1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM CHỦ ĐỀ SLEEPING BEAUTY

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sleeping Beauty
Tác giả Đinh Thị Thúy Mai, Vũ Thị Ngọc Uyên, Trần Thu Hiền, Đặng Thị Tuyết Lâm, Lê Minh Phương Nhi
Người hướng dẫn TS. La Mai Thi Gia
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn học dân gian Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 842 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Chúng tôi có tìm đọc những cuốn sách về nghiệp vụ đạo diễn, những cuốnsách có phần nói về công tác chuyển thể, mối liên quan giữa truyện cổ tích và các tác phẩm điện ảnh, những cô

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 

TIỂU LUẬN CUỐI   KỲ  

Nhómthực hiện:Nhóm 1Đinh Thị Thúy Mai- 2256010069

Vũ Thị Ngọc Uyên –  2256010150Trần Thu Hiền –  2256010036Đặng Thị TuyếtLâm –  2256010057

Lê MinhPhươngNhi –   2156010207

Trang 3

M Ụ C L Ụ C

M Ở    ĐẦ U   2  

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆ M   4  

1   Truy ệ n c ổ  tích   4  

2   Tác ph ẩm điệ n ả nh   5  

3   Đặc trưng truyệ n c ổ  tích   6  

CHƯƠNG 2: GIỚ  I THI Ệ U TÁC PH Ẩ M   7  

1   Truy ệ n c ổ  tích Sun, Moon and Talia   7  

a   Ngu ồ n g ố c   7  

b   Tóm t ắ t n ộ i dung   8  

2   Tác ph ẩm điệ n ả nh Sleeping Beauty (1959) c ủ a Walt Disney   9  

a   Ngu ồ n g ố c   9  

b   Tóm t ắ t n ộ i dung   9  

CHƯƠNG 3: TỪ   TRUY Ệ N C Ổ   TÍCH ĐẾ N B ẢN ĐIỆ N Ả NH   10  

1   Gi ố ng nhau   10  

a   Nhân v ậ t chính   10  

b   Bi k ị ch   11  

c   Nhân v ậ t gi ả i c ứ  u   12  

d   K ế t thúc có h ậ u   13  

2   Khác nhau   13  

a   Ngu ồ n g ố c bi k ị ch   13  

b   Nhân v ậ t ph ả n di ệ n   15  

c   Nhân v ậ t ph ụ   17  

d   Các tình ti ế t khác   18  

CHƯƠNG 4: Ý KIẾ N TH Ả O LU Ậ N   19  

1   Nh ững thay đổ i trong k ị ch b ản điệ n ả nh v ẫ n phù h ợ  p v ớ  i tinh th ầ n c ổ  tích   19  

2   Nh ững thay đổ i trong k ị ch b ản điệ n ả nh không còn phù h ợ  p v ớ  i tinh th ầ n c ổ  tích   20  

K Ế T LU Ậ N   22  

TÀI LI Ệ U THAM KH Ả O   23  

Trang 4

MỞ ĐẦU 

Chúng tôi có tìm đọc những cuốn sách về nghiệp vụ đạo diễn, những cuốnsách có phần nói về công tác chuyển thể, mối liên quan giữa truyện cổ tích và các tác phẩm điện ảnh, những công trình khoa học nghiên cứu về cải biên truyện cổ tích thànhtác phẩm điện ảnh cùng với các bài báo, bài phân tích Tuy nhiên nguồn tài liệu nhiềukhi chưa chính thống đo được tham khảo trên Internet, chúng tôi sẽ dành thời giannghiên cứu thêm về những vấn đề trên để phục vụ việc viết luận văn một cách tốtnhất Sau khi tham khảo những cuốn sách, công trình khoa học của các tác giả và các bài viết, chúng tôi nhận thấy ít có một tài liệu hay công trình nào hướng đến vấn đề

so sánh phiên bản điện ảnh Sleeping Beauty  (1959) của Walt Disney  với nội dungtruyện cổ tích Sun, Moon and Taliađược dùng để chuyển thể Chính vì vậy, chúngtôi suy nghĩ rằng đề tài: Việc chuyển thể truyện cổ tích với những thay đổi trong kịch bản điện ảnh có còn phù hợp với tinh thần cổ tích hay không? 

 Như M.Gorki nhận xét: “Truyện cổ tích luôn luôn chiếu rọi ánh sáng vào mộtthế giới khác” Trong kho tàng văn học dân gian thì truyện cổ tích chiếm một khốilượng lớn, phản ánh được nhiều mặt tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhân dân trongsuốt chiều dài lịch sử Ra đời trong một xã hội có sự phân chia giai cấp, truyện cổtích không chỉ phản ánh những mối quan hệ giữa con người với con người mà còn làtiếng thở dài của những mảnh đời, những nhân vật, những số phận bị áp bức trong xãhội Bước vào thế giới của truyện cổ tích, người đọc không chỉ thỏa mãn được nhucầu tìm hiểu, khám phá về chuyện đời xa xưa mà còn rút ra được những bài học vềnguyên tắc sống, nguyên tắc làm người Bởi vậy, việc nghiên cứu từng khía cạnh,từng lĩnh vực của truyện cổ tích vẫn luôn là một yêu cầu bức thiết với mỗi người khiquan tâm, tìm hiểu nền văn học dân tộc, văn học nhân loại

Truyện cổ tích hơn bất kỳ một thể loại văn học dân gian nào khác ở chỗ nó đãxây dựng thành công một thế giới hiện thực trong mơ ước Nó rọi chiếu ánh sáng kỳ

ảo của niềm hạnh phúc vào cuộc đời đầy bất hạnh của con người, khiến họ yêu đời

và sống mạnh mẽ hơn Truyện cổ tích không làm cho con người bị ru ngủ, bị lãngquên trong thế giới thần tiên ấy mà khiến họ tích cực hành động để xây dựng và cải

Trang 5

ở khả năng cải tạo, biến đổi nhanh chóng, kỳ diệu, triệt để và hợp lòng dân Songsong đó ở bản điện ảnh các yếu tố truyền thống như trang phục, kiến trúc, phong tụctập quán được thể hiện sinh động qua hình ảnh, âm thanh, góp phần bảo tồn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc. Việc chuyển thể truyện cổ tích thành phim đòi hỏi sựsáng tạo của các nhà làm phim để xây dựng kịch bản, tạo dựng bối cảnh, và thể hiệnnhân vật Qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo vàkhơi nguồn cảm hứng cho các nhà sáng tác khác.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các tác phẩm chuyển thể quan trọng là tác phẩm phải sử dụng ngôn ngữ điện ảnh để làm phương tiện sáng tác Ngôn ngữ điện ảnh, đãnói đến gồm ba yếu tố cơ bản là hình ảnh, âm thanh và dựng phim Khi xét đến tác phẩm ở bình diện này, chúng ta tập trung đánh giá tác phẩm dựa trên việc sử dụngcác yếu tố về hình ảnh, âm nhạc, lời thoại, tiếng động, các thủ pháp điện ảnh trongviệc dựng phim để tạo nên tác phẩm Bên cạnh những tác phẩm điện ảnh được chuyểnthể thành công cũng có những tác phẩm chưa được thành công khi thể hiện hồn cốtcủa câu chuyện bằng ngôn ngữ điện ảnh Hơn nữa đề tài thiếu nhi là vô cùng khótrong sáng tác điện ảnh, chuyển thể truyện cổ tích để làm phim lại càng khó Vì vậychúng tôi muốn tìm hiểu nghiên cứu về những điểm thành công và hạn chế của phim 

Sleeping Beauty  (1959) của Walt Disney  được chuyển thể từ tác phẩm truyện cổ tích  Sun, Moon and Talia.

Trang 6

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM

1 Truyện cổ tích

Truyện cổ tích có rất nhiều khái niệm, song nhìn chung về cơ bản là giống nhau.Mỗi một khái niệm mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra bổ sung, làm phong phú thêmnhững hiểu biết của chúng ta về thể loại truyện cổ tích. 

Theo tác giả Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, “truyện cổ tích làmột loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triểntrong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải những vấn đề

xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻkhi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia đình phụ quyền), cómâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp quyết liệt”. 

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt  do GS Hoàng Phê chủ biên, khái niệm truyện cổtích được diễn đạt ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là truyện cổ dân gian phản ánhcuộc sống đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, ước mơ của nhân dân,

về hình thức thường mang yếu tố thần kì, tượng trưng và ước lệ". 

Theo Chu Xuân Diên, khái niệm “truyện cổ tích" bao hàm ba yếu tố nghĩa: truyện

cổ tích là truyện kể; truyện kể này có quan hệ với thời quá khứ xa xưa cả về nội dunglẫn nguồn gốc phát sinh; dấu tích của truyện kể này vẫn còn lại cho đến nay. 

Từ những khái niệm trên, có thể tóm gọn về truyện cổ tích như sau: Truyện cổtích là những truyền miệng dân gian nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy nhưng chủyếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh về nhữngvấn đề trong đời sống, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muônmàu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình, có mâu thuẫn giai cấp vàđấu tranh xã hội Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ,niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốtđối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 

Trang 7

2 Tác phẩm điện ảnh 

Trong các loại hình nghệ thuật, nghệ thuật điện ảnh có tuổi đời trẻ nhất và cũng

là nghệ thuật duy nhất xác định được thời điểm xuất hiện của mình từ năm 1895 Lúcđầu là phim câm, rồi đến phim có kỹ thuật thu giọng nói và âm thanh, sau đó là đến

phim màu, phim truyền hình, Tính đến nay, điện ảnh đã có hơn 120 năm hình thành

và phát triển Sự ra đời của điện ảnh đã có sự tác động to lớn đến nghệ thuật và cả đờisống nhân loại Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào vềđiện ảnh. 

 TheoTừ điển tiếng Việt , “điện ảnh” được định nghĩa là “kỹ thuật thu vào phimnhững cử động liên tục và được chiếu lại trên màn ảnh, và đây là ngành nghệ thuậtdùng kỹ thuật để thu phát các kịch bản được dàn dựng và đạo diễn công phu”. 

 Theo Điều 4 Luật Điện ảnh 2006 , “điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thểhiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông quacác phương tiện kỹ thuật”. 

Căn cứ vào Điểm A Khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2014/TT -BVHTTDL, “tác phẩmđiện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âmthanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh, bao gồm: 

• Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoahọc, phim hoạt hình và các loại phim khác. 

• Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, đượcghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim. 

• Phim video là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật video, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị video. 

• Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số được ghilại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong đĩa số, ổ cứng, băng từ và cácvật liệu lưu trữ thông tin số khác để phát thông qua thiết bị kỹ thuật số. 

Trang 8

• Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số để phát trên sóng truyền

hình.

• Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim video, phim kỹ thuật số hoặc được

in sang từ phim nhựa.” 

Khái niệm “tác phẩm điện ảnh” không chỉ giới hạn ở việc sáng tạo mà còn liênquan đến quá trình sản xuất, phân phối và tiếp thị Từ việc phát triển ý tưởng ban đầu,viết kịch bản, lựa chọn diễn viên, quay phim, chỉnh sửa, thêm âm nhạc và âm thanh,đến việc chọn rạp chiếu, phát hành và quảng cáo, tất cả đều đóng góp vào việc tạo ramột tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh. 

3 Đặc trưng truyện cổ tích 

Tác giả V.Guxep trong công trình Mỹ học folklor  đã viết “ Do đó chúng tôi chorằng đặc trưng thể loại cơ bản của truyện cổ tích là sự phản ánh một số xung đột vàxung khắc cơ bản trong môi trường những quan hệ xã hội và sinh hoạt gia đình, sựgiải quyết những xung đột và xung khắc này trong thực tế, cụ thể lịch sử không thểthực hiện được, do đó nó có tính chất của một sự hư cấu kì ảo Do đó tính ước lệ nghệthuật và tính không giống sự thật là những đặc trưng thể loại thứ yếu (có sau) củatruyện cổ tích Bên cạnh điều này chúng tôi thấy cần phải làm nổi bật chẳng nhữngkhuynh hướng hư cấu mà cả xu hướng giáo huấn (diactique) của truyện cổ tích, nólúc nào cũng khuyên rằng dạy bảo dưới một hình thức lí thú và nhiều khi ngụ ý mộtcách bóng bẩy.” 

 Như vậy, có thể thấy được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích-hay “tinh thần cổtích”-là phản ánh những xung đột trong gia đình, những vấn đề mâu thuẫn giữa conngười với con người trong xã hội Truyện cổ tích có một mặt phản ánh sự đấu tranhcủa nhân dân chống giai cấp thống trị nhưng một mặt vẫn chịu ảnh hưởng ý thức hệthống trị của thời đại, tức là ý thức hệ của giai cấp thống trị. 

Trang 9

CHƯƠNG 2: GIỚ I THIỆU TÁC PHẨM

Trong bài nghiên cứu này, nhóm đã chọn chủ đề: So sánh truyện cổ tích và tác phẩm điện ảnhSleeping Beauty  (1959) của Walt Disney. 

Sleeping Beauty  là một câu chuyện cổ tích nổi tiếng được Disney dựng thành phim hoạt hình thu hút nhiều thế hệ thiếu nhi Phiên bản phổ biến nhất của Sleeping  Beauty  là bản được nhà văn Pháp Charles Perrault chép lại trong bộ sưu tập của ông  Histoires ou contes du temps passé(1697) Đây cũng là phiên bản thường được đưavào sách truyện cho trẻ nhỏ Sau này anh em nhà Grimm cũng sưu tầm câu chuyệnnày để viết nên phiên bản Little Briar-Rose  (1812) trong tuyển tập truyện cổ củamình Thế nhưng, ít ai biết rằng Charles Perrault đã viết lại câu chuyện của mình từmột bản gốc cổ xưa hơn, mang tựa đềSun, Moon and Talia  từng lưu truyền trong dângian, sau được tác giả người Ý Giambattista Basile chép lại. 

1 Truyện cổ tíchSun, Moon and Talia 

a Nguồn gốc

Vào năm 1634 tại nước Ý, Giambattista Basile là tác giả đầu tiên sáng tác câuchuyện với tên gốc làSun, Moon and Talia, trong tuyển tập Lo cunto de li cunti (The Tale of Tales).

 Lo cunto de li cunti (The Tale of Tales)  của ông được xuất bản năm 1634 vàđược đặt tên là Il pentamerone  (trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “năm ngày”, vì hầuhết các sự kiện trong tác phẩm đều diễn ra trong năm ngày) Điều này khiến ngườiđọc liên tưởng đến Decamerone  của nhà văn Boccaccio Bối cảnh của  Lo cunto de li cunti (The Tale of Tales)là câu chuyện về 10 phụ nữ kể một câu chuyện mỗi ngàytrong 5 ngày Từ đó, 50 câu chuyện xuất hiện, tất cả đều dựa trên việc truyền miệng,tạo thành một trong những bộ sưu tập truyện dân gian hoành tráng mọi thời đại Cáccâu chuyện trong tập truyện xoay quanh nhiều chủ đề khác nhau như tình yêu, lòngtốt, sự dũng cảm, lòng ghen tị, sự hy sinh, với nhiều yếu tố kỳ ảo, huyền bí. 

Sun, Moon and Talia  là câu chuyện thứ 5, được kể trong ngày thứ 5 Trong câuchuyện này, nữ chính không phải là Aurora mà là Talia Còn nhân vật hoàng tử không

Trang 10

 phải là một anh hùng dũng mãnh mà lại là một vị vua yếu đuối và tạo ra những tội áckinh hoàng trái với luân thường đạo lý. 

b Tóm tắt nội dung

Sun, Moon and Talia  của Basile kể rằng có vị lãnh chúa nọ sinh hạ được ngườicon gái và đặt tên là Talia Ông cho mời những nhà chiêm tinh thông thái nhất để dựđoán tương lai của con gái mình Khi họ tiên đoán rằng nàng sẽ gặp họa lớn từ mộtsợi lanh, lãnh chúa bèn cấm người dân làm công việc dệt Nàng Talia lớn lên khôngthấy bất kì một cảnh dệt vải thêu thùa nào xung quanh Ngày nọ, khi thấy một bà cụđang dệt lanh, dưới sự tò mò của bản thân, Talia đã xin được dệt thử và rồi một sợilanh đâm vào tay nàng Talia bất tỉnh, còn bà lão sợ mắc tội liền bỏ trốn Người chađau buồn bèn đặt nàng vào dinh thự vùng ngoại ô của ông, đồng thời niêm phong cửachính để nàng chìm vào giấc ngủ. 

 Nhiều năm sau, một nhà vua trong chuyến đi săn tình cờ bắt gặp tòa dinh thự.Con chim ưng của vua bay vào mà trở ra Vua bèn vào tìm và bắt gặp nàng Talia xinhđẹp đang đắm chìm trong giấc ngủ say Ông ta không kiềm chế được mà “thu hoạchtrái mùa” rồi bỏ đi, khiến Talia mang thai khi vẫn đang say ngủ Chín tháng sau, nàngsinh hạ một cặp sinh đôi một trai một gái Hai đứa trẻ đi tìm bầu sữa mẹ, vô tình mútngón tay nàng làm mảnh sợi lanh rơi ra, khiến nàng tỉnh dậy Talia ôm hai đứa trẻ vàđặt tên cho chúng là Sun và Moon

Một thời gian sau, nhà vua quay lại tòa dinh thự nhằm tìm Talia Vua gặp nàngcùng hai đứa trẻ, bèn kể hết sự tình Ông muốn được yêu thương nàng, Talia lập tứcgật đầu đón nhận tình yêu của ông ta, mà không hay biết ông vua đã có vợ Vua nhiềulần lấy cớ đi săn để qua lại với Talia, khiến hoàng hậu sinh nghi Bà sai người theodõi nhà vua và phát hiện ra vụ sự việc Hoàng hậu nổi giận, gửi tin giả cho Talia báorằng vua muốn gặp cô và các con ở cung điện Khi tới đó, Talia và hai đứa trẻ bị bà

ta giao chogã đầu bếp, bắt ông ta nấu hai đứa nhỏ làm bữa tối cho chính nhà vua ăn. Nhưng người đầu bếp tốt bụng rủ lòng thương, bèn giấu Talia cùng hai đứa trẻ rồigiết cừu non thay thế Khi hoàng hậu phát hiện đã ra lệnh đưa Talia tới giàn hỏa thiêu.Đúng lúc đó, nhà vua xuất hiện và giải cứu nàng Vua ném vợ mình vào giàn hỏa

Trang 11

thiêu thay thế, còn gã đầu bếp được trọng thưởng Vua cưới nàng Talia làm vợ và họsống hạnh phúc mãi mãi về sau. 

2 Tác phẩm điện ảnhSleeping Beauty (1959) của Walt Disney

a Nguồn gốc

Sleeping Beauty  là phim hoạt hình dài thứ 16 do hãng Walt Disney sản xuất vàcông chiếu vào ngày 29/01/1959 Phim dựa trên câu chuyện cổ tích cùng tên củaCharles Perrault, kết hợp với các yếu tố từ vở ballet The Sleeping Beauty  của Pyotr Ilyich Tchaikovsky.

b Tóm tắt nội dung

Vua Stefan và hoàng hậu Leah chào đón con gái mới sinh của họ - Aurora - và

tổ chức một lễ rửa tội để thần dân tỏ lòng kính trọng với công chúa Tại buổi lễ,Aurora được hứa hôn với Hoàng tử Philip-con trai của Vua Hubert-để thống nhấthai vương quốc Ba bà tiên tốt bụng gồm Flora, Fauna và Merryweather ban phướccho Aurora những món quà quý giá Ngay khi Flora và Fauna ban cho cô vẻ đẹp vàgiọng hát, bà tiên độc ác Maleficent xuất hiện, tức giận vì không được mời và đặt lờinguyền lên Aurora: trước khi mặt trời lặn vào ngày sinh nhật thứ mười sáu, cô sẽ đâmngón tay vào trục quay của một bánh xe quay và chết May mắn thay, Merryweatherlàm suy yếu lời nguyền, biến nó thành một giấc ngủ sâu mà chỉ có nụ hôn của tìnhyêu đích thực mới có thể phá vỡ. 

Để bảo vệ nàng công chúa nhỏ, vua Stefan ra lệnh đốt tất cả các bánh xe quaytrong vương quốc Các bà tiên quyết định giấu Aurora ở một nơi hẻo lánh và tự mìnhnuôi dưỡng cô, đổi tên cô thành "Briar Rose" Vào sinh nhật thứ mười sáu, Auroragặp Hoàng tử Philip trong rừng và hai người yêu nhau mà không biết danh tính thực

sự của nhau Trong khi đó, các bà tiên chuẩn bị một bữa tiệc bất ngờ cho Aurora và

vô tình thu hút sự chú ý của con quạ của Maleficent, Diablo Aurora trở lại và kể vềngười mình yêu, nhưng  bị các bà tiên tiết lộ sự thật và cấm gặp lại chàng trai đó. Diablo báo cáo lại với Maleficent về sự việc nó bắt gặp Bà ta xuất hiện tại lâuđài, dụ Aurora đến một căn phòng trong tháp, nơi cô chạm ngón tay vào con thoi của

Trang 12

 bánh xe quay và chìm vào giấc ngủ sâu Thương tiếc cho nàng công chúa, ba bà tiênđặt Aurora đang ngủ trên tòa tháp cao nhất và đưa cả vương quốc chìm vào giấc ngủ. 

Flora tình cờ nghe được rằng Philip chính là chàng trai Aurora đã gặp Các bàtiên phát hiện Philip bị Maleficent bắt cóc và giải cứu anh Nhờ có ba bà tiên giúp đỡ,được trang bị thanh kiếm sự thật và khiên đức hạnh, Philip chiến đấu và giếtMaleficent khi bà ta biến thành một con rồng khổng lồ Philip đánh thức Aurora bằngmột nụ hôn, phá vỡ lời nguyền và đưa vương quốc trở lại với những hoạt động sôiđộng Aurora đoàn tụ với cha mẹ và khiêu vũ với Philip trong niềm vui của mọi người. CHƯƠNG 3: TỪ  TRUYỆN CỔ TÍCH ĐẾN BẢN ĐIỆN ẢNH

Để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Những tình tiết thay đổi trong kịch bản điệnảnh có phù hợp với tinh thần cổ tích hay không?”, đầu tiên phải chỉ ra được nhữngđiểm giống nhau và những tình tiết đã được các nhà làm phim thay đổi để đưa vàotác phẩm điện ảnh Truyện cổ tíchSun, Moon and Talialà truyện cổ tích khởi đầu, làmột trong những phiên bản đầu tiên được truyền tụng trong dân gian, mang màu sắcđen tối, phản ánh đúng đắn nhất hiện thực xã hội lúc bấy giờ Do đó Sun, Moon and Taliatrở thành cảm hứng cho ra đời các tác phẩm văn học khác sau này trong đó có

Sleeping Beauty  là bản được nhà văn Pháp Charles Perrault chép lại trong bộ sưu tậpcủa ông “Histoires ou contes du temps passé” (1697) hay phiên bản của hai anh em

nhà Grimm là  Little Briar-Rose  (1812) trong tuyển tập truyện cổ của mình Qua từng phiên bản ở các thời kỳ khác nhau, các tác giả đã phần nào thay đổi tình tiết so với bản chính để phù hợp hơn với thời đại Sleeping Beautyđã được Walt Disney “xàonấu” lại dựa vào những biến thể sau này Từ phiên bản cổ tích cho đến bản điện ảnh

đã được thay đổi như thế nào và vẫn giữ lại được điểm tương đồng gì? Qua hoạt độngnghiên cứu, nhóm chúng tôi rút ra được những điểm tương đồng và khác biệt như

sau  

1 Giống nhau

a Nhân vật chính 

Ngày đăng: 04/12/2024, 05:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w