Đề: Anh/ chị hãy đánh giá thực trạng phát triển và đưa ra giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật Tuồng trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam MỞ ĐẦU Hàng trăm nă
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN
-TIỂU LUẬN HẾT MÔN HỌC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Huệ Lớp: 21CVHH
Học phần: Văn hóa nghệ thuật Việt Nam Giảng viên hướng dẫn:
Đà Nẵng, tháng 12/2023
Trang 2PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU -2
NỘI DUNG CHÍNH -2
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ -2
1.Các khái niệm, lý thuyết liên quan -2
1.1 Khái niệm về nghệ thuật Tuồng -2
1.2 Phân loại Tuồng -3
1.Thực trạng hoạt động diễn ra để phát triển loại hình nghệ thuật Tuồng -9
1.1 Những thành tựu -11
1.2 Những hạn chế -13
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TUỒNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM -16
1.Các yếu tố tác động đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật Tuồng -16
2.Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật Tuồng -18
KẾT LUẬN -20
TÀI LIỆU THAM KHẢO -21
Trang 3Đề: Anh/ chị hãy đánh giá thực trạng phát triển và đưa ra giải pháp để bảo tồn và
phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật Tuồng trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam
MỞ ĐẦU
Hàng trăm năm qua, có một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc củaViệt Nam, được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian.Ai đó đã ví “Nếu ở Nhật Bản có kịch Noh, ở Trung Quốc có Kinh kịch thì ở ViệtNam có Tuồng”, và Tuồng được coi là “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc, là mônnghệ thuật cổ điển và bác học nhất Việt Nam Trải qua nhiều thăng trầm trong lịchsự hình thành và phát triển – bị cấm đoán thời vua Lê Thánh Tông, phục hồi vàphát triển cực thịnh vào thế kỷ 19 dưới triều Nguyễn, suy yếu vào đầu thế kỷ 20 vàphát triển trở lại sau khi đất nước thống nhất năm 1975 – Tuồng (hát bội, hát bộ,luồng tuông) ngày nay là môn nghệ thuật biểu diễn đặc sắc với sự kết hợp giữakịch bản văn học, múa, hát, âm nhạc, hội họa, và các trò diễn xướng dân gian Trởthành một môn nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân,mà chỉ cần thoáng nhìn hóa trang và phục sức của nghệ sĩ trên sân khấu, ta có thểnhận ra, đó là nghệ thuật Tuồng
NỘI DUNG CHÍNHCHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Các khái niệm, lý thuyết liên quan1.1 Khái niệm về nghệ thuật Tuồng
Nghệ thuật Tuồng được hình thành trên cơ sở ca, vũ, nhạc và các trò diễn xướngdân gian với ngôn ngữ văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán vớivăn Nôm, đã có thời kỳ phát triển cực thịnh vào thế kỷ 17-18 Tuồng còn được gọilà hát bộ hoặc hát bội “Bộ” trong hát bộ bắt nguồn từ việc hát có điệu bộ, có tròtrống, được hình thành từ cách gọi của dân gian Về từ “bội” có ý kiến cho rằng từ
Trang 4này xuất phát trong từ “bội độc”, nghĩa là “ôn bài mà không cần sách” MiềnTrung, Nam phổ biến gọi là “bội” hoặc “bộ”, miền Bắc gọi là “Tuồng” Chữ“Tuồng” vốn dĩ là để gọi chung một vở kịch hát, sau dần được xem như là mộtdanh từ chỉ riêng cho loại hình nghệ thuật “Hát bội” Tuồng có mối quan hệ mậtthiết với lịch sử, diễn xướng dân gian, hoạt động tín ngưỡng dân gian, kịch hát khuvực cũng như thế giới Một loại hình nghệ thuật cổ điển lâu đời, có giá trị, thể hiệnbản sắc là sự phát triển đỉnh cao của sân khấu truyền thống Việt Tồn tại dọc chiềudài lịch sử Viê xt Nam, Tuồng in đậm dấu ấn những giá trị văn hóa, văn minh độcđáo được truyền từ đời này sang đời khác Đây là một đặc trưng đáng tự hào màkhông phải quốc gia nào cũng có được.
1.2 Phân loại Tuồng
Như đã biết, môn nghệ thuật này đã trải qua hành trình thăng trầm trong quá khứđể có thể kéo dài đến ngày hôm nay, đã có khoảng thời gian Tuồng bị cấm cản vàcũng đã có thời gian nó đã đạt được sự phát triển cực thịnh vào thế kỷ 17 – 18 Thếnhưng từ sau thế kỷ 19 thì Tuồng đã có nhiều sự thay đổi hơn
Tuồng được phân loại thành: Tuồng thầy (mẫu mực), Tuồng ngự (cho vua xem),Tuồng cung đình (diễn trong hoàng cung), Tuồng pho (nhiều hồi diễn nhiều đêm),Tuồng đồ (phóng tác, không có trong sử sách), Tuồng tân thời (chuyển thể từ cáctiểu thuyết); nhưng tựu chung có thể chia làm hai loại Tuồng cổ và Tuồng hiện đại.Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương Tuồng cổ xoay quanhxã hội phong kiến của người Việt, mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấmgương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử củacon người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, trong đó, chất bihùng được coi là một đặc trưng thẩm mỹ của loại hình nghệ thuật truyền thốngnày Tuồng cổ vốn là hình thức diễn xướng xuất phát từ dân gian, dần được thốngnhất về mặt phong cách, nghệ thuật biểu diễn và phong cách, kịch bản thường
Trang 5được viết bằng chữ Nôm Tuồng hiện đại là sự ra đời tiếp nối với Tuồng cổ vớimong muốn thổi vào làn gió mới cho phù hợp với nhu cầu thời đại Được sáng tácvới phần nội dung mới, bám sát thị hiếu và diễn biến lịch sử của dân tộc thiên vềnhững câu chuyện dân gian mang tính chất hài kịch và hài hước, châm biếm hơn,phục vụ đời sống tinh thần của người dân Ngày nay, chúng ta còn có ba lưu pháinhư Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ Trong đó Tuồng Trung Bộ phong phú, mangmàu sắc dân tộc hơn cả Ví dụ như Bình Định chính là cái nôi của Tuồng, trở thànhđất Tuồng với các tên nổi tiếng Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh,…
1.3 Đặc trưng
Khác với các loại hình sân khấu khác, Tuồng thường mang cho mình dáng vóc âmhưởng hùng tráng như tấm gương tận trung yêu nước yêu dân, xả thân vì đại nghĩa,bài học ý nghĩa dạy nên người, cái chất bi hùng được coi là một trong những đặctrưng của Tuồng Mang thông điệp chính nghĩa trong tình huống gian truân khókhăn, dũng cảm mưu trí, ý chi sắt thép, thủy chung cùng với niềm đam mê khátvọng ngút trời Các chất liệu của Tuồng gợi nhắc đến truyền thống nhân nghĩa,dũng cảm, bất khuất của các đời cha ông ta ngày đêm dựng nước và giữ nước nênít nhiều gì cũng sẽ đem lại cho người xem vô số cảm xúc trào dâng khi theo dõi.Có thể nói Tuồng là nơi tái hiện lại sân khấu của anh hùng, trở thành tấm gươngsáng để noi theo Tuồng mang tính cổ điển khi phần lớn các vở diễn được xâydựng dựa theo những tích truyện lịch sử mang tính khuôn mẫu
Kịch bản Tuồng xây dựng theo dòng kịch tự sự phương Đông Câu chuyện đượctrình bày có đầu có đuôi và theo trật tự thời gian phát triển của nó Đặc biệt, kịchbản Tuồng thường chứa đựng tính xung đột rất cao, từ xung đột phe phái đối lậpđến xung đột giữa những tính cách Chia làm 3 hồi:
- Hồi I (giới thiệu hoàn cảnh cơ bản và nhân vật)
Trang 6- Hồi II (nổ ra xung đột chính, tình huống phức tạp)- Hồi III (cao trào xung đột và kết quả chiến thắng của chính nghĩa)Bên cạnh đó, cũng có các vở diễn gồm 4 hồi, thông thường hồi thứ III sẽ là pháttriển xung đột, khó khăn Đến hồi IV sẽ kết thúc.
Ở Tuồng, chính là sân khấu mang tính tổng hợp, các yếu tố ca, vũ, nhạc được pháttriển một cách hài hòa qua khả năng diễn xuất xuất chúng của các diễn viên, nghê xsỹ Phương thức phản ánh của Tuồng không đi vào tả thực mà chú trọng tả ý, nhằmlột tả cái thần của nhân vật, sự việc "Cái thần" chính là đỉnh cao của nghệ thuậtbiểu diễn Tuồng Do đó, Tuồng bỏ qua các chi tiết vụn vặt, dùng thủ pháp khoatrương, cách điệu nhằm thể hiện cái bản chất, cốt lõi Lời nói, động tác hình thể, sựdi chuyển trên sân khấu Tuồng đều được cách điệu hóa cao để trở thành những quiphạm có nguyên tắc và niêm luật chặt chẽ Các động tác càng nhỏ càng nhanh, khilên sân khấu càng được biểu diễn cường điệu thì khán giả càng cảm nhận được.Ngay cả dáng đi cũng cần thể hiện được cái “tâm” của nhân vật trong vở thiện hayác Những người nghệ sỹ đóng các vở Tuồng phải được đảm bảo có khả năng diễnxuất tốt, phân thành từng bộ riêng, không thể diễn bộ “Trung” cho vai “Hèn” hay“Nịnh” Thậm chí lên ngựa xuống ngựa còn phân biệt bộ của trung tướng khác bộdạng nịnh thần Cùng đó phải khéo léo kết hợp cả vũ đạo (điệu múa), hệ thống nóilối, bài bản, làn điệu (hát) để biểu đạt được tính cách, tâm trạng, suy nghĩ của cácnhân vật trong vở diễn Trong đó, múa Tuồng yêu cầu vừa phải gần gũi với độngtác sinh hoạt và hành động tâm lý trong đời sống xã hội con người Nghệ sĩ diễnTuồng phải phối hợp những động tác sinh hoạt hàng ngày với những điệu múa dângian, múa tín ngưỡng, tôn giáo trong tế lễ, hội hè, trong múa cung đình và võ thuậtdân tộc để tạo nên một hệ thống vũ đạo từ đơn giản đến phức tạp
Tuồng lấy sự cách điệu và ước lệ là tiêu chí nghệ thuật cơ bản Điều này được thấyrõ qua viê xc các yếu tố hội họa trong phục trang, mặt nạ hóa trang, cách vẽ mặt đều
Trang 7thể hiện được tính cách, bản chất của mỗi nhân vật trên sân khấu Ví dụ, màu đỏhoặc đồng thường thể hiện sự anh hùng và quyền lực, như trong trường hợp củacác nhân vật như Quan Công, Cao Hoài Đức, Đạch Thanh Ngược lại, màu trắngcó thể là biểu tượng của sự trong sáng và cao quý, như Bàng Hồng, Đổng Trác,Tào Tháo Màu đen thường được áp dụng cho những nhân vật tinh tế, bí ẩn, nhưTrương Phi, Trình Ân, Uất Trì Cung Đối với những nhân vật già, mang tính cáchnông dân, thì màu xám thường là lựa chọn Màu xanh thường được sử dụng để đặctrưng cho những nhân vật thông minh, quyết đoán, như Ngô Tôn Quyền, Cáp TôVăn
Ngoài ra, âm nhạc cũng là yếu tố tạo sức hút lớn cho Tuồng Âm nhạc của Tuồngkhai thác từ vốn nhạc dân gian, đa dạng âm điệu, thể hiê xn nhiều sắc thái biểu cảmvui buồn ở từng cung bậc khác nhau Dàn nhạc trên sân khấu Tuồng có thể kể đếnBộ gõ (trống, thanh la, mõ ), bộ hơi (kèn, sáo, chủ yếu là kèn), bộ dây (nhị, cò, hồ,đại, tiểu ), bộ gảy (tam, tứ, nguyệt ) tham gia thổi hồn vào nhân vật và bối cảnhtác phẩm, từ khi mở màn cho đến khi kết thúc vở diễn Vậy nên, với chất bi hùngcủa mình, âm nhạc của Tuồng có thể tạo không khí cho vở diễn và biểu hiện tâm tưtình cảm của nhân vật (tâm trạng bên trong và những tình huống kịch tính).Trang phục trong nghệ thuật Tuồng mang vẻ đặc trưng và có sự cầu kỳ hơn cả,phải có sự phân biệt rõ ràng từng tuýp nhân vật mới cho ra được một bộ đồ thểhiện rõ ràng vai vế, tính cách của nhân vật, phù hợp với câu chuyện bối cảnh Vídụ như vua cần phải đội mão “cửu long”, mặc áo long bào, phải nạm thêu hìnhrồng, có kèm theo đai vàng, chân mang hia, ống quần của nghệ sĩ sẽ được cuốn bỏvào hia Quan văn thì đội mão “văn công” chóp mũ tròn (sứ thần, hoạn quan, quânsự), mão “bình thiên” chóp bằng màu đen (thái sư, thừa tướng), mão “cánh chuồn”giống như của các quan triều Quan võ: đội mão “đồng cán” màu đỏ, mão “bìnhthiên” màu đỏ hay xanh, mặc áo “long chăn” màu xanh hay đỏ, tay hẹp, có đai, rất
Trang 8gọn gàng Yêu: xiêm, giáp như của tướng, có khi mặc một cái áo màu vàng, vẽtừng lằn đen giống như da hổ, trông vô cùng hung dữ… có một ý kiến cho rằng lúcxưa diễn Tuồng thường có kịch bản ảnh hưởng từ truyện Trung Quốc nên sẽ sửdụng trang phục của Trung Về sau, xuất hiện nhiều hơn của Tuồng lịch sử Việtnên dần dần các yếu tố chất liệu hay kịch bản cũng chuyển dần sang đúng cách ănmặc của Việt phục Song đó, các diễn viên sử dụng rất nhiều loại đạo cụ tùy theocác tính chất vai diễn, nhân vật khác nhau Ví dụ như: Một chiếc roi mây, ở đầu roivà cách những khoảng đều nhau cột một túm vải sơ cắt nhỏ là tượng trưng cho conngựa Hai cây gậy tròn nhỏ dài khoảng một mét rưỡi Ở phần đầu mỗi cây gậy cólồng hai tấm vải hình chữ nhật ngắn, thêu màu vàng có tua là tượng trưng cho xeloan, kiệu của các bậc vương hầu, quận chúa Một cây gậy tròn nhỏ dài chừng nửathước, đường kính khoảng một phân, ở đầu gậy cột một túm tơ dài trắng dùng chocác vai: tiên, đạo sĩ, thái giám, thường gọi là cây phát chủ tượng trưng cho quyềnphép, yêu thuật Binh khí như dao, kiếm, giáo, mác, thanh long đao (siêu đao) đềulàm theo kích thước giống y như lỗ bộ (bộ binh khí thường thấy trong các cungvua, phủ chúa, đền đình,…) Cờ đuôi nheo nhỏ dùng cho vai tướng nữ (đào) cắmsau lưng Cờ to bản dùng cho quân hiệu rước đi trước Loa, tù và, chiêng, trốngnhỏ,…
1.4 Nội dung về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam
Gồm 4 nội dung cơ bản như sau: - Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại
hình di sản văn hóa phi vật thể; - Có chính sách, chế độ để khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu disản văn hóa phi vật thể;
Trang 9- Hướng dẫn về nghiệp vụ bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vậtthể theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóaphi vật thể;
- Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phivật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vậtthể
2 Tình trạng vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam
Di sản văn hóa tạo nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc là tiếng nói,chữ viết, lễ hội, kiến trúc, trang phục… Các giá trị văn hóa này do cộng đồng dântộc sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn, phát triển, là những yếu tố làm nên giá trịđặc sắc của mỗi cộng đồng Các di sản văn hóa nước ta đã đóng góp ngày càng tíchcực cho sự phát triển kinh tế trên nhiều mặt Nhiều điểm tham quan du lịch mớiđược mở ra quanh khu di sản, ngày càng nhiều hoạt động dịch vụ phục vụ thamquan, du lịch được mở Thực tiễn những năm qua cho thấy, các di sản thế giới đãgóp phần ngày càng quan trọng trong việc phát triển du lịch của đất nước Tại cácđịa phương có di sản thế giới, chúng ta đã có rất nhiều sáng kiến hoạt động quảngbá di sản Qua đó cũng góp phần quảng bá du lịch, thu hút du khách đến với di sảnthế giới, như việc tổ chức các: Năm du lịch Hạ Long, Festival Huế, Quảng Namhành trình di sản, Đêm rằm phố cổ (Hội An), Con đường di sản miền Trung, v.v Những hoạt động này, sau khi thử nghiệm thành công đã trở thành thường xuyên,định kỳ tại các di sản thế giới và đã được ngành du lịch rất quan tâm
Các chính sách của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua đã có tác dụng bảo tồn vàphát huy di sản văn hóa, ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích lịch sử, tácđộng mạnh mẽ đến sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bảnsắc dân tộc Bằng chính sách xếp hạng của Nhà nước, nhiều di tích có giá trị tiêubiểu về lịch sử, văn hóa và khoa học đã được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật Qua
Trang 10đó, tổng mức đầu tư hàng năm cho hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích liên tục tăng lêntheo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn, đồng thời ưu tiên tập trung đầu tư cho cácdi tích quốc gia đặc biệt và các di tích lịch sử cách mạng Như vậy, Chương trìnhmục tiêu quốc gia tu bổ tôn tạo di tích ngày càng có hiệu quả, góp phần thực hiệntốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động bảo tồn bảo tàng Nhờ nguồn ngân sáchđược đầu tư kịp thời của Nhà nước và cộng đồng xã hội mà nhiều di tích lịch sửcách mạng đã được cứu thoát khỏi tình trạng xuống cấp nghiêm trọng Chính vìnhận thức được rằng các giá trị văn hóa, thiên nhiên của di sản không phải chỉnhằm phục vụ công tác nghiên cứu, học tập đơn thuần, mà còn có khả năng đónggóp vào sự phát triển kinh tế của địa phương và cả nước, nên ngoài sự quan tâmcủa các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các di sản còn nhận đượcsự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng vào quá trình bảo tồn và phát huygiá trị di sản.
Bên cạnh đó, sự quản lý của các cơ quan nhà nước còn lỏng lẻo, dẫn đến nhiều ditích tiếp tục bị xâm phạm, lấn chiếm, đánh cắp, làm hư hại, thất thoát khá nặng nề.do các địa phương chỉ coi trọng phát triển kinh tế để đạt chỉ tiêu tăng trưởng chứ ítquan tâm đến việc giữ gìn cảnh quan môi trường và các di sản văn hóa Ở một sốnơi, trong khi tiến hành bảo tồn, trùng tu đã không cẩn thận, thiếu trách nhiệm,thiếu năng lực chuyên môn, làm biến dạng, mất giá trị di tích, đặc biệt là các di tíchlịch sử cách mạng, kháng chiến của nhân dân ta
Xu hướng thương mại hóa nghệ thuật dân tộc đang lan ra trên khắp các sân khấubiểu diễn Các loại hình nghệ thuật truyền thống như Tuồng, chèo, cải lương, quanhọ, dân ca kịch ngày càng lún sâu vào bế tắc, không có hoặc rất ít khán giả, nhất làkhán giả trẻ Các rạp hát dành cho nghệ thuật dân tộc phần lớn là vắng khách, "tốiđèn"
Trang 11CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TUỒNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM1 Thực trạng hoạt động diễn ra để phát triển loại hình nghệ thuật Tuồng
Có thể thấy rằng, Tuồng xưa đã chinh phục được biết bao vua chúa lúc bấy giờ,được các triều đình phong kiến ưu ái lựa chọn như mô xt công cụ quản lý đất nướcvà tiếp khách bàn giao Tuồng cũng là loại hình văn hóa giải trí lành mạnh choquần chúng, xứng đáng là viên ngọc sáng quý báu trong kho tàng văn hóa nghê xthuâ xt truyền thống nước nhà Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng Tuồng đang dần đixuống dốc và ít đươc quan tâm hưởng ứng nhiệt tình Biến động của lịch sử đã cósự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Tuồng, không chỉ riêng loại hìnhnghệ thuật này mà các môn nghệ thuật truyền thống khác cũng dần mất đi chỗđứng, rõ rệt nhất là sau khi có sự du nhập của văn hóa phương Tây, điều này đãđược lớp trẻ lớp thế hệ mới hưởng ứng nồng nhiệt Cùng với sự nhập cuộc vàocuộc sống văn minh đô thị, các loại hình nghệ thuật mới đã nhanh chóng phát triểnvà lan tỏa ra nông thôn, nơi mà trước đây cộng đồng dân cư thường chỉ thưởngthức nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật Tuồng Thời kỳ này, một phầnđáng kể của khán giả truyền thống đã quay lại và chấp nhận với sự đổi mới tronglĩnh vực nghệ thuật này Tuồng truyền thống là cơ sở nền tảng của sân khấu Tuồng,song để phát huy được các giá trị truyền thống, đòi hỏi người sáng tác và dàn dựngcác vở diễn phải am hiểu thấu đáo và sử dụng thành thục ngôn ngữ của loại hìnhnghệ thuật này Việc phục dựng Tuồng cổ có thể giữ nguyên dạng hoặc có sự canthiệp nhất định về kịch bản, cải biên trong dàn dựng, biểu diễn cho phù hợp đươngđại
Trong những năm gần đây, một số nhà hát nghệ thuật truyền thống đã tiến hànhphục hồi và cho tiến hành dàn dựng một số trích đoạn Tuồng cổ, một số cuộc hộithảo mang tầm quốc gia cũng được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệthuật sân khấu Tuồng