1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài thực trạng phòng vệ rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài chính phái sinh tại nhtmcp á châu

44 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phân tích nguồn gốc của rủi ro tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua, đề tài th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Trang 2

- T ng h p và ch nh ổ ợ ỉsửa tiểu lu n ậ

- Có trách nhi m, tích ệcực, chủ động trong công việc

- Có trách nhi m, tích ệcực, chủ động trong công việc

- Phần k t lu n vi t còn ế ậ ế

sơ sài, phải bổ sung thêm

9

Trang 3

MỤC L C

LỜI MỞ ĐẦU 5

DANH MỤC VIẾT TẮT 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ PHÒNG V R I RO TỆ Ủ Ỷ GIÁ 9

1.1 Khái niệm 9

1.1.1 Chứng khoán phái sinh và thị trường các ch ng khoán phái sinh 9ứ 1.1.2 Các công c ụ tài chính phái sinh 11

1.2 Lợi thế và tính hi u qu cệ ả ủa công cụ tài chính phái sinh 13

1.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến sự phát triển của công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam 14

1.3.1 Rủi ro tỷ giá 14

1.3.2 Phòng vệ rủi ro tỷ giá 14

1.4 Sử d ng công c tài chíụ ụ nh phái sinh để phòng v rệ ủi ro tỷ giá 15

1.4.1 Hợp đồng kỳ hạn 15

1.4.2 Hợp đồng tương lai 16

1.4.3 Hợp đồng quyền chọn 17

1.4.4 Hợp đồng hoán đổi 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG S DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Ử ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ NHTMCP Á CHÂU 19 Ở 2.1 Giới thiệu sơ lược về NHTMCP Á Châu 19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát tri n 19ể 2.1.2 Các s n phả ẩm dịch vụ chính 20

2.1.3 Thành tựu và định hướng phát triển 21

2.2 Thực tiễn áp d ng công cụ ụ phái sinh trong việc phòng ngừ ủi ro tỷ giá tại a r NHTMCP Á Châu 27

2.2.1 Nghiệp v kụ ỳ h n 27ạ 2.2.2 Nghiệp vụ hoán đổi 32 2.3 Đánh giá ệc sử d ng các công c tài chính phái sinh nh m phòng v rvi ụ ụ ằ ệ ủi

ro tỷ giá t i NHTMCP Á Châu 35ạ

Trang 4

2.3.1 Thành tựu đạt được trong việc phòng ngừ ủi ro tỷ giá b ng công c a r ằ ụtài chính phái sinh của NHTMCP Á Châu 35 2.3.2 Những h n ch trong quá trình áp d ng các s n phạ ế ụ ả ẩm phái sinh đểphòng ngừa rủi ro tỷ giá 36 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM PHÒNG V R I RO TỆ Ủ Ỷ GIÁ HI U QUỆ Ả 42KẾT LUẬN 44

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam từng bước thực hiện tự do hóa thương mại, tự do hóa tài chính, tự do hóa đầu tư Tiến trình tự do hóa tất yếu dẫn đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế nói chung

và các ngân hàng nói riêng, trong đó có vấn đề rủi ro về tỷ giá

Xuất nhập khẩu của các nước tăng lên nhanh chóng về kim ngạch và

đa dạng hóa về cơ cấu tiền tệ, trong khi đó thị trường tài chính lại biến động khôn lường, làm phát sinh rủi ro tỷ giá cho những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu khi có các khoản thu, chi bằng các đồng tiền khác nhau

Thực tế cho thấy là tỷ giá có thể biến động tăng hoặc giảm, làm cho nhà kinh doanh XNK có thể phát sinh lãi hoặc lỗ Tuy nhiên học lại không thể lường hết được điều này Kỳ vọng của các nhà kinh doanh XNK là tỷ giá được ổn định hoặc được xác định trước để họ tập trung vào thực hiện thương mại đảm bảo lợi nhuận

Từ năm 1988, NHNN đã bắt đầu cho phép thực hiện giao dịch kỳ hạn

và giao dịch hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng đến năm 2002, một

số ít các tổ chức tín dụng mới bắt đầu triển khai các nghiệp vụ này Tuy nhiên, do những hạn chế từ phía người sử dụng, người cung cấp và cả người hoạch định chính sách mà đến nay doanh số giao dịch của các thị trường này vẫn còn tương đối thấp Vì thế trong tương lai, chúng ta cần hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá để phát triển một nền kinh tế vững mạnh

mà trong đó, công cụ tài chính phái sinh được xem là một giải pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá Đó cũng là lý do để nhóm chọn vấn đề nghiên cứu “Thực trạng phòng vệ rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” làm nội dung của bài nghiên cứu tiểu luận này

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài hướng đến thực trạng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài chính phía sinh tại NHTMCP Á Châu

Trang 6

3 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích nguồn gốc của rủi ro tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua, đề tài thực hiện phương pháp thu thập, so sánh, phân tích kết hợp với khảo sát chọn mẫu đánh giá nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề rủi ro tỷ giá, công cụ tài chính phái sinh, nhu cầu và các hình thức doanh nghiệp đã và đang sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá Từ đó hướng đến việc sự dụng công cụ tài chính phái sinh như là một biện pháp phòng ngừa rủi ro tốt nhất, đồng thời hoàn thiện thị trường phái sinh ngoại tệ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng phòng ngừa rủi ro tỷ giá

4 Ý nghĩa đề tài đối với Ngân hàng

 Kiểm soát nguồn vốn khả dụng: các NHTM có thể thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ với NHNN để điều tiết lượng ngoại tệ khả dụng tại ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình Ngoài ra, các NHTM còn có thể ký kết các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ với nhua nhằm sử dụng nguồn ngoại tệ một cách có hiệu quả

 Tạo liên kết với khách hàng: nhờ đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của khách hàng nên các giao dịch hối đoái phái sinh trở thành một cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và khách hàng Cầu nối đó lại càng chắc chắn hơn khi thông qua các giao dịch này ngân hàng thực hiện việc bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng

 Tăng thu nhập cho ngân hàng: các giao dịch ngoại hối phái sinh mang lại cho các NHTM người thu thông qua phí và chênh lệch tỷ giá hối đoái Ngoài ra việc bán chéo sản phẩm cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho các ngân hàng nếu khai thác một cách triệt để

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

NHNN: Ngân hàng nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần

XNK: Xuất nhập khẩu

TTCK: Thị trường chứng khoán

TCTD: Tổ chức tín dụng

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

PHÁI SINH VÀ PHÒNG VỆ RỦI RO TỶ GIÁ

1.1 Khái niệm

1.1.1 Chứng khoán phái sinh và thị trường các chứng khoán phái sinh

1.1.1.1 Chứ ng khoán phái sinh:

- Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ sở nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận, Tài sản cơ

sở của chứng khoán phái sinh được chia thành 2 dạng chính là hoàng hóa như thực phẩm/nông sản, năng lượng,… hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất,

- Trong các thị trường tài sản, việc mua bán đòi hỏi hàng hoá hoặc chứng khoán phải được giao nhận hoặc là ngay lập tức hoặc là chỉ ít lâu sau đó Việc thanh toán cũng thường được thực hiện tức thời mặc

dù thỉnh thoảng cũng có trường hợp sử dụng một số thoả thuận tín dụng Do đặc điểm như vậy nên chúng

ta thường gọi là thị trường tiền mặt hoặc là thị trường giao ngay Doanh số được thực hiện, khoản thanh toán được hoàn trả và hàng hoá, chứng khoán được giao nhận Trong tình huống khác, hàng hoá hay chứng khoán vẫn được giao nhận vào một ngày sau đó, nhưng có các thoả thuận giúp cho người bán hoặc người mua được chọn là có thực hiện bán hay không các loại thoả thuận này, và nghiệp vụ này được thực hiện trong thị trường phái sinh

Trang 10

1.1.1.2 Thị trườ ng phái sinh:

- Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các công

cụ tài chính phái sinh, những công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định trên một hoặc một số công cụ tài sản khác Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, và giống như tất cả hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ gì đó cho bên kia Các hợp đồng này có giá cả và người mua sẽ cố gắng mua với giá

rẻ và người bán cố gắng bán với giá cao nhất

- Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn

1.1.1.3 Các thành viên c a th ủ ị trườ ng tài chính phái sinh:

- Người đầu tư: Họ sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏrủi ro do họ luôn phải đối mặt với những rủi ro do biến động giá cả của các sảnphẩm chính

- Người đầu cơ: Với tâm lí muốn đánh cuộc trên những biến động giá cảcủa sản phẩm chỉnh nên họ

sử dụng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt

- Người cơ lợi (thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro): Bằng cách sửdụng chênh lệch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rấthiệu quả các nghiệp vụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá

Các nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho các thành viên, chính vì vậy trên thị trường tài chính quốc tế, nghiệp vụ này đã phát triển rất

Trang 11

mạnh với các nghiệp vụ phái sinh đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu

1.1.2 Các công cụ tài chính phái sinh

1.1.2.1 Hợp đồ ng k h n: ỳ ạ

- Hợp đồng kỳ hạn là công cụ lâu đời nhất, và có lẽ vì

lí do đó mà nó ít phức tạp nhất Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, để hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá hợp đồng thì người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu ngược lại thì người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ

- Là thỏa thuận song phương giữa các bên

- Giá được ấn định theo thỏa thuận của các bên tham gia

- Là hợp đồng tùy ý, phụ thuộc vào người mua, người bán

1.1.2.2 Hợp đồng tương lai:

- Hợp đồng tương lai (hay còn gọi là hợp đồng giao sau) là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, để mua bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay mà không phụ thuộc vào giá ở thời điểm thực hiện hợp đồng Như vậy, hợp đồng tương lai khá giống với hợp đồng kỳ hạn Sự khác biệt của chúng:

- Được giao dịch có tổ chức trên sàn giao dịch

- Giá được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện thị trường

Trang 12

- Là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa

- Độ rủi ro giảm đáng kể bởi sự đảm bảo của sàn giao dịch

1.1.2.3 Hợp đồ ng quy n ch n: ề ọ

- Quyền chọn là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị trường có tổ chức nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng rẽ giữa hai bên Những người này tự tìm đến với nhau, loại thị trường này gọi là thị trường OTC – loại thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên

- Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc bắt buộc phải thực hiện giao dịch Hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá trị của nó thay đổi

Có hai loại quyền chọn:

- Quyền chọn mua: Người mua quyền chọn trả một khoản tiền (gọi là phí quyền chọn) cho người bán Người mua sẽ có quyền được mua một lượng tài sản nhất định theo một mức giá thoả thuận trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai Người bán nhận phí quyền chọn có trách nhiệm phải bán một lượng

Trang 13

tài sản như đã thoả thuận cho người mua, theo mức giá đã thoả thuận, vào thời điểm xác định trong tương lai ( hoặc trước thời điểm đó) khi người mua muốn thực hiện quyền chọn mua

- Quyền chọn bán: Người nắm giữ một lượng tài sản mua phí quyền chọn bán của nhà cung cấp quyền chọn bán để đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ chắc chắn được bán ở một mức giá nhất định trong tương lai

- Hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền, một giao dịch mà cả hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định

1.2 Lợi thế và tính hiệu quả của công cụ tài chính phái sinh

Sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh mang lại khá nhiều lợi ích cho nhà đầu tư Không chỉ đưa ra những dấu hiệu chỉ báo giá trong tương lai của tài sản gốc, chứng khoán phái sinh còn là công cụ phòng vệ rủi ro cũng như đầu tư, đầu cơ hiệu quả Những nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu

tư chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư am hiểu về thị trường và sử dụng thành thạo các công cụ chứng khoán phái sinh sẽ là những đối tượng đầu tiên quan tâm đến những sản phẩm mới này Do đó, sự ra đời của TTCK phái sinh được kỳ vọng là sẽ làm tăng tính hiệu quả của TTCK, thu hút thêm vốn, tăng giá trị giao dịch và thanh khoản thị trường

Là công cụ phòng vệ rủi ro hiệu quả, chứng khoán phái sinh đồng thời cũng có thể làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư Với các công cụ chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư có thể tạo ra các vị trí tương tự như bán khống chứng khoán không căn cứ Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dự đoán chỉ số VN Index đi -

Trang 14

xuống và bán một hợp đồng quyền mua, nếu dự đoán sai, VN-Index tăng điểm, khi đó nhà đầu tư đối mặt với nguy cơ thua lỗ không giới hạn Hơn nữa, khi tham gia TTCK phái sinh, do chỉ cần bỏ ra số vốn ban đầu nhỏ, những nhà đầu cơ thường sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính cao, sẽ làm tăng mức

độ rủi ro và có thể tác động làm tăng biến động giá trên thị trường cơ sở

1.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến sự phát triển của công cụ tài chính phái sinh

1.3.2 Phòng vệ rủi ro tỷ giá

Trước những bất ổn của tỷ giá và ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, thi trường đã phản ứng lại bằng cách hình thành các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá Công cụ được đề cập đến trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá là các công cụ tài chính phái sinh: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng kỳ hạn đã tồn tại trong hàng thập niên qua, nhưng chỉ đến đầu thập niên 1970 thì công cụ này mới chính thức được tin tưởng Về cơ bản, thị trường hợp đồng ngoại hối kỳ hạn là thị trường liên ngân hàng, do đó

Trang 15

nhiều công ty đối mặt với rủi ro tỷ giá do không thể tận dụng lợi ích của thi trường này

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều hơn, thị trường tài chính đã đáp ứng bằng việc cho ra đời hợp đồng Tương lai về tỷ giá Tháng 5/1972, thị trường tiền tệ quốc tế của Sàn giao dịch hoàng hóa Chicago CME bắt đầu giao dịch hợp đồng tương lai với đồng GBP, CAD, JYP,

Công cụ hoán đổi tiền tệ đã xuát hiện tiếp sau đó Hợp đồng hoán đổi giữa WB và IBM vào tháng 8/1981 đã được thừa nhận rộng rãi là buổi ra mắt công chúng của sản phẩm hoán đổi tiền tệ

Hợp đồng quyền chọn ra đời ngay sau hợp đồng hoán đổi Tháng 12/1982, Sàn gia dịch chứng khoán Philadelphia cho ra đời hợp đồng quyền chọn đồng GBP, sau đó là CAD, GYP,… vào tháng 2/1983

1.4 Sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng vệ rủi ro tỷ giá

1.4.1 Hợp đồng kỳ hạn

1.4.1.1 Ưu điểm:

- Trong hợp đồng kỳ hạn, giá của tài sản cơ sở được xác định tại thời điểm ký kể hợp đồng, vì vậy vào ngày đáo hạn hợp đồng, cho dù giá cả trên thị trường

là bao nhiêu thì hàng hóa cơ sở vẫn được giao dịch với mức giá xác định ban đầu Chính nhờ đặc điểm này mà hợp đồng kỳ hạn có khả năng quả trị rủi ro tỷ giá

- Việc xác định giá của tài sản cơ sở từ đó dự báo giá

để giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro và tùy vào loại hàng hóa, cách xác định giá lại khác nhau và

độ phức tạp khác nhau

Trang 16

1.4.1.2 Nhược điểm:

- Giao dịch kỳ hạn là bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn, dù bên nào gặp bất lợi thì cũng vẫn phải thực hiện hợp đồng

- Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng cần mua bán ngoại tệ trong tương lai, còn ở hiện tại thì không có nhu cầu mua bán ngoại

 Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì

 Khối lượng là bao nhiêu

 Thời điểm giao dịch

 Giá giao dịch

- Khác với hợp đồng kỳ hạn, ở hợp đồng tương lai doanh nghiệp vẫn có thể giới hạn được rủi ro bằng việc kết thúc vị thế mua hay bán khi diễn biến ngày càng bất lợi với mình, hoặc nếu doanh nghiệp có lợi thì khoản chênh lệch lỗ lãi mà doanh nghiệp được lời

sẽ góp phần vào nguồn tiền mà doanh nghiệp có thể

bỏ ra để mua bán ngoại tệ phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu

Trang 17

1.4.2.2 Nhược điểm:

- Chỉ niêm yết các đồng tiền mạnh nên nếu doanh nghiệp muốn quản trị cho đồng tiền khác thì không thể lựa chọn hợp đồng tương lai

- Được chuẩn hóa về giá trị hợp đồng, nên nếu doanh nghiệp cần quản trị bán 700000 EURO thì chỉ có thể mua 5 hợp đồng tương lai để quản trị cho 625000 EURO, còn lại 75000 EURO không được quản trị

- Chỉ có ở các quốc gia có thị trường tài chính phát triển

1.4.3 Hợp đồng quyền chọn

1.4.3.1 Ưu điểm:

- Quyền chọn bán phòng vệ là vị thế nhà đầu tư nắm giữ tài sản cơ sở và mua một quyền chọn bán Nhà đầu tư có thể phòng vệ trước sự xuống giá của tài sản cơ sở và có lợi nhuận tiềm tàng khi giá lên Khi giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn lớn hơn giá thực hiện, quyền chọn bán sẽ không được thực hiện, giá trị tại vị thế này chỉ là giá trị của tài sản

- Quyền chọn mua phòng ngừa là vị thế mà nhà đầu tư

sở hữu tài sản cơ sở và bán một quyền chọn mua Nhà đầu tư có thể phòng vệ trước sự xuống giá của tài sản cơ sở do được bù đắp bởi phí quyền chọn

Về cơ bản hợp đồng quyền chọn giới hạn được rủi ro sụt giảm giá và

có thể áp dụng được nhiều chiến lược một cách linh hoạt và đa dạng Mặt khác, sử dụng hợp đồng quyền chọn, doanh nghiệp không phải ký quỹ và ghi điểm theo thị trường, giúp cho doanh nghiệp giảm đáng kể lượng tiền mặt

Trang 18

1.4.3.2 Nhược điểm:

Có phí quyền chọn và phí này có thể cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn

và tương lai do tính linh hoạt của nó

1.4.4 Hợp đồng hoán đổi

Rủi ro tỷ giá sẽ được loại bỏ hoàn toàn nếu như có sự chắc chắn về dòng tiền trong tương lai để thực hiện các ca kết hoán đổi và tỷ giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng swap Tuy nhiên, rủi ro mới

có thể nảy sinh nếu như công ty không có được dòng tiền như yêu cầu bằng đồng tiền đã tham gia hợp đồng hoán đổi tại ngày thanh toán tiền lãi và ngày cuối cùng để thanh toán tiền gốc, công ty sẽ phải mua số lượng ngoại tệ cần thiết trên thị trường với tỷ giá hiện tại để thực hiện các cam kết trong hợp đồng

Nếu như tỷ giá hiện tại mà thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với công ty thì công ty sẽ bị thiệt hại Rủi ro tỷ giá này có thể được loại bỏ bằng cách tại thời điểm ban đầu, công ty thiết lập một loạt các hợp đồng tỷ giá kỳ hạn với kỳ hạn trùng với những ngày thanh toán tiền lãi và tiền gốc Doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn để ấn định mức tỷ giá tại đúng thời điểm công ty cần phải thanh toán

Trang 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ

Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB Những

người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng)

Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu

tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa Năm

1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả

Trang 20

chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như

là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000

Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành

cổ đông chiến lược của ACB

Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch

Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006 Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010; số lượng chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm lần lượt là 19 (2006), 23 (2007), 75 (2008), 51 (2009),

2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ chính

Các hoạt động chính của ACB và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là Tập đoàn) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi;

Trang 21

tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác

2.1.3 Thành tựu và định hướng phát triển

- Hoạt động giao dịch hối đoái của ACB bao gồm:

 Mua và bán ngoại tệ với đối tác/ khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn mua và bán của đối tác/ khách hàng

 Mua và bán ngoại tệ với đối tác nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro

Trang 22

 Mua và bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch

- Phạm vi giao dịch :

Bộ phận nguồn vốn được thực hiện toàn bộ các hoạt động giao dịch hối đoái Chi nhánh, phòng giao dịch chỉ thực hiện hoạt động giao dịch hối đoái trong hạn mức trạng thái ngoại tệ của đơn vị mình

và trong quy trình kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh, phòng giao dịch

- Các loại hình giao dịch:

Các loại hình giao dịch hối đoái được phép tiến hành bao gồm:

 Giao dịch giao ngay (Spot): Spot là giao dịch trong đó ACB và khách hàng thỏa thuận với nhau về giá và số lượng ngày hôm nay còn giao nhận tiền là 1 hoặc 2 ngày sau, thậm chí

có thể thỏa thuận giao nhận cùng ngày với ngày giao dịch

 Giao dịch kỳ hạn (Forward): Forward là giao dịch trong đó ACB và khách hàng thỏa thuận với nhau về giá và số lượng ngày hôm nay, còn giao nhận tiền từ 3 ngày trở lên sau ngày giao dịch Khách hàng đặt cọc tỷ lệ 0%-10% ngay từ lúc ký hợp đồng Tỷ lệ đặt cọc sẽ được thong báo ngay khi khách hàng ký hợp đồng

 Giao dịch hoán đổi (Swap): Giao dịch Swap bao gồm hai giao dịch: giao ngay, kỳ hạn trái chiều được thực hiện đồng thời với các ngày hiệu lực khác nhau, giúp bảo hiểm rủi ro biến

Ngày đăng: 14/12/2024, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w