Ở Việt Nam, tham gia BHXH được xác định là nguyện vọng chính đáng củamọi người lao động, và nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện là rất lớn.Theo quyđịnh tại khoản 5 Điều 2 Luật BHXH năm 2006
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-TIỂU LUẬN MÔN : ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Đề tài : Pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện và thực tiễn thực hiện tại
địa phương
Sinh viên : Tô Mai Anh
Lớp: Thạc sĩ Luật K23B
Giảng Viên: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí
Trang 2Họ và tên: Tô Mai Anh
Lớp: Thạc sĩ Luật K23B
Đề tài: Pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện và thực tiễn thực hiện tại địa phương
Bài làm Hoạt động an sinh xã hội là một trong những hoạt động xã hội cơ bản của mỗi quốc gia để hướng tới mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến
bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Bản chất sâu xa của an ninh xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội với phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng nhằm tạo ra sự an sinh cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng nhƣ mức độ phát triển, mỗi quốc gia xây dựng cho mình một chính sách riêng, nhưng tựu chung hiện có hai loại hình bảo hiểm xã hội là: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện Hiện nay theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội thì bảo
hiểm xã hội được định nghĩa như sau: “bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau thai sản tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp thất nghiệp hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” Trong đó, Bảo hiểm
xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà trong đó người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn phí và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội
Ở Việt Nam, tham gia BHXH được xác định là nguyện vọng chính đáng của mọi người lao động, và nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện là rất lớn.Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật BHXH năm 2006 và Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm: “1.Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; 2.Cán bộ không chuyên trách cấp xã; 3.Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã; 4.Người lao động tự tạo việc làm; 5.Người lao động làm việc có
Trang 3thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc
đã nhận bảo hiểm xã hội một lần; 6 Người tham gia khác”
Đến Luật BHXH năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016), chúng ta đã có những sửa đổi quan trọng về quy định đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện, cụ thể tại khoản 4 Điều 2 quy định người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Như vậy Luật BHXH năm 2014 đã bỏ quy định về tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện, tạo điều kiện cho những đối tƣợng đã hết tuổi lao động (Nam từ đủ 60 tuổi trở lên và Nữ từ đủ 55 tuổi trở lên) nhưng có nhu cầu và đủ điều kiện được tham gia BHXH tự nguyện Đây được đánh giá là điểm mới nổi bật và mang tính
ưu việt của Luật BHXH năm 2014, góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH
tự nguyện
Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong
độ tuổi lao động không thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thu nhập
ổn định từ mức lương tối thiểu trở lên
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật BHXH năm 2006 và Điều 2 Nghị định
số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;
2.Cán bộ không chuyên trách cấp xã;
3.Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã;
4.Người lao động tự tạo việc làm;
5.Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần;
6 Ngườitham gia khác”
Đến Luật BHXH năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016), chúng ta đã có những sửa đổi quan trọng về quy định đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện, cụ
Trang 4thể tại khoản 4 Điều 2 quy định người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Như vậy Luật BHXH năm 2014 đã bỏ quy định về tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện, tạo điều kiện cho những đối tượng đã hết tuổi lao động (Nam từ đủ 60 tuổi trở lên và Nữ từ đủ 55 tuổi trở lên) nhưng có nhu cầu và đủ điều kiện được tham gia BHXH tự nguyện Đây được đánh giá là điểm mới nổi bật và mang tính ưu việt của Luật BHXH năm 2014, góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo Luật BHXH năm 2006 cũng như Luật BHXH năm 2014 thì BHXH tự nguyện ở nước ta được thiết kế với hai chế độ là hưu trí và tử tuất:
Chế độ hưu trí
Cũng giống như chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm hai chế độ: Chế độ lương hưu hàng tháng
và chế độ bảo hiểm xã hội một lần Tùy vào điều kiện cụ thể mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng một trong hai chứ độ này
- Chế độ lương hưu hàng tháng:
Về điều kiện hưởng Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ các điều kiện là tuổi đời và thời gian tham gia bảo hiểm…
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45 % mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội Sau đó,
cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2 % đối với nam và 3 % đối với nữ Mức lương hưu tối đa bằng 75 %, mức lương hưu tối thiểu bằng mức lương tối thiểu chung
Ngoài tiền lương hưu hàng tháng người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu còn được hưởng trợ cấp một lần
Mức trợ cấp một lần tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trang 5Người hưởng lương hưu hàng tháng được người bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện bảo đảm Trong thời gian đang hưởng lương hưu hàng tháng, người lao động bị tạm dừng hưởng trong các trường hợp như quy định đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Chế độ bảo hiểm xã hội một lần:
Về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (Trừ trường hợp người lao động đã có từ đủ15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần, Có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện thì nước đóng tiếp theo quy định của pháp luật cho đến khi đủ 20 năm); + Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Ra nước ngoài để định cư
Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần Về cơ bản, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong bảo hiểm xã hội tự nguyện giống với mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bảo hiểm xã hội bắt buộc Mức hưởng đều tính dựa vào số năm đã đóng bảo hiểm xã hội Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tỉnh bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trường hợp người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa
đủ điều kiện để hưởng lương hưu hằng tháng hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định
Khi tính mức lương hưu trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là 01 năm
Chế độ tử tuất
Giống như bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ tử tuất của bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm: Chế độ trợ cấp mai táng và chế độ trợ cấp tuất Tuy nhiên, ở mỗi chế độ cụ thể, pháp luật quy định các điều kiện hưởng khác nhau
Trang 6Thực tiễn việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố
Hà Nội:
BHXH thành phố Hà Nội cho biết, tính đến hết năm 2023, toàn thành phố có hơn 106.000 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng hơn 31.000 người, tương ứng với mức tăng 41,76% so với thời điểm cuối năm 2022 So với lực lượng lao động trong độ tuổi ở Thủ đô, tỷ lệ lao động tham gia BHXH tự nguyện bằng 2%, đạt chỉ tiêu HĐND, UBND thành phố giao
Kết quả này có được là nhờ cấp ủy, chính quyền từ thành phố tới cơ sở quan tâm chỉ đạo, đưa mục tiêu phát triển số người tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND thành phố về quy định mức hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 Cụ thể, thành phố Hà Nội hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo; Hỗ trợ thêm 25% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo; Hỗ trợ thêm 10% mức đóng BHXH tự nguyện đối với các đối tượng khác (mức hỗ trợ này ngoài mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được quy định tại Nghị định số
134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ).Thời gian thực hiện chính sách từ ngày 1/8/2022 đến 31/12/2025 Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách quận, huyện, thị xã
Đối tượng được hưởng hỗ trợ bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 1/1/2018; Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 1/1/2018 trở
đi Cùng với đó là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người lao động giúp việc gia đình; Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương; Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Nông dân, người lao động tự tạo việc làm, bao gồm những người tự tổ chức hoạt động để có thu nhập cho bản thân và gia đình.Ngoài ra, người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Người tham gia khác bao gồm người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ thêm mức đóng…
Trang 7Đáng chú ý, một số địa phương còn cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách và huy động xã hội hóa để hỗ trợ 100% mức đóng cho các trường hợp là thành viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo
Ngoài chính sách hỗ trợ, trong quá trình triển khai, các cơ quan, đơn vị chức năng đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo nhằm đưa BHXH tự nguyện lan tỏa, thấm sâu vào đời sống, đến với nhiều người lao động Nổi bật là mô hình truyền thông nhóm nhỏ, tư vấn 1-1 (một cán bộ tư vấn và một người dân) do BHXH Hà Nội phối hợp với tổ chức dịch vụ thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) các bên liên quan thực hiện trên phạm vi rộng Mô hình khác phát huy hiệu quả là hội liên hiệp phụ nữ xã, phường, thị trấn truyền thông phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tại các địa bàn xã, phường, thị trấn được chọn làm mô hình điểm về BHXH, BHYT Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn có mô hình "Tổ phụ nữ tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện vì cuộc sống bình an”
Với mục tiêu mở rộng chính sách an sinh đến lực lượng lao động làm nông nghiệp, lâm nghiệp và công việc tự do, năm 2024, BHXH thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu có 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện Để đạt được mục tiêu đó chúng
ta phải có những biện pháp cụ thể :
- Cơ quan BHXH phối hợp các ngành, các cấp lập danh sách đối tượng tiềm
năng chưa tham gia BHXH để tập trung tuyên truyền, vận động tham gia Các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu rõ tính ưu việt của chính sách để chủ động tham gia;
- Cơ quan BHXH chủ động kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo
tâm, các cơ quan, tổ chức đóng góp, hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện, mua tặng sổ BHXH tự nguyện cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương;
- Đẩy mạnh thực hiện nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong việc tham gia BHXH, BHYT
và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT; từng bước đáp ứng sự hài lòng của người tham gia; xây dựng đội ngũ viên chức, cộng tác viên có kỹ năng
Trang 8tuyên truyền, vận động, thuyết phục các đối tượng tham gia BHXH, BHYT;
- Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB), cải cách hành chính
trong khâu đón tiếp bệnh nhân, đẩy mạnh việc sử dụng căn cước công dân
có gắn chíp, sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay cho thẻ BHYT Thực hiện đúng quy trình, quy định việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí KCB BHYT, củng cố niềm tin của nhân dân vào chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước
- Để chính sách hấp dẫn hơn, mới đây tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa
đổi), các cơ quan chức năng đề xuất mở rộng, bổ sung chế độ, tăng quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện Theo dự thảo Luật, số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí sẽ giảm từ 20 năm xuống 15 năm, nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục nên có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu Bên cạnh đó, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cũng đề xuất bổ sung chế độ thai sản vào nhóm quyền lợi mà người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng khi lao động nữ sinh con hoặc khi lao động nam đang đóng BHXH mà có vợ sinh con… Điều kiện hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này là người lao động phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con Với việc tham gia BHXH tự nguyện, người lao động sẽ nhận được trợ cấp thai sản là 2 triệu đồng/con sinh ra
BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam với chủ trương đảm bảo về mặt vật chất, tinh thần cho mọi người tham gia và hưởng các chế độ BHXH ở mọi thành phần, khu vực kinh tế BHXH tự nguyện đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của một quốc gia trong điều kiện kinh tế thị trường, nhất là những quốc gia đang phát triển có lực lượng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức như nông dân, người lao động
tự do chiếm một tỷ lệ lớn.Vì vậy, cần từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và an sinh xã hội, tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người
Có thể nói việc quy định và tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện là một chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm đến đời sống người dân lao động Nhu
Trang 9cầu được chăm lo cuộc sống khi hết tuổi lao động là cần thiết và chính đáng đối với tất cả mọi người không phân biệt giới tính, dân tộc và nơi cư trú Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người có mức thu nhập trung bình và thấp Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những khó khăn khi triển khai loại hình BHXH này, số lượng người tham gia còn chưa nhưu mong muốn, sự hiểu biết của người dân về loại hình BHXH tự nguyện còn hạn chế, công tác tổ chức thực hiện chưa hiệu quả.v.v