1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 5

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHẦN I MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọngcùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện.Chương trình toán lớp 5 được coi là những nấc thang cuối của hành trình khámphá kiến thức toán Tiểu học.

Học sinh lớp 5 là những học sinh đang ở giai đoạn cuối tiểu học Ở lứatuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bịphân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học.

Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôithúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn và sâu sắc hơn.Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập chohọc sinh và sự phát triển nhân cách cho các em.

Vậy làm thế nào để học sinh lớp 5 hứng thú với môn Toán?

Cũng như các thầy cô giáo khác, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thựchiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy Toán để làm cho những tiết học toántrở lên sinh động, hấp dẫn hơn; làm cho những con số tưởng chừng như khôkhan, vô hồn trở lên có hồn Và hơn hết là có thể giúp học sinh phát huy tínhnăng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em.

Để giúp học sinh học hứng thú với môn Toán, học toán đạt kết quả cao, tựtin trong giờ học thì việc giáo viên tổ chức trò chơi học tập là không thể thiếutrong các tiết học Khi tham gia trò chơi, học sinh được tưởng tượng, suy ngẫm,thử nghiệm, lập luận để đạt được kết quả một cách tự nhiên, thoải mái Sự khôkhan trong giờ học toán được giảm nhẹ, quá trình học tập sẽ diễn ra một cách tựnhiên hơn, hứng thú hơn Trò chơi học tập tích cực hóa hoạt động của học sinh.Qua trò chơi học tập, nhu cầu vận động tay, chân, trí tuệ và thể hiện năng lựccủa học sinh tích được phát huy một cách tích cực hơn Qua hoạt động các emđược vừa học vừa chơi một cách thú vị và thoải mái.

Không những thế, thông qua trò chơi học tập mà giáo viên lựa chọn tổchức giúp học sinh tiếp thu và củng cố kiến thức một cách chủ động.

Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một

số biện pháp tổ chức trò chơi toán học nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 5”2 Mục đích nghiên cứu

Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, tạo cho các emcảm giác tự tin, thoải mái, dễ chịu từ đó học sinh tiếp thu kiến thức một cáchnhẹ nhàng, dễ dàng đồng thời gây hứng thú học tập cho các em.

Kích thích sự tìm tòi, khám phá, phát hiện và tạo cơ hội để học sinh tựthể hiện mình Thông qua trò chơi, giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thựctiễn một cách linh hoạt, giúp các em năng nổ, hoạt bát; kích thích trí tưởng

Trang 2

tượng, trí nhớ, tư duy trừu tượng, tư duy logic và khoa học cho các em đồng thờigiúp các em phát triển tư duy mềm dẻo, biết cách xử lý thông minh trong nhữngtình huống phức tạp; tăng cường khả năng vận dụng cuộc sống để dễ dàng thíchnghi với điều kiện mới của xã hội.

Giúp các em phát triển được nhiểu phẩm chất như: Tình đoàn kết, thân ái,lòng trung thực, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm Vì vậy, trò chơi Toán họcthực sự vô cùng quan trọng và rất cần thiết trong giờ học Toán ở Tiểu học.

Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, “lấy học sinh làmtrung tâm của hoạt động học”, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục.

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học nhắm gây hứngthú cho học sinh lớp 5.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy họccác trò chơi trong chương trình môn Toán lớp 5.

- Tìm hiểu hệ thống bài tập Toán có thể thiết kế thành trò chơi.

- Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của giáo viên và học sinh khi thiếtkế, sử dụng trò chơi trong giờ học Toán.

- Rèn luyện, trau dồi năng lực chuyên môn, kích thích học sinh say mêhọc tập Truyền lửa đến học sinh giúp học sinh thêm yêu thích môn Toán.

5 Thời gian và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài đã được tôi nghiên cứu trong dạy học các môn Toán cho học sinhlớp 5A8, trường tiểu học Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Thời gian: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp giao nhiệm vụ - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp thu nhập thông tin, để lấy thông tin từ phụ huynh cũng nhưcủa học sinh và phương pháp trải nghiệm của học sinh.

- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm,soạn giáo án, dạy thực nghiệm và thông qua các tiết dạy để kiểm tra tính khả thicủa đề tài.

- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi Toánhọc và những tồn tại khi dạy Toán lớp 5.

- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.

Trang 3

PHẦN II NỘI DUNG1 Cơ sở lí luận

Môn Toán cấp Tiểu học là một bộ phận trong chương trình môn Toán phổthông, có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách chohọc sinh Tiểu học Học Toán góp phần hình thành và giáo dục các em nhiều mặtnhư rèn luyện phương pháp luận, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độclập, linh hoạt, sáng tạo, tính cần cù chịu khó trong mỗi con người.

Môn Toán là “chìa khóa’’ mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nólà công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới Nó là bộ môn khoahọc nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của conngười.

Học sinh tham gia trò chơi là các em tham gia hết sức tự giác và chủđộng Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ rang như niềm vui chiến thắng vàbuồn bã khi thất bại Vui mừng khi thấy đồng đội đang hoàn thành nhiệm vụ củamình Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng đểmang lại chiến thắng cho tổ, nhóm và trong đó có chính mình.

Đây chính là đặc tính thi đua của các trò chơi Vì vậy khi học sinh thamgia các trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sựchú ý cao độ cùng trí thông minh và sáng tạo của mình.

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp họcsinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực Giúp học sinh rèn luyện vàcủng cố kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạtđộng chơi Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ.Nhờ giáo viên sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học trở thành mộthoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.

2 Cơ sở thực tiễn: Thực trạng việc dạy và học môn Toán lớp 5A8 ởtrường Tiểu học Vĩnh Quỳnh.

2.1.Thuận lợi2.1.1 Nhà trường

- Luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện để giáo viên chúng tôi thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học.

- Phòng học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy họchiện đại cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

2.1.2 Học sinh

- Đa số học sinh có nề nếp, có ý thức học tập.- Các con ngoan ngoãn, nhiều ham học hỏi.

2.1.3 Phụ huynh

- Đa số phụ huynh đồng thuận, ủng hộ và luôn phối hợp với giáo viêntrong quá trình giáo dục học sinh.

Trang 4

- Một số giáo viên chỉ chủ yếu sử dụng hoạt động trò chơi trong các giờhội giảng, chưa áp dụng thường xuyên; chưa tìm hiểu kĩ nên hiệu quả đem lạichưa cao.

2.3 Thực trạng

Năm học 2023 – 2024, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5A8,với 45 học sinh Sau 2 tuần nhận lớp, tôi phát phiếu thăm dò hứng thú học toáncho học sinh các lớp 5A8 trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh Kết quả thu được nhưsau:

Bảng tổng hợp kết quả tham dò mức độ hứng thú học Toán

Tên lớp Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích

Dựa vào kết quả thăm dò hứng thú học toán của học sinh, tôi thực sự ngạcnhiên: chỉ có 33,3 % học sinh hứng thú với môn Toán, trong khi số học sinhkhông hứng thú, thậm chí là cảm thấy sợ học toán lên tới 22,5 % ( chiếm khoảng¼ số học sinh của lớp)

2.4 Nguyên nhân của thực trạng

Qua tìm hiểu, quan sát tôi nhận thấy có một số nguyên nhân sau:- Một là, các em chưa có động cơ học tập đúng đắn.

- Hai là, giáo viên đôi lúc chưa linh hoạt khi vận dụng các phương pháptrò chơi và hình thức tổ chức trò chơi trong các tiết học toán.

- Ba là, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức chưa đạt đượchiệu quả mong muốn.

Vậy làm thế nào để khắc phục được những thực trạng trên? Câu hỏi đókhiến tôi luôn trăn trở, tìm tòi và mạnh dạn áp dụng sáng kiến “Một số biệnpháp tổ chức trò chơi toán học nhắm gây hứng thú cho học sinh lớp 5”.

3.Các biện pháp tổ chức trò chơi Toán học nhằm gây hứng thú chohọc sinh lớp 5

3.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về tác dụng của tròchơi trò chơi học tập trong môn Toán

Trang 5

* Mục tiêu: Giáo viên hiểu đặc điểm, tác dụng, vai trò của trò chơi họctập đối với học sinh Tiểu học trong môn Toán.

* Cách thực hiện:

Trên thực tế, qua quan sát, dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp tôi nhậnthấy giáo viên tổ chức trò chơi học tập trong các tiết học còn ít, hiệu quả của tròchơi mang lại chưa cao Lí do là giáo viên thiếu tài liệu tham khảo, ít được bồidưỡng, chưa nắm vững cách thức tổ chức trò chơi nên khi tổ chức trò chơi lồngghép trong tiết dạy giáo viên gặp rất nhiều khó khăn như: không làm chủ đượchoạt động, xử lý các tình huống phát sinh còn lúng túng, mất nhiều thời gian …

Vì vậy giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm và vai trò của trò chơi học tập trongmôn Toán Trò chơi trong giờ học toán sẽ góp phần đổi mới phương pháp, đápứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình Sử dụng trò chơi học tậplà đưa trò chơi vào trong lớp học và tổ chức vui chơi ngay trong lớp học, giờ họctoán hằng ngày Mỗi trò chơi được gắn với một nội dung bài học cụ thể Dựavào hình thức chơi và luật chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạtnhư thay số, tên gọi… Từ sự thay thế linh hoạt tạo cho giáo viên có nhiều cơ hộitổ chức trò chơi để phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.

Trò chơi học tập làm thay đổi cách học tập không chỉ bằng học tập trí tuệ.Do đó tính chất căng thẳng của giờ học được giảm nhẹ, quá trình học diễn ramột cách tự nhiên nhất là những giờ học kiến thức lí thuyết mới hoặc sau một sốbài học, khi học sinh đã có những kiến thức tổng hợp hơn Trò chơi học tập làmthay đổi hình thức học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự giác,tích cực Học sinh coi việc học là một hoạt động vui chơi và hấp dẫn hơn.Không những thế, qua trò chơi học tập, giáo viên có thể nắm bắt và hiểu các emhơn, từ đó có những tác động tích cực để giúp học sinh chủ động trong kiến thứccủa mình.

Kết quả: Khi giáo viên hiểu được sự cần thiết của các trò chơi khi dạy họcToán, giáo viên thường xuyên tổ chức trò chơi qua các tiết học Toán Ví dụ: Tôitổ chức trò chơi ‘’Tiếp sức’ ở bài 2 của tiết học ‘ Ki-lô-mét vuông Bảng đơn vịđo độ dài’ – Toán 5 đã khiến cho tiết học trở nên sôi nổi, vui nhộn hơn rất nhiều.Học sinh tham gia chơi và cổ vũ rất nhiệt tình, hứng khởi Từ đó học sinh chú ýnghe giảng và tích cực giơ tay xây dựng bài hơn Tôi thấy lồng ghép trò chơivào bài dạy rất được học sinh hưởng ứng, học sinh nhớ kiến thức rất lâu và dễdàng.

3.2.Biện pháp 2: Đảm bảo nguyên tắc khi sử dụng trò chơi toán học

* Mục tiêu: Giáo viên nắm được nguyên tắc và quy trình khi tổ chức vàthiết kế trò chơi để trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học.

* Cách thực hiện:

Trang 6

Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nộidung bài học giúp học sinh khai thác kinh nghiệm vốn có của bản thân để chơivà để học Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc rất rõràng như: niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vui mừng khi đồng đội hoànthành nhiệm vụ, bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình.Vì tập thể mà cố gắng hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm củamình Đây cũng chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi học tập Đặcbiệt, đối với môn toán thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn trongviệc tạo hứng thú học toán cho học sinh.

Để đạt hiệu quả trong sử dụng trò chơi học tập dạy - học toán 5 thì việc đadạng hoá trò chơi trong giờ học là vô cùng quan trọng để các em “chơi mà học”là điều không dễ dàng Vì vậy khi thiết kế trò chơi học tập, giáo viên phải nắmvững và thực hiện các nguyên tắc chủ yếu sau

3.2.1 Thiết kế trò chơi toán học sao cho phù hợp với nội dung từng bàihọc

Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 5

nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi

tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp Song muốn tổ chức được tròchơi trong dạy toán có hiệu quả thì người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bịchu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.

- Trò chơi phải nhằm mục đích khởi động cho tiết học hoặc phải nhằmmục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học

- Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 5, phù hợp với khả năngngười hướng dẫn, sự chuẩn bị của giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.

- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú Trò chơi phải gâyđược hứng thú đối với học sinh.

3.2.2 Đảm bảo quy trình hợp lí khi tổ chức trò chơi học tập

Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củngcố kiến thức, kỹ năng toán Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các tròchơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập chohọc sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.

Trong quá trình dạy học toán, tôi dựa theo nội dung của từng bài, từngmạch kiến thức và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi saocho phù hợp Trò chơi học tập có thể tổ chức ở cả 4 bước lên lớp.

Đối với mỗi trò chơi, tôi đều thiết kế cẩn thận theo quy trình sau:

- Tên trò chơi: Gây được sự hứng thú, tò mò của học sinh Ví dụ: Vòngquay may mắn, Nhà ảo thuật, Khám phá vũ trụ,….

Trang 7

- Mục đích Trò chơi: Nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào.Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.

 Đồ dùng, trò chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơihọc tập.

 Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối vớingười chơi, quy định thắng thua của trò chơi.

 Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. Nêu lên cách chơi.

 Nếu cần thiết cho học sinh chơi thử -> chơi thật và nhận xét học sinhchơi.

 Phần thưởng cho đội thắng, phạt đội thua thế nào?

3.2.3 Cách tổ chức trò chơi

Khi đã xây dựng được nguyên tắc và cấu trúc của trò chơi rồi thì việc tổchức trò chơi cho học sinh là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành bạitrong trò chơi Vậy cách bước tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán thíchhợp là:

Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi

Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi Ở bước này giáo viên cầnlàm những việc sau:

- Chia đội chơi, quy định số thành viên mỗi đội chơi, cử trọng tài, thưkí,

- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chơi ( giấy khổ to, thẻ từ, quân bài, cờ, )- Giới thiệu cách chơi: quy định thời gian chơi, những điều người chơikhông được làm, cách tính điểm,

- Trong mỗi tiết học không nên lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi.

- Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú Khi tổ chức trò chơi giáo viêncó thể lồng ghép vào trò chơi các nhân vật hoạt hình, các câu chuyện cổ tíchquen thuộc mà trẻ yêu thích để làm cho trò chơi thêm hấp dẫn.

- Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho học sinh thấy thoảimái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh Phạtnhững học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào

Trang 8

3.3.Biện pháp 3: Vận dụng một số trò chơi vận động trong dạy họcToán

* Trò chơi 1: Xếp hàng thứ tự (Áp dụng cho các tiết học: So sánh

phân số; So sánh số thập phân, )

Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số thậpphân, phân số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

Chuẩn bị: Học sinh mỗi đội 5 mảnh bìa (Có kích thước 10cm x 15cm)trong mỗi mảnh bìa có ghi các số thập phân, phân số lớn bé khác nhau (mỗi đội5 em).

Thời gian chơi: 3 phút

Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ởđội mình Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trongnhóm với nhau (trong 1, 2 phút) Khi giáo viên hô hiệu lệnh yêu cầu các emnghe, giơ bìa lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ giáo viên Giáoviên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”;“Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” Sau hai, ba lần thi có thể thay đổi các bìagiữa hai đội rồi lại tiếp tục.

Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự,nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, được 10 sao Xếp chậm, không thẳnghàng, mất trật tự trừ 2 sao Đội nào xếp sai không được điểm Sau 3 phút kếtthúc trò chơi đội nào nhiều sao sẽ thắng cuộc.

* Trò chơi 2: Kết bạn (Áp dụng cho các tiết học: Nhân một số thập phân

với 10, 100, 1000, Chia một số thập cho 10, 100, 1000, )

Mục đích: Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tínhnhân, chia các số thập phân với 10, 100, 1000, Luyện cho học sinh tác phongnhanh nhẹn, tinh mắt.

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước10cm x 15cm, có dây đeo Mỗi tấm bìa đều ghi một phép tính hoặc kết quảtương ứng.

Ví dụ nội dung tấm bìa như sau:

Trang 9

Thời gian chơi: 2 - 3 phút

Cách chơi: Từng học sinh xung phong lên rút tấm bìa của mình, sau đó tấtcả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo tấm bìa trước ngực, mỗi em tự quansát số ghi trên tấm bìa của mình và số trên tấm bìa của bạn Tự tính nhẩm kếtquả hoặc phép tính ghi trên tấm bìa của các bạn tương ứng với kết quả hoặcphép tính ghi trên tấm bìa của mình Yêu cầu cả đội nhảy lò cò, vừa hát vừa vỗtay cùng cả lớp: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khoẻ, nhảy khe khẽ cho nó khỏe đôichân” Khi giáo viên hô “Tìm bạn! Tìm bạn!” các em phải nhanh chóng tìm vàchạy về với bạn đeo tấm bìa có kết quả hoặc phép tính tương ứng với tấm bìacủa mình Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì được 10 điểm Bạnnào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình Sau một lượt giáo viêntráo đổi tấm bìa, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi.

* Trò chơi 3: Gà mẹ tìm con (Áp dụng cho các tiết học: cộng trừ,

nhân, chia phân số, số thập phân)

Mục đích: Củng cố các phép tính phân số, số thập phân.

Chuẩn bị: 5 con gà mẹ làm bằng bìa cứng có ghi phép tính, 5 con gà conlàm bằng bìa cứng có ghi kết quả tính.

Thời gian chơi: 3-5 phút

Cách chơi: Tổ chức cho học sinh chơi cá nhân Gọi 10 học sinh xungphong lên chơi: 5 em cầm 5 con gà mẹ, 5 em cầm 5 con gà con Yêu cầu họcsinh cầm gà mẹ tìm đúng gà con của mình (sao cho phép tính trên mình gà mẹtương ứng với kết quả tính trên mình gà con.) Cặp nào tìm đúng, nhanh nhất sẽthắng cuộc Cặp nào tìm sai sẽ bị phạt và nhảy lò cò.

* Trò chơi 4: “Ai nhanh, ai đúng” (Áp dụng cho các tiết học: Bảng

đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng, bảng đơn vị đo diện tích, xăng - mét khối, đề- xi mét khối).

ti-Mục đích: Giúp học sinh nắm vững mạch kiến thức về đo đại lượng.Chuẩn bị: 2 bút dạ, 2 tờ giấy khổ lớn (ví dụ ghi nội dung như sau): Đúng ghi Đ,sai ghi S vào ô trống:

a 3km 245m = 3,245mb 500kg = 0,05 tấnc 5,34km2 = 534had 12,44m = 12m 440cme 5,8dm3 = 580cm3

Thời gian chơi: 3 phút.

Cách chơi: Mỗi nhóm cử 5 bạn, xếp thành 2 hàng dọc Sau khi giáo viênhô: “Trò chơi bắt đầu” thì bạn số 1 sẽ chạy lên và điền Đ, S vào ô thứ nhất Điền

Trang 10

xong thì bạn số 1 chạy về đưa bút cho bạn số 2 và cứ thế tiếp tục đến bạn số 5.Nếu bạn ở dưới chạy lên trước khi bạn chưa chạy xuống đến nơi thì sẽ phạmluật Mỗi đáp án đúng được 2 điểm phạm lỗi trừ 1 điểm Đội nào nhiều điểmhơn đội đó sẽ thắng cuộc.

Kết quả: Các con tham gia chơi rất vui, thể hiện tinh thần đoàn kết Pháttriển năng lực học sinh, các con được vận động thoải mái, được thể hiện cảmxúc của mình khi chiến thắng, khi giúp các đồng đội của mình Kiến thức cáccon tự nhiên nhớ rất lâu và dễ dàng.

3.4.Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Toán

Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướngtích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáoán điện tử Ngày nay, giáo án điện tử được sử dụng rất phổ biến bởi những tiệních mà nó đem lại nhưng làm thế nào để mỗi giáo án điện tử có chất lượng, thựcsự phát huy được hiệu quả, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờhọc mà không gây sự nhàm chán thì cần sự sáng tạo, sự đầu tư nghiêm túc củagiáo viên Bởi vậy, tôi luôn đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ cho mỗi bài soạn,đặc biệt là việc lồng ghép trò chơi vào mỗi bài giảng.

Ở thể loại này tôi cũng sử dụng một số trò chơi lồng ghép trong bài đểtăng sức hấp dẫn của nội dung bài học và phát triển phẩm chất năng lực cho họcsinh Cụ thể tôi đã thiết kế một số trò chơi trong bài giảng trình chiếu như sau:

Trò chơi 1: Khởi động - Vòng quay may mắn

(Áp dụng được tất cả các tiết học)

Mục đích: Đây là loại trò chơi dùng để ôn lại kiến thức cũ, thông qua trò

chơi này tôi kiểm tra các em những câu hỏi của bài học trước nhưng trên cơ sởtrò chơi để gây hứng thú cho các em đồng thời phát triển phẩm chất năng lực cácem Cách làm như sau:.

Cách chơi: Bắt đầu nội dung bài học tôi ôn kiến thức học sinh bằng cáchtổ chức trò chơi “Khởi động” Sau khi giới thiệu trò chơi và cách chơi, tôi tiến

hành trình chiếu và bấm máy để học sinh quan sát và chờ xem máy tính sẽ gọitên ai trả lời Khi máy tính dừng lại sẽ xuất hiện tên một học sinh, tôi mời em đóđứng dậy trả lời Tương tự em thứ hai cũng thực hiện cách chơi như vậy.

Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Ôn tập: So sánh hai phân số” trang 6, tôi đã tiến

hành ôn kiến thức cũ bằng trò chơi như sau:

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

w