1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn kỹ năng giao tiếp chủ Đề tìm hiểu về văn hóa giao tiếp châu mỹ

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Văn Hóa Giao Tiếp Châu Mỹ
Tác giả Lê Hoàn Huy, Nguyễn Ngọc Thụy, Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Trần Duy Long, Trần Thị Thanh Tuyết, Lê Trần Phương Uyên
Người hướng dẫn ThS. Phương Thị Ngọc Mai
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.Hcm
Chuyên ngành Kỹ Năng Giao Tiếp
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 75,09 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUHằng ngày chúng ta phải giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp … trong những hoàn cảnh và tình huống rất khác nhau, vì những mục đích cũng rất khác nhau trao đổi thông tin,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

-o0o -BÀI TẬP 10%

Môn: KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP CHÂU MỸ Giảng viên hướng dẫn: ThS Phương Thị Ngọc Mai

Mã lớp học phần: 010100240009

Lớp: 11DHAV9

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Trưởng nhóm: Lê Hoàn Huy-2029202069

Thành viên:

1 Nguyễn Ngọc Thụy-2029202198

2 Nguyễn Thị Ngọc Trinh-2029200358

3 Trần Duy Long-2029202087

4 Trần Thị Thanh Tuyết-2029202227

5 Lê Trần Phương Uyên-2029200315

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

-o0o -BÀI TẬP 10%

Môn: KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP CHÂU MỸ Giảng viên hướng dẫn: ThS Phương Thị Ngọc Mai

Mã lớp học phần: 010100240009

Lớp: 11DHAV9

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Trưởng nhóm: Lê Hoàn Huy-2029202069

Thành viên:

1 Nguyễn Ngọc Thụy-2029202198

2 Nguyễn Thị Ngọc Trinh-2029200358

3 Trần Duy Long-2029202087

4 Trần Thị Thanh Tuyết-2029202227

5 Lê Trần Phương Uyên-2029200315

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

Điểm: Tp HCM, ngày 07 tháng 04 năm 2022

GVHD

Phương Thị Ngọc Mai

Trang 4

Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan đề tài: “Tìm hiểu về văn hóa giao tiếp châu Mỹ” là

do nhóm 6 nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài “Tìm hiểu về văn hóa giao tiếp châu Mỹ” là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiếu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nhóm 6

Huy

Lê Hoàn Huy

Trang 5

Mục lục

MỞ ĐẦU 7

NỘI DUNG 8

1 GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP: 8

1.1 Văn hóa giao tiếp là gì? 8

1.2 Cách giao tiếp trong mọi trường hợp: 8

1.2.1 Cải thiện ngôn ngữ cơ thể: 8

1.2.3 Tập tính kiên định trong giao tiếp: 8

1.3 Ý nghĩa của văn hóa giao tiếp: 9

2 ĐẶC ĐIỂM VÈ VĂN HÓA GIAO TIẾP CHÂU MỸ: 9

2.1 Người Mỹ: 9

a) Văn hóa giao tiếp của người Mỹ: 9

b) Những điều cần tránh: 10

2.2 Người Canada: 11

2.3 Argentina, Brazil, Colombia, Peru, Venezuela, Chile: 11

2.4 Một số phong tục trong văn hóa giao tiếp của các nước: 13

3 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI CHÂU MỸ: 14

3.1 Cách chào hỏi: 14

3.2 Làm quen: 14

3.3 Cách thể hiện ý kiến cá nhân: 14

3.4 Cách nói chuyện: 15

3.5 Văn hóa xin lỗi: 15

3.6 Văn hóa cảm ơn: 15

3.7 Cách thể hiện cảm xúc cá nhân: 15

3.8 Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 6

MỞ ĐẦU

Hằng ngày chúng ta phải giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp … trong những hoàn cảnh và tình huống rất khác nhau, vì những mục đích cũng rất khác nhau (trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết phục họ …) Trong quá trình giao tiếp này một lời nói, một cử chỉ có thể tạo ra một ấn tượng tốt đẹp, một sự tin cậy, một cảm xúc tích cực, cũng

có thể làm mất lòng nhau, làm tổn hại đến sức khoẻ và khả năng hoạt động của con người

Ông bà ta thương nói: “học ăn, học nói, học gói, học mở”, nghĩa là phải học những điều

thật cơ bản trong cuộc sống, mà ta tưởng là đơn giản và dễ dàng Đã bao lần chúng ta tự hỏi mình: Ta ăn như vậy có đúng không? Ta nói như vậy đã được chưa? Ta có biết lắng nghe người khác nói hay không?… Học cách thức giao tiếp chính là một trong những môn học để làm người, mà ai ai cũng cần phải học, học mãi… đến khi nằm xuống kết thúc một đời người

Trong tâm lý học, giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, bởi vì giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người Đồng thời giao tiếp còn là phương tiện thể hiện nhân cách Tâm lý của con người được hình thành

và phát triển trong giao tiếp với những người xung quanh.Vì thế, nhóm em sẽ trình bày về vấn đề giao tiếp mà cụ thể hơn chính là giao tiếp của châu Mỹ, để mọi người có thể hiểu

rõ hơn về vấn đề này

Kết cấu đề tài gồm 3 phần:

1.KHÁI NIỆM

2.VĂN HÓA GIAO TIẾP CHÂU MỸ

3.SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI CHÂU MỸ

Trang 7

NỘI DUNG

1 GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP:

1.1 Văn hóa giao tiếp là gì?

Nói nôm na, văn hóa giao tiếp là tổng thể của cuộc trò chuyện có văn hóa của mỗi người trong xã hội Giao tiếp có văn hóa là thái độ thân thiện, chân thành, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, được tạo nên từ hành vi, thái độ, lời nói, cách ứng xử…

Bạn có thể hiểu văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa, dùng để chỉ ra các quan hệ giao tiếp của con người với nhau trong cuộc sống Nó là tổ hợp của các thành

tố như: cử chỉ, lời nói, hành vi, thái độ, cách ứng xử Văn hóa giao tiếp xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: nơi làm việc, nơi công cộng, gia đình

1.2 Cách giao tiếp trong mọi trường hợp:

1.2.1 Cải thiện ngôn ngữ cơ thể:

Trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể đóng gớp phần rất lớn vào thành công của quá trình giao tiếp vì thế đừng né tránh người đang nói chuyện với bạn Duy trì một tư thế thoải mái, nhưng không buông thõng, bất kể cho dù bạn là người nói hay người nghe

1.2.2 Luyện tập cách nói và thái độ khi nói:

Khi nói, bạn cần phải rõ ràng và súc tích Nói chuyện trực tiếp về những vấn đề quan trọng và không lãng phí thời gian vẽ ra những câu chuyện dài lê thê làm người nghe phân tán tư tưởng Hãy luôn hỏi xem họ có hiểu những gì bạn nói hay không? Đồng thời luôn sẵn lòng để giải thích Đừng mong đợi một người chỉ “biết” những gì bạn đang nói, cho

dù là bạn hiểu về vấn đề đó rất tường tận thì người nghe chưa chắc đã thấu hiểu vấn đề giống như bạn

1.2.3 Tập tính kiên định trong giao tiếp:

Một yếu tố quan trọng nữa trong văn hóa giao tiếp mà nhiều người không để ý đến đó là tính kiên định trong giao tiếp Có rất nhiều người hay mắc phải khi không đủ kiên định lắng nghe người đối diện với mình đang nói và cắt ngang khi đó sẽ gây tâm lý khó chịu cho người nói

Trang 8

Vậy nên bạn hãy giữ tâm lý thật bình tĩnh, cho đối phương một thời gian để trình bày vấn

đề của họ Điều đó cũng thể hiện bạn tôn trọng họ

1.3 Ý nghĩa của văn hóa giao tiếp:

Giao tiếp có văn hóa là thái độ thân thiện, chân thành, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, được tạo nên từ hành vi, thái độ, lời nói, cách ứng xử…

Tùy vào mỗi quốc gia khác nhau, mà văn hóa giao tiếp sẽ có sự khác nhau

Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa người với người

Làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp cho các cá nhân dễ dàng hòa hợp hơn, cộng tác với mọi người dễ dàng hơn

2 ĐẶC ĐIỂM VÈ VĂN HÓA GIAO TIẾP CHÂU MỸ:

Người Bắc Mỹ có thói quen bắt tay nắm chặt, mắt nhìn thẳng khi giao tiếp nhưng tránh những va chạm, ôm ấp trừ khi là hai người nam đã thân quen Họ có tính thực tiễn cao, đúng giờ và luôn tiết kiệm thời gian trong sản xuất và kinh doanh Họ coi trọng việc kiếm tiền Bữa chính của họ là bữa tối Họ có thể sùng xen tiếng lóng

Mỹ trong khi đàm thoại Họ nhận quà tặng xong có thể trao lại hoặc trao cho người khác ngay.

Họ cũng thích tiếp khách tại nhà Chủ đề ưa thích là thể thao gia đình, buôn bán, văn hoá Họ tránh các chủ đề về siêu cường Mỹ, về chiến tranh.

Với người Mỹ La Tinh, ngoài những ảnh hưởng văn hoá chung, họ còn chịu ảnh hưởng của văn hoá Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Họ rất tôn trọng thời gian và sở thích cá nhân, tránh các chủ đề về chính trị tôn giáo.

2.1.Người Mỹ:

a) Văn hóa giao tiếp của người Mỹ:

Trong văn hóa giao tiếp Mỹ không thể thiếu những cái bắt tay và những cái ôm cọ

má Nhưng làm thế nào để thể hiện sự thân thiện với người đối diện thông qua cái bắt tay và ôm cọ má là điều mà bất cứ người nước ngoài nào khi đặt chân đến nước

Mỹ đều cần phải tìm hiểu.

Trong cách chào hỏi của người Mỹ, ở ngay lần gặp đầu tiên bạn có thể bắt tay cả người cùng giới hoặc khác giới Nên dùng cả bàn tay bắt chặt để thể hiện sự thân

Trang 9

thiện và nhiệt tình của bạn chứ không phải đơn thuần là dùng những ngón tay bắt cho qua chuyện Việc bắt tay lỏng lẻo khiến đối phương nghĩ rằng bạn là một người không chắc chắn, thiếu tự tin và thậm chí là hờ hững trong mối quan hệ này Tuy nhiên bạn cũng không nên dùng cả hai tay để bắt tay.

Hành động ôm cọ má hoặc hôn nhẹ lên má khi giao tiếp với người Mỹ chỉ phù hợp cho những người là bạn bè lâu hoặc ít nhất là đã quen nhau từ trước Nếu mối quan

hệ của bạn chưa đạt tới mức độ đó thì tốt nhất bạn chỉ nên dừng lại ở việc bắt tay

để chào hỏi Như vậy sẽ thể hiện bạn là người biết cư xử đúng mực.

Khi đến nơi công sở, lúc bạn nhận được lời chào hỏi của nhân viên hay sự vui vẻ nhiệt tình giúp đỡ bạn giải quyết công việc nào đó, bạn đừng quên một câu chúc tốt lành cho đồng nghiệp của mình Nói lời cảm ơn hay xin lỗi ở những nơi công cộng

sẽ khiến bạn trở lên lịch thiệp hơn và gây được ấn tượng tốt, tốt cho người khác cái nhìn thiện cảm về bạn.

b) Những điều cần tránh:

Phóng khoáng, thoải mái trong giao tiếp là điều thường thấy ở các nước phương Tây, tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý một số điều kiêng kỵ của người Mỹ khi giao tiếp như sau:

Người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung rất ghét người khác hỏi tuổi

và thu nhập của họ Ngoài ra, vấn đề chính trị, tôn giáo và tình dục đều là những lĩnh vực nhạy cảm thì càng không nên đề cập đến.

Khi nói chuyện, bạn không nên đứng quá gần với người đối diện Những cử chỉ nói năng nhỏ nhẹ hay thái độ e thẹn thường không thích hợp với văn hóa giao tiếp ở

Mỹ vì nó thể hiện bạn là người yếu đuối và không có quyền hành.

Người Mỹ thường không quan tâm lắm đến những thái độ khiêm tốn, lễ phép, thể hiện nét truyền thống trong văn hóa ứng xử của người châu Á Do vậy, bạn hãy thật

tự nhiên khi trò chuyện và có thể sử dụng những điệu bộ thích hợp với biểu cảm của mình.

Trang 10

Khi ở trong nhà hàng, bạn không nên vẫy tay hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác Làm như thế có nghĩa là bạn đang buộc tội hoặc thách thức người đó Bạn chỉ cần giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để thu hút sự chú ý của họ về phía bạn Hành động giơ ngón tay giữa lên cũng bị coi là tục tĩu và thách đố Vậy nên bạn cần cẩn thận với những cử chỉ này.

2.2.Người Canada:

Văn hóa gặp gỡ chào hỏi:

Khi gặp gỡ một người Canada, nghi thức chào hỏi phổ biến nhất đó chính là bắt tay Tuy nhiên tại một số nơi như Quebec hay các thành phố nói tiếng Pháp, khi gặp bạn bè thân thiết hay người trong gia đình, người Canada thường ôm và hôn nhẹ lên gò má, hôn lên má trái rồi lên má phải, họ cho rằng như thế sẽ thân thiện hơn Dù vậy thì việc ôm hôn phù hợp hơn nếu hai người gặp gỡ là nam – nữ hoặc

nữ – nữ, còn với nam – nam, họ vẫn sẽ chọn cách bắt tay.

Khi giao tiếp, người Canada cũng rất coi trọng ánh mắt Ánh mắt không nhìn thẳng vào người đối diện khi nói có thể bị xem là đang né tránh điều gì đó, hoặc không tôn trọng đối phương Do đó khi giao tiếp với người Canada, các bạn hãy nhớ giữ ánh mắt và không quên nở một nụ cười thân thiện nhé.

Mặc dù người Canada có xu hướng nhanh chóng xưng hô bằng tên thay vì họ, nhưng vì phép lịch sự, hãy xưng hô bằng họ cho đến khi giao tiếp đủ thân mật và bạn được cho phép gọi bằng tên.

Về các vấn đề cá nhân, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự khi hỏi tuổi, đối với cả nam và

nữ Với đối tượng khoảng dưới 30 tuổi thì việc này dễ được chấp nhận hơn Vấn đề cân nặng cũng ít khi được đề cập đến, tuy nhiên với đối tượng giao tiếp là nam, và nếu có ý định khen về thân hình của họ thì bạn vẫn có thể hỏi về cân nặng.

2.3.Argentina, Brazil, Colombia, Peru, Venezuela, Chile:

Các dân tộc Nam Mỹ nhìn chung đều sôi nổi, nhiệt thuyết, bộc trực Trọng giao tiếp rất ghét vòng vo, thường nói thẳng, nói thật, ồn ào sôi động Vì phần đông đều theo đạo Chúa nên rất dị ứng với những từ ngữ động chạm đến tôn giáo của họ, khi

Trang 11

đón tiếp các người khách Nam Mỹ nên để ý điều này , tránh những tranh ảnh hay sách vở khiến họ khó chịu Người Nam Mỹ rất thích bóng đá và khiêu vũ, thường thích thú trong các câu chuyện bóng đá, họ có thể bàn tán sôi nổi cả ngày.

Người Argentina là những người rất tình cảm, họ thường đặt một nụ hôn khi gặp hoặc chào nhau Ngay cả những người đàn ông tự tin cũng có thể hôn nhau Phong tục thường xuyên đưa tay ra hiệu khi nói được cho là xuất phát từ những người nhập cư Ý, những người cũng thường xuyên vẫy tay để diễn đạt kịch liệt hơn

những gì họ muốn nói.

Brazil: Tuy ảnh hưởng bởi văn hóa Châu Âu, nhưng Brazil lại có cách ứng xử nồng nhiệt

và chân thành hơn Khi gặp nhau ngoài những cái bắt tay, người ta có thể dễ dàng chạm vai, ôm, hôn má nhau Tuy vậy khi còn xa lạ thì họ cũng chỉ thường bắt tay nhẹ và gật đầu chào hỏi

Colombia: Ở Colombia, người ta thường bắt tay chào hỏi khi được giới thiệu và nam nữ chào nhau bằng một nụ hôn trên má sau khi gặp mặt

Peru: Một khi tình bạn đã được thiết lập, đàn ông thường xuyên chào nhau bằng một cái

ôm, và phụ nữ có thể hôn nhau trên má Khi bạn được chào đón với nhiều hơn một cái bắt tay, đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã được những người này chấp nhận

Người Peru giao tiếp gần nhau Khi họ đứng gần đó, đừng lùi lại, vì bạn sẽ xúc phạm họ Đàn ông cũng thường đi cánh tay với những người đàn ông khác, cũng như phụ nữ với những người phụ nữ khác

Venezuela: Venezuela được biết đến là nước ấm áp và thân thiện, bình thường thường chào hỏi nhau bằng một nụ hôn, hoặc bằng cách abrazo địa phương (một chéo giữa một cái ôm và một cái bắt tay) Bắt tay được dành riêng cho lời chào đối với người lạ

Chile: Người chile được đánh giá là rất rộng lượng, hào phóng vầ ứng xử nhã nhặn Đặc biệt ở vì xuất xứ đa dạng nên họ có tình cảm khá cởi mở với người nước ngoài, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ và tôn trọng người nước ngoài nên du khách có thể dễ dàng làm quen với một người dân chile và ngược lại Vì thế, van hóa giao tiếp của người Chile có nét chân thành,thể hiện sự hiếu khách và ít đặt nặng vấn đề hình thức

Trang 12

2.4.Một số phong tục trong văn hóa giao tiếp của các nước:

Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia Kiêng tặng vật sắc nhọn

Kiêng cắm đũa vào bát cơm vì giống cơm cúng đám ma

Kiêng tặng chậu hoa khi thăm người bệnh

vì bị cho là ám chỉ người bệnh mọc rễ trên giường bệnh

Trung Quốc, Đài Loan Kiêng số 4 vì Tứ và Tử trong tiếng hán

đều phát âm là Si giống nhau

Kiêng viết tên bằng mực đỏ hay nhũ vàng

vì tên chữ đỏ là tên trên mộ bia còn chữ nhũ vàng là tên trên bài vị

Kiêng trang phục màu trắng vì bị cho là màu tang, u buồn, nên dung màu đỏ hoặc cam

Kiêng ăn mì cắt ngắn hay dung đũa sắn mì

vì cho rằng tuổi thọ sẽ bị ngắn lại

Venezuela, Paraguay, Uruguay

Kiêng tặng đồ vật hình xoắn ốc Kiêng tặng tượng gỗ trang trí( trừ tượng tôn giáo)

Kiêng tặng dao nhíp

trị.Nên nói chuyện thời tiết,bóng đá

Trang 13

xui xẻo (Chúa chết ngày thứ sáu,môn đồ Juda-kẻ phản bội, bị xem như môn đồ thứ

13 của chúa)

Đón khách bằng bánh mì chấm muối Khách sẽ bị xem là bất lịch sự nếu từ chối không ăn

3 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI CHÂU MỸ:

3.1.Cách chào hỏi:

Người Châu Mỹ hay chào hỏi bằng cái bắt tay, ôm nhẹ, hay hôn má để thể hiện

sự tôn trọng lẫn nhau Người Việt xem trọng quan hệ thứ bậc trong giao tiếp (bố mẹ, anh chị, ông bà, cô chú, cậu mợ); phải biết chào hỏi khi gặp người lớn tuổi hơn, đồng thời với trẻ em sẽ kèm theo động tác khoanh tay cúi đầu; khi gặp đối tác làm ăn, bạn bè, đồng nghiệp cũng thường chào nhau bằng cái bắt tay.

3.2.Làm quen:

Người Châu Mỹ có suy nghĩ thoáng đạt, bạo dạn, tự tin Người Việt đa số đều

đã có thể làm quen, giao tiếp một cách mạnh dạn, tự nhiên Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người còn cảm thấy e ngại, rụt rè khi gặp người mới.

3.3.Cách thể hiện ý kiến cá nhân:

Người Châu Mỹ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực trong giao tiếp nói riêng và cách sống nói chung, ngoài ra nói dối còn là một điều tội lỗi và xấu xa hơn cả trộm cắp, đồng thời dường như họ cũng tin rằng những người rụt rè và dài dòng không thẳng thắn trong giao tiếp là không đáng tin Họ luôn đi thẳng vào vấn đề và trong mọi sự việc họ thường không quan tâm quá trình mà chỉ chú ý đến kết quả.

Người Việt thì vốn đề cao sự khéo léo và mềm mỏng, cẩn trọng trong quá trình giao tiếp, coi trọng sự nhã nhặn đồng thời trong việc giải quyết các vấn đề thường xem trọng quá trình hơn người Mỹ, chấp nhận sự thỏa hiệp và tránh xa các xung đột.

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w