1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận về môn nhập môn ngành ngôn ngữ trung bước Đầu tìm hiểu về ngữ Âm tiếng trung bước Đầu tìm hiểu về nét chữ và quy tắc bút thuận hán tự…

42 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận về môn nhập môn ngành ngôn ngữ trung bước đầu tìm hiểu về ngữ âm tiếng trung bước đầu tìm hiểu về nét chữ và quy tắc bút thuận hán tự
Tác giả Group Of Students
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Tuyết Hạnh
Trường học Trường Đại học Văn Hiến
Chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: Bước đầu tìm hiểu về ngữ âm tiếng Trung (5)
    • 1.1 Khái niệm (5)
    • 1.2 Những khó khăn và thuận lợi khi học ngữ âm tiếng Trung (6)
    • 1.3 Những lưu ý về ngữ âm tiếng Trung (8)
    • 1.4 Phương pháp học ngữ âm tiếng Trung (9)
    • 1.5 Các app hoặc trang web về ngữ âm tiếng Trung……………...……………….……… 9 CHƯƠNG II: Bước đầu tìm hiểu về nét chữ và quy tắc bút thuận Hán tự (0)
    • 2.1 Các nét cơ bản và biến thể của Hán tự (15)
    • 2.2 Quy tắc bút thuận (18)
    • 2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng quy tắc bút thuận (19)
    • 2.4 Phương pháp nhớ quy tắc bút thuận (20)
    • 2.5 Các app hoặc trang web hướng dẫn quy tắc bút thuận (0)
  • CHƯƠNG III: Bước đầu tìm hiểu Hán tự trong tiếng Trung (25)
    • 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Hán tự……………………………….……….…… 23 3.2. Cấu tạo của Hán tự (25)
    • 3.3. Các bộ thủ thông dụng của Hán tự………………………………….….…………… 32 3.4. Phương pháp nhớ Hán tự hiệu quả (34)
    • 3.5 Các app hoặc trang web (0)
  • Kết luận (41)

Nội dung

Sau khi hoàn thành môn học nhập môn ngành, nhóm chúng em đã học được rất nhiều kiến thức do cô Hạnh truyền đạt cũng như được tìm hiểu vềngữ âm tiếng Trung, tìm hiểu về nét chữ, quy tắc b

Bước đầu tìm hiểu về ngữ âm tiếng Trung

Khái niệm

- Ngữ âm là cách gọi tắt của âm thanh ngôn ngữ – một loại âm thanh đặc biệt do con người phát ra dùng để giao tiếp và tư duy (khi nghĩ thầm, vẫn xuất hiện các từ với hình thức âm thanh của chúng) Ngữ âm bao gồm các âm(âm đầu và âm vần), các thanh, các cách kết hợp âm thanh và giọng điệu ở trong một từ, một câu của một ngôn ngữ

- Hệ thống ký hiệu ghi lại hoạt động tư duy một cách trực tiếp nhất, con người giao tiếp được với nhau chính là nhờ hình thức vật chất này Nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh, và hình thức âm thanh của ngôn ngữ được gọi là ngữ âm

- Ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ Không có ngữ âm, ngôn ngữ không thể tồn tại

- Ngữ âm tiếng Trung nghiên cứu về các âm thanh trong ngôn ngữ Trung, gồm cách phát âm, âm vị và các đặc điểm của âm thanh trong tiếng Trung Giúp người học hiểu rõ hơn về cách phát âm đồng thời nhận diện và sửa lỗi phát âm hiệu quả hơn.

- Trong ngữ âm tiếng Trung gồm 3 thành phần chính: Thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu.

Cấu tạo của một âm tiết trong Hán tự.

+ Thanh mẫu hay còn gọi là phụ âm (Shēngmǔ) Tiếng Trung có 21 phụ âm bao gồm: b, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, z, c, s, zh, ch, sh, r, y, w Trong đó có 18 phụ âm đơn và

3 phụ âm kép Còn 2 phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đứng đầu.

+ Vận mẫu hay còn gọi là nguyên âm (Yūnmǔ) Tiếng Trung có 36 nguyên âm bao gồm:

● 13 nguyên âm kép: ai, ei, ui, ao, ou, iu, ie, üe, ia, ua, uo, iao, uai.

● 16 nguyên âm mũi: an, ian, uan, üan, en, in, uen, ün, ang, iang, uang, eng, ing,ueng, ong, iong.

● 1 nguyên âm cong lưỡi: er, âm tiết riêng và không ghép được với bất cứ phụ âm hay nguyên âm nào.

+ Thanh điệu (Shēngdiāo) dấu của tiếng Trung, một từ nhờ có thanh điệu mà có lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc đọc ngang, lúc đọc gấp gáp Tiếng Trung bao gồm 4 thanh điệu chính cộng 1 thanh được mô tả như hình vẽ sau và cách đọc.

● Thanh 1 đọc không dấu, kéo dài, đều đều.

● Thanh 2 đọc như dấu sắc, từ thấp lên cao.

● Thanh 3 đọc như dấu hỏi, đọc từ độ cao trung bình xuống thấp rồi lại lên cao vừa.

● Thanh 4 đẩy xuống, dứt khoát.

● Thanh nhẹ đọc không dấu, nhẹ, ngắn.

Bảng thanh điệu trong tiếng Trung.

Những khó khăn và thuận lợi khi học ngữ âm tiếng Trung

- Cũng như Trung quốc, Việt Nam được chia thành nhiều tỉnh Mỗi nơi cũng đều có giọng nói địa phương khác nhau bởi vậy ngữ âm địa phương đã ảnh hưởng nhiều đến việc phát âm tiếng Trung của người Việt tiêu biểu như giọng Bắc, giọng Nam, giọng Trung thường mang ngữ điệu vùng miền khá nặng Khiến cho việc phát âm tiếng Trung và nói tiếng Trung hay trở nên khó khăn hơn Do thói quen nếu người học không chú ý sẽ dễ pha giọng địa phương của mình khi phát âm tiếng nước ngoài đặc biệt đối với tiếng Trung.

Ví dụ: Người có giọng Nam khi phát âm phụ âm ‘zh’ trong tiếng Trung thường có thể mắc lỗi đặt lưỡi quá thoải mái, chưa uốn lưỡi phát âm giống âm ‘tr’.

Một mẹo nhỏ giúp bạn tập luyện phát âm bật hơi: Bạn cần chuẩn bị 1 tờ giấy, cầm tờ giấy đặt trước miệng và phát âm nếu tờ giấy có sự chuyển động thì bạn đã đọc đúng

- Lỗi phát âm sai nguyên âm và phụ âm

+ Phụ âm ‘h’ khiến nhiều người học Việt Nam hay đọc sai âm này thành chữ ‘h’ hay chữ ‘kh’ trong tiếng Việt nhưng thực chất không phải vậy ‘h’ là âm gốc lưỡi khi phát âm gốc lưỡi nâng cao nhưng không áp vào ngạc mềm hình thành trở ngại luồng không khí từ trong thoát ra nói dễ hiểu hơn chính là nữa giữa chữ ‘h’ và chữ ‘kh’ trong tiếng Việt

+ Nguyên âm khó phát âm đặc biệt là ‘ü’ là âm không có trong tiếng Việt khi đọc nhiều người thường đọc thành ‘duy’ hay ‘uy’ tức là giãn cơ miệng tuy nhiên đây là âm chu miệng phải giữ nguyên khẩu hình miệng trong quá trình đọc Còn một nguyên âm khác là nguyên âm trong lưỡi ‘er’ nguyên âm này cũng không có trong tiếng Việt, khi người Việt đọc âm này dễ mắc lỗi uốn lưỡi chưa tới hoặc chưa uốn lưỡi giống như chữ

- Lỗi phát âm sai thanh điệu và biến điệu.

+ Người Việt khi học phát âm tiếng Trung hay sai ở thanh 1 và thanh 4 vì trong tiếng Việt ta không có 2 thanh này và ta cảm thấy nó khá giống nhau Tuy nhiên thì không phải vậy thanh 1 có trường độ dài, ngân và không đổi độ cao Thanh 4 có xuất phát điểm giống thanh 1 nhưng trường độ ngắn hơn, cao độ từ cao xuống thấp và dứt khoát tuy thế đối với người mới học hay người học lâu năm nhưng không rèn nghe phát âm cũng rất dễ sai hoặc người Việt thường đọc thanh 4 thành dấu huyền vì khi viết pinyin thanh 4 khá giống dấu huyền trong tiếng Việt

Ví dụ: 武武: / wǔlì/: vũ lực - 武武: /wúlì /: vô lợi,…

+ Khi mới tiếp xúc chắc hẳn biến điệu sẽ gây khó khăn, dễ gây nhầm lẫn với người học nhưng biến điệu giữ vai trò quan trọng nên chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua nó. Đối với những dạng biến điệu nếu không chú ý sẽ dẫn đến những lỗi phát âm không mong muốn vì khi đọc não ta không kịp xử lý hết và sẽ dẫn đến sai khi chưa kịp thay đổi âm điệu cho phù hợp Hãy nhớ kỹ nội dung biến điệu cực kỳ quan trọng sau:

2 âm tiết tiếng Trung đều mang thanh 3, âm thứ nhất sẽ chuyển sang thanh 2.

Ví dụ: cụm từ 你你 /nǐ hǎo/ => /ní hǎo/: Xin chào.

Nếu 3 âm tiết thanh 3 liền nhau, 2 âm tiết đầu sẽ biến điệu theo thanh 2.

Ví dụ: 武武武 /Wǒ hěn hǎo/ => /Wǒ hén hǎo/ hoặc /Wó hén hǎo/: Tôi rất khỏe.

● Biến điệu của từ /yī/ và /bù/ Hãy nhớ rõ quy tắc sau để không bao giờ mắc phải lỗi này nhé:

/Yī/: Đứng một mình đọc thanh 1.

/Yī/: Đứng trước thanh 1, thanh 2, thanh 3 thì đọc thành thanh 4

/Yī/: Đứng trước thanh 4 thì đọc thành thanh 2

/Bù/: Đứng một mình hoặc trước thanh 1, 2 và thanh 3 thì đọc nguyên thanh. /Bù/: Đứng trước thanh 4 thì đọc thành thanh 2

- Âm tiết trong tiếng Trung có nhiều điểm tương đồng với tiếng Việt Âm tiết tiếng Trung gồm 3 bộ phận thanh mẫu- vận mẫu- thanh điệu tương đương phụ âm- nguyên âm- dấu trong tiếng Việt

- Có nhiều tương đồng hoặc có thể liên tưởng ví dụ thanh 2 của tiếng Trung như dấu sắc tiếng Việt , thanh 3 của tiếng Trung như dấu hỏi của tiếng Việt, tuy nhiên việc có nhiều điểm tương đồng hoặc liên tưởng cũng là con dao 2 lưỡi khiến cho người Việt phát âm sai tiếng Trung Nhưng đó vẫn là lợi thế rất lớn của người Việt Nam trong khi các ngôn ngữ khác như Nhật, Hàn, Anh, Pháp không có dấu hay thanh điệu thì tiếng Việt lại có

- Thêm 1 điểm nữa là trong tiếng Việt có rất nhiều từ Hán Việt mà tiếng Trung khi phát âm rất giống cách đọc của tiếng Việt và như vậy chúng ta có thể dễ dàng đoán được nghĩa của những từ đó

Ví dụ: 你你: / láodòng/ : lao động

武武: / jiéhūn/ : kết hôn

武武: / gōng ‘ān/ : công an

- Có rất nhiều người Hoa sống tại Việt Nam, không ít du học sinh Trung Quốc tới ViệtNam học tiếng Việt và cả người Trung Quốc tới nước ta giảng dạy tiếng Trung thêm.Việt Nam còn là một trong những địa điểm du lịch ưa thích của du khách Trung Quốc,đây cũng là một điều kiện thuận lợi để trò chuyện giao lưu và nâng cao trình độ ngoại ngữ đặc biệt là học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành tiếngTrung dễ dàng nâng cao trình độ Hán Ngữ hơn.

Những lưu ý về ngữ âm tiếng Trung

- Vận mẫu ‘i’,‘u’,‘ü’ khi đứng một mình trở thành âm tiết độc lập ta phiên âm như sau: i => yi u => wu ü => yu

- Hai âm tiết cùng mang thanh 3 đi liền nhau, thì âm tiết đầu đọc thành thanh 2.

- Vận mẫu bắt đầu bằng nguyên âm ‘i’ , ‘ü’ và ‘u’ thì ta cần phiên âm i => y; u => w; ü => yu và cộng với nguyên âm còn lại phía sau.

Ví dụ: ia => ya iou => you iang => yang üe => yue üan => yuan uo => wo uan => wan

Lưu ý: in => yin; ing => ying

- Vận mẫu ‘iou’, ‘uei, ‘uen’ khi kết hợp với thanh mẫu thì ta bỏ nguyên âm ‘o’, ‘e’ ở giữa đi, cách đọc không thay đổi.

Ví dụ: j+ iou => jiu d+ uei => dui g+ uen => gun

- Vận mẫu chứa nguyên âm ‘ü’ khi kết hợp với thanh mẫu ‘j’, ‘q’, ‘x’ thì ta bỏ hai dấu chấm phía trên chữ ‘u’ đi, kết hợp với thanh mẫu ‘n’, ‘l’ ta vẫn giữ nguyên.

Ví dụ: j + ün => jun x + üe => xue l + ü => lü

- Khi 武 /bù/ đứng trước âm tiết mang thanh 4 thì ta đọc và viết thành thanh 2 /bú/, các trường hợp còn lại sẽ không thay đổi.

Ví dụ: 武武:/Bù ài/ : Không yêu sẽ đọc thành /Bú ài/

- Sau 武 yī là âm tiết thanh 4 thì đọc và viết thành /yí/, sau 武 yī là thanh 1, thanh 2, thanh 3 thì đọc và viết thành /yì/.

Ví : 武武: /Yīgòng/: Tổng cộng sẽ đọc thành /yí gòng/

Phương pháp học ngữ âm tiếng Trung

+ Hiểu về Pinyin: Pinyin là hệ thống ký tự La– tinh dùng để phiên âm Tiếng Trung. Việc nắm giữ vững Pinyin sẽ giúp cho ta phát âm đúng 1 cách dễ dàng hơn, khi hiểu Pinyin ta còn có thể dễ dàng nhận biết các thanh điệu trong tiếng Trung

Việc luyện nghe và nhận diện thanh điệu bằng cách nghe nhiều từ hoặc câu mẫu sẽ giúp ta tăng cường khả năng nghe và hiểu hơn về Tiếng Trung, đồng thời cũng giúp ta phát âm chuẩn và tự nhiên hơn , tạo nền tảng tốt cho việc học và đọc văn bản, cải thiện kỹ năng giao tiếp.

- Tập trung vào cách phát âm của từng chi tiết :

+ Âm đầu và âm cuối : Trong tiếng Trung mỗi âm tiết gồm một âm đầu và một âm cuối, phát âm chuẩn từng âm và ghép nối chúng lại.

+ Luyện cơ miệng: Một số âm trong tiếng Trung khá khác biệt với tiếng Việt, ví dụ như ‘zh’, ‘ch’, ‘sh’, ‘r’ hoặc các âm bật hơi, việc luyện tập miệng thường xuyên giúp ta phát âm tự nhiên hơn.

+ Nghe người bản xứ nói: Học theo các video hoặc audio của người bản xứ Ta có thể nghe các chương trình, phim ảnh, hoặc các bài hát tiếng Trung giúp ta làm quen với cách phát âm tự nhiên và cũng giúp ta hiểu thêm về văn hóa và vùng đất nơi đây. + Nghe trên các Ứng dụng xã hội: Đây là 1 cách giúp chúng ta luyện nói và ghi nhớ từ nhanh nhất và cũng giúp ta nói tiếng Trung một cách chuẩn sát nhất ví dụ như ứng dụng TikTok đang được giới trẻ quan tâm top đầu Trong đó có cả phương pháp học ngữ âm Tiếng Trung và vô vàn những mẹo phát âm chuẩn cũng như là thành thạo ngôn ngữ Trung hơn, có cả cập nhật những từ mới hiện đại mà có thể mọi người sẽ rất cần.

+ Lặp lại nhiều lần: Sau khi nghe, việc lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra phản xạ nhanh Điều này giúp ta phát âm mượt mà và không còn lúng túng khi nói.

- Tập đọc và ghi âm :

+ Đọc và ghi âm: Ghi âm lại khi đọc một đoạn văn hoặc hội thoại Sau đó, so sánh với cách phát âm của người bản xứ để nhận ra các điểm cần cải thiện và học hỏi.

+ Nghe lại và sửa sai: Nghe lại giọng mình để biết phần nào cần điều chỉnh Điều này giúp ta tiến bộ nhanh hơn trong ngữ âm.

- Luyện cùng giáo viên hoặc bạn học :

+ Luyện với giáo viên: Bạn cũng có thể cùng giáo viên bản xứ hoặc giáo viên giảng dạy tiếng Trung luyện ngữ âm Họ sẽ giúp ta sửa lỗi phát âm một cách chi tiết và tận tâm nhất.

+ Tham gia nhóm học: Học cùng bạn bè để cùng sửa lỗi và chia sẻ kinh nghiệm phát âm sẽ giúp ta thêm nhiều kiến thức và trải nghiệm.

1.5 Các ứng dụng hoặc trang mạng về ngữ âm tiếng Trung

- Trong quá trình học ngôn ngữ Trung Quốc có thể gặp khó khăn về phần ngữ âm thì cũng có một số ứng dụng và trang mạng hướng dẫn về cách học như:

❖Ứng dụng Learn Chinese HSK.

- Learn Chinese HSK là một ứng dụng hiện đang trở nên phổ biến đối với các bạn đã và đang theo học ngôn ngữ Trung Quốc Learn Chinese HSK có chứa đầy đủ sách giáo khoa HSK và các bài thi thử Ứng dụng còn cung cấp việc thực hành tiếng Trung phong phú và sinh động về mọi mặt, chẳng hạn như tìm hiểu và thực hành các ký tự tiếng Trung, hay luyện trí nhớ từ vựng và thực hành cách phát âm chuẩn xác.

Link tải ứng dụng: https://learn-chinese-hsk.vi.softonic.com/android

● Có bộ đề thi thử và danh sách từ vựng theo từng cấp độ từ HSK 1 đến HSK 6.

● Có video hướng cách phát âm chuẩn, kèm theo các ví dụ và để kiểm tra độ chính xác của người học.

● Có tổng hợp các ngữ âm trong tiếng Trung như thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu và các cặp phát âm dễ nhầm lẫn.

● Cung cấp hơn 500 video ngữ pháp dạy người học cách sử dụng tiếng Trung trong đời sống thực tế.

● Cung cấp các đoạn thoại ngắn để người học có thể vừa luyện nghe và vừa luyện nói một cách trôi chảy.

● Là ứng dụng vừa chơi vừa học và còn có thể tham gia thi đấu với người học khác.

● Người học phải mất phí để mua các bài giảng và các bài thi thử.

● Các bài học và đề thi chỉ có tiếng Anh và tiếng Trung.

● Giao diện của ứng dụng còn đơn giản chưa thu hút nhiều người.

* Đánh giá: là một ứng dụng đáng thử khi học tiếng Trung, các bài học và từ vựng đa dạng, khá chuyên sâu kỹ năng nói và phát âm của người học nên khá phù hợp cho những ai muốn tập chung vào kỹ năng nói.

- Super chinese là một phần mềm dành cho người mới bắt đầu hoặc người tự học tiếng Trung được phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo nên được khá nhiều người yêu thích và sử dụng phổ biến hiện nay Ứng dụng mang đến cho người học những điều mới lạ và thích thú, với ứng dụng này người học sẽ được học qua các đoạn giao tiếp hội thoại, giúp cho việc học trở nên dễ dàng và thực tế hơn.

Link tải ứng dụng: https://superchinese.com

● Có bài test kiểm tra trình độ tiếng Trung của người học trước khi bắt đầu học.

● Cung cấp các bài học phát âm từ cơ bản đến nâng cao và app còn có thể kiểm tra lỗi sai khi phát âm của người học thông qua AI một cách chính xác.

● Cung cấp các bài học giao tiếp hằng ngày theo nhiều chủ đề đa dạng bằng các video hoạt hình, câu chuyện hình ảnh khá sinh động và hấp dẫn.

● Có các bài kiểm tra kiến thức sau khi đã học xong ở mỗi chủ đề.

● Giọng nói của AI giống như người bản xứ và khi phát âm các từ theo đúng giai điệu của ngữ cảnh sẽ giúp cho người học hiểu đúng nghĩa của cuộc hội thoại hơn.

● Về nội dung của ứng dụng có hơn 800 bài học, chia thành 12 cấp độ và dựa trên hơn 50 chủ đề thú vị.

Hình ảnh giao diện bên trong ứng dụng.

● Người học vẫn phải mất phí nếu muốn học tập nhiều hơn 10 phút mỗi ngày.

● Lượng lưu trữ của ứng dụng cần khá nhiều vì phải tải xuống một lượng nhiều các bài học.

* Đánh giá: là một ứng dụng khá phổ biến và tiện dụng hiện nay, ứng dụng có giao diện khá đẹp và bắt mắt người sử dụng, không chỉ vậy ứng dụng còn có các bài giảng thú vị, các bài kiểm tra phong phú vì vậy rất phù hợp cho ai sợ không biết nên học tiếng Trung từ đâu.

Các nét cơ bản và biến thể của Hán tự

- Gồm có 7 nét cơ bản:

STT Các nét Hán tự Cách viết Tên tiếng

Nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.

Nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.

Nét sổ đứng, kéo xuống từ trên xuống dưới.

Nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.

Nét cong, đi lên từ tái sang phải.

Một dấu chấm, từ trên xuống dưới.

Nét móc từ cuối các nét.

- Ngoài ra Hán tự còn có các biến thể:

Tên tiếng Trung Tên tiếng Việt

Nét ngang gập cong móc

Nét sổ gập gập móc

19 你你你你你

Nét ngang gập gập gập móc

Nét ngang phẩy cong móc

Nét ngang gập gập phẩy

Quy tắc bút thuận

- Khái niệm: Chỉ thứ tự nét trước, nét sau khi viết 1 chữ Hán hoặc các hệ thống chữ viết khi phái sinh từ chữ Hán Nét bút là hoạt động di chuyển của bút trên giấy.

Bảng quy tắc bút thuận.

- Ngoài ra còn có các quy tắc bổ sung:

+ Nét sổ thẳng và nét xiên ngang viết sau cùng:

+ Viết các nét bao quanh ở đáy sau cùng:

+ Viết nét chấm nhỏ sau cùng:

+ Trong các nét bap quanh 你你nét sổ viết trước:

+ Bộ Tẩu được viết đầu tiên:

+ Bộ sước luôn được viết sau cùng:

Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng quy tắc bút thuận

- Việc học chữ Hán sẽ dễ dàng hơn khi người học ngôn ngữ áp dụng quy tắc bút thuận: + Rút ngắn thời gian viết khi học từ vựng cũng như học bài mới hay một ngữ pháp mới.

+ Khi nhớ được quy tắc bút thuận người mới học chữ Hán cũng sẽ viết dễ hơn và viết tuân theo quy tắc cũng sẽ dễ dàng ghi nhớ bài và từ mới.

+ Dễ nhớ mặt chữ và sẽ nhớ lâu hơn.

+ Khi viết theo trình tự như vậy thì người học sẽ không thể nào bỏ sót nét của chữ được nữa.

+ Thường khi gặp từ mới thì cần phải tra từ điển để tìm phát âm của chữ đó.

+ Khi dịch chữ Hán sang một ngôn ngữ khác phải qua một ngữ cảnh.

+ Tiếng Việt là hệ chữ La-Tinh khi học chữ Hán thì hoàn toàn khác biệt vì chữ Hán là chữ tượng hình sẽ rất khó khăn cho người học.

Phương pháp nhớ quy tắc bút thuận

- Thay vì phải nhớ máy móc thì ta nhớ các chữ điển hình sau đây :

+ 武:/ shí/ viết nét ngang dài trước sau đó mới viết nét sổ dọc.

+ 武:/ sān/ viết hai nét ngang ngắn được viết phía trên cùng sau đó là nét ngang dài được viết sau cùng

+ 武:/ dà/ viết nét ngang dài trước sau đó đến nét phẩy dài rồi cuối cùng là nét mác.

+ 武:/ nǐ/ viết từ trái qua phải, bên trái viết bộ nhân đứng, bên phải lần lượt là các nét phẩy ngắn, ngang gập phẩy, và bên dưới là bộ tiểu ở bên dưới.

+ 武:/ fēng/ bộ kỷ được viết bên ngoài sau đó mới viết các thành phần bên trong đến nét phẩy ngắn rồi cuối cùng là nét chấm dài.

+ 武:/ guó/ bộ Vi được viết trước một phần , sau đó bên trong viết chữ Ngọc , cuối cùng viết nét ngang dài đóng khung lại để hoàn thành.

+ 武:/shuǐ/ lưu ý 2 bên đối xứng nhau , nét sổ mác được viết trước , sau đó áp dụng quy tắc trái trước phải sau , nét ngang gập phẩy phía bên trái , bên phải ta áp dụng quy tắc phẩy trước mác sau.

- Nếu nắm vững 7 nguyên tắc này thì gặp chữ Hán nào ta cũng có phân tích và xử lý 1 cách dễ dàng.

2.5 Các ứng dụng hoặc trang mạng hướng dẫn quy tắc bút thuận

- Từ điển Chữ Hán là một ứng dụng tra từ tiếng Trung khá hay nhưng rất ít người học biến đến Đây là một ứng dụng tra từ vựng tiếng Trung rất phù hợp với tất cả mọi người dù là người mới học hay người đã học lâu Không chỉ vậy ứng dụng “Từ Điển Chữ Hán” còn có nhiều tính năng khác nổi bật như phân tích bộ thủ của một từ vựng, và đặc biệt là ứng dụng còn giúp cho ta biết được quy tắc viết từng nét chữ của chữ Hán.

Link tải ứng dụng: https://play.google.com/store/apps/details? id=linh.dictionary&hl=vi

● Người học có thể tra cứu từ vựng bằng tiếng Việt, tiếng Trung, pinyin hoặc chữ Hán.

● Ứng dụng cung cấp nghĩa Hán Việt sát với nghĩa của từ vựng người học tra cứu.

● Cung cấp đầy đủ và phân tích rõ ràng bộ thủ.

● Cung cấp tính năng hướng dẫn quy tắc viết chữ Hán theo đúng thứ tự và đầy đủ các nét của một chữ.

● Tính năng lưu lại lịch sử tra từ.

● Người học có thể tra từ bằng chữ viết tay hoặc bằng việc chọn tra từ theo các bộ thủ.

● Ứng dụng không phải mất phí, người học có thể hoàn toàn được sử dụng miễn phí.

● Giao diện của ứng dụng vẫn còn đơn điệu.

● Thiếu tính năng tra cứu bằng giọng nói.

* Đánh giá: là một ứng dụng khá hay nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi hiện nay.Ứng dụng rất phù hợp với những người học tập trung vào kỹ năng viết tiếng Trung với hình ảnh động của từng nét viết của chữ Hán Nhưng bên cạnh đó ứng dụng cũng cần bổ sung thêm tính năng giọng nói để dễ dàng cho người học có thể tra cứu từ nhanh hơn.

❖Ứng dụng Từ Điển Pleco Chinese Dictionary

- Từ điển Pleco Chinese Dictionary là một ứng dụng khá phổ biến và được nhiều người sử dụng hiện nay Ứng dụng mang đến nhiều tính năng phù hợp cho việc học ngôn ngữ Trung chẳng hạn như tra từ vựng bằng giọng nói hay tra từ bằng kí hiệu tiếng Trung, phiên âm hoặc cũng có thể kết hợp cả 2 Không chỉ vậy ứng dụng còn cung cấp tính năng hình ảnh động của từng chữ, từng nét chữ Hán để người học có thể nhớ quy tắc bút thuận trong chữ Hán.

Link tải ứng dụng: https://taimienphi.vn/download-pleco-chinese-dictionary-82961

● Là ứng dụng miễn phí nên người dùng không phải mất bất cứ chi phí nào.

● Ứng dụng cung cấp hơn 130 nghìn từ vựng tiếng Trung và hơn 20 nghìn câu ví dụ bằng từ Hán Việt.

● Ứng dụng cung cấp tính năng tra cứu từ vựng bằng chữ viết tay, camera, giọng nói và bản ghi âm có sẵn.

● Ứng dụng hiển thị sơ đồ thứ tự các nét viết chữ của chữ Hán.

● Tích hợp các tính năng học từ qua âm thanh của AI và các bảng Flashcard.

Hình ảnh một số cách tra cứu chữ Hán.

● Giao diện của ứng dụng vẫn còn đơn điệu.

● Ứng dụng chỉ có phiên bản tiếng Anh-Trung và chưa có bản tiếng Việt.

* Đánh giá: Giao diện của ứng dụng tuy đơn giản nhưng rất rõ ràng và dễ sử dụng đối với mọi người dù là mới học hay đã học tiếng Trung đã lâu Đây là một ứng dụng khá tốt khi có đầy đủ các tính năng nghe- nói- đọc- viết và được đánh giá là một ứng dụng cần có trong điện thoại của những người học song ngữ tiếng Trung- Anh.

❖ Trang mạng 你你你 – 你你你你

- 武武武 – 武武武武 là một trang mạng tiếng Trung trực tuyến có tính năng hiện thị chữ Hán dưới dạng hình ảnh động để người học có thể dễ dàng theo dõi thứ tự viết đúng của các nét chữ và luyện viết theo Hiện nay trang mạng này chưa được biết đến rộng rãi đến mọi người đang học tiếng Trung.

Link trang mạng: https://www.hanziwu.com

● Trang mạng 你你你 – 你你你你 hoàn toàn miễn phí.

● Trang mạng có giới thiệu về quy tắc bút thuận trong chữ Hán.

● Trang mạng cập nhập liên tục về bảng chữ Hán.

● Trang mạng cung cấp đầy đủ các thông tin về các bộ thủ, âm đọc, các từ đồng âm khác nghĩa, tổng các nét của chữ Hán,…

● Trang mạng cung cấp các bước viết chữ Hán theo đúng thứ tự của quy tắc bút thuận giúp người học có thể luyện tập cách viết từ vựng tiếng Trung một cách hiệu quả.

Hình ảnh về thứ tự các nét của một chữ Hán.

● Trang mạng vẫn chưa có hỗ trợ tiếng Việt nhưng vẫn có thể dùng dịch thuật tự động.

● Trang mạng chưa hỗ trợ bài tập để người học có thể luyện tập và thực hành.

* Đánh giá: Là một trang mạng trực tuyến miễn phí có giao diện bắt mắt, dễ sử dụng nhưng chỉ phù hợp với người dùng đã có trình độ từ vựng cao vì trang mạng vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt Nhưng trang mạng vẫn rất phù hợp với người học muốn luyện tập kỹ năng nhớ các bộ thủ và các nét viết cơ bản của một chữ trong chữ Hán của tiếng Trung.

Một số ứng dụng và trang mạng khác mà người học có thể tham khảo: Chinese Writer,Chinese Writing Master 4.0, Chinese Strokes Order,…

Các app hoặc trang web hướng dẫn quy tắc bút thuận

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Hán tự

- Hán tự là hệ thống chữ viết của người Trung Quốc và cũng là cơ sở tạo ra một số hệ thống chữ viết của các quốc gia khác nhau ở khu vực Đông Á như Nhật Bản (Kanji) và Hàn Quốc (Hanja) Hán tự có một lịch sử phát triển dài và phức tạp, bắt đầu từ khoảng hơn 3.000 năm trước đây Quá trình này được chia làm 8 giai đoạn.

❖ Giai đoạn đầu tiên (chữ hình vẽ):

- Hán tự này bắt đầu từ những kí hiệu hình vẽ được khắc lên mai rùa và một số vật dụng khác bắt đầu từ thời kỳ nhà Thương vào khoảng năm 1600 TCN– 1046 TCN. Tên gọi “Giáp cốt” cũng có nguồn gốc từ việc chữ viết này thường được khắc lên mai rùa và xương động vật nên được gọi là Giáp cốt.

Hình ảnh chữ giáp cốt

- Chữ Giáp cốt có nguồn gốc từ vào thời kỳ nhà Thương thường được dùng để ghi chép các sự kiện lịch sử, và các vấn đề trong triều đại,… Những ghi chép này không những mang tính văn học mà còn phản ánh những tín ngưỡng của thời đại này Chữ Giáp Cốt còn thể hiện quyền lực của những vị hoàng đế của nhà Thương.

- Chữ Giáp Cốt chính là nền tảng của trong việc hình thành các ký tự Hán tự sau này,những nét chữ tượng hình này đã dần phát triển thành những ký tự có hình thức phức tạp hơn như chữ Tiểu Triện, chữ Khải Mặc dù, chữ Giáp Cốt sau này không được sử dụng rộng rãi trong xã hội hiện đại bây giờ nhưng nó lại là một phần trong kho tàng di sản văn hóa của Trung Hoa.

Bước đầu tìm hiểu Hán tự trong tiếng Trung

Lịch sử hình thành và phát triển Hán tự……………………………….……….…… 23 3.2 Cấu tạo của Hán tự

- Hán tự là hệ thống chữ viết của người Trung Quốc và cũng là cơ sở tạo ra một số hệ thống chữ viết của các quốc gia khác nhau ở khu vực Đông Á như Nhật Bản (Kanji) và Hàn Quốc (Hanja) Hán tự có một lịch sử phát triển dài và phức tạp, bắt đầu từ khoảng hơn 3.000 năm trước đây Quá trình này được chia làm 8 giai đoạn.

❖ Giai đoạn đầu tiên (chữ hình vẽ):

- Hán tự này bắt đầu từ những kí hiệu hình vẽ được khắc lên mai rùa và một số vật dụng khác bắt đầu từ thời kỳ nhà Thương vào khoảng năm 1600 TCN– 1046 TCN. Tên gọi “Giáp cốt” cũng có nguồn gốc từ việc chữ viết này thường được khắc lên mai rùa và xương động vật nên được gọi là Giáp cốt.

Hình ảnh chữ giáp cốt

- Chữ Giáp cốt có nguồn gốc từ vào thời kỳ nhà Thương thường được dùng để ghi chép các sự kiện lịch sử, và các vấn đề trong triều đại,… Những ghi chép này không những mang tính văn học mà còn phản ánh những tín ngưỡng của thời đại này Chữ Giáp Cốt còn thể hiện quyền lực của những vị hoàng đế của nhà Thương.

- Chữ Giáp Cốt chính là nền tảng của trong việc hình thành các ký tự Hán tự sau này,những nét chữ tượng hình này đã dần phát triển thành những ký tự có hình thức phức tạp hơn như chữ Tiểu Triện, chữ Khải Mặc dù, chữ Giáp Cốt sau này không được sử dụng rộng rãi trong xã hội hiện đại bây giờ nhưng nó lại là một phần trong kho tàng di sản văn hóa của Trung Hoa.

❖ Giai đoạn thứ hai (Kim văn):

- Kim văn là một dạng chữ viết cổ của Trung Quốc, được khắc hoặc đúc trên các đồ vật bằng đồng, chẳng hạn như chuông, vạc và các đồ dùng nghi lễ trong thời kỳ nhà Chu.

Hình ảnh chữ Kim văn.

- Kim văn là một trong những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển Hán tự đánh dấu sự chuyển đổi từ Giáp cốt sang một hình thức chữ viết phức tạp và có quy củ hơn nhưng vẫn giữ tính chất tượng hình và hình thành từ Giáp cốt văn, nhưng các nét

❖ Giai đoạn thứ ba (Đại Triện và Tiểu Triện):

- Đại Triện là một dạng chữ tượng hình, kế thừa tính biểu trưng từ Giáp cốt văn và Kim văn, nhưng các nét chữ đã trở nên gọn gàng và quy chuẩn hơn được sử dụng phổ biến ở cuối thời kỳ nhà Chu (đặc biệt là ở các nước chư hầu như nước Tần) Ngoài ra, đây còn là tiền thân của chữ Tiểu Triện.

- Đại Triện kế thừa những nét phức tạp của Kim văn, nhưng đã được điều chỉnh để dễ đọc hơn Chữ viết của Đại Triện có hình thức ổn định hơn so với Kim văn và ít thiên về các nét uốn lượn, đường cong.

Hình ảnh chữ Đại Triện.

- Đại Triện là bước quan trọng trong lịch sử hình thành Hán tự giúp định hình quy chuẩn cho chữ Hán sau này Dù chưa hoàn toàn thống nhất thì Đại Triện vẫn đóng vai trò chuyển tiếp từ các kiểu chữ sớm hơn như Giáp cốt văn và Kim văn đến hệ thống chữ viết chính thức đầu tiên của Trung Hoa, đó là Tiểu Triện

- Tiểu Triện là chữ Hán cổ xuất hiện vào thời kỳ nhà Tần, dưới triều đại của Tần Thủy Hoàng Đây là hệ thống chữ viết đầu tiên được thống nhất trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng trong lịch sử chữ Hán.

Hình ảnh chữ Tiểu Triện.

- Các nét của Tiểu Triện có độ cong và tròn trịa hơn, mang tính chất trang trí cao, không sắc cạnh mà khá uyển chuyển và đều đặn Điều này làm cho Tiểu Triện có tính thẩm mỹ cao và dễ nhận biết Tiểu Triện được loại bỏ các đường gấp khúc của Đại Triện thay vào đó là các nét của Tiểu Triện có độ cong và tròn trịa hơn, mang tính chất trang trí cao, không sắc cạnh mà khá uyển chuyển và đều đặn Điều này làm cho Tiểu Triện có tính thẩm mỹ cao và dễ nhận biết.

- Tiểu Triện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong văn hóa và ngôn ngữ Trung

❖Giai đoạn thứ tư (Lệ thư):

- Lệ thư là một dạng Hán tự cổ được phát triển ở nhà Hán Đây là một trong những kiểu chữ quan trọng trong lịch sử phát triển của Hán tự, tạo tiền đề cho kiểu chữ Khải thư và chữ Hán hiện nay.

- Lệ thư có cấu trúc rõ ràng, đơn giản, các nét ngang dày thẳng, phong cách mạnh mẽ, dứt khoát, dễ viết hơn.

Hình ảnh của chữ Lệ thư.

- Lệ thư là một dạng Hán tự cổ được phát triển ở nhà Hán Đây là một trong những kiểu chữ quan trọng trong lịch sử phát triển của Hán tự, tạo tiền đề cho kiểu chữ Khải thư và chữ Hán hiện nay.

- Lệ thư có cấu trúc rõ ràng, đơn giản, các nét ngang dày thẳng, phong cách mạnh mẽ, dứt khoát, dễ viết hơn.

- Sự phát triển của Lệ thư giúp cải thiện tốc độ viết và ghi chép, phù hợp cho các văn bản hàng ngày, hành chính và các loại giấy tờ quan trọng trong hệ thống hành chính nhà Hán Không những thế Lệ thư còn có giá trị thẩm mỹ trong nghệ thuật thư pháp Trung Hoa Phong cách mạnh mẽ, cân đối của Lệ thư đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ và nhà thư pháp sau này.

- Tóm lại Lệ thư chính là một bước tiến to lớn trong lịch sử phát triển không những thế mà Lệ thư còn giúp cải thiện khả năng ghi chép nhanh chóng vào văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc.

❖Giai đoạn thứ năm (Khải thư)

Các bộ thủ thông dụng của Hán tự………………………………….….…………… 32 3.4 Phương pháp nhớ Hán tự hiệu quả

- Trong đó , có 50 bộ thủ thông dụng và phổ biến nhất:

41 你 ấp 你+ (phải) – bộ 163

44 你 Phụ 你- (trái) – bộ 170

3.4 Phương pháp nhớ Hán tự hiệu quả

- Một số phương pháp dưới đây, sẽ giúp ta nhớ Hán tự một cách dễ dàng nhất :

+ Phân tích từng thành phần: Cách nhanh nhất để nhớ Hán tự hiệu quả nhất là chia nhỏ từng chữ Hán phức tạp ra thành các thành phần nhỏ hơn.

Ví dụ: Chữ 武 được tạo từ 武(nhân - người) và 武 (mộc - cây), có thể hiểu là người dựa vào cây để nghỉ ngơi.

+ Gắn kết với hình ảnh và câu chuyện: Biến mỗi chữ Hán thành một hình ảnh sinh động hoặc một câu chuyện sẽ giúp ta ghi nhớ lâu hơn.

Ví dụ: chữ 武 (sơn - núi) trông giống như ba đỉnh núi, hay chữ 武 (hỏa - lửa) trông như ngọn lửa đang bùng cháy.

+ Luyện viết mỗi ngày: Viết là một cách giúp não ghi nhớ tốt hơn nhờ vào cảm giác tay và hình ảnh Ta có thể đặt mục tiêu mỗi ngày viết từ 5-30 chữ hoặc nhiều hơn thế, đồng thời vừa viết vừa đọc âm và nghĩa của chữ đó.

+ Sử dụng flashcard: Ta có thể làm flashcard với mỗi mặt ghi chữ Hán và mặt còn lại ghi âm Hán Việt, âm đọc, nghĩa Sử dụng flashcard để ôn tập sẽ giúp ta nhớ từ vựng một cách hiệu quả và có thể học ở bất kỳ đâu.

+ Sử dụng ứng dụng học Hán tự: Có nhiều ứng dụng giúp học chữ Hán bằng cách sử dụng hình ảnh, ví dụ minh họa, và phát âm Các ứng dụng có các tính năng giúp ôn tập và luyện viết.

+ Ôn lại theo chu kỳ lặp lại ngắt quãng: Ôn lại chữ Hán đã học sau 1 ngày, 3 ngày,

1 tuần, 1 tháng Điều này sẽ giúp ta củng cố kiến thức một cách hiệu quả mà không bị quên nhanh.

+ Tìm hiểu ngữ cảnh sử dụng: Để dễ nhớ hơn, hãy xem cách Hán tự được sử dụng trong từ ghép hoặc trong các câu đơn giản Học qua ngữ cảnh sẽ giúp em hiểu rõ nghĩa và cách dùng của chữ hơn.

Ví dụ: Chữ 你 (học) khi kết hợp với 你 (sinh) thành 你你 (học sinh).

3.5 Các ứng dụng hoặc trang mạng học Hán tự trong tiếng Trung

- Trong quá trình học ngôn ngữ Trung Quốc có thể gặp khó khăn về cách nhớ Hán tự thì cũng có một số ứng dụng và trang mạng hướng dẫn về cách học là:

- LingoDeer là một ứng dụng học ngôn ngữ với hệ thống bài giảng được thiết kế khoa học, đa dạng Ngoài tiếng Trung, người học có thể học thêm tiếng Anh, Hàn,Nhật trên ứng dụng này “LingoDeer” là một ứng dụng được sử dụng khá phổ biến,

● Ứng dụng đã có cả bản học online và offline để người học có thể dễ dàng học ở bất cứ nơi đâu.

● Cung cấp nhiều bài học đa dạng, đặc sắc theo từng chủ đề khác nhau giúp người học có lượng từ vựng phong phú hơn.

● Cung cấp tính năng Flashcard để hỗ trợ người học việc ghi nhớ Hán tự, pinyin,

● Kết hợp giữa bài học với các bài kiểm tra nhỏ để đánh giá chính xác mức độ ghi nhớ mặt Hán tự, từ vựng và pinyin của người học.

● Cung cấp chất lượng âm thanh của AI như người bản xứ giúp người học còn có thể luyện kỹ năng nghe.

● Ứng dụng còn phân tích sự hình thành của các từ Hán tự trong bài học.

Hình ảnh giao diện bên trong ứng dụng.

● Ứng dụng vẫn phải mất phí nếu người học muốn học một phiên bản tốt hơn.

● Ứng dụng sẽ xảy ra một số kỹ thuật nhỏ nhưng sẽ không đáng kể.

* Đánh giá: là một ứng rất phù hợp với việc học và nhớ mặt Hán tự bởi vì trong một bài học thì ứng dụng sẽ luôn làm xuất hiện lại nhiều lần từ vựng, mặt chữ Hán và cả pinyin để người học có thể nhớ kỹ và nhớ lâu một từ đó Ứng dụng còn được đánh giá là một phần mềm có giao diện bắt mắt giúp người dùng có tinh thần thích học các bài học hơn.

- ChineseSkill là một trong những ứng dụng được yêu thích nhất hiện nay, bởi vì ứng dụng này cung cấp cho người học một lượng từ vựng, ví dụ, các mẫu câu, ngữ pháp,… từ cơ bản đến nâng cao nhằm hỗ trợ cho người dùng vừa có thể vui chơi học tập và vừa có thể ôn tập để thi HSK.

Link tải ứng dụng: https://play.google.com/store/apps/details? id=com.chineseskill&hl=vi

● Ứng dụng có sử dụng tiếng Việt nên phù hợp với mọi người mới bắt đầu học tiếng Trung.

● Cung cấp hơn 50 kỹ năng học tiếng Trung, hơn 150 mẫu câu ngữ pháp, hơn

200 mẫu câu thông dụng và hơn 1000 từ vựng kèm theo 3000 chữ Hán thường được sử dụng.

● Cung cấp giọng đọc và phát âm chuẩn người bản xứ, nhịp điệu và tốc độ phù hợp để luyện kỹ năng nghe tiếng Trung.

● Ứng dụng luôn có các bài vừa chơi vừa test để giúp người học có thể nhớ từ vựng và mặt chữ Hán ngay.

● Ứng dụng còn cung cấp phần giải thích nghĩa của từ vựng và cả ngữ pháp ngay lập tức.

● Hỗ trợ học tập trực tiếp nếu người dùng đã tải tài liệu về máy.

Hình ảnh một số kỹ năng trong ứng dụng.

● Một vài bài học cần tải tài liệu nên cần máy chủ phải có lưu trữ khá lớn.

● Một vài mục trong ứng dụng không được hỗ trợ bằng tiếng Việt mà chỉ có thể sử dụng bằng tiếng Anh.

* Đánh giá: là một ứng dụng khá hay đối với những người mới học tiếng Trung, vì nó có đầy đủ các tính năng và giao diện màu sắc xanh trắng khá bắt mắt càng giúp cho người học tiếng Trung có động lực học hơn Ứng dụng còn giúp người học hiểu thêm về các nghĩa khác nhau của một chữ Hán, không chỉ vậy còn giúp người học nhớ mặt chữ, pinyin và nhớ cả Hán tự của một từ tiếng Trung mà đã được học.

- Huazhongwen là một trang mạng học tiếng Trung trực tuyến miễn phí giúp người học củng cố thêm lượng từ vựng của bản thân Trang mạng gây ấn tượng với người học về giao diện sinh động, đầy màu sắc và khá dễ thương giúp việc trở nên vui vẻ và thú vị hơn.

Link trang mạng: https://huazhongwen.com/

● Trang mạng cung cấp lượng từ vựng phong phú xoay quanh nhiều chủ đề cuộc sống khác nhau giúp người học có thể chọn chủ đề phù hợp với mình

● Cung cấp các minh họa sống động, đáng yêu và bắt mắt giúp việc học tiếng Trung càng trở nên thú vị hơn.

● Trang mạng còn cung cấp các mẹo nhỏ hay những thủ thuật hữu ích để giúp cho việc học chữ Hán càng trở nên dễ dàng hơn.

● Cung cấp hệ thống hình ảnh phong phú và phù hợp với từng chủ đề.

Một số hình ảnh minh họa cách học từ vựng trong trang mạng

● Trang mạng hiện nay chưa hỗ trợ bản tiếng Việt chỉ có thể sử dụng tiếng Anh nên sẽ hơi khó với các bạn chưa có nền tảng tiếng Anh tốt.

● Bố cục của trang mạng khá khó hiểu cho người dùng nên cần có cách hướng dẫn cho người học dễ sử dụng.

* Đánh giá: là một trang mạng khá tốt nếu người học muốn học song ngữ hoặc có nền tảng tiếng Anh ổn định, trang mạng vẫn cần chỉnh sửa cách dùng hoặc cần có hướng dẫn cho người học có thể sử dụng một cách dễ dàng hơn Dù vậy nhưng trang mạng vẫn khá tốt và người học tiếng Trung nên thử để có thể học và ghi nhớ các Hán tự trong tiếng Trung Quốc.

Một số ứng dụng và trang mạng khác mà người học có thể tham khảo: Hello Chinese,Chinese Guru, Duolingo, Prep, Wechat,…

Các app hoặc trang web

Ngôn ngữ Trung không chỉ là một phương tiện để mọi người giao tiếp mà nó còn là một nền văn hóa đặc sắc, phong phú và lâu đời Qua những phân tích của chúng em trong bài tiểu luận này, ta có thể thấy được sự khó khăn phức tạp xen lẫn sự độc đáo đa dạng của hệ thống Hán tự này trong cách viết Hán tự, cách phát âm, cách học hiệu quả cũng như tầm quan trọng trong xã hội hiện nay

Ngành ngôn ngữ Trung Quốc đã và đang dần trở nên phổ biến trong xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ nắm vai trò quan trọng trong giao tiếp đời sống, mua bán giao thương, giáo dục, và đặc biệt là ngoại giao Vậy nên việc học tiếng Trung hiện nay đang dần trở nên vô cùng cần thiết, quan trọng Việc thành thạo tiếng Trung không chỉ giúp ta tìm hiểu sau về nền văn hóa trung hoa mà còn cho ta nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là kinh tế và xã hội Qua bài tiểu luận này, chúng em hy vọng sẽ cung cấp thêm cái nhìn mới mẻ về sự quan trọng và nét đẹp của Hán tự,đồng thời cũng cho mọi người hiểu hơn về những thuận lợi và khó khăn trong việc học ngôn ngữ Trung.

Ngày đăng: 22/11/2024, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN