm: dùng đồ chay, hương đăng quả phẩm, cơm nước.
Nghiêm cấm dùng rượu, các sản phẩm có nguồn gốc động vật, không dùng ngũ vị như hành, hẹ, nén, kiệu,
Kinh sách tu học: kinh Di Đà, kinh Hồng Danh, kinh Phổ Môn,
kinh Địa Tạng, kinh Thiên Môn Nhật Dung, Ngọc Hoàng kinh, Địa Mẫu kinh, Minh Thánh kinh, Thanh Tịnh kinh, Không Tử Tâm kinh, Ba La Mật kinh, Cảm ứng Thiên kinh, Liên Hoa Bửu Sám kinh, kinh Cứu Khổ, kinh Thiên Ngươn, kinh Bắc Đẩu,
3 Về hệ thống tổ chức
Cấp Trung ương: Hội đồng Trưởng lão và Ban Trị sự Trung
ương Giáo hội
Trang 7Hội đồng Trưởng lão là cơ quan tối cao của nền đạo, số lượng gồm 10 vị Lão sư được Đại hội Đại biểu Minh Sư đạo suy tôn và tại vị suốt đời, có nhiệm vụ chăm lo về Đạo pháp
Ban Trị sự Trung ương Giáo hội gồm 15 – 19 hội viên từ phẩm Thiên ân trở lên, nhiệm kỳ 5 năm; có nhiệm vụ lãnh đạo, thay mặt cho Giáo hội chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước, trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của Giáo hội
Cấp địa phương: Ban Trị sự (hoặc Ban Nghi lễ) Phật đường gồm
3 – 5 vị, nhiệm kỳ 5 năm; có nhiệm vụ giúp vị Trụ trì điều hành các hoạt động của Phật Đường
Hiện nay, Minh Sư đạo có 53 Phật Đường hoạt động tại 18 tỉnh thành phố từ Nam ra Bắc (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, ) với 300 chức sắc, hơn 1262 chức việc và trên 11224 tu sĩ, tín đồ, được Nhà nước cấp công nhận vào 10/2008
Tổ đình của Minh Sư đạo đặt tại Quang Nam Phật Đường, Quận
1, TP Hồ Chí Minh
Trang 8II MINH LÝ ĐẠO TAM TÔNG MIẾU (23/12/1924)
Nguồn gốc tên gọi:
MINH chánh giáo, Đạo truyền thiện hạnh, LÝ trực đàm, đức hoá cường ngôn
MINH khai tường Đại Đạo, LÝ hiểu đạt thâm uyên
Tôn chỉ: Thực hiện theo giáo lý của Tam giáo; dung hoà mọi tín ngưỡng, xu hướng cộng đồng, cùng học thuyết đông tây kim cổ, mở rộng tình thương, không phân chia màu sắc địa phương, nhằm hoằng dương chánh pháp, phục vụ nhơn sanh trên cương lãnh từ bi, giác ngộ
và giải thoát
Mục đích của Đạo: Quy nguyên Tam giáo để từ đó tu hành, tự độ, tự tha, góp phần phục vụ dân tộc, xây dựng hoà bình, am lạc cho Tổ quốc và nhân loại
1 Về giáo lý:
Giáo lý của Minh Lý đạo là sự kết hợp tinh hoa của ba tôn giáo lớn
ở phương Đông là Thích – Đạo – Nho làm Một (Quy nguyên Tam giáo) để hướng dẫn tín đồ, môn sanh tu hành, tự độ, vị tha độ dẫn
Trang 9loài người xây dựng một xã hội hoà bình, an lạc Trên cơ sở học thuyết Tam giáo, Minh Lý đạo hình thành Kinh chú, Sớ điệp, Luật
lệ, Lễ nghi và giáo lý Những công việc thường ngày về kinh chú,
sớ điệp, luật lệ, lễ nghi thuộc về Hình nhi hạ học Giáo lý cao siêu thuộc về Hình nhi thượng học Giáo lý của Minh Lý đạo được
hình thành trên 3 nguyên tắc: Tam giáo hiệu nhứt (Thích – Đạo –
Nho) trên đặc điểm luân lý, luyện khí, tu tâm là 3 phương pháp
cần thiết cho tu hành; Tam giáo qui nguyên, tuy 3 tôn giáo có
những đặc điểm khác nhau nhưng cùng hướng về căn bổn của đạo
làm người là ngôi Viên Nhứt; Chấp trung thủ nhứt là nắm giữ
ngôi Viên Nhứt Tam giáo đồ của Minh Lý cũng gọi là lược Hoả hậu, tượng trưng cho 3 nguyên tắc lập đạo nói trên
Giáo lý Minh Lý Đạo bao gồm các tài liệu thuộc về 3 giáo, rồi chọn riêng sở trường của mỗi giáo mà học, chớ không phải học hết giáo lý của 3 giáo
- Về Phật giáo, sở trường là tu tánh
- Về Đạo giáo, sở trường là luyện mạng
Trang 10- Về Nho giáo, sở trường là luân lý.
Vậy là Minh Lý đạo ban sơ do Tam giáo mà lập thành, nhưng tới thời kỳ quy nguyên, Minh Lý đạo là Trung đạo, là Trung tông, chớ không còn phải là Nho giáo, Đạo giáo hay là Thích giáo nữa
Ba thời kỳ nầy cũng đặng tượng trưng cho cái đèn hoả hậu của đạo Minh lý, đốt nhân dịp lễ Kỷ niệm nầy, để nhắc nhở cái nguyên tắc lớn đó:
- Từng ngoài, có 3 vòng tròn lớn: vàng, xanh, đỏ tượng trưng cho Tam giáo ở kỳ thứ nhứt
- Từng kế trong, có cái hình tam giác, tuy tam giác đồng một màu trắng, ý nói đồng một bản thể, mà còn thấy hình ba góc, nghĩa là cũng còn có chỗ phân biệt nhau, là thời kỳ thúe nhỉ
- Đến từng chót ở chính giữa trung ương, chỉ có cái hình vòng tròn nhỏ, tượng trưng cho Thiên tâm, cho Phật tánh, không có hình tướng, không có ranh hạn, trải khắp mười phương mà không ở đâu có (Nho gọi là: vô tại nhi vô hồ bất tại)
Trang 112 Về lễ nghi:
Điện thờ của Minh Lý đạo:
Thiên Bàn: giữa Bửu Điện (Chánh điện)
Bên trái Bửu Điện: thờ đức Địa Mẫu Từ Tôn Bên phải Bửu Điện: thờ Lịch Đại Tôt tiên
Hai bên hông đối mặt nhau: Bên phải: thờ Thanh phước chánh thần; Bên trái: thờ Thập điện minh vương
Đối mặt với Thiên Bàn có hai bàn thờ: Ở phía trong: thờ Long thần hộ pháp; Ở phía ngoài: thờ Môn quan thổ địa
Thời gian thờ cúng: Hàng ngày: cúng Tứ thời; Hàng tháng: ngày Sóc, Vọng và các ngày kỷ niệm của đạo,
3 Về hệ thống tổ chức:
Hội đồng Hội thánh: là cơ quan tối cao của đạo gồm:
- Định Pháp
- Tổng Lý
- Hiệp Lý
- Chưởng Lý
Trang 12- Tịnh chủ Bát nhã tịnh đường
- Trưởng và 2 phó ban quản trị
- Các vụ trưởng
- Quản lý các Chi đạo
Viện Bảo đạo:
- Chức năng: lo về phần tu tịnh, gìn giữ Đạo pháp
- Đứng đầu là vị Định pháp/Tổng Lý
- Nhiệm vụ:
+ Hướng dẫn và giám sát các hoạt động của đạo về mặt đạo pháp
+ Quản lý việc tiến tu của môn sanh, hướng dẫn môn sanh lập công tu học, hành theo Bát Chánh Đạo
+ Phê chuẩn nhân sự Ban Giám đạo của Bác Nhã Tịnh Đường + Đề nghị lên Hội Đồng Hội Thánh thăng thưởng và kỷ luật môn sanh các cấp
+ Quản lý Hội Môn sanh và Bác Nhã Tịnh Đường
Trang 13Viện Hành đạo: gồm 3 bộ phận: Ban Quản trị, Cửu Vụ và các
Chỉ đạo
- Ban Quản trị có nhiệm vụ thi hành các quyết định của Hội Đồng Hội Thánh; Ban Quản trị được Hội Môn sanh bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm
- Cửu Vụ gồm 9 cơ quan do các vị chức sắc từ cấp Thanh tịnh sư/cô trở lên phụ trách Cụ thể:
+ Vụ Lễ nhạc
+ Vụ Thánh hoá
+ Vụ Hoà giải
+ Vụ Tư dương
+ Vụ Nội chính
+ Vụ Giáo lý
+ Vụ Phước thiện
+ Vụ Ngoại giao
+ Vụ Tài chính
- Đứng đầu các vụ là Vụ trưởng
Trang 14- Các Chỉ đạo: đứng đầu là Quản lý Chỉ đạo Mỗi Chỉ đạo có ít nhất 50 tín đồ trở lên