1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập 1 chủ đề tìm hiểu văn hóa kinh doanh của trung quốc

40 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu Văn hóa Kinh doanh của Trung Quốc
Tác giả Trương Hoàng Phụng, Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Tường Vi, Dương Nữ Lan Anh, Hoàng Ngọc Trinh, Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Người hướng dẫn Lê Thị Biên Thuỳ
Trường học Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

- Thể chế nhà nước: Theo Hiến Pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là một nước Xã hội chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh côn

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-o0o BÀI TẬP 1 CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VĂN HÓA KINH

DOANH CỦA TRUNG QUỐC

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Biên Thuỳ Sinh viên thực hiện: Trương Hoàng Phụng (NT)

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-o0o BÀI TẬP 1 CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VĂN HÓA KINH DOANH

CỦA TRUNG QUỐC

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Biên Thuỳ Sinh viên thực hiện: Trương Hoàng Phụng (NT)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan chủ đề: “Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Trung Quốc” do nhóm 3 nghiên cứu và thực hiện Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy

định hiện hành

Kết quả bài làm của chủ đề: “Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Trung Quốc”

trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập nào của nhóm khác

Các tài liệu được sử dụng trong bài luận có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

TP.HCM, ngày 08 tháng 03 năm 2024

Nhóm trưởng

Trương Hoàng Phụng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Quản trị kinh doanh, TrườngĐại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em họctập và hoàn thành bài tập nghiên cứu này Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc đến cô Lê Thị Biên Thuỳ đã dày công truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng

em trong quá trình làm bài

Nhóm 3 chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được để hoànthành bài tập tiểu luận Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệmthực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày.Rất kính mong sự góp ý của quý thầy cô để bài tập tiểu luận của chúng em được hoànthiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn

TP.HCM, ngày 08 tháng 03 năm 2024

Nhóm trưởng

Trương Hoàng Phụng

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: (1) Trương Hoàng Phụng MSSV: 2013213349

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

1 Giới thiệu sơ lược về Trung Quốc 2

2 Phân tích môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế 2

2.1 Phân tích môi trường chính trị 1

2.2 Phân tích môi trường pháp luật 1

2.3 Phân tích môi trường kinh tế 2

3 Phân tích môi trường văn hóa, xã hội, tôn giáo 1

3.1 Phân tích môi trường văn hóa 1

3.2 Phân tích môi trường xã hội 1

3.3 Phân tích môi trường tôn giáo 1

4 Những điều lưu ý để kinh doanh thành công 1

5 Những bài học kinh nghiệm 1

KẾT LUẬN 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

Là quốc gia có số dân đứng thứ hai thế giới tính đến hiện tại chỉ sau Ấn Độ và là nước

có diện tích thứ 3 thế giới Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày nay nổi lên nhưmột cường quốc kinh tế, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ Nhưng Trung Quốccũng được biết đến như một quốc gia của những nghi thức và lễ giáo với việc coi trọngcác giá trị dân tộc về lễ hội, văn hóa, ẩm thực và các giá trị truyền thống tôn giáo, làmột cái nôi văn hóa của nhân loại Những cá tính đặc trưng riêng biệt của người TrungHoa được hình thành trên một ý thức đầy tự hào về lịch sử và văn hóa lâu đời của họ.Trong thời buổi kinh tế thị trường ngày nay, nói đến một nền kinh tế vượt qua thời kỳkhủng hoảng một cách nhanh chóng, phát triển vượt bậc và nền kinh tế được xếp vàohàng thứ hai thế giới, vượt qua cả nền kinh tế của Nhật Bản thì hầu hết chúng ta không

ai không nghĩ ngay đến Trung Quốc Ngày nay, Trung Quốc đang tiến những bước dài,đồng thời cũng để lộ ra không ít vấn đề Tất cả mọi vấn đề đều hướng về văn hoá, songtất cả mọi vấn đề về văn hoá đều hướng vào tôn giáo Tôn giáo quyết định văn hoá màvăn hoá thì quyết định tính cách dân tộc, tính cách dân tộc lại quyết định số phận dântộc Bởi thế, việc tìm hiểu và am hiểu văn hóa Trung Quốc là rất quan trọng trước khidoanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường tỉ dân này Tạo lợi thế cho các doanhnghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, thâm nhập và hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người dânTrung Hoa Đồng thời tạo cơ hội hợp tác kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, tạo mốiquan hệ giao lưu hợp tác trong hòa bình và hữu nghị Chính vì thế sự hiểu biết cơ bản

về văn hóa, giá trị đạo đức kinh doanh của người Trung Quốc là hết sức cần thiết đốivới mọi tổ chức muốn tham gia đầu tư, thậm chí còn phải liên tục cập nhật thông tinmới nhất khi nền kinh tế của họ liên tục phát triển nhanh chóng Đó cũng là lý do mànhóm chúng em đã chọn nghiên cứu văn hóa kinh doanh của đất nước Trung Quốc

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

1 Giới thiệu sơ lược về Trung Quốc

- Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương Diện tích: 9,6 triệu km2

- Khí hậu Trung Quốc phức tạp, đa dạng, đa số nằm trong khu vực bắc ôn đới, thuộc khí hậu gió mùa lục địa, đa số các vùng có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực Do đất nước rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa dạng theo

- Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 độ C, tháng 7 là 26 độ C Ba khu vực được coi nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh

- Diện tích rộng lớn và dân số đông nhất thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo Văn hóa rất phong phú đa dạng và tương đồng với Việt Nam

- Tên nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China)

- Ngày quốc khánh: 1/10/1949

- Thủ đô: Bắc Kinh

- Dân số: hơn 1,4 tỷ người

- Dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc Dân tộc Hán là chủ yếu, các dân tộc thiểu số (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc)

- Hành chính: gồm 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc Trung ương Ngoài cấp hành chính Trung ương, Trung Quốc còn có 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã

- Tôn giáo: Có 5 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Công Giáo, Hồi Giáo và Tin Lành

- Ngôn ngữ: Tiếng Hán phổ thông lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn

- Thể chế nhà nước: Theo Hiến Pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là một nước Xã hội chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng, Chế độ Xã hội chủ nghĩa là chế độ cơ bản của Trung Quốc Chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà nước Cơ cấu nhà nước bao gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc Hội), Chủ tịch nước, Quốc Vụ viện, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc ( ọi tắt là Chính Hiệp, tương tự Mặt trận tổ quốc của Việt Nam), Uỷ ban Quân sự Trung ương Đại hội Đại biểu nhân dân vàchính phủ các cấp ở địa phương Tòa Án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Đảng cầm quyền Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập ngày 01 tháng 07 năm 1921 hiện có 91,9 triệu Đảng viên, Ban thường vụ Bộ chính trị ĐCS Trung Quốc có 7 thành viên, ngoài Đảng cộng sản Trung Quốc còn có 8 đảng phái khác đều thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong khuôn khổ hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản bao gồm Hội cách mạng Dân chủ, Liên minh dân chủ, Hội kiến quốc dân chủ, Hội Xúc tiến Dân chủ, Đảng Dân chủ nông công, Đảng Trí công, Học xã Cửu Tam và Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan Lãnh đạo chủ chốt Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân dân Trung HoaChủ tịch ủy ban quân sự Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Chủ tịch ủy ban quân

Trang 10

sự Trung ương nhà nước Trung Quốc: Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Lý Cường, Chủ tịch Quốc hội ủy viên trưởng ủy ban thường

vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Lật ChiếnThư, Chủ tịch Hội nghị Hiệp Thương chính trị nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Vương Hỗ Ninh, Bộ trưởng ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa: Vương Nghị

- Đơn vị tiền tệ: Đồng Nhân dân tệ có đơn vị là Yuan (Nguyên), 1 Y= 10 jiao (hào) =

100 fen (xu) Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch thông qua các chính sách công nghiệp và chiến lược kế hoạch 5 năm Kinh tế Trung Quốc chịu sự chi phối mạnh

mẽ bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp có vốn sở hữu hỗn hợp, mặc dù vậy khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển trong hệ thống chủ nghĩa xã hội thị trường Doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% giá trị vốn hóa thị trường của Trung Quốc vào năm 2019, đóng góp tới 100% GDP của Trung Quốc tương đương 15 nghìn tỷ USD vào năm 2021, trong đó các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đóng góp 60% còn lại Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của tất cả các DNNN của Trung Quốc, bao gồm

cả những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đạt 8,08 nghìn tỷ USD Trong số các DNNN này thuộc top 50000 công ty theo Fortune Global 50000 năm

2020 Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa, và nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo PPP kể từ năm 2014, đây là chỉ tiêu mà theo một số người là thước đo chính xác hơn về quy mô thực sự của nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai theo GDP danh nghĩa kể từ năm 2010 nhờ tận dụng tốt tỷ giá hối đoái biến động trên thị trường.Thậm chí có một dự báo chính thức nói rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP danh nghĩa vào năm 2028 Trong lịch sử, Trung Quốc từng là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX

1 Môi trường chính trị, kinh tế, pháp luật

1.1 Môi trường chính trị của Trung Quốc

Thể chế nhà nước: Theo thể chế Cộng hoà dân chủ Nhân dân, chế độ một viện (từ năm 1949)

Hiến pháp hiện hành được ban hành ngày 14/12/1982 và được sửa đổi năm 1998

Hệ thống pháp lý

Chính phủ Trung Quốc tiếp tục chú trọng và nỗ lực thúc đẩy các quy định pháp lý Sau cuộc Cách mạng văn hóa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến phát triển hệ thống pháp lý toàn diện để hạn chế tình trạng lạm quyền và những thái quá cách mạng Vào năm 1982, Quốc hội nhân dân Trung Hoa thừa nhận một hiến pháp mới trong đó nhấn mạnh những quy định của pháp luật mà chiếu theo đó cho dù lãnh đạo Đảng nào lên nắm quyền về mặt lý thuyết đều phải chịu trách nhiệm Từ khi nỗ lực thiết lập một hệ thống pháp lý bắt đầu vào năm 1979, hơn 300 luật và các quy định, phần lớn là ở các khu vực kinh tế, đã được ban hành Việc sử dụng các ủy ban hòa giải - nhóm thông báocủa công dân giải quyết khoảng 90% các tranh chấp dân sự của Trung Quốc và một số

vụ án hình sự nhỏ miễn phí cho các bên - là một trong những công cụ sáng tạo Có hơn

Trang 11

800.000 ủy ban như vậy trong cả hai khu vực nông thôn và thành thị Cải cách pháp lý đã trở thành một ưu tiên của chính phủ trong những năm 1990 Pháp luật được thiết kế để hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa các luật sư, thẩm phán của quốc gia, và nhà tù được ban hành Năm 1994 Luật Thủ tục hành chính cho phép công dân kiện quan chức lạm dụng quyền lực hay bất lương Ngoài ra, luật hình sự và các quy định liên quan đếnthủ tục hình sự được sửa đổi để giới thiệu những cải cách quan trọng Luật hình sự sử đổi bãi bỏ các tội phạm hoạt động "phản cách mạng", mặc dù nhiều người vẫn còn bị giam giữ đối với tội phạm đó Cải cách thủ tục hình sự cũng khuyến khích thiết lập mộttiến trình đối chất minh bạch hơn Hiến pháp và pháp luật của Trung Quốc đem lại các quyền cơ bản cho con người, bao gồm việc yêu cầu sự công bằng, nhưng những điều này thường bị bỏ qua trong thực tế Ngoài những cải cách tư pháp khác, Hiến pháp được sửa đổi vào năm 2004 bao gồm cả việc bảo vệ quyền cá nhân và quyền sở hữu tư nhân hợp pháp, nhưng không rõ làm thế nào những quy định này được thực hiện Từ sau sửa đổi này, đã có các ấn phẩm mới trong luật phá sản và luật chống độc quyền, và sửa đổi luật doanh nghiệp và luật lao động Mặc dù luật hình sự và dân sự mới có bổ sung những điều khoản bảo vệ cho công dân, nhưng những cải cách chính trị được tranh luận trước đây, bao gồm mở rộng các cuộc bầu cử đến thị trấn ngoài cơ sở thử nghiệm hiện tại, vẫn chưa được thực thi.

Hệ thống chính trị của Trung Quốc được xây dựng dựa trên mô hình chính trị của ĐảngCộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong đó ĐCSTQ là độc quyền quyền lực và không chấp nhận sự đa đảng Dưới đây là mô tả về các yếu tố chính của hệ thống chính trị Trung Quốc:

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ):

ĐCSTQ là tổ chức duy nhất có quyền lực tuyệt đối ở cấp quốc gia Điều này có nghĩa

là mọi quyết định lớn đều được thực hiện thông qua cơ cấu và quy trình của Đảng.Tổng Bí thư của ĐCSTQ là người đứng đầu quốc gia và là chủ tịch nước (nếu không cócác thay đổi từ thời điểm kiến thức cuối cùng của tôi vào tháng 1 năm 2022)

Quốc hội Trung Quốc (Nghị viện Quốc gia):

Quốc hội là cơ quan lập pháp tối cao, nhưng quyền lực thực tế của nó có thể được giới hạn do quyết định chủ yếu được đưa ra bởi ĐCSTQ

Đại biểu quốc hội được bầu cử từ các tỉnh và khu vực, và họ họp một lần mỗi năm để thông qua luật và quyết định quan trọng

Liên minh Hội nông dân và Công nhân:

Được thành lập dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, Liên minh Hội nông dân và Công nhân không có quyền lực thực sự nhưng được xem như là một phần của hệ thống chính trị đểđại diện cho lợi ích của các tầng lớp lao động

Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA):

Quân đội Nhân dân Trung Quốc dưới sự kiểm soát tuyệt đối của ĐCSTQ và không có vai trò chính trị độc lập PLA có thể được triệu tập để giữ gìn trật tự nội bộ và tham gia vào các hoạt động quốc tế theo sự chỉ đạo của chính phủ

Cấp địa phương:

Cấp quốc gia có thể chia thành các cấp địa phương, bao gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu tự trị và đặc khu hành chính

Trang 12

Hệ thống chính trị Trung Quốc đặc trưng bởi sự tập trung quyền lực trong tay ĐCSTQ, đồng thời các tổ chức và cơ quan khác chỉ có thể hoạt động dưới sự kiểm soát và hướng dẫn của Đảng Cộng sản Mặc dù có một số biến động và thay đổi trong hệ thốngchính trị, nhưng ĐCSTQ vẫn giữ vững vai trò quyết định.

Trung Quốc đang đối mặt với nhiều rủi ro chính trị trong quá trình phát triển và thay đổi Dưới đây là một số rủi ro chính trị mà Trung Quốc có thể phải đối mặt:

Tăng cường Kiểm Soát Chính trị và Thông Tin:

Chính sách kiểm soát thông tin và giám sát internet nghiêm ngặt có thể gây ra sự phản đối từ phía người dân và cộng đồng quốc tế

Sự kiểm soát chính trị cứng nhắc có thể tạo ra nguy cơ mất lòng tin từ phía quốc tế và gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hình ảnh của Trung Quốc

Thách thức Tài chính và Kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế chậm lại, nợ công cao và sự không ổn định trong hệ thống tài chính có thể tạo ra áp lực chính trị

Các biện pháp kinh tế và tài chính không hiệu quả có thể dẫn đến sự bất mãn trong xã hội

Biến động xã hội và Ung thư Nhóm Xã hội:

Sự chênh lệch kinh tế và xã hội có thể tạo ra sự bất ổn xã hội, đặc biệt là giữa các khu vực thành thị và nông thôn

Sự tăng cường trong các nhóm xã hội, như làm việc cho quyền lợi lao động và các phong trào nhóm dân tộc thiểu số, có thể tạo ra những thách thức mới

Quan hệ Quốc tế và Thách thức An ninh:

Xung đột với các quốc gia lân cận, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông, có thể tăng cường rủi ro an ninh và gây căng thẳng quốc tế

Giao thương thị trường toàn cầu và các cuộc chiến tranh thương mại có thể tạo ra áp lực chính trị từ sự ảnh hưởng của các đối tác quốc tế

Thách thức Môi trường:

Vấn đề về ô nhiễm môi trường và thay đổi khí hậu có thể gây ra bất ổn xã hội và tạo ra

áp lực chính trị để đối mặt với các vấn đề này

Những rủi ro này có thể tương tác và gây ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra một môi trường chính trị phức tạp đối với Trung Quốc Đồng thời, cách mà chính quyền giải quyết và đối mặt với những thách thức này sẽ quyết định sự ổn định chính trị trong tương lai

1.2 Môi trường pháp lý 

Hệ thống luật pháp tại Trung Quốc có đặc điểm là một hệ thống pháp luật chủ nghĩa xãhội chủ nghĩa, trong đó có sự kết hợp giữa các yếu tố của hệ thống pháp luật quốc tế vàcác nguyên tắc theo lối Tư pháp Trung Quốc Dưới đây là một số điểm quan trọng về

hệ thống luật pháp của Trung Quốc:

Trang 13

Hiến pháp:

Hiến pháp là văn bản cơ bản xác định tổ chức và quyền lực của quốc gia Hiến pháp năm 1982 đã trải qua nhiều sửa đổi và bổ sung

Hiến pháp công nhận sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(ĐCSTQ) và quy định về quyền lợi và tự do cơ bản của công dân

Hệ thống Pháp luật và Quy định:

Hệ thống pháp luật Trung Quốc bao gồm nhiều loại văn bản pháp luật, bao gồm luật, quy định và quyết định của cơ quan quốc gia

Luật Nhân dân của Trung Quốc (People's Courts Law) và Luật Nhân dân tố tụng hình

sự (Criminal Procedure Law) là những văn bản quan trọng điều chỉnh hệ thống tư pháp

Hệ thống Tư pháp:

Hệ thống tư pháp Trung Quốc bao gồm Tòa án Nhân dân Tối cao, các tòa án cấp tỉnh

và cấp cơ sở

Tư pháp dân sự, hình sự và hành chính đều nằm trong phạm vi của hệ thống tư pháp,

và có một số tòa án đặc biệt như Tòa án Nhân dân Cao cấp Đặc biệt Hành chính

Nguyên tắc Chủ nghĩa Xã hội Chủ nghĩa:

Hệ thống pháp luật của Trung Quốc tuân theo nguyên tắc Chủ nghĩa Xã hội Chủ nghĩa,trong đó quyền lực của Đảng Cộng sản được ưu tiên và coi là không thể tranh đấu.Công dân có quyền lợi cơ bản được bảo vệ, nhưng có thể bị hạn chế khi nó vi phạm lợi ích của nhóm hay quốc gia

Kiểm soát Chính trị:

Hệ thống pháp luật Trung Quốc cũng có sự can thiệp của Đảng Cộng sản trong quy trình pháp lý

Sự can thiệp này có thể ảnh hưởng đến công bằng và độc lập của tư pháp

Hợp tác Quốc tế:

Trung Quốc ngày càng tham gia vào các hợp tác quốc tế về pháp luật và thúc đẩy quan

hệ ngoại giao pháp luật với các quốc gia khác

Mặc dù có những nỗ lực để cải thiện và hiện đại hóa hệ thống pháp luật, nhưng vẫn cònnhững thách thức và bất cập trong việc đảm bảo công bằng và tranh đấu những hạn chếtrong hệ thống chính trị

rong lĩnh vực kinh doanh ở Trung Quốc, có nhiều quy định pháp luật quan trọng nhằm

hỗ trợ và quản lý các hoạt động kinh doanh Dưới đây là một số điều luật điển hình trong lĩnh vực kinh doanh của Trung Quốc:

Luật Doanh nghiệp Nhân dân (Company Law):

Quy định về thành lập, quản lý và giải thể doanh nghiệp Điều này bao gồm các loại doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và doanh nghiệp cổ phần

Luật Thương mại Nhân dân (Commercial Law):

Điều chỉnh các giao dịch thương mại, quy tắc kinh doanh, quy định về nguyên tắc đàm phán, hợp đồng, và giải quyết tranh chấp thương mại

Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (Enterprise Income Tax Law):

Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp và các chi phí liên quan, bao gồm cả quy định

về ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư

Luật Nhập khẩu và Xuất khẩu (Customs Law):

Trang 14

Điều chỉnh quy trình nhập khẩu và xuất khẩu, bao gồm các quy tắc về thuế quan, các yêu cầu kiểm tra chất lượng và an toàn, và thủ tục hải quan.

Luật Bảo vệ Quyền sở hữu Trí tuệ (Intellectual Property Law):

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm bản quyền, nhãn hiệu, bảo hộ công nghiệp và các quyền liên quan Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp về sáng tạo và thương hiệu

Luật Lao động Nhân dân (Labor Law):

Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, điều chỉnh các quy tắc về hợp đồng lao động, giờ làm việc, nghỉ phép và chế độ bảo hiểm xã hội

Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh (Anti-Monopoly Law):

Điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm cả quy tắc về thị trường cạnhtranh, tránh việc áp đặt giá và việc thâu tóm không lành mạnh

Luật An ninh Thông tin (Cybersecurity Law):

Bảo vệ an ninh thông tin, quy định về lưu trữ dữ liệu, bảo mật mạng, và yêu cầu về báocáo vụ việc bảo mật

Luật Chống Rửa tiền (Anti-Money Laundering Law):

Điều chỉnh các hoạt động chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, bao gồm cả yêu cầu báo cáo và kiểm soát

Các điều luật này có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và an toàn cho cả doanh nghiệp nội địa và quốc tế đang hoạt động tại Trung Quốc

Mặc dù kinh tế Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng, tuy nhiên môi trường pháp lý vẫn chưa theo kịp Từ sau cải cách thị trường mở cửa của Đặng Tiểu Bình, số doanh nghiệp mới đã tăng nhanh vượt ngoài khả năng điều chỉnh của chính phủ Điều này đã tạo ra một tình thế mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt gồm cạnh tranh ngày càng tăng và việc bỏ quên người nghèo, sẵn sàng thực hiện biện pháp quyết liệt để tăng lợi nhuận, thường trả giá bằng an toàn của người tiêu dùng Chính phủ Trung Quốc đã nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề và kết luận trong năm 2007 là gần 20% sản phẩm của nước này dưới tiêu chuẩn hoặc nhiễm độc, và đang tiến hành những nỗ lực phối hợp với Mỹ và các quốc gia khác để điều chỉnh vấn đề tốt hơn

Khi doanh nghiệp quốc tế kinh doanh tại Trung Quốc, họ có thể đối mặt với một số rủi

ro pháp lý đặc biệt do sự phức tạp của môi trường pháp lý và văn hóa kinh doanh Dướiđây là một số rủi ro pháp lý quan trọng khi kinh doanh quốc tế tại Trung Quốc:

Quy định Pháp luật:

Thay đổi nhanh chóng và không dễ dàng dự đoán Quy định có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cấp địa phương và lĩnh vực kinh doanh cụ thể

Bảo vệ Quyền Sở hữu Trí tuệ:

Rủi ro về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm bản quyền, nhãn hiệu và bảo hộ công nghiệp, đặc biệt là trong ngữ cảnh thị trường Trung Quốc nơi việc sao chép có thểphổ biến

Chiến tranh Thương mại và Thuế quan:

Các chiến tranh thương mại và thay đổi trong chính sách thuế quan có thể ảnh hưởng đến giá cả và chiến lược chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

Quản lý dữ liệu và Quyền riêng tư:

Trang 15

Luật An ninh Thông tin và các quy định khác về quản lý dữ liệu và quyền riêng tư có thể tạo ra rủi ro về việc lưu trữ và xử lý thông tin cá nhân.

Chính sách Lao động và Nhân quyền:

Các vấn đề liên quan đến chính sách lao động và nhân quyền có thể tạo ra rủi ro pháp

lý và uy tín đối với doanh nghiệp

Quản lý môi trường:

Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường có thể là một thách thức và có thể tạo

ra rủi ro pháp lý và hình ảnh

Thách thức với Hợp đồng và Thương mại:

Thương mại không công bằng và việc thực thi hợp đồng có thể tạo ra rủi ro pháp lý, đặc biệt là đối với doanh nghiệp quốc tế mới

Chính sách Ngoại trực và Đối ngoại:

Biến động trong chính sách ngoại trực và đối ngoại có thể tạo ra rủi ro về quy định và thị trường xuất khẩu

Quy định và Kiểm soát Tài chính:

Các biện pháp kiểm soát tài chính và nguy cơ liên quan đến quy định tài chính có thể tạo ra thách thức cho doanh nghiệp

Quy định Chống cạnh tranh không lành mạnh:

Rủi ro về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm cả áp đặt giá và việc thực hiện thương mại không công bằng

Để giảm thiểu rủi ro pháp lý, doanh nghiệp quốc tế nên thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng

về môi trường pháp lý của Trung Quốc, hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia pháp lý địaphương và duy trì một chính sách tuân thủ mạnh mẽ

1.3 Môi trường kinh tế

Hệ thống kinh tế của Trung Quốc được mô tả là một kinh tế có sự kết hợp giữa các yếu

tố thị trường và quản lý chính trị từ chính phủ Dưới đây là một số đặc điểm chính của

hệ thống kinh tế Trung Quốc:

Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (SOCIALIST MARKET ECONOMY):

Trung Quốc áp dụng mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tức là có sự kết hợp giữa yếu tố thị trường và quản lý chính trị từ chính phủ

Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc định hình và quản lý kinh tế, đồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài tham gia vàothị trường

Đổi mới và Mở cửa cửa khẩu (REFORM AND OPENING-UP POLICY):

Từ những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách Đổi mới và Mở cửa cửakhẩu, nhằm tăng cường năng lực sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu

Chính sách này đã giúp Trung Quốc trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thếgiới

Quản lý tập trung và chiến lược 5 năm:

Chính phủ Trung Quốc duy trì sự can thiệp lớn trong kinh tế thông qua quản lý tập trung, chiến lược 5 năm và các chính sách kích thích nền kinh tế

Trang 16

Các kế hoạch chiến lược được đề ra nhằm định hình phát triển kinh tế theo hướng bền vững và đa dạng hóa nền kinh tế.

Quản lý giá cả và đầu tư công:

Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc quản lý giá cả, kiểm soát lạm phát và duy trì

ổn định kinh tế

Đầu tư công lớn và các dự án hạ tầng được thúc đẩy để hỗ trợ phát triển kinh tế và giảm thiểu sự chênh lệch giữa các vùng

Quy mô lớn và đa dạng ngành:

Kinh tế Trung Quốc rất đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp

Có nhiều doanh nghiệp quốc doanh lớn cũng như doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài đang hoạt động trong nền kinh tế này

Hệ thống kinh tế Trung Quốc kết hợp giữa yếu tố thị trường và quản lý chính trị, với sựcan thiệp lớn từ chính phủ để định hình và hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế lớn nhất thế giới này

GNI của Trung Quốc

Theo dữ liệu chính thức được công bố ngày 28/2, tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng 20% trong năm 2021, đưa quốc gia này tiệm cận ngưỡng “nước thu nhập cao” theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB)

Cụ thể, GNI bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2021 đạt 12.438 USD, cách không xa ngưỡng tối thiểu 12.695 USD của quốc gia thu nhập cao theo tiêu chuẩn của WB

GNI tăng mạnh cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau những gián đoạn gây ra bởi đại dịch Covid-19

GNI đo lường tổng thu nhập mà người dân và doanh nghiệp của một quốc gia kiếm được cả ở trong vào ngoài nước Theo đó, GNI bao gồm tổng sản phẩm nội địa (GDP) – giá trị của tất cả hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong nước – cũng như thu nhập đến từđầu tư nước ngoài và các nguồn khác ở nước ngoài

GNI danh nghĩa năm 2021 của Trung Quốc tính theo Nhân dân tệ đã tăng 12,4% - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, lấy lại đà tăng trưởng sau thời gian nền kinh tế gần như rơi vào tình trạng ngưng trệ đầu năm 2020

Đồng nội tệ của Trung Quốc cũng tăng 7% so với năm 2020, bình quân 6,45 Nhân dân

tệ đổi 1 USD, nhờ thặng dư thương mại kỷ lục và đầu tư nước ngoài vào trái phiếu Chính phủ tăng mạnh GDP danh nghĩa năm ngoái của nước này tăng 21% lên 17.720

tỷ USD, tương đương 77% GDP của Mỹ - tăng từ mức chỉ bằng 70% quy mô kinh tế

Trang 17

Theo Credit Suisse, năm 2020, tỷ trọng tài sản quốc gia nằm trong tay nhóm 1% hộ gia đình giàu nhất là 30,6%, tăng 9,7 điểm phần so với năm 2000 – mức tăng lớn hơn đángkể so với Mỹ, Ấn Độ, Nga và Brazil.

Trước tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy chiến lược “thịnh vượng chung” giải quyết bất bình đẳng giàu nghèo – tức tài sản được phân bổ ở mức vừa phải cho tất cả mọi người Theo truyền thông Trung Quốc, chiến lược này kêu gọi điều chỉnh một cách hợp lý đối với tình trạng thu nhập cao quá mức, đồng thời khuyến khích các nhóm thu nhập cao và doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn cho xã hội

Cải cách kinh tế

 Từ năm 1978, Trung Quốc đã cải cách và mở cửa nền kinh tế Các lãnh đạo Trung Quốc đã thông qua một quan điểm thực tế hơn về nhiều vấn đề chính trị và kinh tế xã hội, và làm giảm vai trò của hệ tư tưởng trong chính sách kinh tế Tiếp tục chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc đã có một ảnh hưởng sâu sắc không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên thế giới Những cải cách định hướng thị trường mà Trung Quốc thực hiện trong 2 thập kỷ qua đã thoáng hơn cho những sáng kiến cá nhân và doanh nghiệp Kết quả là tỷ

lệ đói nghèo đã giảm xuống mức kỷ lục và gia tăng thu nhập đạt tốc độ nhanh chưa từng thấy Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới Tăng trưởng kinh tế duy trì mức bình quân trên 9,5% trong 26 năm qua Trong năm 2009, nền kinh tế 4,814 nghìn tỷ USD của Trung Quốc xấp xỉ khoảng một phần ba quy mô của nền kinh tế Mỹ Trong những năm 1980, Trung Quốc đã cố gắng kết hợp các kế hoạch tập trung với những cải cách theo hướng thị trường để tăng năng suất, mức sống và chất lượng công nghệ mà không làm gia tăng lạm phát, thất nghiệp, và thâm hụt ngân sách Trung Quốc theo đuổi cải cách nông nghiệp, dỡ bỏ hệ thống bao cấp và đề ra hệ thống kinh tế dựa trên hộ gia đình, vốn mang đến cho nông dân quyền ra quyết định nhiều hơn trong hoạt động nông nghiệp Chính phủ cũng khuyến khích các hoạt động phi nông nghiệp như doanh nghiệp làng nghề ở nông thôn, và thúc đẩy hơn nữa quyền tự quản lý cho các doanh nghiệp nhà nước, tăng cạnh tranh trên thị trường, và tạo điều kiện tiếp xúc trực tiếp giữa các doanh nghiệp kinh doanh Trung Quốc và nước ngoài Trung Quốc cũng dựa nhiều vào nguồn vốn nước ngoài và nhập khẩu Trong thập niên

1980, những cải cách này đã dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm 10% về sản lượng nông nghiệp và công nghiệp Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gấp đôi Trung Quốc trở thành nước tự cung tự cấp ngũ cốc; công nghiệp nông thôn chiếm 23% sản lượng nông nghiệp, giúp giải quyết lượng lao động dư thừa ởnông thôn Sự đa dạng hàng hóa công nghiệp nhẹ và tiêu dùng tăng Cải cách bắt đầu từ hệ thống ngân hàng, tài chính, thiết lập giá, và lao động Tuy nhiên, vào cuối thập niên 1980, nền kinh tế đã trở nên quá nóng với tỷ lệ lạm phát tăng Vào cuối năm 1988,trước sự tăng đột biến của lạm phát do những cải cách giá cả tăng tốc, các nhà lãnh đạo

đề ra chương trình thắt lưng buộc bụng Kinh tế Trung Quốc đã lấy lại đà tăng trưởng trong những năm 1990 Trong chuyến thăm miền nam Trung Quốc vào đầu năm 1992, lãnh đạo tối cao của Trung Quốc vào lúc đó, Đặng Tiểu Bình, đã thực hiện một loạt cáctuyên bố chính trị được thiết kế để tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế Đại hội Đảng lần thứ 14 vào cuối năm ủng hộ thúc đẩy đổi mới cải cách thị trường của Đặng Tiểu Bình, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ chính của Trung Quốc trong những năm

1990 là tạo ra một "nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa." Kế hoạch phát triển 10

Trang 18

năm trong những năm 1990 nhấn mạnh tính liên tục trong hệ thống chính trị với cải cách mạnh hơn trong hệ thống kinh tế Sau Hội nghị thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được tổ chức vào tháng Mười năm 2003, các nhà lập pháp Trung Quốc công bố một số đề xuất sửa đổi hiến pháp nhà nước Một trong những vấn để quan trọng nhất là

đề nghị để bảo vệ quyền sở hữu tư nhân Các nhà lập pháp cũng chỉ ra rằng sẽ tập trungvào những khía cạnh nhất định của chính sách kinh tế tổng thể của chính phủ, bao gồm

cả những nỗ lực nhằm giảm thất nghiệp, chính thức 4,3% cho khu vực thành thị vào tháng 9 năm 2009 nhưng có thể lên đến mức 9% nếu tính cả người di cư

Các lĩnh vực quan trọng khác bao gồm tái phân bổ thu nhập giữa các vùng đô thị và nông thôn, duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường và cải thiện công bằng xã hội Quốc hội nhân dân Trung Quốc đã phê chuẩn những sửa đổi trong cuộc họp tháng 3 năm 2004

Hội nghị Trung ương lần thứ 5 vào tháng Mười năm 2005 đã thông qua Chương trình kinh tế 5 năm lần thứ 11 nhằm xây dựng một "xã hội hài hòa" thông qua phân phối của cải công bằng hơn và cải thiện giáo dục, chăm sóc y tế và an sinh xã hội

Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 sáng 15/11/2012 đã tiến hành họp phiên chính thức đầu tiên để bầu ra Tổng bí thư, Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Theo tin trực tiếp từ Tân Hoa Xã, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã bầu ông Tập Cận Bình làm Tổng bí thư Ông cũng được giao đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương

Trong bài phát biểu, tân Tổng bí thư Tập Cận Bình nói, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, trong nội bộ còn nhiều vấn đề chờ được giải quyết Đặc biệt là vấn nạn tham nhũng, thoát ly quần chúng, chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu trong một số cán bộ đảng viên cần phải được nỗ lực xử lý

"Do đó, trách nhiệm của ban lãnh đạo mới là cùng chung chí hướng với toàn đảng, giảiquyết một cách thiết thực những vấn đề nổi cộm còn tồn tại, thay đổi tác phong công tác, quan hệ mật thiết với quần chúng, để Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn là nòng cốt lãnh đạo trong sự nghiệm chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc", ông nói Hướng

về phía các nhà báo trong và ngoài Trung Quốc, ông Tập Cận Bình nói, "Trung Quốc cần phải tìm hiểu rất nhiều thứ về thế giới, và thế giới cũng cần tìm hiểu nhiều về Trung Quốc"

7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ngoài ông Tập Cận Bình, còn có các ông Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn và TrươngCao Lệ

Ông Tập Cận Bình sinh năm 1953, là con trai của nhà lãnh đạo Tập Trọng Huân, cựu Phó thủ tướng và Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ông tốt nghiệp chuyên ngành lý luận chủ nghĩa Marx và giáo dục chính trị tư tưởng ở Học viện Xã hội nhân văn thuộc trường Đại học Thanh Hoa Ông cũng có bằng tiến sỹ chuyên ngành luật

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 1/1974 Trong giai đoạn từ năm

1979 đến năm 1982, ông làm thư ký cho Văn phòng Quốc vụ viện và Văn phòng Quân

ủy Trung ương Từ năm 1982 đến năm 1985, ông đảm nhiệm các chức vụ Phó bí thư rồi đến Bí thư huyện ủy Chính Định, tỉnh Hà Bắc

Từ năm 1985 đến năm 2002, ông công tác tại tỉnh Phúc Kiến Ban đầu ông là Phó chủ tịch thành phố Hạ Môn, sau đó kinh qua hàng loạt chức vụ: Bí thư địa khu Ninh Đức

Trang 19

(Phúc Kiến); Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Phúc Châu (Phúc Kiến); Phó bí thư tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến; Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến

Trong 17 năm ở tỉnh Phúc Kiến, ông Tập Cận Bình đã có nhiều đột phá trong chính sách kinh tế như phát triển hệ thống giao thông, quy hoạch cảng biển, đô thị, đặc biệt làchính sách thu hút đầu tư kinh tế từ lãnh thổ Đài Loan, đưa Phúc Kiến đi theo hướng kinh tế thị trường Ông đã mở đầu cuộc chiến chống tham nhũng bằng loạt điều tra hơn2.000 cán bộ trong vụ bê bối về nhà đất ở Ninh Đức

Từ năm 2002 đến năm 2003, ông làm Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang, sau đó đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh cho tới năm 2007 Trong thời gian làm việc tại tỉnh Chiết Giang, ông Tập Cận Bình tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng với “ba điều cần có của người làm quan” là tính kỷ luật, tuân thủ luật pháp và có lương tâm Từnăm 2007, ông Tập Cận Bình trở thành Bí thư Thành ủy Thượng Hải Cũng trong năm này, ông được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Từ năm 2008, ông đảm nhiệm các cương vị Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Phó chủ tịch nước và Giám đốc Trường Đảng Trung ương

Trong Văn kiện Hội nghị lần 3 Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2013 về cải cách DNNN có nêu rõ: (i) Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hỗn hợp, trong đó khuyến khích các loại hình sở hữu cùng tham gia vào phát triển kinh tế và (ii) Thúc đẩy hệ thống quản trị hiện đại đối với DNNN theo hướng thị trường – giảm thiểu tối đa can thiệp hành chính, trong đó cải cách việc phân quyền quản lý vốn nhà nước, thiết lập một số công ty điều hành vốn nhà nước, hỗ trợ một số DNNN đủ mạnh để tự tái cơ cấu thành các công ty đầu tư vốn nhà nước

Để cụ thể hóa những chỉ đạo trong Văn kiện, vào cuối năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số định hướng thúc đẩy cải cách DNNN, trong đó đặt ra yêu cầutăng cường quyền tự quyết cho ban điều hành các DNNN, bãi bỏ việc can thiệp hành chính của chính quyền Đặc biệt, cần tách biệt 2 chức năng quản lý vốn nhà nước và chức năng quản trị doanh nghiệp, thông qua mô hình 2 nhóm công ty: Nhóm các doanhnghiệp vì mục tiêu công ích, an ninh quốc phòng (các công ty điều hành vốn nhà nước)

và nhóm các doanh nghiệp hoạt động trên nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu kinh doanh thương mại thuần túy, từ đó gia tăng vốn nhà nước và thúc đẩy nền kinh tế (các công ty đầu tư vốn nhà nước) Tiến tới, SASAC sẽ chỉ còn là cơ quan hoạch định chiếnlược và chính sách cho hệ thống mà sẽ không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động các doanh nghiệp nữa Trong “Tầm nhìn Trung Quốc đến năm 2030” do Viện nghiên cứu phát triển của Chính phủ Trung Quốc và Ngân hàng thế giới phát hành cũng kiến nghị:

“SASAC chỉ giới hạn trong việc giám sát và hoạch định chính sách, còn chức năng quản lý tài sản chuyển giao cho các công ty đầu tư vốn nhà nước Các công ty quản đầu

tư vốn nhà nước nên có nhiệm vụ rõ ràng, được quản lý một cách độc lập và chuyên nghiệp, và phải có những tiêu chuẩn đánh giá một cách công khai, phải gắn chặt với những thông lệ chung của quốc tế về minh bạch hóa thông tin, hoạt động và đo lường hiệu quả hoạt động” Trong tiến trình cải cách SASAC, để thúc đẩy cải cách DNNN ở Trung Quốc, 2 công ty là Tập đoàn Đầu tư Khai thác Phát triển quốc gia (SDIC) và Công ty lương thực thực phẩm và dầu ăn (COFCO) được lựa chọn để thay thế SASAC trở thành công ty đầu tư vốn nhà nước đảm nhiệm quyền sở hữu đối với các DNNN

Trang 20

Theo đánh giá của giới quan sát quốc tế, những định hướng nói trên của Chính phủ Trung Quốc tiến tới giảm bớt sự can thiệp hành chính, thúc đẩy các DNNN vận hành theo nguyên tắc thị trường được đánh giá là một chủ trương đúng đắn Tuy nhiên, cũngkhông ít những hoài nghi được đặt ra về tính khả thi khi triển khai các chủ trương này

do những lực cản liên quan đến lợi ích nhóm từ các doanh nghiệp và các cơ quan khác nhau trong chính quyền Trong thực tế, những bước triển khai của SASAC để thực hiệnchủ trương này còn rất chậm trễ, không triệt để vì e ngại sẽ bị mất dần vai trò và tầm ảnh hưởng trong hệ thống

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã quyết tâm giảm phụ thuộc vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Và kế hoạch này vẫn đang hiệu quả Tỉ trọng của xuất khẩu trên GDP của Trung Quốc năm nào cũng giảm trong thập niên vừa qua, ngoại trừ năm 2009trong bối cảnh suy thoái toàn cầu Toàn bộ ngành xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm 18,5% GDP trong năm 2017, giảm từ mức 35% hồi năm 2007 Đồng thời, xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ chỉ chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu năm ngoái

Đương nhiên, những doanh nghiệp nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọng dưới thời Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng có thể được sử dụng để chống lại hàng rào thuế quan của chủ tịch Donal Trump, với việc Bắc Kinh có thể điều chỉnh mức lợi nhuận theo mong muốn, bảo đảm việc làm cho số lượng lao động lớn, trong khi có thể đồng thời phá giá đồng nhân dân tệ 10% Cùng với ảnh hưởng của đồng đô la tăng giá so vớiđồng nhân dân tệ, những yếu tố này sẽ vô hiệu hóa đa số các ảnh hưởng từ hàng rào thuế quan của Trump Thêm nữa, rất nhiều công ty tư nhân Trung Quốc có thể hưởng lợi từ việc Mỹ cố gắng giảm nhập khẩu từ Trung Quốc bằng cách gia tăng marketing

và bán hàng tại Đông Nam – nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và được OECD dựbáo có “nhu cầu nội địa vững vàng” trong những năm tới – và xa hơn là châu Phi, nơi Trung Quốc đã rất năng động, cũng như Mỹ Latinh

Một số công ty Trung Quốc còn có thể chuyển sản xuất ra nước ngoài Ví dụ, Haier đã

có sẵn hoạt động sản xuất ở 5 tiểu bang của Mỹ từ khi thu mua mảng kinh doanh thiết

bị của General Electric Haier cũng sở hữu các nhà máy sản xuất từ Mexico tới New Zealand bằng cách mua lại Fisher & Paykel, một công ty cũng có cơ sở sản xuất tại Mexico, Italy và Thái Lan Hơn nữa, như Charles Freeman, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách châu Á của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, đã chỉ ra cho tôi trong một buổi phỏng vấn vào thứ Sáu, “Mexico đã [từng] là một địa điểm có chi phí sản xuất cao hơn Nhưng hiện tại chi phí lao động của Trung Quốc còn đắt đỏ hơn của Mexico, nên những điều này sẽ có thể bắt đầu thay đổi.”

Có một số phương pháp khác có thể giúp các công ty Trung Quốc và nền kinh tế chungcủa đất nước này tránh được ảnh hưởng thuế quan từ Mỹ trên mọi cấp độ Rất nhiều công ty không sẵn lòng cắt giảm chi phí hay dịch chuyển hệ thống sản xuất “sẽ có thể

đi tới Bắc Kinh và [nói với chính phủ] giảm giá đồng nhân dân tệ để bù đắp,” Freeman nói “Điều này sẽ tất nhiên gây ra những vấn đề khổng lồ [trong nước Mỹ] về chính sách, nước vốn đã nhạy cảm trước tình trạng định giá thấp của đồng nhân dân tệ.” Nhưng tại thời điểm này, trong một cuộc chiến thương mại toàn diện, Bắc Kinh sẽ quan tâm tới sự nhạy cảm của nước Mỹ tới mức nào?

Nông nghiệp

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới và là một trong những nhà sản xuất và tiêu

Ngày đăng: 02/07/2024, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w