2. Phân tích môi trường văn hóa xã hội, tôn giáo
3.1. Tìm hiểu, phân tích môi trường văn hóa xã hội
3.1.1 Văn hóa quốc gia
a. Ẩm thực Trung Quốc
“Bạn đã ăn chưa” là câu chào phổ biến của người Trung Quốc. Người Trung Quốc thích ăn uống. Văn hóa ẩm thực Trung Quốc khá khác biệt so với các quốc gia khác.
Ẩm thực Trung Quốc là nền văn hóa ẩm thực phong phú. Văn hóa ẩm thực Trung Quốc khác nhau ở một số vùng với phong cách nấu ăn riêng biệt, nguyên liệu được sử dụng dựa trên các sản phẩm tự nhiên và nông nghiệp. Mì, gạo và bánh bao là thực phẩm chủ yếu ở Trung Quốc. Gia vị thường dùng như nước tương, giấm và tương ớt và dùng đũa để lấy thức ăn chứ không phải dao và nĩa
b. Nghệ thuật Trung Hoa
Nghệ thuật là một phần quan trọng của văn hóa và truyền thống Trung Quốc. Nghệ thuật Trung Quốc rất đa dạng bao gồm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật trình diễn, kiến trúc, đồ gốm, đồ đồng, chạm khắc ngọc bích và các loại hình nghệ thuật trang trí hoặc
mỹ thuật khác được sản xuất ở Trung Quốc qua nhiều thế kỷ. Nghệ thuật Trung Quốc chứa đựng một lịch sử tâm linh và thần bí vĩ đại.
Phong cách hội họa và điêu khắc của nghệ thuật TQ chủ đề trung tâm là thiên nhiên và
sự thống nhất. Nghệ thuật điêu khắc ở Trung Quốc đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ học. Nghệ thuật thư pháp là một nghệ thuật cổ xưa của Trung Quốc
và nhằm mục đích thể hiện khả năng kiểm soát và kỹ năng vượt trội khi sử dụng bút lông và mực.Thư pháp có nghĩa là chữ viết đẹp, là loại hình nghệ thuật thị giác được đánh giá cao hơn tất cả các loại hình khác ở Trung Quốc. Thư pháp Trung Quốc có lịch
sử lâu đời, khoảng 1.000 năm.Thư pháp Trung Quốc có năm loại chính bao gồm Chữ triện, Chữ lệ, Chữ khải, Chữ hành, Chữ thảo. Bậc thầy thư pháp nổi tiếng Zhong Yao (151-230) được biết đến như là cha đẻ của tiêu chuẩn chữ viết , Wen Zhengming (1470–1559), Zhang Ruitu (1570–1641), Zhu Yunming (1460–1527), và Hoàng Đạo Châu (1585–1646).
Trung Quốc cũng nổi tiếng với các tác phẩm chạm khắc bằng ngọc bích được sử dụng trong thiết kế đồ trang sức, trang trí nhà cửa và nhiều ứng dụng khác. Các tác phẩm chạm khắc bằng ngọc bích đã tồn tại hơn 1.300 năm và là một phần quan trọng trong lịch sử phong phú của đất nước.
c. Lễ hội Trung Quốc
Trung Quốc được liệt vào danh sách những nền văn minh cổ đại nhất thế giới. Hơn
5000 năm lịch sử truyền thống và chứng kiến sự ra đời của nhiều lễ hội truyền thống Trung Quốc. Theo khu vực Trung Quốc, các lễ hội Trung Quốc được chia thành ba loại
lễ hội nông nghiệp, tôn giáo và xã hội. Trung Quốc có một số lễ hội truyền thống được
tổ chức trên khắp đất nước và lễ hội quan trọng nhất ở Trung Quốc là năm mới. Trung Quốc tổ chức năm mới trong vòng 15 ngày đến ngày 15 của tháng Giêng.
Trung Quốc cũng có Lễ hội đèn lồng, Lễ hội Thanh Minh, Lễ Thất tịch, Lễ Trùng Dương, Lễ hội Laba, v.v. Lễ hội Trung Quốc là một phần rất quan trọng đối với người Trung Quốc, làm nổi bật đầy đủ văn hóa và truyền thống con người Trung Quốc trong
lễ hội. Mỗi địa phương lại có những nét văn hóa riêng biệt thể hiện qua các phong tục
và các món ăn đặc sắc.
d. Ngôn ngữ
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất và có hàng trăm ngôn ngữ. Ngôn ngữ Trung Quốc bao gồm nhiều biến thể khu vực được gọi là phương ngữ. Tiếng phổ thông là ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc còn được gọi là "Putonghua" với hơn 70% người
dân là người gốc tiếng phổ thông. Trung Quốc cũng có một số phương ngữ chính khác bao gồm Yue (Quảng Đông), Xiang (Hồ Nam), phương ngữ Mân, phương ngữ Gan, phương ngữ Wu và phương ngữ Kejia hoặc Hakka.Tiếng Quan thoại là phương ngữ được nói nhiều nhất ở Trung Quốc và được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai ở Trung Quốc với những người nói các phương ngữ khác của Trung Quốc. Tiếng Trung Quốc
là ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới, ngôn ngữ viết đã tồn tại hơn 3.000 năm.
e. Hệ thống tôn giáo và tín ngưỡng
Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Do đó, tín ngưỡng dân gian Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào tôn giáo, vùng miền và văn hóa bản sắc.
Đa phần người Trung Quốc đều theo Phật Giáo, Đạo Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo. Ngoài ra còn có những tín ngưỡng nhân gian và một số tôn giáo thiểu số khác. Tuy nhiên Phật Giáo vẫn là tôn giáo chính.
_Hình 3.1. Tỷ lệ tín đồ theo các tôn giáo khác nhau ở Trung Quốc
Tín ngưỡng dân gian Trung Quốc đề cập đến một nền tôn giáo “đa thần”. Điều này dựa trên tín ngưỡng thờ tự nhiên (đặc biệt là thiên đường) và thờ cúng tổ tiên từ thời cổ đại.
Nó bao gồm nhiều yếu tố tôn giáo như Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo Hán. Điểm chung của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là sự thờ cúng bởi đền, chùa, điện, bàn thờ.
Trong số các tín ngưỡng Trung Quốc, tôn trọng thiên đàng và thờ cúng tổ tiên là cơ bản nhất. Truyền thống này có thể được bắt nguồn từ thời kỳ xã hội nguyên thủy. Nó không thay đổi trong suốt các triều đại.
Ngoài ra, Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng chỉ đạo của hệ thống đế quốc, cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng tổ tiên, thiên đàng.
Ngoài các nhà hiền triết và tổ tiên, các vị thần tự nhiên cũng là đối tượng thờ cúng quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Trong dân gian, người dân chủ yếu thờ Ngọc Hoàng, tổ tiên, thần bếp bảo vệ gia đình và thần đất bảo vệ đất đai, nhà cửa.
Sự phổ biến của tín ngưỡng dân gian đã vượt qua bất kỳ tôn giáo cụ thể nào. Người Trung Quốc thường tôn thờ các nhà hiền triết, những người vĩ đại, anh hùng, vua và thậm chí là các nhà lãnh đạo.
Tóm lại, tín ngưỡng dân gian Trung Quốc hình thành từ cuộc sống, tập tục và nhân vật được hình tượng hóa, thần hóa. Người Trung Quốc thường thờ những người vĩ đại, có công với dân tộc, bậc hiền nhân, các vị thần trong câu chuyện dân gian.
Những vị thần được thờ cúng phổ biến trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc:
Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, thiên đường và tổ tiên là hai yếu tố quan trọng nhất. Mà người cai quản thiên đường chính là Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, mọi người dân Trung Quốc đều xem vị thần này có khả năng tối thượng. Do đó, họ thờ cúng Ngọc Hoàng ở khắp nơi. Đặc biệt, Đền Ngọc Hoàng là địa điểm thờ cúng lớn nhất.
_Hình 3.2. Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Ngọc Hoàng là vua của Thiên giới, nơi của thần tiên, là vị thần quan trọng nhất.
Dù là người của bất kỳ tôn giáo nào, người Trung Quốc cũng có tập tục thờ cúng
ông bà tổ tiên đã khuất. Mỗi nhà, mỗi gia đình đều có một góc để đặt bài vị tưởng
nhớ tổ tiên. Nhiều gia đình có dòng dõi quý tộc bề thế hoặc đông con cháu sẽ có một gian phòng thờ tổ tiên lớn. Nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên trong tín ngưỡng dân
gian Trung Quốc sẽ được giao cho người trong trai cả. Tại Việt Nam, văn hóa thờ cúng tổ tiên cũng rất phổ biến, tồn tại ở hầu khắp các gia đình.
Khổng Tử (Nho Giáo) chính là người sáng lập nên Nho giáo. Do đó, trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Khổng Tử cũng được xem như vị thần để thờ cúng. Tượng Khổng Tử được thờ nhiều trong các công trình giáo dục, giảng dạy, các trung tâm truyền bá Đạo giáo.
_Hình 3.3. Tranh vẽ Khổng Tử năm 1770 tại Trung Quốc.
Người Trung Quốc rất tôn kính thổ địa. Họ xem vị thần này là người trông nom đất đai, nơi xây dựng nhà cửa. Do đó, tại hầu hết các gia đình ở Trung Quốc đều có bàn thờ thổ địa.
Hình 3.4
Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Táo quân là một vị thần hiển hách. Từ thời Tiên Tần đến thời Minh Thanh, việc thờ cúng táo quân tại các gia đình ở Trung Quốc rất được xem trọng. Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa: Táo Quân tên Tô Cát Lợi, vợ là Vương Thị.
Hình 3.5
Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, hai nhân vật Bồ tát Quan Âm dường như đã vượt qua giới hạn của Phật giáo. Hai vị thần này trở thành hình tượng được hầu hết người Trung Quốc tôn thờ. Dù là Phật giáo Hán hay Phật Tây Tạng thì Bồ tát và Quan
âm cũng là những vị thần được tôn kính nhất.
f. Giáo dục
Trẻ em Trung Quốc học 1o giờ hơn 1 ngày: Các tiết học ở Trung Quốc thường bắt đầu lúc 8 giờ sáng và kết thúc lúc 3-4 giờ chiều. Nghe thì có vẻ đơn giản thật đấy. Nhưng bạn biết không, trong sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay, trẻ em Trung Quốc phải chịu rất nhiều áp lực đến từ việc học tập. Sau khi tan học, các em phải về nhà và làm bài tập đến 9-10 giờ tối. Tại thành phố lớn, học sinh phải tham gia các lớp phụ đạo, lớp năng khiếu như âm nhạc, hội họa, múa…Phụ huynh Trung Quốc quan niệm rằng, việc bồi dưỡng năng khiếu từ nhỏ sẽ là hành trang giúp ích cho con đường phát triển của các em sau này.
Nhiều trường chấp nhận hình phạt truyền thống như roi vọt: Một giáo viên có thể áp dụng hình phạt roi vọt khi học sinh vi phạm nội quy lớp học hay nhà trường.
Có bảng xếp hạng treo trong lớp và trên bảng thông tin trường sau mỗi đợt thi để tạo động lực học tập chăm chỉ hơn: Trong các lớp học, điểm số được phân loại từ A đến F. Trong đó, A là điểm cao nhất bằng 90-100%, và F là điểm không đạt yêu cầu dưới 60%. Bảng xếp hạng này được coi là động lực khuyến khích học sinh cố gắng hơn nữa trong quá trình học tập. Ví dụ như, khi học sinh hăng hái phát biểu trong lớp hoặc đạt thành tích cao thì sẽ được cộng điểm chuyên cần. Ngược lại, nếu học sinh vi phạm trong giờ học hoặc có hành vi không đúng mực sẽ bị trừ điểm. Bảng xếp hạng sẽ được cập nhật hằng ngày và mọi người đều có thể theo dõi.
Các trường Trung Quốc rất xem trọng việc cho học sinh tập thể dục mỗi ngày: Mỗi buổi sáng, tất cả học sinh đều phải xếp đội hình và tập bài thể dục khởi động, sau đó sẽ thực hiện nghi thức chào cờ hoặc bước vào lớp học. Sau giờ ra chơi, học sinh sẽ tập các bài thể dục cho mắt. Việc làm này không chỉ giúp các em giải stress mà còn có tác dụng trong việc làm giảm đau nhức mắt.Ngoài bài tập buổi sáng, học sinh cũng sẽ có
_Hình 3.6. “Đồng tử bái Quan Âm”
bài tập thể dục vào lúc 2 giờ chiều. Như vậy, việc tập thể dục sẽ được thực hiện cân bằng giữa buổi sáng và buổi chiều.
g. Cấu trúc xã hội
10 tầng lớp trong xã hội Trung Quốc hiện đại
1. Những người lãnh đạo quốc gia, xã hội
2. Những nhà quản lý
3. Tổng giám đốc các tập đoàn tư nhân
4. Cán bộ chuyên ngành
5. Cán bộ quản lý
6. Doanh nhân
7. Những người hoạt động trong ngành dịch vụ thương mại
8. Công nhân các nhà máy, xí nghiệp
9. Nông dân
10. Người thất nghiệp hoặc lao động bán thời gian
Trên cùng là tầng lớp của những người lãnh đạo, đứng đầu là những vị lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo xã hội. Thứ hai là những nhà quản lý. Thứ ba là tổng giám đốc những tập đoàn tư nhân, tiếp theo là những cán bộ chuyên ngành. Những người khác như cán bộ quản lý, doanh nhân, nhân viên dịch vụ thương mại, công nhân các nhà máy, xí nghiệp, nông dân được xếp vào những tầng lớp tiếp theo. Tầng lớp cuối cùng trong xã hội là những người thất nghiệp hoặc những người lao động bán thời gian. Sự sắp xếp này đã phản ánh rõ nét tác động của công cuộc cải cách kinh tế và sự tiến hóa xã hội của Trung Quốc. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những vị tổng giám đốc, những nhà quản lý hay những người hoạt động trong ngành dịch vụ thương mại được dự báo sẽ trở thành tầng lớp trên của xã hội.
Kết quả điều tra kể trên dựa trên cuộc nghiên cứu quy mô của chính phủ do Viện Khoa học xã hội Trung Quốc thực hiện suốt 3 năm qua. Hàng trăm nhà nghiên cứu đã phân phát 10.000 bảng câu hỏi và thực hiện 1.000 buổi phỏng vấn những người dân ở 8 thành phố. Sở dĩ chính phủ đề xướng cuộc nghiên cứu này vì họ cảm thấy cấu trúc xã hội nguyên thủy “hai giai cấp, một tầng lớp” không còn thích hợp với sự đi lên của xã hội hiện đại. Hai giai cấp được đề cập đến trong mô hình xã hội truyền thống là nông dân và công nhân, một tầng lớp là những ngườâi trí thức. Vào những năm 1960 khi tiến hành cuộc cách mạng văn hóa, công nhân, nông dân được đề cao là trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng 30 năm sau và 20 năm cải cách kinh tế, tình hình đã ngược lại. Hơn 40% nông dân và công nhân hiện được xếp vào tầng lớp thấp hơn tầng lớp trung lưu trong xã hội. Rồi đây cùng với sự tiến bộ của xã hội dần dần nông dân sẽ tiếp tục chuyển sang tầng lớp khác. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động nông nghiệp. Mục đích của cuộc điều tra nhằm giúp chính phủ đề ra những kế hoạch cụ thể để phát triển đất nước