1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN - KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU - ĐỀ TÀI - DỰNG KỊCH BẢN VỀ NHỮNG NỘI DUNG SAU: GIẢ SỬ BẠN ĐỊNH XK MẶT HÀNG THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG ( MỸ, NHẬT, EU,…), TÌM KIẾM NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT ĐỀ CHUẨN BỊ CHO VIỆC GIAO DỊCH, ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dựng kịch bản về những nội dung sau: Giả sử bạn định XK mặt hàng thủy sản vào thị trường ( Mỹ, Nhật, EU,…), bạn hãy tìm kiếm những thông tin cần thiết đề chuẩn bị cho việc giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng
Chuyên ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 58,87 KB

Nội dung

Tuy nhiên thực tế cũng chỉ ra rằng không ít những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trên thương trường quốc tế... Nội dung của hợp đồng ngoại thương:... Tel: Represented by:

Trang 1

CHỦ ĐỀ: DỰNG KỊCH BẢN VỀ NHỮNG NỘI DỤNG SAU: GIẢ SỬ BẠN ĐỊNH

XK MẶT HÀNG THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG ( MỸ, NHẬT, EU,…), BẠN HÃY TÌM KIẾM NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT ĐỀ CHUẨN BỊ CHO VIỆC GIAO DỊCH, ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG.

Lời mở đầu:

Ngày nay xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã trở thành một xuhướng manh tính tất yếu khách quan Nó chi phối toàn bộ nền kinh tế quốc gia, đòi hỏicác nước phải tham gia vào việc mở rộng quan hệ thương mại với thế giới nếu muốnđược tồn tại và phát triển Đứng trước xu thế của thời đại thì việc tăng cường hoạt độngngoại thương là tất yếu khách quan Nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mau chóng đưađất nước ta hòa nhập có hiệu quả vào hoạt động thương mại thế giới

Ngành xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành đem lại hiệu quả kinh tế chonước ta Nhiều doanh nghiệp nhờ nhanh nhạy, bản lĩnh vững vàng, kiến thức sâu rộng,nghệ thuật kinh doanh tài giỏi đã gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp Tuy nhiên thực tế cũng chỉ

ra rằng không ít những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trên thương trường quốc tế

Qua việc phân tích những thất bại trong thương mại quốc tế, người ta nhận thấyrằng không ít những sai lầm phát sinh từ khâu đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồngngoại thương Do đó để giảm thiểu rủi ro, sai lầm trong công việc xuất nhập khẩu đồngthời nâng cao hiệu quả họa động kinh doanh đối ngoại chúng ta cần đi sâu phân tích đàmphán, ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thượng

Để chuẩn bị cho việc giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng bao gồm những thông tinsau:

+ Nếu là công ty mới thành lập, phải tìm hiểu được hợp đồng xuất khẩu là gì và nộidung của hợp đồng XK Nắm vững các điều kiện thương mại quốc tế, chỉ một sự mơ hồthiếu chính xác trong việc vận dụng điều kiện thương mại là có thể có hại đối với các bênký hợp đồng dẫn đến việc tranh chấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh

Trang 2

+ Tìm hiểu kỹ đối tác, uy tín, quy mô, các mối quan hệ Khi thực hiện đàm phán cầnchọn lọc những hợp đồng có hiệu quả và có tính khả thi cao.

+ Phân tích các thông tin về tình hình thị trường để biết được những nhu cầu củakhách hàng nước ngoài giúp công ty chủ động tìm khách hàng giao dịch, nắm vững giá.+ Phải biết được quy trình tổ chức hợp đồng XNK thủy sản để từ đó cần phải cónhững chứng từ, giấy tờ, thủ tục như thế nào? Chuẩn bị kỹ những điều khoản, nội dungtrước khi đàm phán và phải đảm bảo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi Luôn dự đoán trướcnhững rủi ro có thể xảy ra và phải luôn bám sát tình hình thị trường

+ Tiên đoán phản ứng của khách hàng để có biện pháp đối phó kịp thời và hiệu quả

I Hợp đồng xuất khẩu và nội dung:

1 Khái niệm và phân loại:

1.1 Khái niệm:

Hợp đồng là sự thỏa thuận đạt được giữa 2 hay nhiều bên đương sự mục đích tạolập, chuyển dịch, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ hay một mối quan hệ nào đó.Hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu về cơ bản là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sựthỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau hoặc cùng một nước nhưng cóphân ranh giới kinh tế, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giaocác chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanhtoán tiền hàng và nhận hàng

1.2 Đặc điểm: Hợp đồng xuất khẩu có 3 đặc điểm:

+ Chủ thể của hợp đồng xuất khẩu ( người bán) có cơ sở kinh doanh đăng kí tại 2 quốcgia khác nhau hoặc cùng một quốc gia nhưng có ranh giới địa lý kinh tế rõ ràng và quốctịch không phải là yếu tố quyết định để phân biệt, dù người bán hay người mua có quốctịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốcgia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế

Trang 3

+ Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của bên mua hay bên bán hoặc là đồng tiềnthanh toán phổ biến chung mà 2 bên đã thỏa thuận và nhất trí

+ Hàng hóa, đối tượng mua bán của hợp đồng XNK được chuyển ra khỏi đất nước ngườibán hoặc khu vực ranh giới kinh tế của người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng

 Chủ thể của hợp đồng: Hợp đồng có thể ký kết giữa:

+ Pháp nhân với pháp nhân

+ Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Trongđó: Pháp nhân phải là một tổ chức có đầy đủ điều kiện, sau đó là một tổ chức được thànhlập hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một ách độc lập bằng các tài sản đó, cóquyền quyết định của mình, có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật Cá nhânphải có năng lực pháp lý, năng lực hành vi, có đăng kí kinh doanh

1.3 Phân loại:

 Xét về thời gian hợp đồng: có 2 loại

+ Hợp đồng ngắn hạn: Thường được ký kết trong một thời gian ngắn và sau đó 2 bênđã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý của 2 bên về hợp đồng đó cũngkết thúc

+ Hợp đồng thời hạn: Có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đso việc giaohàng được tiến hành nhiều lần

 Xét về nội dung: Có 4 loại hợp đồng

+ Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhắm thực hiện việcchuyển giao hàng hóa sang tay người mua

+ Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua bán của nước ngoài để đưa hàng hóa đó vàonước mình nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong nước, phục vụ các ngành sản xuất, chếbiến trong nước

+ Hợp đồng tái xuất khẩu: là hợp đồng xuất khẩu những hàng hóa mà trước khi đãnhập từ nước ngoài, không qua tái chế hay sản xuất gì ở nước mình

Trang 4

+ Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa mà trước khi đã bán ranước ngoài, chưa qua chế biến gì ở nước ngoài.

 Xét về hình thức: Có 3 loại:

- Hình thức văn bản

- Hình thức miệng

- Hình thức mặc nhiên

So với các hình thức khác thì hợp đồng dưới hình thức bằng văn bản có nhiều ưuđiểm hơn cả vì nó an toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng hơn, dễ kiểm tra hơn Ở nước ta,hình thức văn bản là bắt buộc đối với các doanh nghiệp Hợp đồng bằng văn bản có teherđược thành lập bằng cách như:

+ Hợp đồng gồm một văn bản: Trong đó ghi rõ nội dụng mua bán, mọi điều kiệngiao dịch đã thỏa thuận và có chữ ký của 2 bên

+ Hợp đồng gồm nhiều văn bản như điện báo, thư từ giao dịch

2.Nội dung của hợp đồng xuất khẩu:

2.1 Nội dung của hợp đồng ngoại thương:

Trang 5

Tel:

Represented by:

Here in after called as the BUYER

It is mutualy agreed between both parties to sign this contract with the following terms and condition:

Article 14: General Condition.

This contract is made in two ( or four) originals, one ( or two) for each side.

2.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng:

Trang 6

Là những điều kiện mua bán mà các bên đã thỏa thuận Để thương thảo hợp đồngđược tốt thì cần nắm vững các điều kiện thương mại quốc tế, chỉ một sự mơ hồ thiếuchính xác trong việc vận dụng điều kiện thương mại là có thể có hại đối với các bên kýhợp đồng dẫn đến việc tranh chấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh Sauđây là các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương.

2.2.1 Điều khoản về tên hàng (Commodity)

+ Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học Cách nàythường áp dụng với các loại hóa chất, giống cây

+ Ghi tên hàng kèm theo địa phương sản xuất ra nó, nếu như nói đó ảnh hưởng đếnchất lượng sản phẩm

+ Ghi tên hàng kèm với quy cách của hàng đó

+ Ghi tên hàng kèm với nhà sản xuất ra nó Hình thức này áp dụng đối với các sảnphẩm có uy tín

2.2.2 Điều khoản về quy cách chất lượng ( Specification – Quality):

Điều khoản này quy định tính năng quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệusuất của hàng hóa đó Xác định chất lượng của sản phẩm là cơ sở để xác định giá cả Cónhiều phương pháp để xác định chất lượng của hàng hóa: Dựa vào hàng mẫu, tiêu chuẩn,nhãn hiệu hàng hóa , tài liệu kỹ thuật, hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm,dung trọng của hàng hóa, việc xem hàng trước, hiện trạng của hàng hóa, sự mô tả, chỉtiêu đại khái quen dùng

2.2.3 Điều khoản về số lượng ( Quantity)

+ Xác định đơn vị đo lường bằng tập quán quốc tế

+ Xác định bằng phương pháp quy định số lượng

+ Xác định bằng phương pháp quy định trọng lượng

2.2.4 Điều khoản giao hàng ( Shipment/ Delivery)

Trang 7

Là sự xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương pháp giao hàng và thông báogiao hàng.

Thời hạn giao hàng:

- Thời hạn giao hàng có định kỳ

- Thời hạn giao hàng không định kỳ

- Thời hạn giao hàng ngày

Địa điểm giao hàng:

Các phương pháp quy định địa điểm giao hàng trong buôn bán quốc tế

- Quy định rõ cảng giao hàng, cảng thông quan và cảng đến

- Quy định một cảng hay nhiều càng

Phương thức giao hàng:

Quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặcgiao nhận cuối cùng

Quy định về việc giao nhận theo số lượng hoặc chất lượng

Thông báo giao hàng: Tùy điều kiện giao hàng quy định, nhưng trong hợp đồng

người ta vẫn quy định rõ thêm về số lần thông báo giao hàng và những nội dung cầnthông báo Sau khi giao hàng, người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao, kết quảgiao hàng

2.2.5 Điều khoản về giá cả ( Price):

Trong điều khoản này cần xác định: Đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phươngpháp định giá cả, giảm giá, các điều kiện giao hàng tương ứng

- Tiêu chuẩn tiền tệ giá cả

- Xác định mức giá:

+ Giá cố định

+ Giá quy định sau

+ Giá có thể xét lại

Trang 8

+ Giá trừ lùi

+ Giá di động

Giá giao hàng căn cứ theo giá quốc tế phù hợp với điều kiện giao hàng Cơ sở, giáhàng không được tách rời các điều kiện giao hàng cơ sở ( FOB, CIF,…) và ghi rõ thamchiếu theo Incoterms nào

2.2.6 Điều kiện về thanh toán: ( Payment):

Đồng tiền thanh toán: Việc thanh toán tiền hàng tiến hành bằng đồng tiền của nướcxuất khẩu hay của nước nhập khẩu hay của một nước thứ 3

Thời hạn thanh toán:

Trả ngay: đó là việc trả tiền được thực hiện trong thời gian hợp lý, cho phép ngườimua xem xét chứng từ igao hàng

Trả trước: là việc người mua cung cấp tín dụng cho người bán dưới hình thức ứngtiền hoặc ứng hiện vật ( máy móc, nguyên vật liệu…) Trả trước còn có nghĩa là ngườimua đặt cọc hoawacj cam kết thực hiện hợp đồng

Trả sau: Là người bán cung cấp tín dụng cho người mua

Hình thức thanh toán: L/C, Clean collection, D/A, D/P, TTR, CAD, Cheque, tiền

mặt…

Bộ chứng từ thanh toán: bộ chứng từ thanh toán gồm phương tiện thanh toán

( Hối phiếu) và các chứng từ gởi hàng ( Shipping Document), cụ thể như:

- Hối phiếu ( Bill of Exchange)

- Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice)

- Vận đơn ( Bill of Lading)

- Chứng từ bảo hiểm ( Insurance Certificate)

- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa ( Certificate of Quality)

- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng hàng hóa ( Certificate of Quantity)

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Certificate of Origin)

Trang 9

- Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List)

- Các chứng từ khách ( Other Document)

2.2.7 Điều khoản bao bì và ký mã hiệu ( Packing and Marking):

Bao bì: Chất lượng, phương thức cung cấp bao bì, giá cả bao bì

Ký mã hiệu: Được viết bằng sơn hoặc bằng mực không phai, không nhòa Dễ đọc,dễ thấy Có kích thước lớn hơn hoặc bằng 2cm Không làm ảnh hưởng đến phẩm chấthàng hóa Phải dùng màu đen hoặc màu tím đối với hàng hóa thông thường, màu đỏ đốivới hàng hóa nguye hiểm, màu cam đối với hàng hóa độc hại Bề mặt viết ký hiệu phảibào nhẵn Phải viết theo thứ tự nhất định Ký mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên 2 mặt giápnhau

2.2.8 Điều khoản về bảo hành ( Warranty)

Thời gian bảo hành: Cần quy định hết sức rõ ràng

Nội dung bảo hành: Có nghĩa là người bán hàng cam kết trong thời gian bảo hànhhàng hóa sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật phù hợp với quy địnhcủa hợp đồng, với điều kiện người mua phải nghiêm túc thi hành theo sự hướng dẫn củangười bán về sử dụng và bảo dưỡng

2.2.9 Điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại: ( Penalty)

Điều khoản này quy định những biện pháp xử lý khi hợp đồng không được thựchiện do một nguyên nhân chủ quan nào đó gây ra Mục đích:

- Làm cho đối phương nhụt ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp

đồng

- Xác định số tiền phải t rả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra mà không cần phải

yêu cầu tòa, trọng tài kinh tế xét xử

Các trường hợp phạt: Phạt do chậm thanh toán, phạt do không thực hiện hợp đồng(ngoại trừ trường hợp bất khả kháng), phạt do chuyển giao chứng từ thực hiện saihoặc thiếu thông tin

Trang 10

2.2.10 Điều khoản về bảo hiểm ( Insurance): Trong điều kiện này cần thoải

thuận ai là người mua bảo hiểm ( có thể còn phụ thuộc vào giá mua hàng và điềukiện quốc tế Inconterms), mua bảo hiểm theo điều kiện nào, mua bảo hiểm củacông ty bảo hiểm nào

2.2.11 Điều khoản về bất khả kháng: ( Force Majeure):

Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng không thực hiệnđược mà không ai bị xem là có trách nhiệm: không thể dự đoán trước đc, khôngthể vượt qua, xảy ra từ bên ngoài

2.2.12 Điều khoản khiếu nại ( Claim): Về điều khoản này các bên quy định trình

tự khiếu nại, thời hạn có thể nộp khiếu nại, quyền hạn, và nghĩa vụ của các bênliên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh việc khiếu nại

Đơn khiếu nại được gởi kèm theo các chứng từ cần thiết như: biên bảogiám định, chứng nhận tổn thất, mất mác, vận đơn đường biển, bảng liệt kê chi tiếtvà giấy chứng nhận chất lượng

2.2.13 Điều khoản trọng tài ( Arbitration): Ai là người đứng ra phân xử, giải

quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch khi mà những tranh chấp này không giảiquyết bằng con đường thương lượng

II Quy trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu :

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị

a Chuẩn bị nội dung đàm phán:

Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các mặt hàng của đối tác: như mặt hàng cần kinhdoanh, nhu cầu của thị trường tiêu thụ, giá cả và những thủ tục khác Cán bộ chuyên môncủa công ty cần phải lập ra các nội dung cần đám phán, đó là những điều khoản mà công

ty phải đạt được trong đàm phán và một số khoản mà 2 bên có thể nhượng bộ để đi đếnthỏa thuận cuối cùng Thông thường nội dung đám phán mà công ty đặc biệt quan tâmgồm những điều khoản như: giá cả, mặt hàng, phương thức thanh toán và chứng từ thanh

Trang 11

toán, vận chuyển, nghĩa vụ của các bên… Tất cả những nội dung này phải được Giámđốc phê duyệt trướt khi đàm phán.

b Chuẩn bị ngôn ngữ đàm phán:

Ngôn ngữ mà công ty thường sử dụng trong đàm phán là Tiếng Anh hoặc một trong 2ngôn ngữ giữa bên người bán và người mua tùy theo thỏa thuận

c Chuẩn bị nhân sự đàm phán:

Tùy vào từng đối tác nước ngoài mà công ty sẽ cử bao nhiêu cán bộ tham gia đàmphán Thông thường đoàn đám phán của công ty gồm Giám đốc và Phó giám đốc kinhdoanh, Trường phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và nhân viên chuyên môn nghiệp vụ.Vì đây là khâu quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của công ty nên những cán bộnhân viên được bố trí tham gia đàm phán là những người có kinh nghiệm trong đàmphán, giỏi nghiệp vụ, ngoại ngữ cũng như nắm vững các thông tin pháp lý nhanh nhạy…

d Chuẩn bị thời gian và địa điểm đàm phán:

Việc chuẩn bị địa điểm cho đàm phán sẽ đơn giản nếu như đó là khách hàng quen biếtcủa công ty thì công ty và khách hàng sẽ giao dịch thông qua điện thoại, f ax… Cho đếnkhi đạt được thỏa thuận cuối cùng Nếu có gặp nhau thì công ty bố trí gặp tại địa diểmphòng họp của trụ sở chính của công ty

Còn việc chuẩn bị địa điểm cho khách hàng mới thường là theo sự thỏa thuận của cả 2bên nhằm tránh căng thẳng có thể xảy ra Công ty thường chủ động gặp gỡ đàm phán sơbộ tại văn phòng công ty rồi sau đó công ty sẽ chủ động mời đối tác đến một nhà hàngnào đó dùng bữa cơm thân mật Chính nhờ không khí vui tươi, cởi mở của bữa ăn, công

ty và đối tác sẽ bàn thảo cụ thể, chi tiết về hợp đồng và như thế thì hai bên sẽ dễ dàng điđến thỏa thuận chung mà cả 2 bên cùng có lợi Đôi khi thời gian đàm phán kéo dài màkhông ký được hợp đồng nhưng cũng có lúc khoảng thời gian này rất ngắn do có sự hiểubiết từ giữa công ty với đối tác Với cách thức chọn địa điểm đàm phán và tạo không khívui tươi, cởi mở như trên của công ty thì thời gian để đi đến thỏa thuận cuối cùng củacông ty là không mấy khó khăn

Trang 12

e Chuẩn bị các thông tin về đối tác:

Đối với khách hàng mới: Công ty sẽ cử nhân viên tìm hiểu như sau:

- Hình thức tổ chức và tư cách pháp nhân của đối tác

- Tình hình tài chính của đối tác thông qua ngân hàng, cơ quan đại diện thương mại,các công ty mà công ty mình quen biết và tư vấn

- Tìm hiểu uy tín của đối tác mới

- Tìm hiểu về mạng lưới phân phối, buôn bán , bán lẻ của đối tác, dung lượng tiêuthụ hàng tháng, hàng năm của đối tác…

Tìm hiểu đối tác hết sức quan trong nhằm giúp công ty tránh được những tổ chứclừa đảo, những công ty làm ăn không hiệu quả góp phần nâng cao hoạt động kinhdoanh của công ty

Đối với khách hàng cũ: Công tác chuẩn bị khá đơn giản, chỉ cần xem xét lại nội dung

của hợp đồng cũ Nếu cần thay đổi điều khoản nào thì thương thuyết với khách hàng

f Chuẩn bị kỹ thuật đàm phán:

Khi bước vào đàm phán, dự đoán ngay kết quả mà công ty có thể đạt được và cókế hoạch hòa hoãn khi cần thiết

- Xác định đối tác có đủ thẩm quyền quyết định việc đàm phán không?

- Cố gắng tìm hiều khách hàng cần gì và điều gì là cần thiết nhất

- Bình tĩnh trước sức ép của đối tác nhằm buộc công ty phải nhượng bộ

- Sẵn sàng nói không với những cái mình không biết hoặc không rõ

g Tổ chức đàm phán thử:

Giai đoạn 2: Giai đoạn giao dịch đàm phán:

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình đàm phán Trong giai đoạnnày các bên tiến hành bàn bạc, thỏa thuận những vấn đề mà đôi bên cần quan tâm như:

Trang 13

hàng hóa, chất lượng, số lượng, giao hàng, thanh toán… nhằm đi đến ý kiến thống nhấtđể ký đượ hợp đồng mua bán hàng hóa Bao gồm:

- Đưa ra yêu cầu phải hợp lý

- Điều chỉnh yêu cầu: Khi phải nhượng bộ và cần chú ý:

+ Phải làm cho đối tác thấy sự nhượng bộ của bạn có ý nghĩa quan trọng

+ Làm phương án thay thế có giá trị tương đương để đổi lấy sự thay đổi lập trườngcho đối tác

+ Lấy nhượng bộ để đổi lấy sự nhượng bộ chứ không nên nhượng bộ đơn phương

Giai đoạn 3: Giai đoạn soạn thảo, kí kết hợp đồng:

Sau khi đã bàn thảo và thương thuyết hết tất cả những vấn đề mà 2 bên cần quantâm, nếu đối tác và công ty đã thống nhất những điều khoản mà mình đã quan tâm, 2 bênký sơ lược những gì đã đạt được và chỉ định bên nào soạn thảo hợp đồng

Sau khi bàn bạc và thống nhất những vấn đề liên quan đến hợp đồng, thôngthường công ty sẽ là người đứng ra soạn thảo hợp đồng Thường bằng Tiếng Anh

Sau đó công ty fax cho khách hàng hoặc gửi trực tiếp về các điều khoản trong hợpđồng Nếu chưa thỏa mãn những điều khoản nào trong hợp đồng họ sẽ yêu cầu công tychỉnh sửa lại Sau đó thống nhất công ty ký hợp đồng trước, sau đó chuyển cho kháchhàng ký Như vậy, hợp đồng đã được ký kết

Một vấn đề cần lưu ý là người đứng ra ký hợp đồng có đủ tư cách pháp nhân vàpháp lý để chịu trách nhiệm, hoặc là có giấy ủy quyền không và do ai cấp và cấp ngàynào, thời hạn hiệu lực ra sao

Quy trình tổ chức hợp đồng xuất khẩu:

Ngày đăng: 08/11/2024, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w