1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP NHÓM NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ĐỀ TÀI: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hạn Chế Rủi Ro Trong Ký Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Của Doanh Nghiệp Việt Nam
Tác giả Trịnh Đức Dương, Vũ Thảo Nhi, Nguyễn Thị Hoài Linh, Đặng Kiều Trang, Nguyễn Như Dương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Huy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Nghiệp Vụ Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 326,34 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ~~~~~~*~~~~~~ BÀI TẬP NHÓMNGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ĐỀ TÀI: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP NHÓMNGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

ĐỀ TÀI: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5

Lớp học phần: Nghiệp vụ Kinh doanh xuất nhập khẩu 02

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Quang Huy

Trang 2

Hà Nội, Tháng 3, 2024

Trang 3

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN VỀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU & CÁC

II RỦI RO TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN

Trang 4

1 I TỔNG QUAN VỀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU & CÁC BƯỚC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan

1.1.1. Khái niệm

Hợp đồng mua bán quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán xuất nhậpkhẩu hay hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên đương

sự có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, mà theo đó một bên được gọi

là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bênđược gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, vàbên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng

1.1.2. Khi nào ký hợp đồng?

Sau khi đã thống nhất các vấn đề cơ bản ở giai đoạn đàm phán, các bêntiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Khi ký kết, các bên cầntuân thủ các nguyên tắc ký kết, đó là bình đẳng, tự nguyện, thỏa thuận songphương, tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế

1.1.3. Phân loại

a Ký hợp đồng trực tiếp

Là hợp đồng 1 văn bản, có đầy đủ chữ ký của các bên mua bán trực tiếp

• Đặc điểm

● Hai bên tự thiết lập mối quan hệ và thỏa thuận mua bán

● Mua bán hoàn toàn tự do

● Hàng hóa có sự di chuyển ra khỏi biên giới hải quan của nước xuấtkhẩu

Trang 5

• Đặc điểm

● Người mua và người bán phải thông qua 1 người thứ ba làm trunggian để thỏa thuận các điều kiện mua bán

• Cách thức

● Đánh giá, lựa chọn trung gian thương mại

● Quản lý người trung gian để thực hiện hoạt động XNK

• Các hình thức trung gian thương mại

● Đại lý xuất nhập khẩu

● Nhà môi giới

Ký thông qua sử dụng các thư từ giao dịch, cần đảm bảo hợp đồng pháp

lý, phải thống nhất luật điều chỉnh hợp đồng, xác định ngày ký, nơi ký, nhữngtrường hợp cần thiết có thể thực hiện xác nhận mua bán để chuyển từ hợp đồngnhiều văn bản thành 1 văn bản

1.1.7. Người ký kết

Người đứng tên tham gia ký kết hợp đồng phải là người có chứcnăng thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật

Trang 6

1.1.8. Một số lưu ý

- Hợp đồng phải trên cơ sở tự nguyện

- Đặt bút ký hợp đồng là công đoạn quan trọng và là thành quả củacác giai đoạn khác tạo nên

- Rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn ký kết hợp đồng

1.2. Các bước ký kết hợp đồng mua bán quốc tế

Bước 1 Tìm kiếm thị trường, nguồn hàng để xuất khẩu

Khi đã có một số lượng đối tác nhất định, vẫn nên chú ý tìm kiếm để mởrộng thêm danh sách đối tác, tránh việc quá phụ thuộc vào các đối tác hiện có

Nếu đã có thông tin liên hệ của một số đối tác, lúc này bắt đầu bước giaodịch đầu tiên để hai bên trao đổi những thông tin cơ bản nhất Bên mua có thểphải hỏi hàng nhiều

nhà cung cấp khác nhau để có sự so sánh Bên bán có thể phải báo giá chorất nhiều đối tác tiềm năng trước khi có được đơn hàng đầu tiên

Bên cạnh đó, khi hỏi hàng, bên mua thường cân đối giữa các yếu tố để đưa

ra quyết định sẽ đặt hàng với nhà cung cấp nào:

● Hàng hóa so với yêu cầu mua hàng có chính xác theo yêu cầu haykhông? ● Giá cả so với khả năng chi trả như thế nào?

● Thanh toán sớm hay muộn, theo phương thức nào?

● Thời gian giao hàng sớm hay muộn?

● Do đó bên bán cũng cần đặc biệt chú trọng để đưa ra được báo giá cạnhtranh nhất ● Tính toán chi phí, giá thành cho lô hàng

Bước 2 Tính toán chi phí, giá thành cho lô hàng

Nếu là nhân viên Sales xuất nhập khẩu, chúng ta cần phải tính được giáthành cho lô hàng từ giá vốn sản xuất/thu mua và các chi phí bán hàng (VD: thuếxuất khẩu, cước vận tải, lãi dự tính…) Mục đích của việc tính toán này là để biết

sẽ bán lô hàng với giá bao nhiêu, từ đó quyết định báo giá cho đối tác

Công thức tính giá bán cuối cùng cho lô hàng xuất khẩu:

Trang 7

theo EXW) ● X: thuế xuất khẩu (X = 0 nếu bán theo điều kiện EXW)

● F: cước vận tải quốc tế (nếu bên bán phải thuê vận tải)

● I: phí bảo hiểm (nếu bên bán phải mua bảo hiểm)

● N: thuế nhập khẩu (nếu bán theo điều kiện DDP)

● VAT: thuế giá trị gia tăng (nếu bán theo điều kiện DDP)

● f2: các chi phí phát sinh tại nội địa nước nhập khẩu (nếu mua theo điềukiện DAP/DDP

● Các khoản khác như lãi vay, lãi dự tính, phí ngân hàng…

Ngược lại nếu là nhân viên Purchasing nhập khẩu, bạn cần phải tính đượcgiá thành cho lô hàng nhập khẩu từ giá được báo và các chi phí mua hàng (thuếnhập khẩu, cước vận tải, lãi vay…) Mục đích của việc tính toán này là để biếtmình sẽ mất bao nhiêu tiền để mua được hàng, từ đó ra quyết định đặt hàng vớinhà cung cấp

Công thức tính giá mua cuối cùng cho lô hàng nhập khẩu:

● F: cước vận tải quốc tế (nếu bên mua phải thuê vận tải)

● I: phí bảo hiểm (nếu bên mua phải mua bảo hiểm)

● N: thuế nhập khẩu (nếu mua theo điều kiện DDP)

● VAT: thuế giá trị gia tăng (VAT = 0 nếu mua theo điều kiện DDP)

● f2: các chi phí phát sinh tại nội địa nước nhập khẩu (nếu bán theo điềukiện DAP/DDP

● Các khoản khác như lãi vay, phí ngân hàng…

● DDP: tổng giá trị hàng hóa khi đưa được về đến kho của người nhậpkhẩu

Bước 3 Đàm phán và ký kết hợp đồng

Song song với việc tính toán giá thành cho lô hàng, người làm Sales vàPurchasing có thể tiến hành đàm phán với đối tác để có được các điều khoản cólợi cho mình trong hợp đồng ngoại thương

Để đàm phán hiệu quả các bên phải nắm rõ lợi thế/bất lợi của mình so vớicác đối thủ cạnh tranh cũng như so với đối tác

Trang 8

Sau khi đạt được sự cân đối giữa 03 yếu tố quan trọng trong xuất nhậpkhẩu hàng đó là: hàng hóa, giá cả, thời gian giao hàng thì 2 bên sẽ chốt đơn hàng

và tiến hành ký kết hợp đồng theo các điều khoản đã đàm phán

Trang 9

2 II RỦI RO TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.

2.1. Rủi ro về thỏa thuận trong hợp đồng

- Thiết lập thông tin về hàng hoá giữa hai bên:Hợp đồng được thiết

lập thành công giữa hai bên bán và bên mua khi thỏa thuận hoàn thành Tuynhiên, có một số trường sai sót về thông tin xảy ra và là rủi ro cho cả hai bên,những sai sót trong việc thiết lập hợp đồng chẳng hạn ghi thiếu tên hàng, phẩmchất hàng hoá so với quy định,

VD: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ký kết hợp đồng với doanh nghiệpnhập khẩu Hoa Kỳ để xuất khẩu 100 tấn gạo Tuy nhiên, trong hợp đồng, hai bênkhông thống nhất rõ ràng về chủng loại gạo Khi hàng hóa đến Hoa Kỳ, doanhnghiệp nhập khẩu cho rằng chủng loại gạo không phù hợp với yêu cầu và từ chốinhận hàng Điều này sẽ dẫn đến một tổn thất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam

- Thiết lập chứng từ bị sai sót: những thông tin trên Hợp đồng

(Contract), Hóa đơn thương mại ( Invoice commercial), Phiếu mô tả đóng gói(Packing list), Vận đơn (Bill of lading) hay thông báo hàng đến bị sai, bên muacũng nhận chứng từ sai sót thường gặp phải của người lên chứng từ và quá trìnhđóng gói từ của bên bán

- Thiếu thông tin về quy định, luật lệ tại quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu, dẫn đến thiếu giấy phép cần thiết (đối với những hàng hóa cần xin giấy

phép trước khi xuất khẩu hay nhập khẩu dẫn đến không thể xuất khẩu hoặc nhậpkhẩu hàng hoá Thất lạc chứng từ hay trong quá trình chuyển phát chứng từ trễ từngười bán và người mua

- Lên tờ khai sai lệch với chứng từ đi kèm: Khi tờ khai hàng hóa

không tương ứng hoặc không chính xác với các chứng từ đi kèm như hóa đơnhoặc vận đơn, có thể gây ra sự không nhất quán và tranh chấp trong quá trìnhthông quan và giao nhận Ví dụ, nếu trọng lượng hàng hóa được khai báo khôngđúng, có thể gây ra phí phạt hoặc trì hoãn trong việc giải quyết hải quan

Giải pháp:

Thiết lập quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT

Giao kết và thực hiện hợp đồng là chuỗi công việc liên quan đến tráchnhiệm quản lý, quyết định của nhiều phòng ban trong công ty Vì thế, cần thiếtphải thiết lập và ban hành một quy trình thống nhất bảo đảm việc giao kết vàthực hiện hợp đồng đạt kết quả cao Theo đó cần nêu rõ nhiệm vụ, công việc củatừng phòng ban

Trang 10

2.2. Rủi ro từ các điều khoản trong hợp đồng

- Rủi ro phát sinh từ điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng

+ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quankhông thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụngmọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Điều 161 BLDS).Bất khả kháng

là điều thường bị nhiều bên bỏ qua trong một hợp đồng Một số rủi ro liên quanđến điều khoản bất khả kháng mà các bên thường gặp phải như:

- Không có điều khoản nào về trường hợp bất khả kháng trong hợpđồng.Định nghĩa về sự kiện bất khả kháng không rõ ràng Sự kiện bất khả khángthường được định nghĩa rộng và không cụ thể trong các hợp đồng Điều này dẫnđến khả năng tranh chấp giữa các bên khi có tranh cãi về việc sự kiện đó có phải

- Với sự kiện bất khả kháng xảy ra khi tàu biển rời khỏi có thể do:+ Chiến tranh đe dọa sự an toàn của tàu biển hoặc hàng hoá; cảngnhận hàng hoặc cảng trả hàng được công bố bị phong toả;

+ Tàu biển bị bắt giữ hoặc tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền mà không do lỗi của các bên tham gia hợp đồng;

+ Tàu biển bị Nhà nước trưng dụng;

+ Có lệnh cấm vận chuyển hàng hoá ra khỏi cảng nhận hàng hoặcvào cảng trả hàng

Thì các bên tham gia hợp đồng có quyền chấm dứt hợp đồng mà khôngphải bồi thường Đồng thời bên chấm dứt hợp đồng phải chịu chi phí dỡ hàng,trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả tiền cước cự ly vàchi phí dỡ hàng (Theo Điều 115 Bộ Luật Hàng hải)

Ví dụ:

Cuối năm 2011 công ty Hương Thủy nhập lô hàng kẹo bạc hà từ một đốitác ở Hàn Quốc theo điều kiện CIF-Incoterms 2010, cảng TP HCM.Trong cácđiều khoản về vận tải trong hợp đồng, không có điều nào đề cập về tình trạngpháp lý của con tàu cũng như chủ tàu Theo điều kiện CIF, bên bán đã thuê tàuPLJ chở lô hàng về Việt Nam Sau khi tàu PLJ rời cảng xếp hàng, bên bán cũng

đã nhanh chóng chuyển vận đơn cùng bộ chứng từ cho bên mua và đã nhận đủ

Trang 11

tiền hàng theo phương thức thanh toán bằng L/C Nhưng bốn ngày trước khi tàuPLJ cập cảng Việt Nam, khi đang đi qua eo biển Malaysia, tàu bị cảnh sátMalaysia bắt giữ vì có bằng chứng đây là con tàu của một chủ tàu Indonesia bịhải tặc cưỡng đoạt bốn năm trước Bên bán giải thích rằng họ đã nhận đủ tiền bánhàng và phía bên mua cũng đã nhận đủ bộ chứng từ hợp lệ, điều này cũng đồngnghĩa là họ đã hoàn thành mọi nghĩa vụ giao hàng và về mặt pháp lý họ khôngchịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra vì theo điều kiện CIF rủi ro về hư hỏng mấtmát hàng hóa đã chuyển tư bên bán sang bên mua kể từ khi hàng qua lan can tàu

ở cảng xếp hàng Tất nhiên, công ty Hương Thủy không đồng ý với lập luận củabên bán và yêu cầu họ phải có trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.Tuy nhiên, khi đọc lại hợp đồng mua bán thì công ty không thấy có quy định nàobuộc bên bán phải bồi thường trong trường hợp này

Công ty có làm việc với hãng bảo hiểm để đòi bồi thường (lô hàng đượcmua bảo hiểm của BMI ở Việt Nam) nhưng phía bảo hiểm khẳng định theo điềukiện bảo hiểm Institute Cargo Clauses (ICC) 1982 (Khoản 2, Điều 6 về Điềukhoản miễn trừ) thì phía bảo hiểm được miễn mọi trách nhiệm trong trường hợphàng hóa bị hư hỏng, mất mát khi tàu bị bắt giữ Công ty cũng không thể kiệnhãng tàu để đòi bồi thường được vì theo Bộ luật hàng hải Việt Nam thì người vậnchuyển cũng được thoát trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa xảy ra trongtrường hợp tàu bị bắt giữ (Mục g, Khoản 2, Điều 78) Không còn lựa chọn nàokhác, công ty Hương Thủy đành ủy quyền cho bên bán thay mặt mình làm việcvới các quan hữu quan của Malaysia để nhanh chóng thuê một con tàu khác đếncảng Klang, nơi con tàu trên bị bắt giữ để chuyển tải hàng về Việt Nam

- Rủi ro từ điều khoản phạt vi phạm

Luật Thương mại quy định:

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoảntiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, mức phạt docác bên tự thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị viphạm Nếu các bên không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm khôngđược áp dụng chế tài phạt vi phạm Các rủi ro thường gặp phải về điều khoảnphạt vi phạm bao gồm:

+ Không đồng nhất về phạt vi phạm: Trong hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế, các bên có thể thỏa thuận về các điều khoản phạt vi phạm nhưngthường không có một quy định pháp luật nào cụ thể về việc này Vì vậy, điều này

có thể dẫn đến sự khác nhau trong các điều khoản phạt vi phạm giữa các hợpđồng khác nhau

Trang 12

+ Rủi ro về tính khả thi của việc áp dụng phạt vi phạm: Việc áp dụngcác điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thểgặp khó khăn do sự khác nhau về pháp luật và thực tiễn thực hiện giữa các quốcgia Do đó, các bên thường phải đưa ra quyết định khó khăn về việc áp dụng cácđiều khoản này và nếu không thực hiện được thì có thể dẫn đến rủi ro tài chính.

+ Rủi ro về sự chậm trễ trong thanh toán phạt: Việc thực hiện cácđiều khoản phạt vi phạm có thể mất nhiều thời gian và tiền bạc để áp dụng Trongkhi đó, sự chậm trễ trong việc thanh toán phạt này có thể dẫn đến sự thiếu tráchnhiệm của bên vi phạm và khiến bên khác phải gánh chịu rủi ro tài chín

Ví dụ:

Đầu tháng 10 năm 2010, công ty Hương Thủy đã tính toán rất kỹ kế hoạchbán hàng cho mùa Tết và quyết định đặt hàng 25 container 400 feet kẹo gừng vớithời hạn giao hàng từ 25 tháng 11 đến 25 tháng 12 năm 2010 Đối tác bênIndonesia cũng đã xác nhận các đơn đặt hàng này và cũng xác nhận thời hạn giaohàng như trên Tuy nhiên, đến ngày 10 tháng 11 năm 2010 thì đối tác Indonesiathông báo cho công ty rất tiếc là công suất nhà máy kẹo gừng bị hạn chế nên họchỉ có thể đáp ứng được 15 container kẹo gừng trong khoảng thời gian từ 25tháng 11 năm 2010 đến 10 tháng 1 năm 2011 Rõ ràng trong trường hợp này đốitác vừa giao hàng chậm vừa giao không đủ số lượng như đã cam kết Tuy nhiên,

do hợp đồng không có quy định cụ thể về trường hợp vi phạm (giao hàng chậmbao nhiêu ngày hoặc là giao hàng không đủ bao nhiêu phần trăm so với số lượng

đã cam kết) cũng như mức phạt như thế nào cho nên rất khó để công ty HưởngThủy có thể bắt đối tác chịu phạt được trong trường hợp như thế này

- Rủi ro đối với các điều khoản giải quyết tranh chấp

Khi giao kết hợp đồng, các bên thường quan tâm đến các điều khoản nhưgiá cả, thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên mà ít quan tâm đến các điềukhoản giải quyết tranh chấp Thậm chí, nhiều hợp đồng không có quy định cụ thể

về vấn đề này

Tuy nhiên, đó là điều khoản quan trọng khi có tranh chấp giữa hai bên.Tùy theo luật của nước nào mà bạn cần nêu rõ tranh chấp sẽ được xử lý như thếnào (nếu đối tác là doanh nghiệp / cá nhân nước ngoài) Dự kiến các tranh chấp

có thể xảy ra và cách giải quyết

Trang 13

tháng 10 năm 2012) Tuy nhiên đến ngày 15 tháng 11 năm 2012 công ty HươngThủy Nhận được thông báo của đối tác Thái Lan rằng trong khoảng thời cuốitháng 10 năm 2012 đến giữa tháng 11 năm 2012 và tại khu vực nhà máy sản xuấtcủa đối tác, còn xảy ra rất nhiều cuộc đình công tại nhà máy khiến cho đối táckhông thể sản xuất và giao hàng theo đúng thời hạn Vì vậy, đối tác này đề nghịđược kéo dài thời hạn giao hàng đến ngày 20 tháng 12 năm 2012 vì đối tác chorằng sự việc xảy ra như trên (cúp điện, đình công) là sự kiện bất khả kháng Tuynhiên, công ty Hương Thủy không chấp nhận đó là lý do bất khả kháng vì theocách hiểu của công ty thì chỉ được coi là sự kiện bất khả kháng khi có thiên taixảy ra (lũ lụt,hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần) Điều khoản bất khả khángtrong hợp đồng cũng chỉ quy định rất chung chung như sau: “Một bên không thểthực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng là sự kiệnxảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên không có khả năng dựđoán, kiểm soát và ngăn chặn, sẽ được miễn trách nhiệm do không thực hiệnnghĩa vụ” chứ không ghi rõ trường hợp cụ thể nào thì được coi là bất khả kháng

do đó rất khó để mà giải quyết tranh chấp này Cuối cùng, công ty cũng chấpnhận thời hạn giao hàng đến ngày 20 tháng 12 năm 2012 nhưng việc công tyHương Thủy có miễn trách nhiệm cho đối tác hay không trong trường hợp nàyvẫn còn là một tranh cãi của cả hai bên

- Rủi ro về điều khoản khiếu nại:

Rủi ro này xuất phát từ việc bên mua phát hiện hàng hoá được giao khôngđúng như trong hợp đồng như bị hư hỏng, thiếu hàng hoá, ẩm mốc, và tiếnhành khiếu nại bên bán theo điều khoản trong hợp đồng ngoại thương Tuy nhiên,

để khiếu nại thành công thì hai bên phải thực hiện đúng theo hợp đồng như bênmua bắt buộc phải tiến hành kiểm tra hàng hoá ngay khi hàng hoá đến cảng, cònnếu như đã ký xác nhận bàn giao hàng hoá với bên vận chuyển thì từ đây rủi rohàng hoá bên bán sẽ không chịu trách nhiệm mà sẽ do bên mua chịu trách nhiệm,

và có xảy ra vấn đề gì sau đấy thì bên mua sẽ không thể khiếu nại bên bán đòibồi thường Vì vậy việc tiến hành kiểm tra hàng hoá khi giao nhận hàng hoá rấtquan trọng

Ví dụ:

Vào tháng 6 năm 2011 khi container hàng kẹo về đến kho của công tyHương Thủy và hàng được dỡ ra khỏi container thì công ty phát hiện ra thiếu 85thùng so với số lượng được ghi trong hợp đồng cũng như số lượng được ghitrong bộ chứng từ Ngoài ra, công ty còn phát hiện có khá nhiều thùng kẹo bịméo xẹo, ẩm ướt, rách nát rất mất thẩm mỹ và công ty Hương Thủy không thể

Ngày đăng: 15/12/2024, 07:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w