KHÁI QUÁT HÌNH PHẠT TỬ HÌNH Trong Luật Hình sự Việt Nam, tử hình là loại hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, tước đi quyền sống của người bị kết án và chỉ đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
GVHD:
Nhóm thực hiện: Nhóm 21 SVTH:
1 Đỗ Xuân Đoàn 22126017
2 Nguyễn Hoàng Long 22126035
3 Phan Thị Thanh Diễm
4 Chu Huyền Trang 22126063
5 Bùi Trọng Hiếu
Mã lớp học:
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2022
1
Trang 2
Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: Tử hình trong luật hình sự Việt Nam THỨ TỰ HỌ TÊN - MSSV NHIỆM VỤ KÝ TÊN ĐIỂM SỐ 1 Đỗ Xuân Đoàn 22126017 - Viết chương 1 Hoàn thành tốt 2 Nguyễn Hoàng Long 22126035 Viết chương 2… Hoàn thành 1/2 nhiệm vụ 3 Phan Thị Thanh Diễm Chưa hoàn thành 4 Chu Huyền Trang Chưa hoàn thành 5 Bùi Trọng Hiếu Nhận xét của giáo viên ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
KÝ TÊN
2
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH 3
1.1.Khái quát chung về hình phạt tử hình 3
1.4 Các tội phạm áp dụng hình phạt tử hình 5 1.5 Các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình 6
PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TẠI VIỆT NAM 6
2.1.Đánh giá, nhận xét về thực trạng áp dụng hình phạt tử hình 4 2.2 Phân tích 3 vụ án
2.3 Liên hệ bản thân, nhận xét, đề xuất giải pháp
20
3
Trang 4PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.1 KHÁI QUÁT HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Trong Luật Hình sự Việt Nam, tử hình là loại hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc nhất trong
hệ thống hình phạt, tước đi quyền sống của người bị kết án và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tính chất nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội như giết người, cướp tài sản
có sử dụng vũ lực, buôn lậu ma túy quy mô lớn, phản quốc, khủng bố, tham nhũng, tội phạm chống phá Nhà nước
Sau năm 1945, hình phạt tử hình được quy định trong các pháp lệnh 1967 trừng trị tội phản cách mạng; pháp lệnh 1970 tội phạm về xâm phạm tài sản
Đến năm 1985 nhà nước ban hành Bộ luật hình sự, có 29 tội quy định về hình phạt tử hình,
bộ luật năm1985 sửa đổi năm 1989 có 33 tội; sửa đổi năm 1991 có 36 tội, năm 1992 quy định 38 tội; năm 1997 quy định 44 tội có hình phạt tử hình
Bộ luật hình sự năm 1999 có 29 tội quy định mức phạt tử hình, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 còn 22 tội quy định hình phạt tử hình
Tuy nhiên, từ năm 2011, Luật Hình sự Việt Nam đã sửa đổi bỏ đi hình phạt tử hình đối với một số tội danh và thay thế bằng hình phạt tù chung thân hoặc tù từ 20 năm đến 30 năm, tù
từ 12 năm đến 20 năm và tù từ 7 năm đến dưới 15 năm
Hiện tại, hình phạt tử hình vẫn được áp dụng ở Việt Nam cho một số tội danh nghiêm trọng như:
Giết người trong tình trạng sử dụng vũ khí nguy hiểm, sử dụng chất độc, hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng
Tội phạm chống phá Nhà nước
Buôn lậu ma túy trên quy mô lớn
Kinh doanh đánh bạc trá hình và các hình thức đánh bạc khác trên quy mô lớn
Trước khi thực hiện hình phạt tử hình, phải có sự phê chuẩn của Tổng Bí thư hoặc Chủ tịch nước Hành quyết được thực hiện bằng bắn hoặc tiêm thuốc độc, thường được tiến hành trong nhà tù
4
Trang 51.2 KHÁI NIỆM HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất do Nhà nước áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (tội tử) để loại trừ vĩnh viễn người đó ra khỏi đời sống xã hội Quan niệm thế nào là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và khi nào áp dụng hình phạt tử hình không giống nhau ở các nước và các thời đại khác nhau Trong tiếng Anh, hình phạt tử hình gọi là “death penalty” - hình phạt chết người Ngoài ra, nó còn được gọi là “capital punishment” “Capital punishment” có nguồn gốc từ capitalis (tiếng Latin), là một hình phạt mà khi áp dụng, người
bị áp dụng sẽ bị mất đầu[1] Vì thế, hình phạt tử hình lúc khởi thuỷ, ở phương Tây, người ta thường dùng để chỉ hình phạt chém đầu Còn theo Từ điển Lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc, “tử” ở đây được hiểu là chết, “hình” là hình phạt tội, bao gồm chữ “tỉnh” (giếng) và chữ “đao” (dao) ghép lại Từ đó, có thể hiểu tử hình là hình phạt giết chết bằng cách thả xuống giếng hoặc chém bằng đao[2]
Trong luật hình sự của các nước theo hệ thống pháp luật Anglo -Saxon, tử hình được định nghĩa là hình phạt tước đi mạng sống của người phạm tội, được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng Tội nghiêm trọng ở đây nhằm ám chỉ các tội như: phản bội tổ quốc, khủng bố, giết người, cướp tài sản, hiếp dâm… Đây là những tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội mà các hình phạt khác được áp dụng không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của nó
Theo Điều 35 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (BLHS) thì, “tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”
Tử hình là hình phạt đặc biệt Tính chất đặc biệt của nó thể hiện ở tính nghiêm khắc mà không hình phạt nào có thể sánh được - tước đi mạng sống Khi hình phạt tử hình được thi hành, người bị kết án không còn cơ hội cải tạo, ăn năn hối cải Hơn thế nữa, nếu có sai sót trong quá trình tố tụng, việc sửa chữa là không thể khi hình phạt đã được thi hành
Tuy nhiên, khi nghiên cứu khái niệm hình phạt tử hình tại Điều 35 của BLHS, chúng tôi thấy một vài điểm chưa ổn, cần được sửa đổi Trước hết, luật quy định hình phạt tử hình
5
Trang 6“chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” Trong khi đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng lại được xác định là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (Khoản 3, Điều 8 của BLHS) Cách định nghĩa này và nội hàm của khái niệm rõ ràng là không thật logic và khá luẩn quẩn Hơn nữa, khái niệm hình phạt tử hình trong BLHS cũng không thể hiện được nội dung của hình phạt này - đó là việc tước đi mạng sống của người phạm tội Như vậy là không hợp lý Vì vậy, theo chúng tôi, khái niệm hình phạt tử hình tại Điều 35 của BLHS cần được sửa đổi thành: “Hình phạt tử hình là hình phạt đặc biệt, tước đi mạng sống của người phạm tội và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội do Bộ luật này quy định”
1.3 MỤC ĐÍCH CỦA HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Mục đích của hình phạt tử hình là sự phản ánh rõ nét bản chất xã hội, bản chất giai cấp của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng Trước đây, nếu các nhà làm luật quan niệm người phạm tội là kẻ đã gây ra tội ác và ác giả ác báo, phải trừng trị thích đáng thì sẽ dẫn đến việc lạm dụng hình phạt tử hình Các hình thức thi hành hình phạt tử hình trong trường hợp đó cũng dã man, tàn khốc hơn, thể hiện mục đích “trả thù” người phạm tội Dần dần các quan điểm tiến bộ, nhân đạo về hình phạt tử hình đã thay thế nên tuy vẫn duy trì ở
đa số các nước nhưng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội như là biện pháp cuối cùng và nghiêm khắc nhất để “trừng trị” họ
Điều 31 BLHS năm 2015 quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.” Tuy nhiên, đối với hình phạt tử hình thì không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án Vì họ không còn cơ hội để sửa chữa, khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra Không có cơ hội cải tạo, giáo dục họ trở thành người tốt
Sự nghiêm khắc và triệt để của hình phạt tử hình cho thấy mục đích phòng ngừa riêng, ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới Bởi các nhà làm luật xét thấy rằng người phạm tội bị kết
án tử hình là những người không thể cải tạo, giáo dục, không còn khả năng tái hòa nhập với
6
Trang 7xã hội Việc loại bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm với mức độ nguy hiểm cao là cần thiết hơn
cả Tuy nhiên, có thể thấy tác dụng răn đe, phòng ngừa chung của hình phạt tử hình trong việc ngăn ngừa các thành viên khác trong xã hội không phạm tội, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm
Một trong những định hướng Bộ luật hình sự lần này là đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 mà một trong những nội dung quan trọng là tiếp tục hạn chế hình phạt tử hình
1.4 CÁC TỘI PHẠM ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM
Hiện nay, trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 ( ), có 18 tội phạm áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam bao gồm:
- Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)
- Tội gián điệp (Điều 110)
- Tội bạo loạn (Điều 112)
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114)
- Tội giết người (Điều 123)
- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)
- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)
- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)
- Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)
- Tội khủng bố (Điều 299)
- Tội tham ô tài sản (Điều 353)
- Tội nhận hối lộ (Điều 354)
- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421)
- Tội chống loài người (Điều 422)
- Tội phạm chiến tranh (Điều 423)
1.5 CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH.
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
7
Trang 8* Không áp dụng hình phạt tử hình đối với:
- Người dưới 18 tuổi khi phạm tội
- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử
* Không thi hành án tử hình đối với:
Người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
- Người đủ 75 tuổi trở lên;
- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn
Trong trường hợp quy định trên hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 còn có quy định: Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm
PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TẠI VIỆT NAM
2.1 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Quyền sống là một trong những quyền thiêng liêng nhất của con người và được xem là một quyền tuyệt đối và được chính thức được ghi nhận bởi Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngườinăm 1948 (UDHR) và tiếp tục được khẳng định và cụ thể hóa trong các văn kiện quốc
tế quan trọng khác về quyền con người như: Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm
1966 (ICCPR), Công ước về quyền trẻ em, Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, Công ước về trấn áp và trừng trị tội ác a-pác-thai…
Trong mối quan hệ với quyền sống, án tử hình trở thành một đề tài được rất nhiều quốc gia quan tâm và là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất trên thế giới 䄃Ān tử hình là hình phạt được áp dụng nhằm tước bỏ tính mạng của một con người khi người đó bị kết án về tội phạm nghiêm trọng bởi một tòa án được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật[1] Hiện nay, đã có nhiều quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ hình phạt tử hình Tuy nhiên, hình
8
Trang 9phạt tử hình vẫn tiép tục tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đông dân cư Những năm gần đây, thế giới chứng kiến xu hướng rõ ràng bãi bỏ hình phạt tử hình hoặc ngừng áp dụng phạt tử hình trên thực tế ở nhiều quốc gia[2] Điều đáng nói là, trong danh sách các quốc gia vẫn còn duy trì án tử hình hầu hết lại là các quốc gia nằm tại khu vực châu 䄃Ā, trong đó có Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nhà nước pháp quyền và sự tiến bộ của xã hội, xuất hiện một trào lưu mới coi việc áp dụng hình phạt tử hình là không cần thiết, không công bằng hoặc không hiệu quả Quan điểm cần phải loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi xã hội dân chủ và văn minh nhằm bảo đảm việc thực hiện hiệu quả quyền sống của con người đã được pháp luật quốc tế ghi nhận[3].Bên cạnh đó, ICCPR và các công ước quốc tế liên quan cũng khuyến khích các quốc gia bãi bỏ hoặc hạn chế dần và có lộ trình để tiến tới xoá bỏ hoàn toàn án tử hình Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập ICCPR Từ thời điểm đó đến nay, Việt nam đã nỗ lực không ngừng nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền dân sự, chính trị, trong đó có quyền sống Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì án tử hình đối với các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bao gồm: các tội phạm về ma túy và tham nhũng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng và sức khỏe của con người, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và an toàn công cộng, các tội phá hoại hòa bình, các tội chống lại loài người và tội phạm chiến tranh Tại các phiên bảo vệ báo cáo quốc gia về việc thực hiện quyền con người theo chu kỳ UPR
và báo cáo việc thực hiện Công ước ICCPR, Việt Nam đã nhận được 11 khuyến nghị về việc bãi bỏ án tử hình đến từ 27 quốc gia thành viên khác nhau như Pháp, Ý, Phần Lan, New Zealand… thực tế, từ sau khi trở thành thành viên chính thức của các điều ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền cơ bản của con người, đối với hình phạt tử hình, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong lộ trình tiến tới việc hạn chế tối đa các tội phạm có thể bị áp dụng
án tử hình Tuy nhiên, để bãi bỏ hoàn toàn chế tài này ra khỏi luật hình sự tại thời điểm này
là điều không dễ dàng vì nó phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố nội tại của quốc gia
2.2 PHÂN TÍCH 3 VỤ ÁN
Tử hình kẻ giết, hiếp hai chị em cháu bé 8 tuổi:
Trong tháng 10/2012, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ trọng án xảy ra tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, làm một cháu gái gần 4 tuổi bị chém chết và một cháu gái 8 tuổi bị xâm hại nghiêm trọng
9
Trang 10Bị cáo Đặng Trần Hoài (SN 1986, trú tại xã Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) bị Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về 3 tội: "Giết người", "Hiếp dâm trẻ em" và
"Cướp tài sản" Trong số này có 2 tội áp dụng khung hình phạt cao nhất là tử hình Sau khi tranh tụng và nghị án, nhận định hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, Hội đồng xét xử tuyên Đặng Trần Hoài tử hình về tội "Giết người", tử hình về tội
"Hiếp dâm", 5 năm tù về tội "cướp tài sản" Tổng hợp hình phạt là tử hình Vụ án nghiêm trọng xảy ra ngày 29/7/2012, Hoài uống rượu tại một đám cưới ở khu vực Mỹ Đình, rồi phóng xe về thị xã Sơn Tây Khoảng 15h30’ cùng ngày, Hoài đi qua nhà anh Khuất Văn Hiền thì thấy hai bé gái đang ngồi chơi Hoài đã túm tóc đứa trẻ 8 tuổi, kéo xuống bếp, định hiếp dâm Thấy vậy, cô em 4 tuổi hoảng sợ, kêu khóc và đã bị Hoài sát hại Giết xong em nhỏ, Hoài tiếp tục hành vi hiếp dâm với bé gái 8 tuổi Nghe tiếng khóc, anh Khuất Duy Phương (bác ruột của hai bé) ở nhà bên vội chạy sang, lao vào cứu liền bị Hoài cầm dao
PHÂN TÍCH
Hành vi của Đặng Trần Hoài được xác định là rất nghiêm trọng và tàn ác khi đã sát hại một cháu gái gần 4 tuổi và hiếp dâm một cháu gái 8 tuổi Cả hai đều rơi vào tình trạng nguy kịch
và chịu đựng những hậu quả tâm lý và thể chất nặng nề Vụ án đã được xử lý một cách nghiêm khắc và minh bạch, đảm bảo quyền lợi của nạn nhân và chấm dứt hành vi phạm tội của bị cáo
Vụ án này cho thấy sự đáng sợ của một số hành vi phạm tội đặc biệt là hành vi xâm hại tình dục trẻ em Việc xử lý và tuyên án tử hình đối với Đặng Trần Hoài cũng là một lời cảnh cáo mạnh mẽ đối với các tội phạm có hành vi tương tự
Tử hình nghịch tử giết cả cha lẫn mẹ:
Đêm 24/6, sau nhiều lần xin 20 triệu đồng để trả nợ không được Lưu Văn Thắng (1986, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã dùng dao đâm chết cả cha lẫn mẹ trước mặt chị gái vì cho rằng họ "không yêu thương con cái" Khi gây án, Thắng mang dao nhọn, vào phòng ngủ của bố mẹ và đâm liên tiếp vào bụng, ngực, mặt và khắp cơ thể bố mình cho đến khi ông gục xuống Bị mẹ phát hiện, y tiếp tục ra tay sát hại người đã mang nặng đẻ đau mình bằng hàng chục nhát dao chí mạng
Nguyên nhân dẫn đến thảm án do nghiện điện tử, cờ bạc và lô đề từ nhỏ, dù đã lấy vợ sinh con nhưng Thắng vẫn mải mê với những trò chơi vô bổ khiến phải mang nợ nần chồng chất
10