1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài pháp luật về hợp Đồng thuê tài sản trong dân sự hiện nay soạn thảo hợp Đồng với các thông tin cho sẵn

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Hợp Đồng Thuê Tài Sản Trong Dân Sự Hiện Nay. Soạn Thảo Hợp Đồng Với Các Thông Tin Cho Sẵn
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia Tại Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Thực Hiện Hợp Đồng
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 383,35 KB

Nội dung

Khái niệm và đặc điểm của Hợp đồng thuê tài sản Như vậy, hợp đồng thuê tài sản là một hợp đồng dân sự thông dụng mà bên chothuê giao tài sản cho bên thuê để bên thuê sử dụng trong thời h

Trang 1

PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TÊN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN TRONG DÂN SỰ HIỆN NAY.

SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VỚI CÁC THÔNG TIN CHO SẴN

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Kỹ năng đàm phán, soạn thảo và thực hiện hợp đồng

Mã phách:………

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 1

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

7 Kết cấu đề tài 3

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 4

1.1 Khái niệm và đặc điểm của Hợp đồng thuê tài sản 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm pháp lý 4

1.2 Hình thức của Hợp đồng thuê tài sản 5

1.3 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê tài sản 5

1.4 Chủ thể của Hợp đồng thuê tài sản 5

1.5 Thời hạn thuê và giá thuê tài sản 6

1.5.1 Thời hạn thuê 6

1.5.2 Giá thuê 6

1.6 Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản 7

1.6.1 Quyền của bên cho thuê tài sản 7

1.6.2 Nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản 7

1.7 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê tài sản 8

1.8 Chế tài trong hợp đồng thuê tài sản 10

1.8.1 Bên cho thuê tài sản 10

1.8.2 Bên thuê tài sản 11

1.9 Chấm dứt hợp đồng thuê tài sản 12

1.10 Vai trò của Hợp đồng thuê tài sản 12

Trang 3

Chương 2: MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI

SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 13

2.1 Thế chấp tài sản thuê 13

2.2 Duy trì hợp đồng thuê tài sản trong trường hợp bên cho thuê chết và có người thừa kế tài sản thuê 14

2.3 Một số vấn đề khác 14

2.3.1 Thời hạn thuê tài sản 14

2.3.2 Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê 15

Chương 3: HỢP ĐỒNG THUÊ CĂN HỘ CHUNG CƯ 17

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

Chính vì những lý do trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề này không chỉ mang ýnghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Đề tài góp phần làm rõ các vấn đềpháp lý liên quan, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, từ đó bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các giaodịch dân sự trong nền kinh tế hiện đại.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về hợpđồng thuê tài sản trong lĩnh vực dân sự Đề tài hướng đến việc phân tích các vấn đềpháp lý phát sinh trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng thuê tài sản, bao gồmquyền và nghĩa vụ của các bên, xử lý tranh chấp, và các hình thức bảo vệ quyền lợihợp pháp Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật,nâng cao hiệu quả áp dụng và góp phần đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong cácgiao dịch dân sự, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnhhiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 5

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồngthuê tài sản trong lĩnh vực dân sự tại Việt Nam, các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tập trung vào thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc kýkết, thực hiện và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê tài sản Các khíacạnh như quyền và nghĩa vụ của các bên, điều kiện pháp lý của hợp đồng, cũng nhưcác vấn đề phát sinh từ các loại tài sản đặc thù cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu.

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các quy định pháp luật về hợp đồngthuê tài sản trong lĩnh vực dân sự tại Việt Nam, chủ yếu được quy định trong Bộ luậtDân sự 2015 Về mặt nội dung, nghiên cứu phân tích các quy định về quyền và nghĩa

vụ của các bên trong hợp đồng, điều kiện có hiệu lực, các biện pháp bảo đảm thực hiệnhợp đồng, cũng như cách giải quyết tranh chấp phát sinh Về không gian, nghiên cứuchủ yếu xem xét thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam Về thời gian, đề tài tậptrung vào các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật trong giai đoạn từ khi Bộ luậtDân sự 2015 có hiệu lực đến nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các nội dung chính sau:

Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận về hợp đồng thuê tài sản, bao gồm khái niệm,đặc điểm và vai trò của loại hợp đồng này trong giao dịch dân sự

Thứ hai, hệ thống hóa và làm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồngthuê tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015, tập trung vào các nội dung như điều kiện cóhiệu lực, quyền và nghĩa vụ của các bên, và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợpđồng

Thứ ba, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng thuê tài sản, chỉ ranhững bất cập, hạn chế

Cuối cùng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quảthực thi và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Trang 6

- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu các quy địnhpháp luật hiện hành về hợp đồng thuê tài sản, hệ thống hóa các khái niệm, đặc điểm vànội dung liên quan

- Phương pháp luận biện chứng và logic được vận dụng xuyên suốt quá trìnhnghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học, khách quan và hệ thống trong việc đưa ranhận định và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 7

NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI

SẢN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 1.1 Khái niệm và đặc điểm của Hợp đồng thuê tài sản

Như vậy, hợp đồng thuê tài sản là một hợp đồng dân sự thông dụng mà bên chothuê giao tài sản cho bên thuê để bên thuê sử dụng trong thời hạn nhất định, còn bênthuê phải trả tiền thuê

482 Bộ luật Dân sự 2015 Bởi vì mục đích của việc thuê tài sản là bên thuê sẽ sử dụngtài sản thuê trong một thời hạn nhất định và khi hết thời hạn đó bên thuê phải trả lạichính tài sản đã thuê

Trang 8

1.2 Hình thức của Hợp đồng thuê tài sản

Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng thuêtài sản Do đó, căn cứ vào quy định chung về hình thức của giao dịch dân sự, chúng ta

có thể suy ra rằng hợp đồng thuê tài sản có thể được thiết lập dưới dạng lời nói, vănbản hoặc hành vi cụ thể Tuy nhiên, đối với hợp đồng thuê nhà ở, cần phải lập thànhvăn bản theo quy định tại Điều 121 của Luật Nhà ở năm 2014 Bên cạnh đó, cần chú ýrằng đối với những hợp đồng thuê tài sản có thời hạn trên 6 tháng, hình thức văn bảnphải có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp giao kết giữa các pháp nhân

1.3 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê tài sản

Xuất phát từ việc pháp luật hiện hành chưa quy định rõ thời điểm có hiệu lực đốivới hợp đồng thuê tài sản Do đó, căn cứ vào Điều 401 BLDS 2015:

“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

Ngoài ra, về nguyên tắc, hợp đồng thuê tài sản sẽ có hiệu lực dựa trên hình thức

mà các bên đã thỏa thuận Cụ thể, nếu hợp đồng được thiết lập bằng lời nói, thì nó cóhiệu lực từ thời điểm mà các bên đạt được thỏa thuận về các nội dung chính của hợpđồng Trong trường hợp hợp đồng được lập bằng văn bản, nó sẽ có hiệu lực từ thờiđiểm bên cuối cùng ký vào hợp đồng hoặc theo khoảng thời gian mà hai bên đã xácnhận trong hợp đồng

Tuy nhiên, đối với những hợp đồng yêu cầu phải công chứng, chứng thực hoặcđăng ký, thời điểm có hiệu lực sẽ tính từ khi hợp đồng được công chứng, chứng thựchoặc đăng ký, trừ khi pháp luật có quy định khác

1.4 Chủ thể của Hợp đồng thuê tài sản

Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản cho thuê hoặc chủ thể có quyền cho thuêtài sản

Cần lưu ý rằng nếu bên cho thuê không phải là chủ sở hữu tài sản, thì họ cần phải

có giấy ủy quyền từ chủ sở hữu tài sản Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, nguyên tắc

Trang 9

là phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu, trừ khi một trong số họ chỉ cho thuêphần tài sản thuộc sở hữu riêng của mình Ngoài ra, bên cho thuê cũng cần tuân thủcác điều kiện nhất định đối với một số loại hợp đồng thuê tài sản theo quy định củapháp luật chuyên ngành.

Bên thuê tài sản có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân hoặc nhà nước

1.5 Thời hạn thuê và giá thuê tài sản

1.5.1 Thời hạn thuê

Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về thời hạn thuê, nhưng điều này khôngbắt buộc Nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng, thời hạn thuê sẽ được xác định dựa trênmục đích của việc thuê tài sản Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không có thỏathuận và không thể xác định được mục đích thuê, thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợpđồng thuê bất kỳ lúc nào, với điều kiện phải thông báo cho bên kia biết trước trongmột khoảng thời gian hợp lý Thời gian hợp lý này sẽ được xác định dựa trên từng loạihợp đồng thuê tài sản cụ thể Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Dân sự 2015:

“1.Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.

2.Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.”

1.5.2 Giá thuê

Đầu tiên, giá thuê phải được xác định dựa trên thỏa thuận giữa các bên và được thểhiện rõ trong hợp đồng Các bên có thể quy định số tiền thuê cụ thể hoặc áp dụng côngthức tính giá Nếu không có thỏa thuận, các bên có thể yêu cầu một bên thứ ba xácđịnh giá, có thể là một tổ chức giám định do hai bên thống nhất

Trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng, pháp luậtyêu cầu các bên tính giá thuê theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm ký hợpđồng Giá thị trường được hiểu là mức giá thuê cho tài sản cùng loại trong cùng khuvực và phải ở mức chấp nhận được

Theo quy định về giá thuê tài sản tại Điều 473 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Trang 10

1.6 Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản

1.6.1 Quyền của bên cho thuê tài sản

- Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê thanh toán tiền thuê theo thỏa thuậntrong hợp đồng

- Bên cho thuê có quyền kiểm tra tài sản cho thuê trong suốt thời gian thuê, nhằmđảm bảo tài sản được bảo quản và sử dụng đúng cách

- Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng nếu bên thuê vi phạm nghĩa vụ (ví dụ:không thanh toán tiền thuê, sử dụng tài sản không đúng mục đích)

- Nếu bên thuê gây ra hư hỏng hoặc mất mát tài sản, bên cho thuê có quyền yêucầu bồi thường thiệt hại

- Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê thực hiện các nghĩa vụ liên quan đếnviệc sử dụng và bảo quản tài sản theo hợp đồng

- Bên cho thuê có quyền được thông báo về bất kỳ thay đổi hoặc sửa chữa nào liênquan đến tài sản cho thuê

Các quyền này có thể được quy định chi tiết trong hợp đồng thuê và phải tuân theoquy định của pháp luật liên quan

1.6.2 Nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản

1.6.2.1 Giao tài sản cho thuê

Theo Điều 476 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1 Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.”

1.6.2.2 Bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê

Trang 11

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1 Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.”

1.6.2.3 Bảo đảm quyền sử dụng tàn sản thuê cho bên thuê

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1 Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.”

Trong thời gian cho thuê tài sản, bên cho thuê không được phép cho bên thứ bathuê lại tài sản đó Ngoài ra, nếu bên cho thuê muốn sử dụng tài sản cho thuê của mình

để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, thì cần phải thông báo cho bên thuê tài sản biết

1.7 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê tài sản

1.7.1 Quyền của bên thuê tài sản

Bên thuê tài sản do không còn nhu cầu sử dụng tài sản thuê hoặc muốn chia sẻ chongười thứ ba để giảm bớt chi phí thuê thì có quyền cho thuê lại tại sản đó, nếu đượcbên cho thuê đồng ý Theo quy định tại Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.”

1.7.2 Nghĩa vụ của bên thuê tài sản

1.7.2 1 Trả tiền thuê

Trong hợp đồng thuê, các bên có thể thỏa thuận về cách thức thanh toán tiền thuêtheo thời hạn hoặc theo kỳ hạn Nếu không có thỏa thuận cụ thể về thời gian thanhtoán, thời hạn thanh toán sẽ được xác định theo tập quán của địa phương nơi thực hiệnviệc thanh toán Nếu vẫn không xác định được theo tập quán, bên thuê có nghĩa vụthanh toán tiền thuê vào thời điểm trả lại tài sản thuê Trong trường hợp các bên đãthỏa thuận thanh toán theo kỳ hạn, nếu bên thuê không thanh toán tiền thuê trong ba kỳliền kề, bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng một cách đơn phương, trừ khi cóthỏa thuận khác hoặc quy định khác của pháp luật Theo quy định tại Điều 481 Bộ luậtDân sự 2015:

“1 Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán

Trang 12

nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.

2 Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê

có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong

ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” 1.7.2.2 Bảo quản tài sản thuê

Bên thuê có trách nhiệm bảo quản tài sản thuê trong suốt thời gian thuê Trongtrường hợp bên thuê làm mất hoặc hư hỏng tài sản, bên đó phải bồi thường, ngoại trừhao mòn tự nhiên Nếu trong quá trình sử dụng tài sản thuê, bên cho thuê đồng ý, bênthuê có thể thực hiện việc tu sửa hoặc nâng cấp tài sản, đồng thời yêu cầu bên cho thuêthanh toán các chi phí tu sửa hợp lý Theo quy định tại Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015:

“1 Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

2 Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.”

1.7.2.3 Sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích

Bên thuê tài sản phải sử dụng tài sản thuê đúng mục đích như đã giao kết với bêncho thuê Quy định tại Khoản 1 Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015:

“1 Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thảo thuận”

1.7.2.4 Thông báo khi cho thuê lại tài sản

Điều kiện này ràng buộc trách nhiệm của bên thuê trong hợp đồng thuê Bảo đảmcho bên cho thuê tài sản biết được tình trạng thực tế của mình đang thuộc quyền sửdụng của ai Quy định tại Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015:

“Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.”

1.7.2.5 Trả lại tài sản thuê

Trang 13

Sau khi hết thời hạn thuê tài sản, bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạngnhư khi nhận và khi thoả thuận Nếu giá trị tài sản bị giảm sút so với tình trạng banđầu thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.Lưu ý:

Đối với tài sản thuê là động sản thì phải trả lại tài sản thuê tại địa điểm là nơi cưtrú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Đối với tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súcđược sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Bên thuê cóquyền yêu cầu bên cho thuê thanh thoán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra trongthời gian thuê

Quy định tại Khoản 1 Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015:

“1 Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn

tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.”

1.8 Chế tài trong hợp đồng thuê tài sản

1.8.1 Bên cho thuê tài sản

Trường hợp bên cho thuê chậm giao thì bên thuê có quyền gia hạn thời hạn hoặc huỷ

bỏ hợp đồng cũng như yêu cầu bồi thường thiệt hại Ngoài ra, nếu giao tài sản thuê khôngđúng chất lượng như thoả thuận thì bên thuê cũng sẽ có quyền yêu cầu bên cho thuê sửachữa, giảm giá thuê hoặc huỷ bỏ hợp đồng thuê và yêu cầu bồi thường thiệt hại Quy địnhtại khoản 2 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2015

“2 Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện các biện pháp khi tài sản thuê bịgiảm giá trị sử dụng không do lỗi của mình Nếu bên cho thuê không sửa chữa hoặcsửa chữa không kịp thời, bên thuê có quyền tự sửa chữa với chi phí hợp lý, yêu cầubên cho thuê thanh toán chi phí, nhưng phải thông báo cho bên cho thuê trước Quyđịnh tại Khoản 2 ,3 Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015:

Trang 14

“2 Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Sửa chữa tài sản;

b) Giảm giá thuê;

c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.

3 Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.”

Trong hợp đồng thuê tài sản, bên thuê chỉ có quyền sử dụng tài sản Khi xảy ratranh chấp với bên thứ ba làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng tài sản của bên thuê, bênthuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại Quyđịnh tại khoản 2 Điều 478 Bộ luật dân sự 2015

“2 Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

1.8.2 Bên thuê tài sản

Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thườngthiệt hại nếu bên thuê không sử dụng đúng mục đích, công dụng của tài sản thuê Quyđịnh tại khoản 2 Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015

“2 Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Khi hợp đồng thuê hết hạn, bên thuê phải trả lại tài sản Nếu chậm trả, bên cho thuê cóquyền yêu cầu trả tài sản kèm tiền thuê cho thời gian chậm và bồi thường thiệt hại, phạt viphạm (nếu có) Trong thời gian chậm, bên thuê chịu mọi rủi ro đối với tài sản Quy định tạiKhoản 4, 5 Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015:

Ngày đăng: 13/12/2024, 23:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w