1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giả sử bạn Đang có Ý Định kinh doanh thịt gà sống phân phối Đến các siêu thị 1 hãy tiến hành hoạch Định chất lượng theo các bước của quy trình hoạch Định chất lượng

28 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giả Sử Bạn Đang Có Ý Định Kinh Doanh Thịt Gà Sống Phân Phối Đến Các Siêu Thị
Người hướng dẫn TS. Đặng Thu Hương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Chất Lượng
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Mô hình kinh doanhTrước hết, về tầm nhìn, doanh nghiệp đặt mục tiêu trở thành nhà phân phối thịt gàhàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao từ trang trại đến mộtchuỗi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

ĐỀ BÀI:

Giả sử bạn đang có ý định kinh doanh thịt gà sống phân phối đến các siêu thị

1 Hãy tiến hành hoạch định chất lượng theo các bước của quy trình hoạch định chất lượng.

2 Hãy xác lập các đối tượng, chỉ tiêu, tần suất, phương pháp kiểm soát chất lượng cần thiết cho quá trình kinh doanh nói trên.

Giảng viên hướng dẫn : TS Đặng Thu Hương

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mô hình kinh doanh 1

2 Hoạch định chất lượng 1

2.1 Mục tiêu chất lượng 1

2.1.1 Chính sách chất lượng 1

2.1.2 Mục tiêu chất lượng năm 2025 - 2026 3

2.2 Phân định khách hàng mục tiêu 3

2.3 Tìm hiểu nhu cầu khách hàng 4

2.3.1 Nhu cầu đã có của khách hàng 4

2.3.2 Nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng 5

2.4 Thiết kế - phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ 5

2.4.1 Product (Sản phẩm) 5

2.4.2 Price (Giá) 6

2.4.3 Punctuality (Các dịch vụ đi kèm) 7

2.5 Thiết lập các quy trình cần thiết 7

2.6 Hoạch định công việc nhằm tăng cường kiểm soát và chuyển giao 10

3 Kiểm soát chất lượng 12

4 Đề xuất các biện pháp đảm bảo chất lượng 20

4.1 Các phương pháp đảm bảo chất lượng từ bên trong 20

4.1.1 Đảm bảo chất lượng trong nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm 20

4.1.2 Đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất 21

4.1.3 Đảm bảo chất lượng sau quá trình sản xuất 22

4.1.4 Đảm bảo chất lượng sau khi sản phẩm đến tay khách hàng 23

4.2 Các phương pháp đảm bảo chất lượng từ bên ngoài 24

4.2.1 Mời khách hàng tham quan, trải nghiệm trực tiếp: 24

4.2.2 Cung cấp những bằng chứng, chứng cứ để chứng minh 24

4.2.3 Cam kết trách nhiệm Đảm bảo chất lượng với khách hàng 25

4.2.4 Các biện pháp kinh doanh bền vững, xây dựng và phát triển hình ảnh, uy tín thương hiệu 26

Trang 3

1 Mô hình kinh doanh

Trước hết, về tầm nhìn, doanh nghiệp đặt mục tiêu trở thành nhà phân phối thịt gàhàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao từ trang trại đến mộtchuỗi các siêu thị lớn thông qua mối quan hệ tin cậy với các trang trại và đối tác B2B,đồng thời luôn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất

Từ đó, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa mô hình B2B và

mô hình chuỗi giá trị:

- Mô hình B2B: Mối quan hệ trực tiếp với đối tác: Tạo liên kết trực tiếp giữa cáctrang trại chăn nuôi uy tín và các siêu thị lớn, nhà bán lẻ thực phẩm

- Mô hình chuỗi giá trị: Kiểm soát từ nguồn đến tay người tiêu dùng: Doanh nghiệpcủa bạn sẽ không chỉ đơn thuần phân phối sản phẩm mà còn tham gia vào toàn bộchuỗi cung ứng, từ việc lựa chọn trang trại, kiểm tra quy trình chăn nuôi, giết mổ,

sơ chế, bảo quản và vận chuyển

Việc kết hợp 2 mô hình trên giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn từngbước trong chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đầu vào (nguồn gốc gà) đến phân phối vàquản lý mối quan hệ với các siêu thị lớn

2 Hoạch định chất lượng

2.1 Mục tiêu chất lượng

2.1.1 Chính sách chất lượng

 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

a Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc:

- Chọn lựa trang trại uy tín: Việc hợp tác với các trang trại chăn nuôi gà có chứngnhận vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ giúp đảm bảo chất lượng mà còn xâydựng niềm tin với khách hàng Nên ưu tiên các trang trại có tiêu chuẩn chăn nuôibền vững và minh bạch về quy trình sản xuất

- Kiểm tra nguồn gốc: Thiết lập quy trình kiểm tra kỹ lưỡng về giấy tờ chứng minhchất lượng gà như chứng nhận an toàn thực phẩm, kiểm dịch, và các báo cáo kiểmtra định kỳ từ cơ quan chức năng

b Quá trình giết mổ và sơ chế:

- Tuân thủ quy trình giết mổ: Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn trong giết

mổ giúp đảm bảo không chỉ chất lượng mà còn vệ sinh Nên thực hiện kiểm tra vàđánh giá thường xuyên về quy trình này

Trang 4

- Thiết bị hiện đại: Sử dụng thiết bị hiện đại không chỉ đảm bảo vệ sinh mà cònnâng cao năng suất Cần thường xuyên bảo trì và kiểm tra thiết bị để tránh sự cố.

- Đào tạo nhân viên: Nhân viên phải được đào tạo định kỳ về các quy trình vệ sinh

an toàn thực phẩm và bảo hộ lao động, giúp nâng cao ý thức và kỹ năng làm việc

c Bảo quản và vận chuyển:

- Hệ thống làm lạnh và cấp đông: Sử dụng công nghệ làm lạnh và cấp đông hiện đại

sẽ giữ cho thịt gà tươi ngon và an toàn Cần thực hiện kiểm tra định kỳ để đảmbảo các thiết bị này hoạt động hiệu quả

- Xe chuyên dụng: Việc vận chuyển bằng xe chuyên dụng sẽ giữ nhiệt độ ổn định

và bảo vệ chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển

d Đóng gói:

- Bao bì kín và an toàn: Sử dụng bao bì chất lượng cao, kín và đảm bảo vệ sinh làyếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm Cần ghi rõ nguồn gốc, thành phần,

và hạn sử dụng trên bao bì để tăng cường tính minh bạch

e Kiểm soát chất lượng:

- Kiểm tra chất lượng thường xuyên: Cần thiết lập quy trình kiểm tra chất lượng tạitừng khâu để phát hiện kịp thời các vấn đề Việc này giúp duy trì tiêu chuẩn chấtlượng đồng nhất cho sản phẩm

- Hệ thống kiểm soát chất lượng ISO: Việc xây dựng hệ thống kiểm soát chấtlượng theo tiêu chuẩn ISO không chỉ nâng cao uy tín của công ty mà còn giúp tối

ưu hóa quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng

 Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng

a Cải tiến liên tục:

Tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng: Nên xây dựng một nhóm cải tiến chấtlượng thường xuyên khảo sát và áp dụng các công nghệ mới, phương pháp sản xuất hiệuquả hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

b Thu thập ý kiến khách hàng:

Khảo sát phản hồi: Tổ chức các khảo sát định kỳ để thu thập ý kiến phản hồi củacác siêu thị và hệ thống bán lẻ Nên phân tích dữ liệu này để điều chỉnh quy trình sảnxuất và dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Trang 5

2.1.2 Mục tiêu chất lượng năm 2025 - 2026

a Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đây là yếu tố cốt lõi trong ngành thực phẩm Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

sẽ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cuối cùng mà còn tạo dựng lòng tin

từ các đối tác và khách hàng Việc tập trung vào tiêu chuẩn này sẽ giúp nâng cao giá trịthương hiệu và giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm Với các mục tiêu:

- Đạt ít nhất 98% lô hàng được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm trước khi xuất xưởng

- Giới hạn số lượng khiếu nại liên quan đến an toàn thực phẩm không vượt quá 1%tổng lô hàng đã giao

- 100% nhân viên tham gia các khóa đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm và quytrình kiểm soát chất lượng

b Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công củadoanh nghiệp Tổ chức khảo sát và thu thập ý kiến từ các đối tác và khách hàng sẽ giúpbạn nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó điều chỉnh và cải tiến sản phẩm và dịch vụ, tạodựng mối quan hệ lâu dài với họ Với các mục tiêu:

- Đạt được ít nhất 85% khách hàng hài lòng với sản phẩm và dịch vụ qua khảo sátđịnh kỳ

- Đạt được tỷ lệ giữ chân khách hàng tối thiểu 75% sau khi ký hợp đồng trong nămđầu tiên

- Thu thập ít nhất 50 phản hồi tích cực từ các siêu thị lớn và nhà bán lẻ trong nămđầu tiên thông qua các kênh khảo sát và truyền thông

2.2 Phân định khách hàng mục tiêu

Đối với thị trường B2B khi phân phối thịt gà sống đến các đối tác B2B, kháchhàng mục tiêu sẽ là các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu mua số lượng lớn để phục vụhoạt động kinh doanh của họ:

- Loại hình: Các chuỗi siêu thị lớn, siêu thị quy mô vừa và nhỏ, siêu thị tiện lợi

- Vị trí địa lý: Phân bổ chủ yếu ở khu vực đô thị lớn và các khu vực đông dân cư

- Thương hiệu: Tập trung vào các siêu thị có uy tín và có sự cam kết cao về chấtlượng thực phẩm, đặc biệt là các chuỗi siêu thị cao cấp, siêu thị hữu cơ, và cácchuỗi siêu thị lớn như Co.opmart, Big C, WinMart, Aeon Mall, Lotte Mart, BáchHóa Xanh,

Trang 6

Việc xây dựng mối quan hệ vững chắc và cung cấp dịch vụ hậu mãi, hỗ trợ tốt sẽgiúp duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách hàng B2B.

2.3 Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp có thểđáp ứng và vượt qua mong đợi của thị trường Trong quy trình hoạch định chất lượngcho thịt gà sống của nhóm, việc tìm hiểu nhu cầu của các đối tác B2B và chuỗi siêu thịlớn là yếu tố then chốt để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm thịt gà được duy trì, từ trangtrại đến kệ siêu thị Nhu cầu của khách hàng sẽ bao gồm cả nhu cầu đã có và nhu cầutiềm ẩn

2.3.1 Nhu cầu đã có của khách hàng

Nhu cầu đã có là những yêu cầu rõ ràng mà các siêu thị và đối tác B2B thườngđưa ra đối với nhà cung cấp thịt gà sống Đây là những nhu cầu phổ biến và đã được xácđịnh thông qua nghiên cứu thị trường, phản hồi của khách hàng, và tiêu chuẩn ngành Cụthể, nhu cầu đã có của khách hàng mục tiêu bao gồm:

- Nguồn gốc sản phẩm rõ ràng: Khách hàng mục tiêu ngày càng quan tâm đến tínhminh bạch về nguồn gốc sản phẩm Họ yêu cầu thịt gà phải có thông tin cụ thể vềtrang trại nơi chăn nuôi, quy trình giết mổ, sơ chế, và tiêu chuẩn vệ sinh

- Chất lượng sản phẩm đạt chuẩn: Các đối tác B2B, đặc biệt là các siêu thị lớn, yêucầu thịt gà phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất Sản phẩmkhông chỉ cần tươi ngon mà còn phải được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng,không chứa hóa chất bảo quản, và có chứng nhận kiểm định rõ ràng từ các cơquan thẩm quyền

- Quy trình giao hàng và bảo quản chuyên nghiệp: Việc giao hàng đúng hạn và quytrình bảo quản chặt chẽ để đảm bảo thịt gà giữ được chất lượng nguyên vẹn nhấttrong quá trình vận chuyển cũng là một yêu cầu vô cùng quan trọng của kháchhàng đối với doanh nghiệp

- Giá cả hợp lý và cạnh tranh: Giá cả cũng là một trong những yếu tố quyết địnhtrong lựa chọn nhà cung cấp của khách hàng Các siêu thị và đối tác B2B luônmong muốn có được nguồn sản phẩm vừa có giá cả hợp lý, vừa đáp ứng được cáctiêu chuẩn chất lượng, phân phối, để có họ khả năng cạnh tranh cao hơn trên thịtrường

Trang 7

2.3.2 Nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng

Bên cạnh những nhu cầu đã có, doanh nghiệp cũng cần phân tích và nhận diệncác nhu cầu tiềm ẩn là những mong muốn chưa được thể hiện rõ ràng, nhưng có khảnăng xuất hiện trong tương lai Các nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng có thể bao gồm:

- Minh bạch toàn diện về chuỗi cung ứng: Ngày càng nhiều khách hàng quan tâmđến việc sản phẩm được sản xuất, vận chuyển như thế nào Cung cấp thông tinminh bạch, chi tiết về từng bước trong chuỗi cung ứng (từ nơi chăn nuôi, điềukiện chăn nuôi, cho đến quá trình giết mổ và vận chuyển) có thể thông qua mãtruy xuất nguồn gốc là một trong những cách để gia tăng niềm tin và sự hài lòngcủa khách hàng

- Yêu cầu về bền vững và thân thiện với môi trường: Xu hướng tiêu dùng xanhđang phát triển mạnh mẽ Các đối tác B2B và siêu thị có thể sẽ đánh giá cao cácsản phẩm đến từ các trang trại chăn nuôi áp dụng phương pháp bền vững, giảmthiểu tác động đến môi trường, sử dụng bao bì thân thiện môi trường và giảmthiểu lượng khí thải trong quá trình vận chuyển

- Cải tiến công nghệ lưu trữ và vận chuyển: Khách hàng có thể mong muốn nhữnggiải pháp hiện đại hơn trong khâu lưu trữ và vận chuyển thịt gà Việc sử dụng cáccông nghệ tiên tiến để đảm bảo duy trì độ tươi ngon trong suốt quá trình bảo quản

có thể là một điểm mà khách hàng có thể sẽ xem xét trong quá trình lựa chọn đơn

vị phân phối trong tương lai

- Chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi tốt: Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, nhưkiểm tra chất lượng định kỳ hoặc điều chỉnh quy trình giao hàng theo nhu cầuriêng, có thể là một lợi thế cạnh tranh mà khách hàng mong muốn nhưng chưa thểhiện rõ Đây cũng là một cơ hội để nâng cao sự hài lòng và giữ chân khách hàngcho doanh nghiệp

Việc xác định và đáp ứng đầy đủ cả nhu cầu đã có và nhu cầu tiềm ẩn của kháchhàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng bước phát triển sản phẩm và các bước tiếp theotrong quy trình hoạch định chất lượng một cách hiệu quả

2.4 Thiết kế - phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ

2.4.1 Product (Sản phẩm)

 Chủng loại sản phẩm

- Gà ta: Ưu điểm thịt thơm ngon, chắc thịt, phù hợp với khẩu vị truyền thống

- Gà công nghiệp: Ưu điểm thịt mềm, lớn, phù hợp với nhu cầu đa dạng của ngườitiêu dùng

Trang 8

- Gà hữu cơ: Phân khúc cao cấp, nuôi dưỡng bằng thức ăn hữu cơ, không chấtkháng sinh, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm sạch.

- Tươi ngon: Thịt gà có màu hồng tươi, không có mùi lạ, độ đàn hồi tốt

- An toàn vệ sinh thực phẩm: Không chứa vi khuẩn gây bệnh, không dư lượngthuốc thú y, tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm

- Đồng đều: Kích cỡ, trọng lượng của các con gà trong cùng một lô hàng phải đồngđều

- Đóng gói: Gói kín, đảm bảo vệ sinh, có nhãn mác rõ ràng, ghi đầy đủ thông tin vềsản phẩm

2.4.2 Price (Giá)

 Chi phí bao gồm

- Chi phí mua gà từ nhà cung cấp: Giá mua từ các trang trại hoặc nguồn cung cấpgà

- Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển từ nơi mua gà đến siêu thị

- Chi phí lưu kho: Nếu cần, có chi phí bảo quản và lưu trữ gà

- Chi phí đóng gói và bảo quản: Đóng gói gà để giữ tươi lâu và tuân thủ các quyđịnh về an toàn thực phẩm

- Chi phí nhân công: Chi phí trả cho nhân viên liên quan đến việc vận chuyển vàphân phối sản phẩm

- Chi phí quản lý và vận hành: Bao gồm các chi phí chung như quản lý, marketing,

và các giấy phép cần thiết

Tham khảo thêm giá thị trường, đối thủ cạnh tranh, chính sách chiết khấu

 Xác định giá phân phối = Tổng chi phí + Lợi nhuận mong muốn

Trang 9

2.4.3 Punctuality (Các dịch vụ đi kèm)

 Kênh phân phối: Siêu thị, phân phối đến các siêu thị lớn, nhỏ, chuỗi cửa hàng

tiện lợi: GO!, Lotte Mart, Win Mart,

- Tư vấn: Cung cấp thông tin về sản phẩm, đưa ra cam kết

- Đổi trả: Có chính sách đổi trả hàng rõ ràng, minh bạch

- Phản hồi: Chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại nhanh chóng

 Xúc tiến thương mại

- Tổ chức sự kiện: Tổ chức các sự kiện như demo chế biến món ăn, thử sản phẩmmiễn phí tại siêu thị

- Chào hàng, hợp tác cung cấp sản phẩm tới các đơn vị khác: các nhà hàng, kháchsạn

- Hỗ trợ truyền thông: Hợp tác với siêu thị tổ chức các chương trình quảng cáo trêncác kênh truyền thông (báo chí, đài phát thanh, mạng xã hội)

2.5 Thiết lập các quy trình cần thiết

 Quá trình chính

Đối với việc phân phối thịt gà sống đến các siêu thị, quy trình chính cần được xâydựng nhằm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng sựhài lòng của khách hàng Các quá trình chính bao gồm:

a Quy trình chăn nuôi và thu mua gà sống

- Đảm bảo gà được nuôi trong điều kiện vệ sinh, không sử dụng thuốc kháng sinhhoặc hormone tăng trưởng quá mức

- Gà phải được thu mua từ các trang trại đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

 Nguồn lực liên quan: trang trại đạt chuẩn (vật lực), chi phí kiểm định chất lượng gà(tài chính), và đội ngũ kỹ thuật viên kiểm tra sức khỏe gà (nhân lực)

Trang 10

b Quy trình kiểm soát vệ sinh và an toàn thực phẩm

- Đảm bảo sản phẩm thịt gà sống được phân phối đến các siêu thị đáp ứng đầy đủtiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định quốc tế và quốc gia, đểkiểm soát an toàn thực phẩm trong từng giai đoạn

- Giám sát định kỳ: Thực hiện các đợt kiểm tra nội bộ và đánh giá tiêu chuẩn vệsinh định kỳ theo tiêu chuẩn ISO 22000 Mỗi giai đoạn cần có báo cáo chi tiết vàghi nhận các biện pháp khắc phục nếu phát hiện sai sót

 Nguồn lực liên quan: nhân viên kiểm soát vệ sinh chuyên môn (nhân lực), thiết bị khửtrùng, máy đo nhiệt độ (công nghệ), dữ liệu tiêu chuẩn ISO 22000 (thông tin)

c Quy trình giết mổ và chế biến

- Đảm bảo quy trình giết mổ được thực hiện tại các cơ sở đạt tiêu chuẩn an toànthực phẩm và có giấy phép hoạt động

- Kiểm tra gà sau giết mổ để loại bỏ sản phẩm kém chất lượng

- Thịt gà phải được làm sạch kỹ càng và bảo quản đúng quy cách

 Nguồn lực liên quan: hệ thống cơ sở giết mổ (vật lực), nhân lực có kỹ năng xử lý vàkiểm tra chất lượng, chi phí vận hành và công nghệ làm sạch (công nghệ, tài chính)

e Quy trình bảo quản và vận chuyển

- Thịt gà phải được bảo quản trong môi trường lạnh (nhiệt độ từ 0-4 độ C) để duytrì độ tươi và tránh nhiễm khuẩn

- Phương tiện vận chuyển cần đảm bảo có hệ thống làm lạnh và vệ sinh theo tiêuchuẩn thực phẩm

 Nguồn lực liên quan: kho lạnh (vật lực), phương tiện vận chuyển có hệ thống làmlạnh (phương tiện), đội ngũ lái xe và giao nhận (nhân lực), hệ thống giám sát vận chuyển(công nghệ, thông tin)

f Quy trình phân phối và giao nhận tại siêu thị

- Đảm bảo quy trình giao hàng nhanh chóng, đúng lịch và an toàn

Trang 11

- Sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng lần cuối trước khi giao cho siêu thị.

 Nguồn lực liên quan: Nguồn lực: nhân viên kiểm tra chất lượng tại điểm giao (nhânlực), chi phí vận hành quá trình giao nhận (tài chính), thiết bị kiểm tra nhanh chất lượng(công nghệ)

 Các quá trình hỗ trợ

Các quá trình hỗ trợ giúp đảm bảo hiệu quả cho quy trình chính, bao gồm:

a Quy trình kiểm tra chất lượng

- Kiểm tra chất lượng thịt gà trong tất cả các công đoạn từ chăn nuôi, giết mổ, đónggói, bảo quản, vận chuyển, đến phân phối

- Định kỳ kiểm tra và lấy mẫu để đảm bảo sản phẩm không nhiễm khuẩn và đápứng tiêu chuẩn vệ sinh

- Tăng cường kiểm tra đột xuất trong quá trình vận chuyển để đảm bảo nhiệt độbảo quản luôn đạt yêu cầu, tránh việc hỏng sản phẩm khi đến siêu thị

 Nguồn lực liên quan: đội ngũ nhân viên QC có chuyên môn cao (nhân lực), thiết bịkiểm tra chất lượng và vệ sinh (công nghệ), dữ liệu thông tin về tiêu chuẩn vệ sinh(thông tin)

b Quy trình đánh giá hiệu suất và cải tiến liên tục

- Đánh giá để cải tiến sản phẩm như giảm tỷ lệ lỗi sản phẩm hoặc tối ưu hóa chi phívận hành,

+ Thực hiện đánh giá hiệu suất hàng tháng, tập trung vào các chỉ số như: Tỷ lệlỗi sản phẩm (hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh; Thời gian giao hàng(đảm bảo đúng hạn); Mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp (quakhảo sát hoặc đánh giá phản hồi)

+ Sau khi thu thập dữ liệu đánh giá hiệu suất, phân tích nguyên nhân chính dẫnđến tỷ lệ lỗi cao hoặc chi phí vận hành tăng Từ đó, đưa ra các phương án cảitiến

 Nguồn lực liên quan: nhân viên đánh giá và cải tiến (nhân lực), máy móc giám sát tựđộng (công nghệ), báo cáo đánh giá hiệu suất (thông tin)

c Quy trình đào tạo nhân viên

- Đào tạo nhân viên về vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình sản xuất, bảo quản,vận chuyển thịt gà

- Đào tạo nhân viên bán hàng và giao nhận về việc bảo quản thịt gà đúng quy chuẩntại siêu thị

Trang 12

 Nguồn lực liên quan: chương trình đào tạo (thông tin), chi phí đào tạo (tài chính), độingũ quản lý đào tạo (nhân lực).

d Quy trình quản lý phản hồi khách hàng:

- Xây dựng kênh tiếp nhận phản hồi và khiếu nại của khách hàng về chất lượng sảnphẩm

- Đảm bảo xử lý phản hồi một cách nhanh chóng, kịp thời và tìm giải pháp cải thiệnnếu cần thiết

 Nguồn lực liên quan: phần mềm quản lý phản hồi khách hàng (công nghệ), đội ngũchăm sóc khách hàng (nhân lực), ngân sách duy trì và phát triển hệ thống phản hồi (tàichính)

2.6 Thiết lập các quy trình cần thiết

 Hoạch định công việc nhằm tăng cường kiểm soát và chuyển giao

Bước 1: Nêu ra được các yếu tố kiểm soát cần thiết

- Yếu tố con người (Men):

+ Tổ chức các khóa đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình vận hànhtiêu chuẩn (SOP), kỹ năng giao tiếp với khách hàng cho toàn bộ nhân viên,đặc biệt là đội ngũ bán hàng và giao nhận

+ Thực hiện đánh giá năng lực định kỳ để xác định những điểm mạnh, điểm yếucủa từng cá nhân và xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp

- Yếu tố quy trình (Methods):

+ Đánh giá toàn bộ quy trình hiện tại, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến giaohàng cho khách hàng, cập nhật và bổ sung các quy trình còn thiếu hoặc chưa

+ Thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng nguyên liệu khi nhập kho, đảmbảo tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 13

- Yếu tố thiết bị (Machines):

+ Lập kế hoạch bảo trì định kỳ và trước mỗi ca sản xuất cho tất cả các thiết bị,đảm bảo chúng luôn hoạt động ổn định và hiệu quả

+ Luôn theo dõi hiệu suất thiết bị qua các phần mềm giám sát để khắc phục sự

cố kịp thời, đảm bảo tiến trình công việc

+ Thiết bị phải được sử dụng đúng cách và an toàn

- Yếu tố môi trường (Environment):

+ Đảm bảo các kho lạnh luôn được duy trì ở nhiệt độ phù hợp để bảo quản thịtgà

+ Thực hiện vệ sinh thường xuyên các khu vực sản xuất, kho bãi, phương tiệnvận chuyển

Bước 2: Thiết kế vòng phản hồi hay hệ thống thu thập, phân tích thông tin phản hồi từ hệ thống

Trang 14

Bước 3: Tối ưu hoá kiểm soát bằng cơ chế tự kiểm tra, tự kiểm soát

- Giao quyền cho nhân viên tự kiểm tra, tự kiểm soát công việc của mình.

- Tạo ra công cụ đánh giá hàng ngày sau mỗi ca làm cho nhân viên, mục đích giúp

thu thập thông tin kịp thời và giảm thiểu sự cố

- Tạo ra một hệ thống khen thưởng để ghi nhận những đóng góp của nhân viên.

- Cung cấp cho nhân viên các công cụ và kỹ năng cần thiết để tự kiểm tra, tự kiểm

soát

Bước 4: Đánh giá, thẩm định kế hoạch để chuyển giao

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch

- Thẩm định xem kế hoạch có phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệphay không

- Tham vấn ý kiến của các bên liên quan để đảm bảo kế hoạch được xây dựng mộtcách toàn diện

Bước 5: Thực thi kế hoạch và xác nhận chuyển giao

- Theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện kế hoạch và điều chỉnh khi cần thiết

- Đánh giá hiệu quả của kế hoạch chuyển giao sau khi hoàn thành

- Lập biên bản xác nhận việc chuyển giao đã hoàn thành và đạt được các mục tiêu

số giờ yêu cầu

- Năng suất lao động: Mỗi nhân

viên phải hoàn thành xử lý giết

mổ và sơ chế tối thiểu 15 congà/giờ

- Mức độ hoàn thành công việc:

+ Đảm bảo đúng tiêu chuẩn quytrình giết mổ, không làm hư hại

Hàng ngày:

- Kiểm tra sự tuânthủ giờ làm việc vànăng suất lao độngcủa các nhân viêntừng bộ phận

- Kiểm tra các côngviệc xử lý và đónggói sản phẩm thịt gàtừng ca sản xuất

Hàng tuần:

- Tổng kết hiệu suấtlàm việc và năngsuất của các nhân

Phương pháp kiểm soát:

- Theo dõi thời gian vào/ra thôngqua hệ thống quét thẻ từ

- Giám sát trực tiếp quá trình giết

mổ bằng trưởng ca và QC tại cácđiểm kiểm tra quan trọng

Ngày đăng: 14/12/2024, 23:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w