1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

với xu thế phát triển của thương mại điện tử như hiện nay doanh nghiệp việt nam cần làm gì lý do tại sao

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 332,5 KB

Nội dung

Cho đếnnay, hoạt động thương mại điện tử đã được triển khai và ứng dụng trong một số ngànhdịch vụ đã đem đến những kết quả to lớn.Với mong muốn phát triển hơn nữa các hoạt động thương mạ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VỚI XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHƯ HIỆN NAY, DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ?

LÝ DO TẠI SAO?

Giảng viên hướng dẫn: VƯƠNG THỊ TUẤN OANH Sinh viên thực hiện:

Họ tên: Vương Quốc Thịnh MSSV: 2181402352

Họ tên: Nguyễn Thị Cẩm Tiên MSSV: 2181405181

Họ tên: Hoàng Thanh Nhàn MSSV: 2181409792

Họ tên: Phan Hữu Tâm MSSV: 2011250671

Họ tên: Đoàn Thị Thanh Ngân MSSV: 2181409419 Lớp: 21DQTB2

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 07, năm 2023.

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VỚI XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHƯ HIỆN NAY, DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ?

LÝ DO TẠI SAO?

Giảng viên hướng dẫn: VƯƠNG THỊ TUẤN OANH Sinh viên thực hiện:

Họ tên: Vương Quốc Thịnh MSSV: 2181402352

Họ tên: Nguyễn Thị Cẩm Tiên MSSV: 2181405181

Họ tên: Hoàng Thanh Nhàn MSSV: 2181409792

Họ tên: Phan Hữu Tâm MSSV: 2011250671

Họ tên: Đoàn Thị Thanh Ngân MSSV: 2181409419 Lớp: 21DQTB2

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 07, năm 2023.

Trang 3

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại họcCông nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn Thương Mại Điện

Tử vào trương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâusắc đến giảng viên bộ môn – Vương Thị Tuấn Oanh đã dạy dỗ,truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời

gian học tập vừa qua

Trong thời gian tham gia lớp học Thương Mại Điện Tử của

cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này

Bộ môn Thương Mại Điện Tử là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức cònnhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù

em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy/cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 4

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

hoàn thành công việc

5 Đoàn Thị Thanh Ngân 2

- Tìm dữ liệu Chương III

- Tìm dữ liệu phần thuyết trình 8/10

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lí do tiếp cận đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

5 Kết cấu của tiểu luận 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XU THẾ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2

1.1 Khái niệm về thương mại điện tử 2

1.2 Các hình thức của thương mại điện tử 2

1.1.1 Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C) 2

1.1.2 Khách hàng với Khách hàng (C2C) 2

1.1.3 Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B) 2

1.1.4 Doanh nghiệp với chính phủ (B2A) 2

1.1.5 Khách hàng với Chính phủ (C2A) 3

1.3 Chức năng và vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp 3

1.3.1 Mở rộng quy mô thị trường 3

1.3.2 Tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3

1.3.3 Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng 3

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XU THẾ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 4

Trang 6

2.1 Thực trạng xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Việt

Nam 4

2.1.1 Tốc độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam 4

2.1.2 Tiềm năng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam 6

2.2 Xu thế thương mại điện tử tại Việt Nam 6

2.2.1 Coi trọng sự cá nhân hóa 6

2.2.2 Ổn định trong kinh doanh 7

2.2.3.Thanh toán nhanh chóng, tiện lợi 9

2.2.4 Thương mại hoá đa nền tảng 9

2.2.5 Affiliate Marketing với KOLs 10

2.2.6 Đổi mới phương thức vận hành và xuất nhập khẩu 10

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY 11

3.1 Biện pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam với xu thế phát triển thương mại điện tử 11

3.1.1 Nâng cao nhận thức và trau dồi trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ quản trị và các nhân viên trong công ty 11

3.1.2 Tin học hoá hệ thống quản lí doanh nghiệp 11

3.1.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh trên mạng 11

PHẦN KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội qua các năm 5

Hình 2: Tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh qua mạng qua các năm 5

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do tiếp cận đề tài:

Thuật ngữ “Thương mại điện tử” đã không còn quá xa lạ đối với người dân toàncầu, đặc biệt là thế hệ trẻ Thương mại điện tử đã tạo nên những thành công, nhữngbước đi lớn trong lĩnh vực kinh tế Tại đất nước Việt Nam chúng ta – một quốc giađang phát triển, trình độ công nghệ thông tin chưa được cao nhưng nước ta cũng đãnhận thức được tầm quan trọng và tính thiết yếu của loại hình dịch vụ này Cho đếnnay, hoạt động thương mại điện tử đã được triển khai và ứng dụng trong một số ngànhdịch vụ đã đem đến những kết quả to lớn

Với mong muốn phát triển hơn nữa các hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nammột cách tốt nhất Vì thế chúng tiếp cận đề tài: “với xu thế phát triển của thương mạiđiện tử như hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì? Lý do tại sao?”

2 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu, giúp tìm hiểu rõ về thực trạng thương mại điện tử tại ViệtNam cũng như xu thế phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam có những ưu vànhược điểm gì? Từ đó đưa ra các biện pháp để có thể giúp đỡ cho các doanh nghiệp tạiViệt Nam áp dụng và phát triển hơn ở lĩnh vực thương mại điện tử này

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp đọc, phân tích tài liệu: Tìm, nghiên cứu và phân tích nghiên cứu cáctài liệu ( sách, báo, tạp chí, các trang thông tin số, các công trinh nghiên cứu, )

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì bài tiểu luận gồm 3 chương chính:

Chương I: Cơ sở lý thuyết về xu thế phát triển thương mại điện tử

Chương II: Thực trạng xu thế phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

Chương III: Thực trạng xu thế phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

Trang 9

ĐIỆN TỬ.

1.1 Khái niệm về thương mại điện tử:

Thương mại điện tử (eCommerce) là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệthống điện tử như Internet và các mạng máy tính

Hiện nay, khái niệm thương mại điện tử của WHO là chính xác nhất “Thương mạiđiện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng vàphân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giaonhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoáthông qua mạng Internet” Việc mua bán hàng hóa trên Shopee, Lazada hoặc quawebsite thương mại là các ví dụ về thương mại điện tử nổi bật (1)

1.2 Các hình thức của thương mại điện tử:

1.2.1 Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C):

Đây là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất, thể hiện mối quan hệ muabán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng Mua sắm dưới dạng thương mại điện tửgiúp người dùng dễ dàng so sánh giá cũng như xem phản hồi nhận xét của nhữngngười dùng trước Đối với công ty, nó cho phép họ hiểu biết hơn về khách hàng trêngóc độ cá nhân

1.2.2 Khách hàng với Khách hàng (C2C):

Loại thương mại điện tử này bao gồm tất cả các giao dịch điện tử diễn ra giữangười tiêu dùng Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua việc sử dụng cácmạng xã hội cá nhân như facebook, instagram và các trang web sàn thương mại điện

tử như tiki, shopee

1.2.3 Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B):

Thương mại điện tử C2B diễn ra khi người tiêu dùng cung cấp dịch vụ hoặc sảnphẩm của họ cho các công ty mua hàng

1.2.4 Doanh nghiệp với chính phủ (B2A):

Trang 10

Hình thức thương mại điện tử này đề cập đến tất cả các giao dịch giữa các công

ty và khu vực hành chính công Loại hình này liên quan đến nhiều dịch vụ, đặc biệt cóthể kể đến như an sinh xã hội, việc làm và các văn bản pháp lý

1.2.4 Khách hàng với Chính phủ (C2A):

Một hình thức phổ biến khác là thương mại điện tử C2A, bao gồm tất cả các giaodịch điện tử giữa các cá nhân và khu vực hành chính công Ví dụ điển hình là việc khai

và nộp thuế thông qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế

1.3 Chức năng và vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp:

1.3.1 Mở rộng quy mô thị trường:

Tác động lớn nhất của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp là giúp công

ty tiếp cận thị trường dễ hơn Khi kinh doanh thương mại điện tử, các doanh nghiệp sẽ

dễ dàng mở rộng thị trường tại nhiều khu vực khác nhau mà không cần tốn chi phí,nguồn lực để xây dựng các văn phòng, cửa hàng kinh doanh như thương mại truyềnthống Hơn nữa, thời gian để mở rộng sang các thị trường mới cũng nhanh hơn Thay

vì phải mất nhiều thời gian để tìm nguồn lực, xây dựng văn phòng mới thì công ty cóthể xây dựng và nâng cấp cửa hàng online nhắm đến các đối tượng đó (1)

1.3.2 Tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Khi kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiết kiệm các loại chiphí như Marketing, sản xuất, phân phối, lưu kho, chi phí giao dịch Ngoài ra, công ty

có thể kết nối với khách hàng thường xuyên, nâng cao và củng cố quan hệ khách hàng,cập nhật thông tin sản phẩm và doanh ghiệp nhanh chóng Hơn nữa, doanh nghiệpcũng dễ trao đổi và giao dịch các sản phẩm âm nhạc, hình ảnh dưới dạng số hóa

1.3.3 Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng:

Với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều đối tượng kháchhàng tiềm năng thông qua website và các hình thức marketing online khác như chạyquảng cáo, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO),… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng

tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh thu

Trang 11

TỬ TẠI VIỆT NAM.

2.1 Thực trạng xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam:

2.1.1 Tốc độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam:

Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thương mại điện tử gầnnhư đã trở thành phương tiện để mọi người sử dụng mỗi ngày

 Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trựctuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 7,2%, cao hơn tỷ lệ tương ứng6,7% của năm 2021 (2)

Thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ phát triển cao nhưng chỉ mới ở giaiđoạn đầu vì tốc độ phát triển này rất mạnh mẽ Minh chứng cụ thể là :

 Sang năm 2023, theo Tổng cục Thống kê, 3 tháng đầu năm tổng sản phẩm trongnước tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳnăm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3% Hai ngành dịch vụ tăng trưởng nhanhnhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 26,0%, ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,1%.(2)

 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, những khó khăn lớn của nềnkinh tế từ giữa năm 2022 đã kéo dài sang quý 1 và có thể đến hết năm 2023 Trongkhó khăn đó, thương mại điện tử của quý 1 tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ và cảnăm vẫn có thể đạt trên 25%

Bên cạnh đó kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội tăng mộtcách nhanh chóng Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hoạt động kinhdoanh trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là những nét nổi bật của ngành

Trang 12

thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 và quý 1/2023 Kết quả khảo sát cho thấy cótới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội (2)Ngoài ra việc người Việt Nam sử dụng các công cụ như Facebook, Zalo, Tiktok,Messenger,… cũng tăng nhanh qua từng năm.

Hình 1: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội qua các năm.

( Nguồn https://magenest.com )

Hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng ổn định Kết quả khảo sát của Vecom cho thấy, năm 2022 có 23% doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.(2)

Đặc biệt là sự ra đời của Tiktok shop đã thu hút rất nhiều người muốn kiếm tiền trênthế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Chỉ mới ra đời nhưng giữa năm 2022 nhưngTiktok Shop đã trở thành nền tảng thương mại điện tử bán lẻ lớn thứ 3 tại Việt Nam

Hình 2: Tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh qua mạng qua các năm.

( Nguồn https://magenest.com )

Trong khi đó, tỷ lệ các doanh nghiệp mua bán trên website và ứng dụng di độngkhông thay đổi nhiều Mặc dù website và ứng dụng di động định hướng đi dài lâu

Trang 13

thương mại điện tử.

Bên cạnh website, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng ứng dụng di động phục vụ kinhdoanh cũng tăng đều qua các năm Trong số 3 ứng dụng di động thì có 2 ứng dụng hỗtrợ đầy đủ hoạt động mua sắm của khách hàng

Tuy chất lượng website đang ngày càng được cải tiến nhưng các doanh nghiệpđánh giá việc mua bán trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử vẫn đạt hiệu quảcao hơn Vì để một website tích hợp được việc giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm

và mua sắm, thanh toán, giao hàng thì không đơn giản

Qua đây ta nhận thấy trong bối cảnh chịu ảnh hướng bởi nền kinh tế sau dịch và nềnkinh tế thế giới thì ngành thương mại điện tử có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽthích nghi với tình hình mới của Việt Nam

2.1.2 Tiềm năng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam:

Tuy thị trường thương mại điện tử chỉ mới nổi ở Việt Nam nhưng đang có nhiềudấu hiệu tích cực phát triển mạnh mẽ

Năm ngoái, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt 14 tỷ USD và có thểđạt tới 32 tỷ USD vào năm 2025 Báo cáo của Google cũng dự báo Việt Nam sẽ nằmtrong top 3 quốc gia thu hút nhiều nhà đầu tư nhất trong lĩnh vực (3)

Tại Việt Nam thương mại điện tử đã vượt qua ngành bán lẻ truyền thống như chợ,siêu thị,… Và đã có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang tạo ra những app, website,…

để người dân có thể mua hàng trực tuyến Ngay cả những ngành nghề như bán thuốccũng đã có thể mua online

Qua đó cho thấy tiềm năng phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam trongthời gian tới sẽ có nhiều bức phá

2.2 Xu thế thương mại điện tử tại Việt Nam:

2.2.1 Coi trọng sự cá nhân hóa

Cá nhân hóa là việc doanh nghiệp có sự điều chỉnh trong sản phẩm, dịch vụ vàtriển khai những chiến dịch quảng bá hiệu quả dựa trên dữ liệu thu thập từ khách hàng

Trang 14

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những tầm nhìn, mục tiêu kinh doanh khác nhau, do đócách cá nhân hóa trong hoạt động kinh doanh cũng khác nhau Tuy nhiên, mục tiêumấu chốt trong mỗi chiến lược personalized đều nhằm gây ấn tượng mạnh với kháchhàng, thỏa mãn nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của họ đối với sản phẩm và dịch vụcủa doanh nghiệp.

Marketing personalized là việc thu thập những dữ liệu từ khách hàng qua tích hợp

đa kênh như mạng xã hội, blog, email,…Từ đó, có những chiến lược tiếp thị hiệu quảnhằm nâng cao trải nghiệm cho những đối tượng khách hàng như những cá thể riêngbiệt, tương ứng với những nội dung phù hợp khác nhau

Cá nhân hóa là việc dựa trên sự tương tác, hành động của khách hàng mà doanhnghiệp đã thu thập được nhằm điều chỉnh, thay đổi sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến lượctiếp cận, quảng bá khác phù hợp hơn Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệmmua sắm của khách hàng

2.2.2 Ổn định trong kinh doanh:

Chiến lược ổn định là chiến lược kinh doanh của bất kỳ công ty nào tập trung vàoviệc duy trì sự tăng trưởng, thu nhập và vị thế thị trường hiện tại của công ty Khi mộtcông ty đi theo một chiến lược ổn định như vậy, trọng tâm của nó là thị trường hiện có

– Nếu một doanh nghiệp có nợ và các nghĩa vụ tài chính khác, thì doanh nghiệpnên thực hiện theo chiến lược này hơn là mở rộng nó Đó là bởi vì theo chiến lược này

sẽ đảm bảo rằng công ty có đủ vốn để trả cho số tiền gốc và lãi của nó

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w