1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

2008_Hội Thảo Việt Nam Học Lần 3_2008_Vấn Đề Xây Dựng Khoa Học Phát Triển Ở Việt Nam.pdf

5 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề Xây Dựng Khoa Học Phát Triển Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn
Trường học Viện Triết học
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Hội thảo
Năm xuất bản 2008
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 711,6 KB

Nội dung

2008_Hội Thảo Việt Nam Học Lần 3_2008_Vấn Đề Xây Dựng Khoa Học Phát Triển Ở Việt Nam.pdf2008_Hội Thảo Việt Nam Học Lần 3_2008_Vấn Đề Xây Dựng Khoa Học Phát Triển Ở Việt Nam.pdf2008_Hội Thảo Việt Nam Học Lần 3_2008_Vấn Đề Xây Dựng Khoa Học Phát Triển Ở Việt Nam.pdf2008_Hội Thảo Việt Nam Học Lần 3_2008_Vấn Đề Xây Dựng Khoa Học Phát Triển Ở Việt Nam.pdf2008_Hội Thảo Việt Nam Học Lần 3_2008_Vấn Đề Xây Dựng Khoa Học Phát Triển Ở Việt Nam.pdf2008_Hội Thảo Việt Nam Học Lần 3_2008_Vấn Đề Xây Dựng Khoa Học Phát Triển Ở Việt Nam.pdf2008_Hội Thảo Việt Nam Học Lần 3_2008_Vấn Đề Xây Dựng Khoa Học Phát Triển Ở Việt Nam.pdf

Trang 1

KHOA HOC PHÁT TRIỂN: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Ở VIỆT NAM

GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn

Viện Triết học

1 Từ góc độ triết học có thể nói, lý thuyết hay khoa

học về sự phát triển, đã được Hêghen xây dựng khá

hoàn chỉnh, kể từ các nguyên lý cho đến các phạm trù và

các quy luật Chính C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều

coi phép biện chứng của Hêghen là “học thuyết toàn diện

nhất, phong phú nhất, sâu sắc nhất về sự phát triển”®),

Tuy nhiên, vì rằng, Hêghen đã xây dựng nó trên cơ sở

duy tâm cho nên C.Mác và Ph.Ăngghen là những người

đã phải tự để ra cho mình nhiệm vụ cứu phép biện

chứng ra khỏi chủ nghĩa duy tâm, biến phép biện chứng

duy tâm đó thành phép biện chứng duy vật, thành khoa

học về những quy luật chung nhất về sự phát triển của

tự nhiên, của xã hội và của tư duy con người bằng cách

lật ngược phép biện chứng của Hêghen cho nó đứng

bằng chân

Vì vậy, có thể nói rằng, phép biện chứng duy vật chính

là lý thuyết, là khoa học về sự phát triển Bởi vì, chính nó

đã có đầy đủ tiêu chuẩn của một môn khoa học, kể từ đối

tượng, phương pháp cho đến các nguyên lý, hệ thống các

khái niệm, các phạm trù và cả các chức năng

iV.LLénin Toadn tập, t.26 Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1981, tr 63

142 | IVIDES, 2008

Trang 2

2 Khi chúng ta nói đến xây dựng một Khoa học phát

pì hay hoàn toàn khác về sự phát triển Nhiệm vụ đặt ra là,

trên cơ sở phép biện chứng hay là khoa học về sự phát

triển, đã được Hêghen, Mác, Ăngghen, Lênin xây dựng,

- tạo nên một Khoa học phát triển mang tính ứng dụng, hay

nề là Khoa học phát triển ứng dụng, phục vụ cho công cuộc

, xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay ©

và cả trong tương lai của chúng ta Điều này cũng phù hợp với xu thế chung đã định hình trên thế giới hiện nay khi các nhà khoa học đang tích cực xây dựng các ngành triết học ứng dụng (Applied Philosophy), chẳng hạn, đạo đức học ting dung (Applied Ethics), v.v

3 Đối với chúng ta, một khoa học như vậy đang là đòi hỏi cấp bách nếu chúng ta ý thức được rằng, công cuộc

| phát triển đất nước đang đứng trước những thách thức lớn

ta đang đi chưa có tiền lệ, chưa có những kinh nghiệm cần

| thiết để học tập Nói cho đúng ra, chúng ta đang vừa dò

lạc tìm đường, vừa rút kinh nghiệm, vừa điều chỉnh cách làm

phải trả giá cũng là điều dễ hiểu Song, để không phải trả giá quá đắt, hay chỉ phải trả một cái giá có thể chấp nhận

được, không để cho con cháu phải oán hận vì phải trả nợ

quá lớn thay cho chúng ta, thì nhất thiết phải có một tâm

nhìn thực sự khoa học được xây dựng trên những cơ sở lý luận vững chắc, chứ không phải dựa trên sự chắp vá vụng

se về từ những mẩu, những đoạn, những việc làm cụ thể của

E= IVIDES, 2008 | 143 |

Trang 3

Nguyễn Trọng Chuẩn Vấn đề xâu dựng khoa hoc phát triển

một số lĩnh vực chúng ta đang nhảy từ cực này sang cực khác; từ học người này sang bắt chước người khác mà rõ nhất là trong giáo dục ở tất cả các bậc học Cái giá phải trả cho sự thất bại của cải cách giáo dục suốt nhiều năm

qua là một trong những minh hoạ cho điều đó, mặc dù đó

4 Thời gian qua, ở ta, có một số công trình khoa học

nghiêm túc trực tiếp hay gián tiếp bàn về triết lý phát triển nói chung, và triết lý phát triển ở Việt Nam nói riêng, đã được xuất bản bản và tái bản Một số chương trình, một

số dự án phát triển khoa học và công nghệ cũng đã thu được những thành tựu nhất định rất đáng ghi nhận Tuy nhiên, khách quan mà nói, chúng ta chưa xây dựng được một lý thuyết thực sự khoa học, tương đối hoàn chỉnh và

đồng bộ cho sự phát triển, nhất là cho sự phát triển lâu bền

của đất nước Sự độc tôn, sự độc quyền, sự cục bộ trong

định hướng phát triển, chỉ biết thu lợi của không ít lĩnh vực hoạt động cũng bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu một lý thuyết phát triển đủ khả năng điều tiết, đủ khả năng vừa tránh trùng lặp, vừa tránh sự triệt tiêu hay giảm hiệu quả của nhau Nói rộng ra, chúng ta đang thiếu một tầm nhìn ở trình độ triết học chứ không phải ở tâm nhìn của một lĩnh vực riêng lẻ như lâu nay vẫn đang chỉ phối tương đối phổ biến các lĩnh vực hoạt động khác nhau, kể từ hoạt động dé xuất chính sách đến thực thi các chính sách đó

5 Thực tiễn đổi mới và phát triển đất nước những năm

vừa qua cho thấy, tuy đạt được những thành tựu rất to

' Một vài công trình trong số đó như: Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) Tiến bộ xã hội

Một số vấn để lý luận cấp bách NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000; Nguyễn Văn

Huyên (chủ biên) Triết lý phát triển C.Mác, Ph Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000; Phạm Xuân Nam (chủ biên) Triết lý phát triển ở

Việt Nam Mấy vấn đề cốt yếu Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 và 2005, v.v

144 | IVIDES, 2008

Trang 4

- văn hoá, bảo vệ môi trường

lớn, rất đáng tự hào, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện, v.v nhưng chúng ta cũng đã có không ít những yếu kém, thậm chí mắc cả những sai lầm, trong xây dựng và trong sự tăng trưởng xấu mà hậu quả có cái đã bộc lộ nhưng cũng có cái

sẽ chỉ bộc lộ sau một số năm nữa chứ không phải bộc lộ ngay tức thì Có thể nhận ra các nguyên nhân của tình trạng đó ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta nếu nhìn từ góc độ học thuyết phát triển

6 Chúng ta đang thiếu một quan điểm tổng thể trong

sự phát triển Cái thiếu này thể hiện rõ nhất ở sự chắp vá, hay thay đổi mà không tính trước những hệ quả, thậm chí

là hệ quả mang tính chất dây chuyển, có thể xảy ra Người chơi cờ giỏi không bao giờ chỉ tính đến một hai nước đi

mà phải tính trước nhiều nước, tính trước nhiều khả năng

để có thể đối phó một cách có hiệu quả và giành phần thắng Học thuyết phát triển đòi hỏi phải tính đến nhiều mối liên hệ, nhiều quan hệ, nhiều khả năng đang và quan trọng nhất là sẽ nảy sinh khi thực hiện một quyết định nào đó Nếu “không một lý thuyết khoa học nào có thể vĩnh viễn được miễn nhiễm đối với sai lâm”? thì xã hội lại càng không phải là trường thí nghiệm để cho phép xảy

ra những sai lầm, nhất là những sai lầm lớn Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000

được Đại hội VII (1991) cua Đảng ta thông qua đã nêu lên

một quan điểm sáng suốt, theo đó, “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển

i) Có thể nói, đây là luận

¡ Edgar Morin Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai Nxb Tri thức, Hà Nội,

2008, tr.24

ii Dang Cộng sản Việt Nam Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến

năm 2000 Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.9

IVIDES, 2008 | 145

Trang 5

Nguyễn Trọng Chuẩn Vấn đề xâu dựng khoa hoc phát triển

điểm chỉ đạo cực kỳ đúng đắn, là cơ sở quan trọng để xây

dựng Khoa học phát triển cho đất nước Tuy nhiên, trong

thực tiễn những năm qua, các chính sách cũng như hành

động cụ thể đã không đủ đảm bảo để thực hiện đúng

được điều này |

Công bằng xã hội mới chỉ trên lý thuyết nhiều hơn, bởi

vi su phân hoá giàu nghèo, thậm chí là cả sự phân cực,

đang có chiều hướng tăng lên; phát triển văn hoá không

thiếu những sự lệch lạc; giáo đục đào tạo có quá nhiều sai

lâm; cả môi trường xã hội lẫn môi trường tự nhiên, nặng

nhất là nạn phá rừng hết sức nghiêm trọng, đáng rung

chuông báo động ở cấp độ cao nhất Đau xót không kém

là bờ xôi ruộng mật ở cả ba miễn đất nước mà biết bao

nhiêu thế hệ cha ông gây dựng đang bị lạm dụng và huỷ

hoại không thương tiếc Sự vơ bèo, vạt tép để kéo vốn đầu

tư, để xây dựng sân gôn tại địa phương mình bất chấp

hậu quả về môi trường và đời sống nông dân khốn khó

đang dẫn chúng ta đi vào vết xe đổ mà nhiều nước đi

trước ta đã mắc phải Tệ nạn xã hội cũng vì thế mà tăng

lên đáng ngại nhưng chưa có cách ngăn chặn hiệu quả

7 Nêu lên một số vấn để trên để thấy rằng, hơn bao

giờ hết, đã đến lúc phải đầu tư công sức, trí tuệ và cả tiền

bạc nữa để xây dựng học thuyết phát triển, ít nhất là ở

tâm ứng dụng cho Việt Nam, để giải quyết những vấn đề

cả trước mắt và cả lâu dài trong quá trình phát triển

Thiếu một khoa học như vậy thì rất đễ sa vào chủ nghĩa

giáo điều mới, sa vào chú nghĩa kinh nghiệm nông cạn,

thiển cận và do vậy không tránh khỏi phải trả giá đắt

146 | IVIDES, 2008

Ngày đăng: 04/08/2024, 18:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w