Chính nền kinh tế thị trường đã mang đến những biến đổi tích cực về văn hóa – xã hội, khai thác và phát huy được các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội, là nền tảng bảo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA NGỮ VĂN
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ái LyLớp : 23SNV2Mã sinh viên : 3170123057
Đà Nẵng, tháng 12/2023
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU……… 1
B NỘI DUNG……… 2
Chương1:Khái quát chung: 2
1.1 Khái niệm văn hóa: 2
1.2 Hình thái về văn hóa: 3
1.2.1 Văn hóa vật chất: 4
1.2.2 Văn hóa tinh thần: 4
1.2.3.Các loại hình khác: 4
Chương 2: Thực trạng biến đổi của một số hình thái văn hóa Việt Nam: 5
2.1 Văn hóa biến đổi: 5
2.2 Sự biến đổi trong văn hóa Việt Nam: 5
2.3 Điều kiện cần để có biến đổi: 7
2.4 Điều kiện đủ để có biến đổi: 7
Chương 3: Khảo sát sự biến đổi về văn hóa qua “Phong tục tang ma” và “Giao tiếpứng xử “……… 8
3.1 Phong tục tang ma: 8
3.1.1 Khái niệm: ….8
3.1.2 Lịch sử hình thành: ….8
3.1.3.Thực trạng biến đổi của phong tục tang ma: 9
3.1.4 Giá trị trong phong tục tang ma……… 10
3.2 Giao tiếp ứng xử: … 11
3.2.1 Khái niệm: … 11
3.2.2 Quá trình và thực trạng biến đổi: ……… 11
3.2.3 Sự thay đổi trong giao tiếp: ……… 12
3.2.4 Giá trị trong giao tiếp ứng xử: … ……… 13
C KẾT LUẬN……… 15
Trang 3của thời gian, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã và đang làm biến đổi mạnh mẽ và toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, làm chuyển biến nước ta từ một nước nông nghiệp kém phát triển trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Việc chuyển từ nền kinh tế hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hết sức đúng đắn và cấp thiết Chính nền kinh tế thị trường đã mang đến những biến đổi tích cực về văn hóa – xã hội, khai thác và phát huy được các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội, là nền tảng bảo đảm thực hiện quyền làm chủ về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân dân, trên cơ sở đó mở rộng và phát huy dân chủ trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Song thực tế cũng cho thấy bản thân nền kinh tếthị trường không phải là liều thuốc vạn năng Cùng với sự kích thích sản xuất phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi để nảy sinh và phát triển nhiều tệ nạn xã hội, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, “thương mại hóa” các lĩnh vực hoạt động văn hóa - xã hội, làm suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống, phai nhạt các giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng Văn hóa Việt Nam là một văn hóa đa dạng, phong phú và độc đáo, được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử, dưới sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, như văn hóa ĐôngÁ, văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Âu - Mỹ Văn hóa Việt Nam có những giá trị văn hóa đặc trưng, như lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, đạo lý nhân nghĩa, tôn
Trang 4trọng gia đình, tôn giáo, văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ hội, văn hóa du lịch…Văn hóa Việt Nam, với hơn một ngàn năm lịch sử, là một di sản vô song đậm chất truyền thống và đa dạng Trong nền văn hóa chung của cộng đồng dân tôc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa độc đáo đa dạng và phong phú.Nam Bộ là vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc Sau đây hãy cùng tôi đi vào tìm hiểu, phân tích “Thực trạng biến đổi của một số hình thái văn hóa Việt Nam” để hiểu hơn về văn hóa Việt Nam cũng như sựthay đổi của các hình thái văn hóa qua từng giai đoạn.
A NỘI DUNG Chương 1: Khái quát chung :1.1 Khái niệm văn hóa
Cho đến nay, chưa phải mọi người đã đồng ý với nhau tất cả về định nghĩacủa văn hoá Từ 1952; hai nhà dân tộc học Mĩ A L Kroibơ (A.L Kroeber) và C.L.Klúchôn (C L Kluckhohn) đã trích lục được trên dưới 300 định nghĩa; mà các tác giả khác nhau của nhiều nước từng phát ra từ trước nữa cho đến lúc bấy giờ Từ đócho đến nay; chắc chắn số lượng định nghĩa tiếp tục tăng lên và đương nhiên;không phải lúc nào các định nghĩa đưa ra cũng có thể thống nhất; hay hoà 3 hợp;bổ sung cho nhau Sau đây, tôi xin trích dẫn một số định nghĩa đã được công bốtrong các giáo trình và công trình nghiên cứu về Văn hoá học hay Cơ sở văn hoáViệt Nam Theo một số học giả Mĩ “văn hoá là tấm gương nhiều mặt phản chiếuđời sống và nếp sống của một cộng đồng dân tộc” Ở trung tâm của văn hoá quyểnlà hệ tư tưởng cũng được xem là một hệ văn hoá Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mớisáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôngiáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở vàcác phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá.”Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “ Nói tới văn hoá là nói tới một lĩnh vực vô
Trang 5cùng phong phú và rộng lớn; bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên màcó liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình conngười làm nên lịch sử…cốt lõi của sự sống dân tộc là văn hoá với ý nghĩa bao quátvà cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị tư tưởng và tình cảm, đạo đứcvà phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ýthức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiếnđấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.” PGS Phan Ngọc đưa ra một địnhnghĩa văn hoá mang tính chất thao tác luận; khác với những định nghĩa trước đó;theo ông đều mang tính tinh thần luận “ Không có cái vật gì gọi là văn hoá cả vàngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hoá Văn hoá là một quan hệ Nó là mốiquan hệ thế giới biểu tượng và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành mộtkiểu lựa chọn riêng của một tộc người; một cá nhân so với một tộc người khác,một cá nhân khác Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau,tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ.” Tất cả mọi cái mà tộcngười tiếp thu hay sáng tạo đều có một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rấtkhác độ khúc xạ ở một tộc người khác Trên cơ sở phân tích các định nghĩa vănhoá; PGS; TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sángtạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con ngườivới môi trường tự nhiên và xã hội của mình ” Định nghĩa này đã nêu bật 4 đặctrưng quan trọng của văn hoá: Tính hệ thống; tính giá trị; tính lịch sử; tính nhânsinh Tôi cho rằng, trong vô vàn cách hiểu; cách định nghĩa về văn hoá, ta có thểtạm quy về hai loại Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lốiứng xử…Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn… và tuỳtheo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau Ví dụ xét từ khíacạnh tự nhiên thì văn hoá là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” hay “tất cảnhững gì không phải là thiên nhiên đều là văn hoá” Gần đây nhất; trong một bài
Trang 6viết của mình, PGS Nguyễn Từ Chi đã quy các kiểu nhìn khác nhau về văn hoávào hai góc độ: Góc rộng, hay góc nhìn “dân tộc học”: đây là góc chung của nhiềungành khoa học xã hội Góc hẹp, góc thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, còngọi là góc báo chí Theo cách hiểu góc rộng – văn hoá là toàn bộ cuộc sống (nếpsống, lối sống) cả vật chất xã hội và tinh thần của từng cộng đồng Ví dụ: nghiêncứu văn hoá Việt Nam là nghiên cứu lối sống của các dân tộc Việt Nam Văn hoátừ góc nhìn “báo chí” tuy cũng có những cách hiểu rộng hơn hay hẹp hơn; nhưngtrước đây thường gắn với kiến thức của con người; của xã hội Ngày nay; văn hoádưới góc “báo chí” đã hướng về lối sống hơn là về kiến thức mà theo tác giả là lốisống gấp, đằng sau những biến động nhanh của xã hội.
1.1 Hình thái văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khácnhau bao gồm tất cả những giá trị tinh thần và vật chất mà con người tạo ra trongquá trình lao động, sinh sống thực tiễn suốt chiều dài lịch sử, thông qua văn hóa,người ta có thể đánh giá trình độ phát triển của xã hội qua các thời kì lịch sử cụthể Với Hồ chủ tịch thì vì con người cần phải sinh tồn cũng như mục đích củacuộc sống nên phát minh và sáng tạo ra chữ viết, ngôn ngữ, pháp luật, đạo đức, tôngiáo, khoa học cũng như văn học nghệ thuật, sáng tạo ra các công cụ sinh hoạthàng ngày về ăn ở, mặc cùng các phương thức sử dụng Tất cả những điều mà conngười phát minh và sáng tạo ra chính là văn hóa Như vậy, văn hóa do con ngườisáng tạo ra để phục vụ lợi ích của mình, Văn hóa là của con người và được cộngđồng giữ gìn qua các thế hệ, được dùng để phục vụ đời sống con người có tính lưutruyền và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hóa có hai loại hình tháichính: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
1.1.1 Văn hóa vật chất
Khái niệm văn hóa vật chất rất đơn giản và thậm chí không phức tạp Có thểdiễn đạt nó bằng một cụm từ:“Mọi thứ mà một người đã tự tay mình tạo ra đều có
Trang 7thể được gọi là văn hóa vật chất ”.Văn hóa vật chất là một trong 2 loại hình vănhóa cơ bản Đây chính là những sáng tạo hữu hình của con người Ví dụ như cáccông trình giao thông và kiến trúc, cơ sở hạ tầng… Văn hóa vật chất thường phảnánh chính xác các giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó xem trọng
1.1.2 Văn hóa tinh thầnVăn hóa tinh thần là một chất phức tạp, bao gồm hàng trăm, hàng nghìn
khối xây dựng Hệ tư tưởng và tâm lý của toàn bộ các quốc gia đều dựa trên mộtnền văn hóa như vậy Thế giới quan, thái độ của một người với bản thân, với ngườikhác, với cuộc sống được kết nối chính xác với văn hóa tinh thần Chủ đề này là vôtận cả về chiều rộng và chiều sâu Do đó, chúng tôi sẽ đưa ra một số định đề đượcchấp nhận chung, có thể nói, nền tảng mà trên đó một tòa nhà nhiều tầng được xâydựng.Đó là các sản phẩm tinh thần lâu đời mang giá trị về văn hóa, lịch sử và khoahọc được người sau lưu truyền qua nhiều hình thức như văn bản chữ viết, trìnhdiễn, truyền miệng, truyền nghề, qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, qua nếpsống, lễ hội, y dược cổ truyền, bí quyết nghề thủ công truyền thống, trang phụctruyền thống dân tộc, văn hóa ẩm thực, tri thức dân gian, diễn xướng dân gian
1.1.3 Các loại hình khác
Ngoài hai loại hình tiêu biểu trên, còn có nhiều loại hình khác như: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia… Danh lam thắng cảnhbao gồm các cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có cảnh quan thiên nhiên và côngtrình kiến trúc lâu đời có giá trị về thẩm mĩ, khoa học và lịch sử Di tích lịch sử –văn hóa: Các di tích này do con người xây dựng nên như các công trình xây dựng,các di vật, bảo vật quốc gia, cổ vật hay địa điểm nào đó mà có giá trị về văn hóa,lịch sử và khoa học.Như vậy, cũng liên quan tới văn hóa còn nhiều khái niệm khácmà bạn cần lưu ý để hiểu đầy đủ hơn về văn hóa vật thể và phi vật thể, giúp có cáinhìn toàn vẹn hơn về văn hóa
Chương 2 : Thực trạng biến đổi của một số hình thái văn hóa Việt Nam
Trang 8Khi nói đến văn hóa Việt Nam chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa của
người dân Việt từ thuở xa xưa nào đến giờ và từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau,với một số những đặc tính nào đó gắn liền với con người và xã hội văn hóa Việt,làm cho nó khác biệt với những nền văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới Nóbao gồm tiếng Việt, tư tưởng Việt, tôn giáo tín ngưỡng Việt, lễ nghi Việt, quần áothức ăn Việt, vv Vì mang những đặc tính rất đặc biệt của dân tộc Việt Nam từnhiều năm qua nên văn hóa dân tộc thường được đồng hóa với văn hóa cổ truyềnhay truyền thống văn hóa Việt Đó là nền văn hóa mà hầu hết người Việt Namchúng ta đều nghĩ rằng nó là của chung của chúng ta do tổ tiên ta dựng nên từ hơnbốn ngàn năm qua
2.1 Văn hóa biến đổi
Những người thiết tha với văn hóa Việt Nam, muốn làm cái gì tốt đẹp chovăn hóa nước nhà thường có thể nghĩ đến một mặt bảo tồn nền văn hóa cổ truyềncủa dân tộc và mặt khác phát huy hay tân tiến hóa nền văn hóa đó để xây dựng nênmột nền văn hóa mới Và khi nói đến bảo tồn hay phát huy hay tân tiến hóa là phảinói đến sự biến đổi của văn hóa Không có một nền văn hóa nào đứng yên một chỗ,không có một nền văn hóa nào có thể giữ nguyên trạng thái của nó từ buổi ban đầucho đến bây giờ dù người ta có cố bảo tồn duy trì nó mãi Nhịp điệu biến đổi có thểtừ rất nhanh, đến nhanh, hay chậm và rất chậm, tùy theo hoàn cảnh, tùy theotrường hợp
2.2 Sự biến đổi trong văn hóa Việt Nam
Văn hóa Việt Nam không tránh được những định luật thay đổi tự nhiên đótheo thời gian và không gian Từ trước thời Bắc Thuộc cho đến cuối thế kỷ XX nềnvăn hóa Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo thời gian Một số những tập tục xưađược ghi chép trong sách sử bây giờ không còn tồn tại nữa, hoặc chỉ còn sót lạitrong các thế hệ trước đây ở một ít vùng quê xa xôi mà thôi như tục xăm mình, ăntrầu, nhuộm răng chẳng hạn Ngược lại có những thói quen mới chỉ xuất hiện gần
Trang 9đây chớ không có trong xã hội xưa như thói quen uống cà phê buổi sáng hay bắttay khi chào nhau Tư tưởng, khoa học, kỹ thuật thay đổi nhiều từ khi có công cuộcđô hộ của người Pháp hồi cuối thế kỷ XIX Trong quá trình bành trướng lãnh thổtừ Miền Bắc vào Miền Nam nền văn hóa Việt Nam cũng có nhiều thay đổi theokhông gian, theo môi trường sinh sống, từ thức ăn, quần áo, đến cách phát âm tiếngViệt, làng mạc, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, tâm lý, tư tưởng, vv Về thức ănchẳng hạn: Người Bắc có bún chả trong khi người Nam thì có bún thịt nướng tuycả hai thứ đều dùng những mẫu số chung là bún, thịt nướng, rau sống và nướcmắm, chỉ khác nhau ở phần sắp xếp trình bày Người Bắc thì để chung thịt nướngvào trong chén với nước mắm còn bún với rau thì để riêng cho khách tùy nghi,trong khi người Nam để chung tất cả các thứ vào trong cái tô với một chén nướcmắm để riêng để khách hàng tùy nghi chan vào Nếu lấy bún với nước lèo làm mẫusố chung thì ta có bún thang, bún riêu, bún ốc của người Bắc, bún bò Huế củangười Trung, và bún mắm với bún nước lèo của người Nam Nước lèo là tiếngNam trong khi nước dùng là tiếng Bắc, tuy hai tiếng chỉ cùng một thứ nước dùngcho các loại bún nói trên Cách ăn mặc cũng có chỗ khác nhau từ chiếc áo tứ thâncủa người Bắc đến chiếc áo bà ba của người Nam Đàn ông miền Nam theo Tâysớm hơn trong khi nhiều người đàn ông miền Bắc vẫn còn mặc áo dài theo xưa Vềphương diện ngôn ngữ tuy cả ba miền đều sử dụng một thứ ngôn ngữ chung nhưnhau nhưng trên phần lớn ngữ vựng thông dụng cho cả ba miền còn có những tiếngđịa phương đặc biệt chỉ xài cho một vùng hay một địa phương nào đó thôi Có khicùng một từ ngữ nhưng ý nghĩa lại khác nhau tùy theo miền Ở địa hạt nghệ thuậthát cải lương và câu ca vọng cổ là cái gì rất đặc biệt của người miền Nam trong khihát chèo hát quan họ thì chỉ có người Bắc mới biết Tiểu thuyết (như tiều thuyếtcủa Hồ Biểu Chánh chẳng hạn) hay nói chung văn chương miền Nam có những sắcthái đặc biệt của người miền Nam mà chỉ những người sanh trưởng ở vùng đồngbằng sông Củu Long mới có thể thưởng thức được cái hay cái thích thú trong đó
Trang 10Tóm lại từ châu thổ sông Hồng Hà đến châu thổ sông Cửu Long lối sống của ngườidân Việt cũng như tổ chức xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi
2.3 Điều kiện cần để có biến đổi
Tại sao có những biến đổi như vậy? Môi trường sinh sống mới và sự tiếpxúc với những nền văn hóa khác là những điều kiện cần yếu đưa đến những biếnđổi đó Về phương diện địa lý và môi trường sinh sống, khác với những vùng đấtđai chật hẹp khô cằn nằm giữa núi non và ven biển, miền Nam là cả một vùng đấthoang mênh mông chằng chịt sông rạch với không biết là bao nhiêu cá tôm rau cỏcây trái Đất đai lại rất phì nhiêu do phù sa mang lại Khẩn hoang lập nghiệp tuy cócực nhọc nặng nề nhưng kết quả thu lượm dễ dàng và khả quan, đời sống tự nhiênung dung thoải mái Vùng mới lập này tuy có ít nhiều liên hệ với Chúa Nguyễnnhưng triều đình ở xa, tổ chức cai trị không chặt chẽ tùy thuộc ở triều đình Huế(chế độ tổng trấn), thêm vào đó còn có những biến cố chính trị làm thay ngôi đổichủ nhiều lần cho nên tương đối có nhiều tự do địa phương
2.4 Điều kiện đủ có biến đổi
Sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa các nền văn hóa thật ra chỉ là điều kiện cần mà thôi chớ chưa phải là điều kiện đủ để cho sự vay mượn, học hỏi xảy ra.Điều kiện đủ đểđưa đến vay mượn và thích nghi văn hóa là sự có mặt của những yếu tố sau đây:(1) tinh thần khai phóng của người vay mượn, (2) sự tự do chấp nhận cái mới lạcủa người vay mượn, và (3) sự lợi ích của những gì được vay mượn học hỏi Vănhóa không thay đổi nếu các thành phần trong nền văn hóa đó không có tinh thầncởi mở, không chấp nhận những cái mới lạ của nền văn hóa khác Mặt khác dù cácthành phần chấp nhận những cái mới lạ của văn hóa khác nhưng không có tự do đểhọc hỏi, thực hiện thì văn hóa cũng không có cơ hội thay đổi Có thể vì luật lệ cứngrắn của quốc gia, có thể vì tính khắt khe của phong tục tập quán mà người ta khôngcó đủ tự do để học hỏi và thực hiện điều gì mới lạ trong cuộc sống Sau hết người