1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử một số bất cập và giải pháp hoàn thiện

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử một số bất cập và giải pháp hoàn thiện
Tác giả Võ Thị Kim Hoanh
Người hướng dẫn ThS. Mai Xuân Hợi
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 705,69 KB

Nội dung

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 là bộ Luật đầu tiên điều chỉnh trực tiếp việc sử dụng các phưng tiện điện tử trong giao dịch hợp đồng, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ -

MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Học phần: Luật Thương Mại 2

Giảng viên phụ trách: ThS Mai Xuân Hợi

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THỊ KIM HOANH

MÃ SINH VIÊN: 20A5020071

LỚP CHUYÊN NGÀNH: Luật Kinh tế K44A

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2022

Số phách:

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ -

MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế

Học phần: Luật Thương Mại 2

Ý 1 Ý 2 Ý 3 Ý 4 Ý 5

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử 3

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại điện tử 3

1.1.2 Đặc điểm của hợp đông thương mại điện tử 4

1.2 Phân loại hợp đồng thương mại điện tử 6

1.3 Vai trò của hợp đồng thương mại điện tử 6

CHƯƠNG 2: 7

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7

2.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại điện tử 7

2.2 Đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử 8

2.3 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử 9

2.4 Hình thức của hợp đồng thương mại điện tử 10

3.1.3 Thiếu quy định cụ thể về hình thức chữ ký hình ảnh và chữ ký scan 13

3.2 Giải pháp hoàn thiện về giao kết hợp đồng thương mại điện tử 13

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

MỞ ĐẦU

Chắc hẳn thuật ngữ internet đã không còn xa lạ với chúng ta nữa Sự ra đời của internet đã làm thay đổi thế giới và hiện nay đã trở thành một thành phần thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày Internet cho phép chúng ta giao tiếp và kết nối với nhau một cách nhanh chóng mà không cần gặp măt trực tiếp và đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực và đặc biệt là sự phát triển của thương mại điện tử Thương mại điện tử đã trở thành phương thức giao dịch quen thuộc đối với các công ty lớn nhỏ trên toàn thế giới và quan trọng người được hưởng lợi nhất là khách hàng Khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm mình muốn mua một cách dễ dàng, mua sản phẩm với mức giá rẻ hơn, nhanh hơn và thuận tiện hơn mà không cần phải ra khỏi nhà, còn doanh nghiệp thì có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất và thuận lợi hơn Và đương nhiên ở đâu có mua bán thì ở đó có hợp đồng, chính vì vậy lúc này sẽ xuất hiện một loại hợp đồng mới gọi là hợp đồng thương mại điện tử Hợp đồng thương mại giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí giao dịch, không những thế còn dễ dàng tiếp xúc hiệu quả với các khách hàng trong và ngoài nước mà không phải phụ thuộc vào khoảng cách địa lý và ranh giới quốc gia

Sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử đã làm thay đổi cách thức kinh doanh và giao dịch truyền thống trên toàn thế giới đồng thời đem lại lợi ích to lớn và mở ra một kỉ nguyên mới cho xã hội Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những rủi ro trong quá trình giao dịch, thực tế ở đây là kinh doanh trên mạng và việc này đòi hỏi phải có các biện biện pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn phải có một cơ sở pháp lý đầy đủ, vững mạnh Chính phủ cũng đang không ngừng nỗ lực hoàn thiện và xây dựng pháp luật về thương mại điện tử, từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý, biến thương mại điện tử trở thành mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế trong tương lai Luật Giao dịch điện tử năm 2005 là bộ Luật đầu tiên điều chỉnh trực tiếp việc sử dụng các phưng tiện điện tử trong giao dịch hợp đồng, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng khung pháp lý về giao dịch điện tử nói chung và hợp đồng thương mại điện tử nói riêng

Trong tình hình hiện nay thì việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử ở nước ta vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển Chính vì vậy, nên sự phức tạp về mặt công nghệ, sự thiếu sót về cơ sở hạ tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên cũng đang là khó khăn để giao kết hợp đồng thương mại Các quy định trong các văn bản pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử còn mang tính tổng quát Còn rất nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh ở nhiều nơi chưa biết về quy định của pháp luật trong giao kết hợp đồng thưng mại điện tử

Trang 5

Từ những phân tích khái quát ở trên cho thấy, việc nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra giải pháp về giao kết hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện pháp luật Đây cũng chính là lý

do tôi chọn đề tài “ pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử - một số

bất cập và giải pháp hoàn thiện” làm tiểu luận cho kì thi lần này

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại điện tử

Thương mại điện tử hiện nay đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, nó là một thành phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Với nhiều lợi ích về chi phí, tốc độ truyền tải thông tin nhanh chóng từ đó các giao dịch điện tử và đặc biệt là hợp đồng điện tử cũng hình thành và được sử dụng ngày càng phổ biến trong kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng Tuy nhiên, khái niệm về hợp đồng điện tử cho đến nay vẫn còn thể hiện sự không đồng nhất trong quan niệm của các nhà nghiên cứu và luật pháp của các nước

Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới không đưa ra định nghĩa thế nào là hợp đồng thương mại điện tử và thường chỉ đưa ra quy định thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng được xác lập thông qua các phương tiện điện tử Hợp đồng được xác lập thông qua phương tiện điện tử được hiểu tương đối thống nhất trong quy định của pháp luật các nước Đây là hợp đồng được ký kết thông qua việc sử dụng những phương tiện truyền các thông điệp dữ liệu Các hợp đồng này được gọi chung là hợp đồng điện tử

Ở Việt Nam với sự ra đời của Luật Thương mại 2005 và Luật Giao dịch điện tử năm 2005, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận sự tồn tại và giá trị pháp lý của các hợp đồng điện tử và các thông điệp dữ liệu Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có

quy định “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này” Trong đó, ‘thông điệp dữ liệu” là “thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” theo

khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 Theo điều 10 Luật Giao dịch

điện tử năm 2005 có quy định về hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.” Chính vì vậy cơ sở

Trang 6

để phân biệt hợp đồng thông thường và hợp đồng thương mại điện tử là thông qua phương tiện điện tử Nếu trong giao dịch thông thường phương tiện thực hiện là lời nói, hành vi, văn bản thì trong giao dịch thương mại điện tử phương tiện là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự1

Theo khoản 1 Điểu 3 Luật Thương mại 2005 sửa đổi 2017 thì: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” mà hợp đồng thương mại điện tử cũng là một hoạt động thương mại nên

đương nhiên cũng sẽ mang mục đích sinh lợi nhuận Như vậy, hợp đồng thương mại điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, được hình thành thông qua việc sư dụng các phương tiện điện tử với mục đích sinh lời Xét về bản chất thì hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập thông qua các phương tiện điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu Trong giao kết hợp đồng điện tử việc trao đổi thông tin hầu hết được thực hiện thông qua phương tiện điện tử

1.1.2 Đặc điểm của hợp đông thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử trước hết có những đặc điểm cơ bản của hợp đồng thương mại Xét về bản chất, hợp đồng thương mại điện tử có những thuộc tính của hợp đồng thương mại truyền thống Tuy nhiên, do được xác lập thông qua các phương tiện điện tử, nên hợp đồng thương mại điện tử có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng thương mại điện tử

Chủ thể của hợp đồng chính là các bên tham gia vào giao kết hợp đồng Khi tham gia ký kết các bên phải thể hiện sự hoàn toàn tự nguyên, không bị ai ép buộc hay lừa dối Khác với hợp đồng thông thường chủ thể thường là các cá nhân, tổ chức ( nếu là hợp đổng dân sự) hoặc là doanh nghiệp ( nếu là hợp đồng thương mại) Trong khi đó chủ thể của hợp đồng thương mại điện tử có thể là doanh nghiệp, người tiêu dùng hoặc có thể là cơ quan nhà nước

Khác với các hợp đồng thương mại truyền thống, bên cạnh chủ thể giao kết thông thường là các bên bán và bên mua còn có sự xuất hiện của bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng – đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử Bên thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện

1 Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch Điện tử 2005

Trang 7

hợp đồng thương mại điện tử Bên cạnh đó, việc xác định các chủ thể của hợp đồng hay còn gọi là các bên của hợp đồng thương mại điện tử gặp không ít khó khăn trong một số trường hợp Các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng thường ít quen biết, có thể cách xa về mặt địa lý, có thể ký kết hợp đồng mà chưa từng gặp mặt nhau Việc xác định năng lực chủ thể và thông tin về đối tượng trong giao kết hợp đồng là không hề đơn giản, với tính chất đặc thù của loại hình kinh doanh này mang tính phi biên giưới nên nó đem lại rủi ro về mặt chủ thể mà những nhà kinh doanh cần hết sức cẩn trọng

Thứ hai, thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử

Đặc diểm nổi bật nhất của hợp đồng là hình thức thể hiện Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuân khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu

Thứ ba, có tính phi biên giới

Trong giao dịch điện tử các bên giao kết hợp đồng thực hiện việc truyền thông tin, dữ liệu thông qua một hệ thống mạng mang tính toàn cầu, vì vậy không có khái niệm biên giới Một bên tham gia giao dịch dù ở bất cứ nơi nào cũng có thể giao dịch với đối tác của mình mà không có bất kỳ cản trở nào Hợ đồng thương mại điện tử được ký kết thông qua các phương tiện điện tử và mạng internet Chính các công nghệ này đã mở rộng phạm vi ký kết hợp đồng điện tử ra khắp thế giới Tuy nhiên việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng sẽ khó khăn hơn hợp đồng truyền thống, vấn đề này trở nẻn phức tạp hơn trong những hợp đồng được giao kết với thương nhân nước ngoài, đôi khi việc xác định địa điểm giao kết là không thể tiến

hành được Thứ tư, tính vô hình, phi vật chất

Môi trường điện tử là môi trường ảo, do đó các hợp đồng thương mại điện tử mang tính vô hình, phi vật chất bởi vì hợp đồng điện tử được lưu trữ trong các dữ liệu nên không thể cảm nhận hay sờ thấy, cầm nắm được

Thứ năm, tính hiện đại, chính xác

Hợp đồng thương mại điện tử được giao kết dựa trên các phưng tiện kỹ thuật hiện đại, là kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời đại hiện nay Đó là các công nghệ điện tử, kỹ thuật số, các công nghệ truyền dẫn không dây… Việc sử dụng các công nghệ này đem lại độ chính xác cao và tiết kiệm thờ gian cho các giao dịch Có những giao dịch mà tất cả các bước đều được tự động hóa như quy trình tự động để mua hàng Hợp đồng điện tử với tính hiện đại và chính xác như vậy sẽ là phương thức giao dịch mới, hiệu quả

Thứ sáu, tính rủi ro liên quan đến kỹ thuật, công nghê

Việc giao kết hợp đồng điện tử phụ thuộc vào tính hiện đại của công nghệ, kỹ thuật tin học Cùng với sự thuận tiện của việc sử dụng phương tiện điện tử và mạng

Trang 8

viễn thông để ký kết hợp đồng điện tử thì đâu đó cũng có những rủi ro nhất định Trong môi trường ảo việc xác định tính thật giả của đơn hàng là khó khăn Tính vô hình, phi vật chất gây khó khăn cho việc lưu trữ hợp đồng nhằm đảm bảo bằng chứng khi xảy ra tranh chấp Ngoài ra sự trục trặc về mặt kỹ thuật, việc sử dụng công nghệ chưa thành thạo có thể dẫn đến rủi ro Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp gặp phải những rủi ro như trên và đã phải chịu những thiệt hại nặng nề khi gặp phải hợp đồng giả mạo

1.2 Phân loại hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử Dựa vào sự phát triển của công nghệ được ứng dụng trong quá trình ký kết hợp đồng, hợp đồng thương mại 4 loại:

-Hợp đồng truyền thống được đưa lên web

Hợp đồng truyền thống đã được sử dụng thường xuyên và chuẩn hóa về nội dung, do một bên soạn thảo và đưa lên website để các bên tham gia ký kết

- Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động

Nội dung của hợp đồng này không được soạn sẵn mà được hình thành trong giao dịch tự động Máy tính tự tổng hợp nội dung và xử lý trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin do người mua nhập vào

- Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử

Hợp đồng này thường được thiết lập qua nhiều email trong quá trình giao dịch, tuy nhiên, các bên thường tập hợp thành một hợp đồng hoàn chỉnh sau quá trình giao dịch để thống nhất lại các nội dung đã nhất trí trong quá trình đàm phán

- Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số

Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số bằng công nghệ khóa công khai PKI Sau khi soạn thảo, hợp đồngcần được rút gọn bằng phần mềm Trong mỗi bước giao dịch, các bên sử dụng chữ ký số để bảo mật nội dung và xác thực người gửi hợp đồng

1.3 Vai trò của hợp đồng thương mại điện tử

Từ thực tiễn việc thực hiện giao kết hợp đồng thương mại điện tử cho thấy vai trò rất lớn của hình thức hợp đồng này đối với các doanh nghiệp, tạo nền tảng cho sự thức đẩy phát triển kinh tế quốc gia Vai trò của việc thực hiện ký kết hợp đồng thương mại điện tử được thể hiện thông qua các tiện ích dưới đây:

Trang 9

- Hợp đồng TMĐT giúp tiết kiệm thời gian đàm phán, giao kết hợp đồng Quá trình giao kết hợp đồng thường trải qua các bước quy trình đàm phán, đưa ra quyết định ký kết, sửa đổi, lưu trữ…

- Việc ứng dụng hợp đồng thương mại điện tử thông qua các công cụ thông tin internet có thể thay thế các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, mà có thể trao đổi các thông tin, thỏa thuận về nội dung hợp đồng và tiến hành ký kết bằng các ứng dụng hỗ trợ thông qua mạng internet một cách nhanh chóng và cắt giảm một lượng chi phí phát sinh thực tế

Bên cạnh đó việc lưu trữ, bảo quản các hợp đồng điện tử và các thông tin dữ liệu điện tử sẽ trở nên đơn giản, tiện lợi và gọn nhẹ hơn nhiều so với việc lưu trữ chúng trên giấy tờ Sử dụng hợp đồng thương mại điện tử sẽ đẩy nhanh tiến độ số hóa đối với việc mua bán một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ

- Giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, việc tìm kiếm thêm nhiều đối tác, thị trường mới, việc tổ chức các kênh cung ứng linh hoạt, nhanh chóng với chi phí giảm và khả năng phản ứng nhanh nhạy trước những thời cơ kinh doanh chính là lợi thế không thể thiếu với những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thị trường phi biên giới

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG

MẠI ĐIỆN TỬ

2.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại điện tử

Theo khoản 1 điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2005: “Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng” Vì vậy, giao kết hợp đồng thương mại điện tử

được hiểu là việc tạo lập và kí kết hợp đồng phải thông qua việc trao đổi dữ liệu có kết nối mạng

Vì đây sử dụng phương tiện điện tử truyền tải có kết nối mạng nên ngoài các nguyên tắc chung như khi giao kết hợp đồng dân sự là: tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội ( quy

Trang 10

định tại khoản 3 điều 2015) thì giao kết hợp đồng thương mại điện tử còn phải tuân thủ theo quy tắc riêng biệt Điều 35 Luật Giao Dịch điện tử 2005 quy định:

“1 Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng

2 Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng

3 Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.”

Nguyên tắc thứ nhất, có nghĩa pháp luật cho phép các bên tham gia có quyền lựa

chọn sử dụng hay không sử dụng phương tiện điện tử trong quá trình giao kết, có quyền lựa chọn tham gia hay không tham gia vào hợp đồng thương mại điện tử Chính vì vậy ta có có thể thấy việc lựa chọn tham gia vào hợp đồng thương mại điện tử là hoàn tự nguyện

Nguyên tắc thứ hai, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc trong Luật Giao Dịch

điện tử 2005 thì các bên còn phải tuân thủ các nguyên tắc chung của những luật khác, Ví dụ về nguyên tắc giao kết hợp đồng của BLDS 2015 hoặc là các quy định khác trong Luật thương mại

Nguyên tắc thứ ba, xuất phát từ những đặc điểm dẫn đến khả năng rủi ro khi giao

kết hợp đồng thông qua internet, nên khi giao kết hợp đồng các bên có toàn quyền thỏa thuận và lựa chọn các phương thức bảo đảm vấn đề an ninh, kĩ thuật, chứng cứ của hợp đồng để phù hợp với từng loại giao dịch cũng như điều kiện về công nghệ của các bên tham gia

Cũng giống như các hợp đồng khác thì khi tham gia hợp đồng thương mại điện tử các bên vẫn phải tuân thủ và đảm bảo đúng với với các quy định về quyền tự do thỏa thuận và giao kết, cũng như chấp hành nghiêm túc các quy định về giao kết được quy định tại điều 35 Luật Giao Dịch điện tử 2005

2.2 Đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử

Khoản 1, điều 386 BLDS 2015 quy định: “ Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)” và khoản 2, điều 36 Luật Giao Dich điện tử quy định: “Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.” Chính vì vậy, trong đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử thì một

bên có thể bắt đầu lời đề nghị và gửi đến bên được đề nghị với mong muốn giao kết

Ngày đăng: 09/09/2024, 10:13

w