1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2d trường tiểu học phạm hùng học tốt bảng nhân

41 11 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân
Tác giả Nguyễn Trần Phương Trúc
Trường học Tiểu học Phạm Hùng
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại báo cáo tóm tắt
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hòa Thành
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Nhằm tạo hứngthú cho các em học khi học môn Toán và giúp các em học tốt hơn bảng nhân và có thể vận dụng tốt bảng nhân vào đời sống thực tiễn tôi đã chọn nghiên cứu sáng kiến “Một số biệ

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do –Hạnh Phúc

Thị xã Hòa Thành, ngày 09 tháng 03 năm 2023

BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

- Tên cá nhân thực hiện: Nguyễn Trần Phương Trúc

- Thời gian thực hiện: Từ ngày 05 tháng 09 năm 2022 đến ngày 09 tháng 03năm 2023

1 Sự cần thiết mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Năm học 2022 – 2023 tôi được sự phân công của Ban giám hiệu chủnhiệm lớp 2D Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy trong giờ học Toán không ápdụng một số biện pháp sử dụng trò chơi lồng ghép vào các bài học, tôi thấy họcsinh rất nhàm chán, ít chú ý và ít tham gia vào việc học Qua đó, tính tư duy,sáng tạo của các em sẽ không được phát triển Làm cho giờ học Toán trở nêncăng thẳng và mệt mỏi dẫn đến kết quả học tập không cao

Thực hiện đổi mới Phương pháp dạy học mới theo định hướng chươngtrình GDPT 2018 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của họcsinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu Hình thành vàrèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, gây hứng thú học tập mônToán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa Nhằm tạo hứngthú cho các em học khi học môn Toán và giúp các em học tốt hơn bảng nhân và

có thể vận dụng tốt bảng nhân vào đời sống thực tiễn tôi đã chọn nghiên cứu

sáng kiến “Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân.”

2 Mô tả sáng kiến:

- Cơ sở lý luận:

+ Các văn bản chỉ đạo của ngành

Trang 2

+ Các quan niệm về giáo dục.

- Cơ sở thực tiễn nêu thực trạng của lớp học Từ đó, đưa ra các biện pháp để ápdụng giúp cho học sinh nhằm phát huy tối đa tính tích cực của các em trong quátrình học tập

3 Phạm vi triển khai thực hiện:

Với sáng kiến này chúng tôi triển khai thực hiện trong tập thể lớp 2Dtrường Tiểu học Phạm Hùng

4 Tính mới của sáng kiến:

Sáng kiến này làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh trong quátrình học bảng nhân, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng.Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệmđược tích luỹ qua hoạt động học tập

5 Kết quả, hiệu quả mang lại:

Qua quá trình áp dụng sáng kiến trên, tôi thấy tình hình học tập của họcsinh đã chuyển biến rõ rệt Đa số các em đã hứng thú hơn trong mỗi giờ họcToán, nên giờ học toán của các em không còn khô khan, mệt mỏi như trước đâynữa mà trở nên sôi động, hấp dẫn Các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹnhàng, hào hứng, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp Hai

“Học mà chơi, chơi mà học” Trong quá trình học tập các em cũng khá mạnh

dạn và tự tin Trò chơi Toán học tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh độngtrong giờ học Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ởhọc sinh Tổ chức tốt trò chơi Toán học không chỉ làm cho các em hứng thú hơntrong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình

và tự đánh giá nhau trong học tập Với các giải pháp đã áp dụng đã làm cho chấtlượng môn Toán ở các lớp ngày càng cao Do đó, kết quả mang lại rất khả quan

6 Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến

Với những biện pháp trình bày trên đây đã được áp dụng tại trường Tiểuhọc Phạm Hùng tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động dạy và học

Trang 3

của đơn vị Tôi sẽ tiếp tục áp dụng sáng kiến này vào việc giảng dạy môn Toáncho học sinh của lớp mình đồng thời trao đổi cùng đồng nghiệp để áp dụng trongtoàn khối nhân rộng ra toàn trường, sang các xã bạn và cho những năm sau giúpcác em học tập tốt hơn.

Đối với học sinh: tự giác, tích cực trong học tập, chuẩn bị đầy đủ đồ dùnghọc tập khi lên lớp

Đối với phụ huynh học sinh: biết giúp đỡ các em trong học tập khi ở nhà.Trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho các em trước khi đến lớp

Tôi cam đoan những lời khai trên ađây là đúng sự thật, không vi phạmpháp luật

Ý KIẾN XÁC NHẬN Thị Xã Hòa Thành, ngày 09 tháng 03 năm

Trang 4

I MỞ ĐẦU

1 Tên sáng kiến :

Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân.

2 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến

Trò chơi là một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường được thựchiện để nhằm mục đích giải trí hay vui vẻ và đôi khi được sử dụng như một công

cụ giáo dục Đối với học sinh Tiểu học các em còn nhỏ nên vui chơi vẫn là nhân

tố quan trọng trong hoạt động của học sinh Trò chơi học tập là nhằm phát huytính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh trong học tập Trò chơinói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp học sinh phát triển toàn diện về:Đức – trí – thể – mĩ

Trò chơi là một phương pháp rất phổ biến được giáo viên sử dụng tronglớp học hiện nay do hiệu quả mà nó mang lại cho học sinh ở mọi lứa tuổi Nhiềunghiên cứu đã cho thấy rằng học sinh sẽ tiếp thu bài học hiệu quả hơn khi đượctiếp thu trong môi trường thư giãn và vui vẻ, và trò chơi chính là cách tốt nhất đểđạt được kết quả đó Chính vì vậy trò chơi đóng một vai trò vô cùng quan trọngtrong mọi giờ học

Môn Toán được ví là vô cùng khô khan với những con số Nhiều em cảmthấy rất nhàm chán khi vào giờ học Toán Vì vậy, để gây hứng thú học tập chocác em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập thì việc

sử dụng trò chơi trong dạy Toán được coi là một trong những phương pháp rấthiệu quả trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong dạy học Toán ở lớp Hai

Đối với học sinh lớp Hai, ở giai đoạn này các em còn ham chơi, ý thức tựhọc chưa cao, các em dễ dàng mất tập trung và khả năng chú ý còn hạn chế khigiờ học không gây được hứng thú cho các em Năm học 2022 – 2023 là năm tiếptheo các em được học bộ sách giáo khoa mới theo chương trình GDPT 2018

Trang 5

Việc sử dụng trò chơi trong dạy Toán lớp Hai giúp học sinh thay đổi hình thứchọc tập, chống mệt mỏi và giúp các em tăng cường khả năng thực hành, vậndụng các kiến thức đã học gây hứng thú, thói quen tập trung tính độc lập, hamhiểu biết và khả năng suy luận giao tiếp của học sinh Đồng thời trong khi chơi,các em tưởng tượng suy nghĩ, lập luận đạt kết quả cao mà không nghĩ đó làmình đang học nên sự “khô khan, cứng nhắc” của giờ học toán trở nên nhẹnhàng, quá trình học tập sẽ được diễn ra một cách tự nhiên và hấp dẫn hơn.Thực tế cũng cho thấy việc sử dụng trò chơi trong dạy Toán lớp Hai dễ đượchọc sinh hưởng ứng và tích cực tham gia.

Từ những thực trạng trên năm học 2022 – 2023 tôi mạnh dạn đưa ra và

thực hiện giải pháp trong việc dạy học Toán đó là: " Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân” Đây là một số giải pháp tôi bắt đầu thí điểm thực hiện trong năm học

2022 – 2023 góp phần tích cực không chỉ vào nâng cao chất lượng học mônToán cho học sinh mà còn góp phần nâng góp phần giúp các em mạnh dạn, tựtin, có nền tảng tốt để học các môn học khác trong chương trình lớp Hai

3 Đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm Hùng, Thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh

- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 2D

4 Phạm vi nghiên cứu

Sáng kiến áp dụng cho học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm Hùng

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến chúng tôi đã lựa chọn, sử dụng nhiềuphương pháp như sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Giáo viên nghiên cứu các tài liệu về Tiểu học, sách tham khảo, tài liệu

Trang 6

5.2 Phương pháp đàm thoại, điều tra:

Qua trò chuyện giáo viên đặt vấn đề để nắm được trình độ học Toán củatừng học sinh

5.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu:

So sánh giữa lí luận với thực tiễn nhằm đánh giá kết quả trước khi áp dụngsáng kiến và sau khi áp dụng sáng kiến

5.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Tổng kết được kết quả thực hiện qua từng thời điểm của năm học và rút rabài học kinh nghiệm

5.5 Phương pháp nghiên cứu thực tế:

Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các bài học

Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học

Trang 7

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương, của ngành

- Thông tư 27/2020/ TT-BGDĐT ngày 04 tháng 09 năm 2020: Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học

- Công văn 2345/ BGDĐT – GDTH ngày 07 tháng 06 năm 2021 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học

- Công văn 2507/ SGDĐT – GDTH ngày 22 tháng 07 năm 2021 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học

- Quyết định 1709 /QĐ - UBND ngày 12 tháng 08 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022 – 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh

- Công văn số 2918/UBND – KGVX ngày 02/9/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh

về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023

- Công văn số 3079/ SGDĐT -GDTH ngày 14 tháng 09 năm 2022 của Sở giáo dục và đào tạo Tây Ninh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2022 - 2023

- Hướng dẫn số 342/ HD PGDĐT ngày 08 tháng 09 năm 2022 của Phòng giáo dục và Đào tạo Thị xã Hòa Thành về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Cấp tiểu học năm học 2022 - 2023

1.2 Các quan niệm khác về giáo dục :

1.2.1 Khái niệm phương pháp giáo dục tiểu học

Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy được tính tích cực, tự giác,sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, đặcđiểm đối tượng học sinh và điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinhphương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức

Trang 8

vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh.

1.2.2 Quan điểm về sử dụng trò chơi trong dạy học:

Trò chơi là một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường thực hiệnnhằm mục đích giải trí hay vui vẻ và đôi khi được sử dụng như một công cụ giáodục. Trò chơi khác biệt với công việc thường thực hiện để nhận thù lao hay biểuhiện của các yếu tố thẩm mỹ hoặc tư tưởng Sử dụng trò chơi để khởi động bàihọc nói chung và trong dạy học Toán lớp Hai nói riêng để tạo hứng thú học tậpcho học sinh là xu thế và cách thức tất yếu của phương pháp dạy học hiện đại.Ngoài việc khắc phục được những hạn chế của các phương pháp dạy học truyềnthống, thì việc sử dụng trò chơi để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay phầnkhởi động còn mang lại những vai trò cơ bản sau:

- Thay đổi quan điểm về phương pháp dạy học: Nền giáo dục Việt

Nam trước nay sử dụng mô hình chuyển giao kiến thức theo cách độc thoạigiữa giáo viên với học sinh Sử dụng trò chơi để tạo hứng thú trong phần khởiđộng vào bài học sẽ thay đổi hoàn toàn các quan điểm về dạy học truyền thống,đồng thời đặt ra cho người giáo viên những yêu cầu đổi mới nhằm đáp ứng đòihỏi, nhu cầu thực tế của học sinh và xã hội

- Thay đổi chất lượng dạy và học: Khi sử dụng trò chơi để tạo hứng

thú trong phần khởi động vào bài học giúp giáo viên trở nên linh hoạt hơntrong quá trình giảng dạy của mình Thầy cô có thể tương tác với học sinh ngay

khi bắt đầu một bài học, chương học mới của bất kì môn học nào Thực hiện

tốt khâu này là tiền đề và là khởi đầu tốt cho cả quá trình dạy học tốt cho mộtbài học

- Thay đổi hình thức dạy học: Trước đây, khi chưa quan tâm đến hoạt

động khởi động vào bài mới, thì đa số các giáo viên thường bắt đầu bài họcbằng việc giới thiệu đơn giản (thậm chí không giới thiệu), qua loa, chiếu lệ dẫn đến việc làm mất hứng thú học tập ngay khi vừa bắt đầu của học sinh Sửdụng trò chơi để tạo hứng thú trong phần khởi động bài học do đó, sẽ thay đổi

Trang 9

hình thức dạy học bằng cách làm mới hoạt động này, đồng thời thay đổi tư duycủa cả giáo viên lẫn học sinh về việc mở đầu bài học.

2 Cơ sở thực tiễn

Trường Tiểu học Phạm Hùng là một đơn vị nằm ở ấp Long Hải thuộc xã Trường Tây, Thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh Nhà trường đã nhận được sự quan tâm của địa phương, sự nhiệt tình của Ban đại diện Cha mẹ học sinh và cáclực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh Đơn vị có tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm cao Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động đồng đều và có sự đoàn kết thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo Có chi bộ nhà trường lãnh đạo toàn diện, quan tâm chỉ đạo chặt chẽ mọi phong trào hoạt động của nhà trường Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được các cấp quan tâm và bổ sung hàng năm tạo điều kiện cho việc dạy và học

Trường Tiểu học Phạm Hùng

Năm học 2022 – 2023 bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường tintưởng phân công chủ nhiệm lớp 2D Số liệu tổ chức của lớp tôi quản lý có 32 emtrong đó có 16 em nữ , có 1 em dân tộc Hoa

Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và các tổ chức, đoàn thể trong nhàtrường trong các hoạt động giáo dục

Trang 10

- Các em học sinh rất ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo Chất lượng học tậpcủa các em tương đối đồng đều.

- Các em học sinh trong lớp cũng rất mạnh dạn trong các hoạt động chung,hội thi của nhà trường và Liên đội tổ chức

- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình Thườngxuyên liên lạc trao đổi tình hình học tập của các em với giáo viên chủ nhiệm quaZalo của lớp, Zalo cá nhân của giáo viên chủ nhiệm hoặc gặp trực tiếp giáo viênchủ nhiệm

Khó khăn:

- Một số em không có sự hứng thú với môn Toán, không nắm chắc đượcnhững con số, hình ảnh, khái niệm nên các em rơi vào tình trạng sợ học Toán,học kém môn Toán

- Đôi lúc giáo viên chưa chú trọng xây dựng các bài tập dành cho từng đốitượng học sinh

- Một số phụ huynh học sinh ít thời gian kèm cặp cho đối tượng học sinhđọc, viết, tính toán còn chậm

2.1 Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:

Trong nhiều năm giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy rằng việc dạy các bàitoán về bảng nhân chưa đạt yêu cầu do nhiều nguyên nhân:

- Các em học sinh không nắm được bản chất của phép nhân cũng như cáchlập bảng nhân dẫn tới các em chỉ học thuộc bảng nhân một cách máy móc

- Chưa tổ chức được nhiều hoạt động cho các em tham gia để nâng cao sự nhiệt tình, hứng thú cho học sinh khi học tập

- Đơn vị nơi tôi công tác thuộc vùng bán nông thôn Đa số phụ huynh đi làm

xí nghiệp, làm nông, họ tất bật với công việc tăng ca, đồng áng, thời gian dạy học hay kiểm tra bài học của con còn hạn chế

Trang 11

- Học sinh chưa hiểu và biết tầm quan trọng của bảng nhân và đây là phéptính mới đối với các em.

- Học sinh lớp Hai ở độ tuổi tiếp thu bài nhanh mà cũng chống quên Nênviệc thuộc và nhớ các bảng nhân ở các em không có tính bền vững Nhất là ởgiai đoạn ban đầu bước làm quen và học chúng Điều này đã gây không ít khókhăn đến việc học toán của các em

Do đó, làm thế nào để các em nhớ được bảng nhân; thực hiện được phép nhân là một việc làm cần có nhiều đầu tư và nhiều suy nghĩ của giáo viên

Qua thực tế giảng dạy tôi đánh giá được trình độ học tập môn Toán của họcsinh lớp 2D như sau:

Hứng thú khi tham gia trò chơi tìm hiểu về bảng nhân 15 46,9 % 17 53,1 %

2.2 Sự cần thiết của sáng kiến:

Xuất phát từ thực tiễn trên tôi quyết định nghiên cứu sáng kiến “ Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân” nhằm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy và

học môn Toán ở lớp Hai

Trang 12

3 Nội dung vấn đề

3.1 Vấn đề đặt ra

Toán học là một môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao,

nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác Đối với mônToán ở Tiểu học, nếu mỗi người giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tàiliệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bàidạy một cách rập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụđộng Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu tẻnhạt và kết quả học tập không cao

Đối với học sinh lớp Hai việc ghi nhớ và vận dụng bảng nhân không phải làmột việc dễ Với lứa tuổi các em “Mau thuộc nhưng chóng quên” mà chươngtrình toán lớp Hai một phần quan trọng là bảng nhân Bởi vậy, muốn ghi nhớbảng nhân mà không lẫn lộn là một quá trình học tập rất khó đối với các em.Nếu không ghi nhớ và hiểu được cách lập bảng nhân thì các em sẽ không làmđược các bài toán có liên quan Hơn nữa, nó là nền móng của các bài toán vềnhân chia ở lớp 3,4, 5

Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy họcmôn Toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạocủa học sinh, giáo viên trao quyền học tập cho học sinh Học sinh chủ động họctập, giáo viên hỗ trợ, hướng dẫn Vì vậy, người giáo viên phải gây được hứngthú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt độnghọc tập Động viên các em tự tìm tòi, rèn luyện, khám phá và phát huy trongviệc tự học, trong cuộc sống

Trang 13

- Nêu yêu cầu cụ thể của hoạt động học tập cần giải quyết và tên trò chơi để giảiquyết hoạt động đó.

- Thành lập đội chơi (cử đội trưởng, ban giám khảo, thư kí nếu cần)

- Nêu luật chơi, cách tính, thời gian chơi: giáo viên giải thích cách chơi trong đó

ai chơi trực tiếp, ai cổ động, ai đánh giá, chơi như thế nào, đánh giá như thế nào,chơi bao nhiêu lần, phần thưởng là gì? Chú ý chọn hình thức ngắn gọn, rõ ràng

để giải thích cách chơi Không nên giải thích dài dòng khiến học sinh mất hứngthú ngay từ khi chưa tham gia trò chơi

- Tổ chức chơi thử (nếu cần)

- Tổ chức cho các đội chơi trò chơi

- Tổ chức đánh giá kết quả của các đội chơi

- Tổ chức cho học sinh rút kinh nghiệm và khắc sâu kiến thức qua trò chơi Tùy mục tiêu của mỗi trò chơi, trình độ của học sinh và thời gian mà giáoviên có thể linh động thêm hoặc bớt các bước trên khi tiến hành tổ chức trò chơi

3.2 Xây dựng các trò chơi dạy Toán gắn với chủ đề dạy học bảng nhân hiệu quả

Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy việc tổ chức tròchơi trong dạy Toán lớp Hai nội dung bảng nhân được đa số giáo viên vận dụngvới mong muốn đổi mới phương pháp dạy học, để có thể nâng cao chất lượngviệc sử dụng trò chơi trong dạy toán theo cá nhân tôi cần làm tốt các nội dungsau:

- Cần gắn liền nội dung bài học với trò chơi nhằm phát huy hiệu quả trò chơitrong việc truyền tải kiến thức cho học sinh, ở đây trò chơi nên tập trung khaithác nội dung giúp học sinh nhanh nhớ kiến thức bảng nhân

- Trong các tiết học giáo viên cần đa dạng hoá trò chơi trong giờ học là điều vôcùng quan trọng và cần thiết để các em “chơi mà học, học mà chơi”

Trang 14

- Cần căn cứ từng bài học để sử dụng trò chơi hợp lý, cần cân nhắc thời lượng tổchức và các bước sử dụng trò chơi thật sự hiệu quả

Ví dụ: Học bảng nhân 2, tôi cho các em chơi Trò chơi “Câu trả lời cuối cùng”

Mục tiêu: Giúp học sinh tính nhẩm nhanh.

Thời gian: 5 phút.

Chuẩn bị: Một số tranh, vật thật minh hoạ.

Số lượng: 4 nhóm

Cách tiến hành:

- Mỗi nhóm 2 em đại diện: 1 em hỏi – 1 em trả lời

- Mỗi nhóm được trả lời 4 tranh (hoặc vật thật)

Luật chơi:

Trả lời đúng: + 1 điểm

Trả lời sai : - 1 điểm

- Giáo viên treo tranh và hỏi, đưa ra các đáp áp để học sinh lựa chọn sao cho phùhợp với bức tranh, chẳng hạn:

- Đố bạn các phép tính nhân trong bảng

- Đại diện nhóm 1: Câu trả lời cuối cùng của em Giáo viên nêu phép tính nhânđúng

- Cả lớp thưởng cho nhóm bạn: Một tràn vỗ tay

- Giáo viên ghi nhóm 1: 1 điểm

Trang 15

- Thực hiện tương tự đối với các nhóm khác.

- Giáo viên tổng kết – tuyên dương nhóm thắng cuộc

- GV nói lại tác dụng của việc học thuộc bảng nhân

3.3 Vận dụng một số trò chơi học tập ở các hoạt động trong dạy bảng nhân Toán lớp 2

3.3.1 Trò chơi “Câu cá”

Mục tiêu:

- Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính

- Luyện phản xạ nhanh ở các em

Chuẩn bị: Cần câu dài 1m có lưỡi câu, các tấm bìa có ghi phép tính với kết quả Cách tiến hành trò chơi:

Số lượng: 4 nhóm

Mỗi nhóm 2 em:1 em cầm cần câu, 1 em cầm kết quả câu

Chuẩn bị: Cần câu dài 1m có lưỡi câu, các tấm bìa có ghi phép tính nhân với

kết quả

Luật chơi: Em câu được cá chuyển sang cho bạn rồi đính lên bảng lớp.

Nhóm nào câu được nhiều cá (đúng phép tính trong bảng nhân) thì nhóm đóthắng

Ví dụ: Bài 2 trang 15 sách Toán Hai tập 2, bộ sách Chân trời sáng tạo

Bài 2 trang 15 : Tính nhẩm

Trang 16

3.3.2 Trò chơi “ Thực hành với bảng nhân ”

Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại bảng nhân

Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị bảng con

Cách tiến hành trò chơi:

Mỗi lượt chơi:

- Một vài bạn đứng trước lớp

- Các bạn dưới lớp đọc đồng thanh các kết quả ở bảng nhân 2 hoặc bảng nhân 5

- Các bạn dưới lớp ngừng đọc theo hiệu lệnh của giáo viên

- Các bạn đứng trước lớp viết phép nhân có kết quả là số được đọc cuối cùng

- Cả lớp nhận xét vỗ tay

Ví dụ : Bài 1 trang 16 sách Toán Hai tập 2, bộ sách Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 16 : Thực hành với bảng nhân 5.

Trang 17

Mỗi lượt chơi:

- Một vài bạn đứng trước lớp

- Các bạn dưới lớp đọc đồng thanh các kết quả ở bảng nhân 5: 5,10,15,20,…

- Các bạn dưới lớp ngừng đọc theo hiệu lệnh của giáo viên

- Các bạn đứng trước lớp viết phép nhân có kết quả là số được đọc cuối cùng

- Cả lớp nhận xét vỗ tay

3.3.3 Trò chơi “ Truyền điện ”

Mục tiêu:

- Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia

- Luyện phản xạ nhanh ở các em

Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.

Cách tiến hành trò chơi:

Ví dụ: Học “Bảng nhân 2 ”.

Giáo viên phát lệnh 2 x 1 = (Minh) Minh trả lời 2 x 1 = 2 và được quyền phátlệnh 2 x 2 = (Cát) Cát nhận lệnh trả lời 2 x 2 = 4 và tiếp tục phát lệnh… Trườnghợp người nhận lệnh không trả lời được thì bước đứng lên bục giảng, giáo viêntiếp tục phát lệnh Trò chơi cứ thế tiến hành Nếu cuộc chơi có 2, 3 học sinhkhông trả lời được giáo viên cho đọc lại bảng nhân 2 (2-3 lần) và giao cho nhómtrưởng sẽ kiểm tra lại trong giờ học sau

* Lưu ý:

+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng

Trang 18

+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập cácbảng cộng trừ, nhân, chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”.

Ví dụ: 1 em hô to “ 2 x 8” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc

nói kết quả “bằng 16 ” Hay “9 + 5” truyền vào bạn tiếp theo nói “bằng 14”

Những hình ảnh học sinh lớp 2D chơi trò chơi “ Truyền điện

3.3.4 Trò chơi “Tiếp sức”

Trang 19

Nhóm nào ghi nhanh hơn và ghi đúng 1 phép tính nhân được tính 1 điểm.

Ví dụ : Bài 3 trang 15 sách Toán Hai tập 2, bộ sách Chân trời sáng tạo

Bài 3 trang 15 : Số ?

Trang 20

Những hình ảnh lớp 2D chơi trờ chơi “ Tiếp sức”

- Cho học sinh có sức học hoàn thành làm phóng viên

- Học sinh cả lớp cùng tham gia trò chơi

Cách tiến hành trò chơi:

- Giáo viên mời học sinh A làm phóng viên

- Học sinh A lên bảng và tự giới thiệu

- Chào các bạn học sinh lớp 2D Mình là phóng viên của báo “Hoa học trò” hômnay mình đến thăm lớp các bạn Các bạn có vui lòng cho mình được phỏng vấncác bạn một số điều không?

- Học sinh cả lớp trả lời: Có ạ!

- Bạn A đến nói với bạn B: Chào bạn! Bạn hãy giới thiệu về mình

- Bạn B đứng lên và tự giới thiệu: Tôi tên Phạm Duy Khang là học sinh của lớp2D

- Bạn A nói: Bạn có vui lòng cho mình phỏng vấn bạn đôi điều không?

- Bạn B trả lời: Tôi sẵn sàng

- Bạn A hỏi: 2 x 8 = ? Bạn B trả lời 16

5 x 3 = ? Bạn B trả lời 15

- Bạn A nói cảm ơn bạn Sau đó đi đến bạn C

- Bạn A nói: Chào bạn! Bạn vui lòng giới thiệu về mình

- Bạn C nói tôi là Đỗ Phúc Khang

Ngày đăng: 15/12/2024, 07:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w