1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nhận diện giá trị và thực trạng biến Đổi của một số hình thái văn hóa việt nam khảo sát qua hai hình thái văn hóa phong tục tang ma và văn hóa giao tiếp

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Diện Giá Trị Và Thực Trạng Biến Đổi Của Một Số Hình Thái Văn Hóa Việt Nam Khảo Sát Qua Hai Hình Thái Văn Hóa Phong Tục Tang Ma Và Văn Hóa Giao Tiếp
Tác giả Trần Hoàng Ngọc Chi
Người hướng dẫn Phạm Thị Tú Trinh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 162,36 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKHOA NGỮ VĂN ---BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA MỘT SỐ HÌNH THÁI VĂN HÓA VIỆT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

-BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI

CỦA MỘT SỐ HÌNH THÁI VĂN HÓA VIỆT NAM

(Khảo sát qua hai hình thái văn hóa: Phong tục tang ma và văn

hóa giao tiếp)

Giáo viên hướng dẫn : Phạm Thị Tú Trinh

Sinh viên thực hiện : Trần Hoàng Ngọc Chi

Trang 2

ĐÀ NẴNG – 12/2024

A MỞ ĐẦU ……….

B NỘI DUNG ………

CHUNG………

………

………

CHẤT……….

THẦN……….

1.3 GIÁ TRỊ CỦA HÌNH THÁI VĂN HÓA VIỆT NAM……… 1.4 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA HÌNH THÁI VĂN HÓA VIỆT NAM………

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA MỘT SỐ HÌNH THÁI VĂN HÓA VIỆT NAM QUA: PHONG TỤC

TIẾP……….

MA……….

2.1.1 KHÁI NIỆM……… 2.1.2 GIÁ TRỊ TRONG PHONG TỤC TANG MA……… 2.1.3 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA PHONG TỤC TANG MA………

2.2 VĂN HÓA GIAO TIẾP……… 2.2.1 KHÁI NIỆM………

TIẾP………

Trang 3

2.2.3 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA GIAO TIẾP……….

CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY HÌNH THÁI VĂN HÓA

………….

3.1 CÁC BIỆN PHÁP………

THÂN………

C KẾT LUẬN……….

D TÀI LIỆU THAM KHẢO………

A Mở đầu:

Nền văn hóa Việt Nam là một kho tàng vô giá được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, là bản sắc riêng biệt mà người Việt Nam luôn tự hào khi giới thiệu với bạn bè quốc tế Đó là sự hòa quyện giữa những giá trị truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc và tinh thần tiếp thu linh hoạt những yếu tố mới mẻ trong quá trình hội nhập Từ tà áo dài thướt tha trong gió hay điệu hò ngọt ngào trên dòng sông quê, đến những làng nghề truyền thống cần mẫn gìn giữ từng đường nét tinh xảo, tất cả đều tạo nên câu chuyện về một dân tộc giàu lòng nhân ái, kiên cường và sáng tạo Mỗi vùng miền, từ núi rừng Tây Bắc hùng vỉ đến đồng bằng sông Cửu Long trù phú, đều mang trong mình nét đặc sắc riêng, tạo nên một Việt Nam phong phú và đa dạng trong từng nếp sống Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, văn hóa Việt Nam không chỉ là gốc rễ giúp dân tộc trường tồn mà còn là cầu nối đưa hình ảnh đất nước vươn xa Kinh tế phát triển, cuộc sống sung túc đem lại một không khí giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự Đó là nền tảng và điều kiện cho sự phát triển từng bước vững chắc ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước Xã hội ta ngày càng trở nên văn minh, con người ngày càng có được dân chủ với tư cách cá nhân, cũng như với tư cách tập thể Tất cả những điều đó làm cho mọi hoạt động, mọi quan hệ xã hội ta ngày càng trở nên lành mạnh Sau đây hãy cùng tôi đi vào tìm hiểu, phân tích “Thực trạng biến

Trang 4

đổi của một số hình thái văn hóa Việt Nam” để hiểu rõ hơn về văn hóa Việt Nam cũng như sự thay đổi của các hình thái văn hóa qua từng giai đoạn

1.1KHÁI NIỆM VĂN HÓA

A NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG:

1.1KHÁI NIỆM VĂN HÓA

Theo tiến trình lịch sử, khái niệm văn hóa dần phong phú hơn về nội hàm, trong rất nhiều thế kỉ sau đó nó được dùng để chỉ về những khái niệm và hiện tượng hết sức khác nhau Trong Tuyên bố về những chính sách văn hóa (hội nghị quốc tế Unessco năm 1982) đã bổ sung vào hệ thống các khái niệm về văn hóa bằng một định nghĩa khá chi tiết: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một con người hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm cả nghệ thuật và văn chương, những lối sống, quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng Chính nhờ văn hóa làm cho chúng ta trở nên đặc biệt, có lý tính, óc phê phán và sẵn sàng tìm tòi những ý nghĩa mới, sáng tạo nên những công trình vượt trội lên trên bản thân mình” Còn có rất nhiều cách hiểu về văn hóa của các nhà nghiên cứu Việt Nam Trong đó, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa

là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong trí óc một cá nhân, hay một tộc người do con người sáng tạo và tích lũy dần qua quá trình lao động và sáng tạo từ thực tiễn” Việc nêu ra những lập luận trên cho thấy khái niệm

“văn hóa” rất phức tạp Sở dĩ có tình trạng này là vì văn hóa là hiện tượng bao trùm lên tất thảy các mặt của đời sống, khiến cho bất kì định nghĩa nào đưa ra cũng khó có thể bao quát được nội dung của nó Bởi vì vậy cần coi các định nghĩa như những trừu tượng và cần nghiên cứu, tìm hiểu và sử dụng những khái niệm trừu tượng ấy để bổ sung lẫn nhau để có thể tái hiện hình thái văn hóa như một chỉnh thể

1.2 CÁC LOẠI HÌNH THÁI VĂN HÓA

1.2.1 VĂN HÓA VẬT CHẤT

Văn hóa vật chất là một trong hai trụ cột quan trọng của nền văn hóa, bao gồm những giá trị hữu hình được con người sáng tạo ra để phục vụ đời sống

và phản ánh sự phát triển của xã hội Đó là những công trình kiến trúc, sản

Trang 5

phẩm thủ công mỹ nghệ, các công cụ lao động, và cả nền ẩm thực đặc sắc, tất cả đều mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử

Các công trình kiến trúc như chùa Một Cột, kinh thành Huế, hay tháp Chàm

ở miền Trung là minh chứng sống động cho tài năng và sự sáng tạo của người Việt qua từng thời kỳ (Nguyễn Văn Huyên, Văn hóa Việt Nam, 1944) Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông hay mây tre đan ở Phú Vinh thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ và tình yêu lao động của người Việt (Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, 2001) Những sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn mang giá trị nghệ thuật và tinh thần, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.Văn hóa vật chất còn thể hiện rõ qua ẩm thực Việt Nam, nơi mỗi món ăn là một câu chuyện về vùng đất, con người và phong tục tập quán Tất cả tạo nên một bức tranh ẩm thực phong phú và đa dạng (UNESCO, Tài liệu về Di sản Văn hóa Việt Nam)

Những giá trị văn hóa vật chất không chỉ phục vụ đời sống hàng ngày mà còn là biểu tượng của bản sắc dân tộc Chúng giúp người Việt duy trì sợi dây gắn kết với cội nguồn, đồng thời tạo dựng hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn

bè quốc tế Bảo tồn và phát triển văn hóa vật chất không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam

1.2.2 VĂN HÓA TINH THẦN

Văn hóa tinh thần là linh hồn của dân tộc, bao gồm những giá trị vô hình gắn liền với tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục và tâm hồn người Việt Đó là những triết lý nhân sinh sâu sắc được gửi gắm qua ca dao, tục ngữ như “Lá lành đùm lá rách,” “Uống nước nhớ nguồn” (Nguyễn Văn Huyên, Văn hóa Việt Nam, 1944), hay các truyền thống tốt đẹp như thờ cúng tổ tiên, lễ hội dân gian, gắn kết cộng đồng và nuôi dưỡng lòng biết ơn cội nguồn (Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, 2001)

Âm nhạc và nghệ thuật như quan họ, cải lương, hát xoan không chỉ phản ánh đời sống tinh thần mà còn khắc họa rõ nét tâm hồn dung dị, nhân hậu của người Việt, trở thành di sản văn hóa được thế giới vinh danh (UNESCO, Tài liệu về Di sản Văn hóa Việt Nam) Mặc dù vô hình, văn hóa tinh thần là nền tảng quan trọng, giúp dân tộc trường tồn và tỏa sáng trên bản đồ văn hóa thế giới

2: GIÁ TRỊ CỦA HÌNH THÁI VĂN HÓA VIỆT NAM

Trang 6

Văn hóa không chỉ là một khía cạnh trong cuộc sống của mỗi người dân,

mà còn mang trong nó ý nghĩa to lớn đối với xã hội Văn hóa không những hình thành và tôn vinh giá trị con người mà còn gắn kết, kéo gần con người lại với nhau Đồng thời, văn hóa còn đóng vai trò quan trọng trong giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân đất Việt Văn hóa cũng thể hiện danh tính quốc gia và đóng góp vào sự hòa nhập đa văn hóa trong xã hội ngày nay Văn hóa là nền tảng để thúc đẩy sự tiến bộ và tiến hóa của con người và xã hội Nó là nguồn cảm hứng và sự giàu có tinh thần của con người, và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

3 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA HÌNH THÁI VĂN HÓA VIỆT NAM

Nền văn hóa Việt Nam, với bề dày lịch sử và truyền thống, đang trải qua những thay đổi đáng kể dưới tác động của toàn cầu hóa, đô thị hóa và tiến

bộ công nghệ Những biến đổi này ảnh hưởng cả về vật chất lẫn tinh thần của văn hóa Đô thị hóa mang đến sự hiện đại hóa nhanh chóng ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, làm thay đổi lối sống và dần làm mai một các làng nghề truyền thống Đồng thời, toàn cầu hóa cũng đưa các yếu

tố văn hóa ngoại lai, như giải trí phương Tây và văn hóa K-pop, trở nên phổ biến trong giới trẻ, đặt ra thách thức trong việc bảo tồn phong tục, ngôn ngữ truyền thống của Việt Nam Các nền tảng mạng xã hội như TikTok và YouTube trở thành công cụ phổ biến để quảng bá di sản văn hóa Việt, từ âm nhạc truyền thống đến ẩm thực, thúc đẩy phát triển nền văn hóa Việc duy trì sự cân bằng giữa truyền thống và hiện đại đã được thể hiện rõ qua các sáng kiến kết hợp các yếu tố văn hóa truyền thống tiếp thu yếu tố toàn cầu nhưng vẫn bảo tồn bản sắc địa phương

Trong bối cảnh năng động này, văn hóa Việt Nam thể hiện khả năng thích nghi và sức sống mãnh liệt Mặc dù chịu áp lực từ các yếu tố bên ngoài, những nỗ lực tập thể trong việc bảo tồn di sản đảm bảo rằng bản sắc văn hóa sẽ tiếp tục phát triển hài hòa với sự hiện đại hóa

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA MỘT SỐ HÌNH THÁI VĂN HÓA VIỆT NAM QUA: PHONG TỤC TANG MA VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP

2.1 PHONG TỤC TANG MA

2.1.1 KHÁI NIỆM

Tang ma là một khái niệm liên quan đến các nghi lễ, phong tục và tập quán được thực hiện khi có người qua đời

với nhiều quy trình, nghi thức khác nhau được chuẩn bị kỹ càng Đây là quá trình thể hiện lòng tôn kính đối với người đã mất và giúp gia đình, bạn bè có thể tiễn biệt họ một cách trang trọng.

Trang 7

Từ lâu, trong tiềm thức của người Việt Nam thì linh hồn con người là một thứ vô cùng thiêng liêng và cao cả Họ luôn tâm niệm “nghĩa tử là nghĩa tận”, con người khi sang thế giới bên kia cần được chôn cất, an táng cẩn thận mới có thể rời xa cõi trần tục và yên nghỉ nơi vĩnh hằng Tang ma không chỉ đơn thuần là một nghi lễ mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh, đạo đức và xã hội.

Việt Nam có nền văn hóa đa dạng với nhiều dân tộc cùng chung sống, do đó phong tục tang ma cũng rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, nhìn chung, các nghi lễ tang ma ở Việt Nam đều mang đậm tính nhân văn, thể hiện lòng thành kính đối với người đã khuất và sự gắn kết cộng đồng

Tóm lại, phong tục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người Nó phản ánh lịch sử, văn hóa và bản sắc của một dân tộc Việc gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp trong phong tục là trách nhiệm của mỗi người.

2.1.2 GIÁ TRỊ TRONG PHONG TỤC TANG MA

Phong tục tang ma của người Việt không chỉ là một tập hợp các nghi lễ mà còn mang trong mình những giá trị sâu sắc về văn hóa, đạo đức và tinh thần Đây không chỉ là nghi thức tiễn biệt người mất mà còn thể hiện sự tôn kính tổ tiên và duy trì mối liên kết giữa các thế hệ Nghi thức tang ma giúp gia đình thể hiện lòng biết ơn, đồng thời cầu nguyện cho linh hồn người chết được bình an, không bị lạc lối Trong khi đó, nó cũng là dịp để cộng đồng cùng nhau tham gia vào các hoạt động văn hóa, củng cố mối quan hệ gia đình và thể hiện sự đồng cảm đối với những người đang chịu nỗi đau mất mát Cùng với đó, tang ma giúp bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc, từ những nghi lễ cúng bái, lời cầu nguyện đến các phong tục tập quán, tạo ra sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại Hơn nữa, nghi thức này còn hỗ trợ tinh thần cho gia đình, giúp họ vượt qua nỗi buồn mất mát khi có sự chia

sẻ và động viên từ cộng đồng Như vậy, tang ma không chỉ là một nghi lễ đơn thuần mà là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, là sự kết nối giữa các thế hệ và sự tôn trọng đối với linh hồn người đã khuất. 2.1.3 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA PHONG TỤC TANG MA

Với sự phát triển của xã hội, phong tục tang ma của người Việt cũng có những thay đổi đáng kể:

Đơn giản hóa các nghi lễ: Nhiều nghi lễ truyền thống được đơn giản hóa để phù hợp với cuộc sống hiện đại Hiện đại hóa các dịch vụ tang lễ: Xuất hiện các nhà tang lễ hiện đại, cung cấp các dịch vụ trọn gói.

Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây: Một số yếu tố văn hóa phương Tây được kết hợp vào các nghi lễ tang ma.

Thời gian và không gian: Phong tục tang ma không phải là bất biến mà luôn thay đổi theo thời gian và không

gian.

 Với sự phát triển của xã hội công nghiệp và quan niệm hiện đại, phong tục tang ma của người Việt đã có sự thay đổi tiến bộ và văn minh hơn Ngày nay, người Việt thường lựa chọn tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ hoặc nhà riêng, sử dụng các dịch vụ tang lễ chuyên nghiệp và có xu hướng tôn trọng ý muốn trước khi người chết qua đời Tuy có sự thay đổi lớn nhưng các hoạt động như truy điệu, chôn cất, tưởng nhớ và cúng giỗ vẫn được duy trì để tôn vinh linh hồn người đã khuất.

2.2 VĂN HÓA GIAO TIẾP

2.2.1 KHÁI NIỆM

Trang 8

Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, cảm xúc và ý tưởng giữa cá nhân với cá nhân, hoặc giữa nhóm người này với nhóm người khác Giao tiếp có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau bằng cách sử dụng những phương tiện giao tiếp không giống nhau

Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa dùng để chỉ ra các quan hệ giao tiếp của con người với nhau trong cuộc sống, là tổ hợp của các thành tố như cử chỉ, lời nói, hành vi, thái độ, cách ứng xử,… Văn hóa giao tiếp xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống Tùy vào mỗi môi trường, mỗi quốc gia khác nhau mà văn hóa giao tiếp sẽ có sự khác nhau

Văn hóa giao tiếp của người Việt là tổng hợp các phong tục, tập quán, giá trị và quy tắc trong cách thức giao tiếp (trao đổi thông tin, cảm xúc và ý tưởng) giữa các cá nhân và tổ chức với nhau trong xã hội Việt Nam, thuộc dân tộc Việt Nam Sự giao tiếp đó được đánh giá là có giá trị đạo đức, có giá trị thẩm mĩ thì được gọi là

Văn hóa giao tiếp của người Việt

Văn hóa giao tiếp của người Việt không chỉ dừng lại ở việc thể hiện qua lời nói mà còn là thái độ và cách thức thể hiện trong quá trình giao tiếp Thông qua quá trình giao tiếp mà có thể bộc lộ được văn hóa ứng xử của bản thân Văn hóa này phản ánh các giá trị truyền thống và cốt lõi tạo nên đặc trưng giao tiếp của người Việt Nam, thuộc dân tộc Việt Nam

2.2.2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA GIAO TIẾP

Giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống cá nhân và xã hội, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống Văn hóa giao tiếp đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ

xã hội, đồng thời là cầu nối vững chắc giữa các cá nhân, cộng đồng và các nền văn hóa khác nhau Qua giao tiếp, con người không chỉ trao đổi thông tin mà còn chia sẻ cảm xúc, tư tưởng và những giá trị sâu sắc Đặc biệt trong văn hóa Việt Nam, giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, từ cách xưng hô cho đến việc sử dụng kính ngữ, một biểu tượng cho mối quan hệ giữa người với người, nơi mà lòng tôn kính và sự lễ phép luôn được đặt lên hàng đầu Việc này không chỉ phản ánh các giá trị truyền thống mà còn khẳng định một nét đẹp trong ứng

xử, một yếu tố không thể thiếu trong mọi mối quan hệ xã hội, từ gia đình đến cộng đồng (Hình, 2018)

Bên cạnh đó, văn hóa giao tiếp cũng là cầu nối gắn kết các nền văn hóa khác nhau, tạo ra một sự giao thoa và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc Trong thế giới toàn cầu hóa hiện đại, sự hòa nhập văn hóa không còn là điều gì quá xa lạ, mà nó đã trở thành một yếu tố không thể thiếu để tạo ra sự đồng thuận và giảm thiểu xung đột giữa các cá nhân, cộng đồng Chính vì vậy, giao tiếp không chỉ giúp con người hiểu nhau hơn mà còn đóng góp vào sự phát triển hòa bình và thịnh vượng của toàn cầu (Nguyễn, 2020) Hơn nữa, giao tiếp còn là phương tiện để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời giúp chúng thích nghi và hòa nhập với những thay đổi không ngừng của xã hội hiện đại

2.2.3 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA GIAO TIẾP

Văn hóa giao tiếp của người Việt thấm đẫm những giá trị truyền thống, phản ánh một hệ thống quan hệ xã hội được xây dựng chặt chẽ qua các thế hệ Trong giao tiếp, người Việt truyền thống coi trọng việc xưng hô

Trang 9

theo thứ bậc, dựa trên vai vế trong gia đình và xã hội để thể hiện sự kính trọng Cách xưng hô này không chỉ thể hiện sự tôn ti trật tự mà còn phản ánh mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng Khi đối thoại, người Việt truyền thống thường sử dụng ngôn ngữ lịch sự, gián tiếp nhằm tránh gây hiểu lầm hoặc xung đột, đặc biệt trong các tình huống nhạy cảm Việc nói vòng vo, không đi thẳng vào vấn đề đôi khi có thể kéo dài thời gian giao tiếp, nhưng đó lại là một biểu hiện của sự khéo léo và tế nhị, nhằm giữ gìn hòa khí và tránh làm mất mặt người đối diện Điều này không chỉ tạo ra sự mềm dẻo trong ứng xử mà còn giúp duy trì mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa các thành viên trong cộng đồng

Bên cạnh đó, các quy tắc ứng xử truyền thống còn được duy trì qua các dịp lễ, tết hay sự kiện trọng đại, nơi lễ nghĩa đóng vai trò trung tâm trong giao tiếp xã hội Việc thăm hỏi, chúc tụng vào các dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán, giỗ chạp hay đám cưới không chỉ là một nghĩa vụ xã hội mà còn là cách thể hiện sự quan tâm và gắn kết trong cộng đồng Trong giao tiếp, người Việt luôn tuân thủ nguyên tắc “kính trên nhường dưới,” thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi, lãnh đạo hay người có địa vị cao hơn Đặc biệt,

tư tưởng Nho giáo thấm nhuần trong cách hành xử truyền thống, đòi hỏi sự kính cẩn, khiêm nhường khi giao tiếp với bề trên, qua đó củng cố trật tự xã hội và sự hài hòa trong cộng đồng Các hình thức chào hỏi, cảm ơn

và xin lỗi được xem là chuẩn mực lễ nghi, thể hiện một nền văn hóa giao tiếp mang đậm tính cộng đồng, nơi các giá trị nhân văn và đạo đức xã hội luôn được đặt lên hàng đầu

CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY HÌNH THÁI VĂN HÓA

3.1 CÁC BIỆN PHÁP

Bảo vệ hình thái văn hóa là nhiệm vụ quan trọng để duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại Các biện pháp bảo vệ này có thể được chia thành các phương diện sau:

1 Giáo dục và truyền thông: Một trong những biện pháp quan trọng để bảo

vệ hình thái văn hóa là thông qua giáo dục và truyền thông Giáo dục văn hóa từ khi còn nhỏ giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống Các chương trình giảng dạy về lịch sử, ngôn ngữ, phong tục tập quán truyền thống, cùng với các hoạt động ngoại khóa như lễ hội, thi đấu văn nghệ hay các cuộc thi sáng tạo, đều giúp hình thành nhận thức về giá trị văn hóa trong cộng đồng

2 Sử dụng công nghệ số và truyền thông xã hội: Công nghệ hiện đại có thể

là công cụ mạnh mẽ để bảo vệ và phát triển hình thái văn hóa Các nền tảng truyền thông xã hội, website và các ứng dụng kỹ thuật số có thể giúp phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống đến mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ Việc số hóa các di sản văn hóa, như âm nhạc dân gian, văn học, và nghệ thuật truyền thống, là một biện pháp quan trọng để bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa

Trang 10

3 Khôi phục và bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: Các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, cùng với các nghệ thuật dân gian như múa, nhạc, và thủ công mỹ nghệ truyền thống cần được bảo tồn và phát huy Các chương trình bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được triển khai ở nhiều quốc gia, như việc UNESCO công nhận các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam như ca trù, hát xoan, hay quan họ

4 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Chính quyền, các tổ chức xã hội và cộng đồng cần hợp tác trong việc bảo vệ hình thái văn hóa Các dự án bảo vệ văn hóa cần có sự tham gia của các tầng lớp

xã hội, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số, để bảo tồn các phong tục tập quán và ngôn ngữ của họ Những hoạt động này sẽ giúp gắn kết cộng đồng và nâng cao ý thức về việc gìn giữ bản sắc văn hóa

5 Chính sách hỗ trợ từ nhà nước: Nhà nước cần có các chính sách, cơ chế hỗ trợ bảo vệ văn hóa, như quy định về bảo vệ di sản văn hóa, cung cấp kinh phí cho các dự án bảo tồn, cũng như tổ chức các lễ hội và sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh và gìn giữ di sản văn hóa

Các biện pháp trên không chỉ giúp bảo vệ và duy trì hình thái văn hóa truyền thống mà còn góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa trong xã hội đương đại

3.2 LIÊN HỆ BẢN THÂN

Với tôi, nền văn hóa dân tộc luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống Lớn lên trong một gia đình trân trọng các giá trị truyền thống, tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình không chỉ là người thừa kế của những giá trị ấy mà còn có trách nhiệm gìn giữ và phát huy chúng Những buổi tối quây quần bên gia đình, khi lắng nghe những câu chuyện về lịch sử dân tộc, về các phong tục cổ truyền, tôi càng thấm thía hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ văn hóa Những giá trị ấy không chỉ giúp tôi kết nối với tổ tiên mà còn củng

cố tình yêu quê hương đất nước

Mỗi lần tham gia các lễ hội, tôi lại cảm thấy mình sống trong không khí đậm

đà bản sắc dân tộc, từ những lời ca tiếng hát, những điệu múa truyền thống đến những món ăn đặc sắc Tôi nhận ra rằng, bảo vệ và phát huy văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân trong cộng đồng Tôi tự nhủ rằng dù xã hội có thay đổi như thế nào, tôi

sẽ luôn giữ gìn những giá trị tốt đẹp của dân tộc, để truyền lại cho thế hệ mai sau một di sản phong phú và quý giá

Ngày đăng: 13/12/2024, 16:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w