Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của tạo động lực làm việc đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động, nên các thế hệ lãnh đạo, quản lý ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH
Trang 2BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH TẠI PHỦ CHỦ TỊCH,
GIAI ĐOẠN 2025-2030
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS ĐINH THỊ CẨM LÊ
HÀ NỘI, THÁNG 12/2024
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Trên thế giới, xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 đã đem lại kết quả vượt bậc về kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh chóng ở mọi quốc gia đồng thời đòi hỏi nguồn nhân lực phải nâng cao trình độ, thay đổi tư duy, phương thức làm việc Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bối cảnh khu vực, thế giới hiện nay mang tính Biến động (Volatility) - Bất định (Uncertainty) - Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity) - thường được gọi là bối cảnh VUCA Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về tạo động lực làm việc không chỉ giúp tổ chức vững vàng, gia tăng khả năng thích ứng
mà còn góp phần bồi đắp văn hóa tổ chức luôn sẵn sàng tinh thần đổi mới, sáng tạo
Trong khi đó ở Việt Nam, cải cách hành chính cùng xu thế hội nhập, chuyển đổi
số đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực trên bình diện quốc gia Chương trình tổng
thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ xác định một trong 6 nội dung quan trọng, đó là “Cải cách chế độ công vụ”, trong đó nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước Cán bộ, công chức, viên chức chính là đội ngũ quan trọng nhất quyết định hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước Công cuộc cải cách hành chính và hội nhập thế giới không thể thành công nếu thiếu nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ và động lực làm việc Do đó, nghiên cứu tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt để thúc đẩy nỗ lực làm việc phục vụ lợi ích công
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của tạo động lực làm việc đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động, nên các thế hệ lãnh đạo, quản lý ở Khu
Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thường áp dụng nhiều biện pháp tạo động lực khác nhau nhằm thúc đẩy các viên chức tại đây thực hiện tốt các chức năng, nhiệm
vụ được giao phó
Trang 4Tuy nhiên, bên cạnh những một số kết quả đã đạt được, việc tạo động lực cho các thành viên Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch vẫn còn một số tồn tại, hạn chế Chẳng hạn như về vấn đề tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, về công việc hay về vấn đề môi trường làm việc…vẫn cần tiếp tục xem xét, điều chỉnh, bổ sung để thúc đẩy các thành viên chức cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong quá trình thực thi nhiệm vụ Bên cạnh
đó, tiềm năng con người trong đơn vị còn nhiều, nhưng chưa thực sự được khai thác và
sử dụng một cách hiệu quả Vì vậy, nếu có những giải pháp phù hợp, thì sẽ giúp phát huy hơn nữa sự tự giác, vai trò chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của viên chức
Xuất phát từ những lí do nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Tạo động lực làm
việc cho viên chức Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, giai đoạn 2025-2030”, với mong muốn có một cái nhìn toàn diện về thực tế tạo động lực làm việc
ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trong giai đoạn hiện nay, để từ đó tìm ra những giải pháp cụ thể, hữu hiệu, góp phần nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho viên chức tại đây trong giai đoạn 2025-2030
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau về động lực
và tạo động lực làm việc Trong bối cảnh học thuật, các học thuyết nổi tiếng, căn bản thường được sử dụng để tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức có thể phân chia thành 02 nhóm gồm các học thuyết về nội dung và các học thuyết về quá trình Học thuyết nội dung gồm các lý thuyết tiêu biểu như: thuyết Cấp bậc nhu cầu (A.Maslow); thuyết ERG (C.Aldefer); thuyết Hai yếu tố (Herzberg); thuyết Động lực nội tại (Hackman); thuyết Thiết lập mục tiêu (E.Locke) Học thuyết quá trình gồm các
lý thuyết căn bản như: thuyết Tăng cường tính tích cực (Skinner); thuyết Kỳ vọng (V Vroom); Mô hình động cơ thúc đẩy (Porter và Lawler); thuyết Công bằng (Adams); thuyết X và thuyết Y (D McGregor) Nhìn chung, các công trình vừa có ý nghĩa lý luận, gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo vừa mang ý nghĩa thực tiễn, định hướng
Trang 5những phương pháp tạo động lực cho người lao động trong tổ chức nói chung và tạo động lực làm việc trong các tổ chức hành chính nhà nước nói riêng
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở trong nước, đã có nhiều công trình quan trọng của các tập thể, cá nhân nghiên cứu về vấn đề tạo động lực làm việc nói chung và tạo động lực làm việc trong khu vực công nói riêng Tuy nhiên do mục tiêu nghiên cứu, mục tiêu đào tạo khác nhau nên các công trình cũng có một số điểm khác nhau về nội dung tiếp cận và phân tích vấn đề
Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về tạo động lực làm việc như: giáo trình
“Động lực làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước” của Học viện Hành chính quốc gia (2014); “Tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức” (2013) của tác giả Nguyễn Trang Thu; sách chuyên khảo “Tìm hiểu về môi trường và động cơ làm việc trong khu vực công” (2015) của tác giả Nguyễn Thị Vân Hương chủ biên
Một số bài viết về nội dung tạo động lực làm việc như: “Bàn về vấn đề khuyến khích, động viên nhân viên trong cơ quan nhà nước” (Đặng Khắc Ánh, 2010); “Một số biện pháp tạo động lực cho cán bộ công chức cấp cơ sở trong quá trình thực thi công vụ” (Ngô Thị Kim Dung, 2012); “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước” (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013)
Bên cạnh đó, còn có các luận án, luận văn của nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề tạo động lực làm việc cho công chức, viên chức ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong khu vực công như: Luận án “Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực làm việc cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước” của Nguyễn Thị Phương Lan (2015); luận văn “Tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, thành phố Hà Nội” của Đào Hồng Hoa (2023); luận văn “Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường đại học Ngoại ngữ, đại học Huế” của Ngô Thị Minh Thi (2023) Nhìn chung, các công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề tạo động lực làm việc của các tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung; phân tích, đánh giá động lực làm việc và tạo động
Trang 6lực làm việc đối với từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị cụ thể, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc trong phạm vi nghiên cứu của mỗi công trình, đề tài
Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 02/2024, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tạo động lực làm việc cho viên chức Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề án nghiên cứu về vấn đề tạo động lực làm việc
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho viên chức Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trong giai đoạn 2025-2030
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về động lực làm việc, tạo động lực làm việc
- Hai là, khảo sát thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; từ đó đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
- Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho viên chức Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch giai đoạn 2025-2030
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin,
Trang 7tư tưởng Hồ Chí Minh
5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Các phương pháp thu thập và xử lý thông tin (định lượng và định tính): Phương
pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phương pháp quan sát, phương pháp xử lý dữ liệu (định lượng và định tính)
- Phương pháp phỏng vấn gồm phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu
- Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp
- Phương pháp logic – lịch sử
6 Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn
- Đề án cung cấp dữ liệu về thực trạng, đồng thời đề xuất các giải pháp, lộ trình
và nguồn lực để tổ chức thực hiện các giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho viên chức Khu Di tích trong giai đoạn 2025-2030
- Đề án cung cấp luận cứ xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy chế, quy định của Khu Di tích để nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho viên chức Khu Di tích
- Kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo trong các nghiên cứu tiếp theo về tạo động lực làm việc cho viên chức Khu Di tích nói riêng và tạo động lực làm việc cho các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức nói chung
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC
1.1 Khái niệm, đặc điểm của viên chức
Viên chức là đội ngũ làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và có những đặc điểm riêng biệt được quy định cụ thể trong Luật Viên chức
1.1.1 Khái niệm viên chức
Theo Điều 2, Luật Viên chức (Luật số: 58/2010/QH12) quy định: Viên chức
là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [58]
1.1.2 Đặc điểm của viên chức
Căn cứ vào khái niệm có thể thấy những đặc điểm của viên chức như sau: Thứ nhất, viên chức là công dân Việt Nam
Thứ hai, viên chức phải được tuyển dụng theo vị trí việc làm
Thứ ba, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp
đồng làm việc
1.2 Khái quát chung về động lực làm việc đối với viên chức
1.2.1 Khái niệm động lực và động lực làm việc đối với viên chức
1.2.1.1 Khái niệm động lực
Có thể hiểu động lực là sự thúc đẩy người lao động trong tổ chức tự nguyện
lựa chọn và mong muốn thực hiện một/nhiều hành vi nào đó
1.2.1.1 Khái niệm động lực làm việc đối với viên chức
Động lực làm việc đối với viên chức là yếu tố bên trong thúc đẩy sự khao khát, tự nguyện, mong muốn cống hiến, giúp cho viên chức phát huy được sức
Trang 9mạnh tiềm tàng để hoàn thành tốt công việc, đạt tới mục tiêu của đơn vị sự nghiệp công lập đã đề ra
1.2.2 Vai trò của động lực làm việc
Động lực làm việc dẫn dắt, thúc đẩy viên chức làm việc tích cực Viên chức
có động lực làm việc sẽ có mục tiêu rõ ràng, từ đó định hướng quá trình làm việc của họ để đạt được mục tiêu nhanh nhất
Động lực làm việc tăng cường tính sáng tạo, chủ động, say mê làm việc, khơi dậy sự đổi mới, phát huy tiềm năng của mỗi viên chức Khi viên chức có động lực làm việc, họ sẽ nỗ lực phát huy hết năng lực hiện có và khả năng tiềm tàng trong họ
Động lực làm việc giúp viên chức vượt qua mệt mỏi, giảm căng thẳng, tăng
sự thỏa mãn trong công việc Có động lực làm việc, viên chức sẽ thoải mái, vui
vẻ, hứng khởi làm việc
Động lực làm việc là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng hiệu suất làm việc của viên chức, qua đó góp phần gia tăng hiệu suất làm việc của đơn vị
1.2.3 Các biểu hiện của động lực làm việc
Một là, biểu hiện hành vi Viên chức có động lực làm việc có mức độ tham gia vào công việc một cách tích cực và đúng giờ, đúng hạn cao; nỗ lực liên tục trong các nhiệm vụ; chủ động giải quyết vấn đề nảy sinh trong công việc, có các sáng kiến để đạt được mục tiêu
Hai là, chỉ số hiệu suất Viên chức có động lực làm việc sẽ đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra; công việc có sản phẩm đầu ra đảm bảo chất lượng; hoàn thành công việc trước hoặc đúng thời hạn được giao; mức năng suất ổn định; sẵn sàng đảm nhận thêm nhiệm vụ
Trang 10Ba là, biểu hiện thái độ Viên chức thể hiện thái độ tích cực ở nơi làm việc; nhiệt tình, sẵn sàng với các dự án đổi mới; có khả năng phục hồi khi đối mặt với các thử thách; sẵn sàng học hỏi những kỹ năng mới; cam kết với các mục tiêu của đơn vị
Bốn là, tinh thần tập thể Viên chức sẵn sàng làm việc nhóm và cộng tác; hướng dẫn, phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc; giao tiếp mang tính xây dựng; tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể của đơn vị; hỗ trợ thực hiện các sáng kiến của đơn vị đề ra
Năm là, ý thức nỗ lực phát triển chuyên môn Viên chức nỗ lực tìm kiếm cơ hội học tập, theo đuổi sự thăng tiến trong sự nghiệp; tích cực rèn luyện hoạt động nâng cao kỹ năng
1.3 Khái quát chung về tạo động lực làm việc đối với viên chức
1.3.1 Khái niệm tạo động lực làm việc đối với viên chức
Tạo động lực làm việc đối với viên chức là tổng hợp các biện pháp, cách ứng xử được các nhà lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng đối với viên chức nhằm tạo nên hoặc tăng cường lòng mong muốn, khát vọng cống hiến khiến cho họ làm việc tích cực hơn và đơn vị đạt được mục tiêu
1.3.2 Vai trò của tạo động lực làm việc đối với viên chức
Tạo động lực làm việc có vai trò khai thác hiệu quả và phát huy tiềm năng của viên chức Khi viên chức nỗ lực làm việc, họ sẽ đóng góp giá trị lớn nhất cho đơn vị, nhờ vậy đơn vị phát huy được tổng hợp khả năng hiện hữu và năng lực tiềm tàng của viên chức
Tạo động lực làm việc tạo ra sự gắn bó tự nguyện giữa viên chức và đơn vị nơi họ công tác Khi viên chức được tạo động lực làm việc, họ làm việc vui vẻ, hứng khởi, tâm huyết, nhiệt tình và muốn gắn bó lâu dài với đơn vị
Trang 11Tạo động lực làm việc cho viên chức làm tăng tính tự quản Viên chức tự nguyện cống hiến mà không cần sự giám sát, nhắc nhở của người lãnh đạo, quản
lý
Tạo động lực làm việc là điều kiện để nâng cao hiệu suất làm việc của viên chức Viên chức nỗ lực tìm tòi, cải thiện quy trình làm việc, rút ngắn thời gian thực hiện công việc, từ đó góp phần nâng cao hiệu suất của đơn vị
1.3.3 Các lý thuyết tạo động lực làm việc
1.3.3.1 Học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow
1.3.3.2 Thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg
1.3.3.3 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
1.3.3.4 Học thuyết công bằng của John Stacey Adams
1.3.4 Phương pháp và công cụ tạo động lực làm việc
1.3.4.1 Phương pháp và công cụ tạo động lực làm việc bằng vật chất 1.3.4.2 Phương pháp và công cụ tạo động lực làm việc phi vật chất
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc đối với viên chức
1.4.1 Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho viên chức bao gồm mục tiêu, nhu cầu, lợi ích, tính cách, sở thích, năng lực cá nhân
1.4.2 Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan bao gồm tính chất công việc, phong cách lãnh đạo,
hệ thống các chính sách pháp luật, văn hóa tổ chức, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của đơn vị
Trang 12Chương 2 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI PHỦ CHỦ TỊCH
2.1 Khái quát về Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
2.1.1 Vai trò, vị trí và chức năng, nhiệm vụ
Khu Di tích là một trong những di tích lớn nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất trong các di tích lịch sử - cách mạng của Việt Nam nói chung và hệ thống di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng Đây là 1 trong 10 di tích đầu tiên
của cả nước được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt (đợt 1, năm 2009)
Khu Di tích là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng bảo quản và phát huy giá trị các di tích, tài liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch từ năm 1954 đến tháng 9 năm 1969
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo đơn vị: 03 người (Giám đốc: 01 người; Phó Giám đốc: 02 người)
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: 05 phòng (Phòng Hành chính, Tổng hợp; Phòng Sưu tầm, Kiểm kê, Tư liệu; Phòng Tuyên truyền, Giáo dục; Phòng Bảo quản, Môi trường di tích; Phòng Quản trị, Kỹ thuật, Bảo vệ)
2.1.2.2 Nhân sự
- Số biên chế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao năm 2023: 51 chỉ
tiêu Tính đến thời điểm ngày 31/12/2023, số viên chức có mặt: 43 người
Trang 132.2 Thực trạng động lực làm việc của viên chức Khu Di tích Chủ tịch
chức được giao đảm nhận thêm nhiệm vụ
Về biểu hiện thái độ, viên chức Khu Di tích đã phần nào thể hiện thái độ tích cực ở nơi làm việc; nhiệt tình tham gia các nhiệm vụ khó; chủ động học hỏi những kỹ năng mới và cam kết đạt được các mục tiêu của đơn vị
Về ý thức nỗ lực phát triển chuyên môn, viên chức đã có sự nỗ lực tìm kiếm
cơ hội học tập, theo đuổi sự thăng tiến trong sự nghiệp; tích cực rèn luyện hoạt động nâng cao kỹ năng
2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho viên chức Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
2.3.1 Thực trạng tạo động lực làm việc thông qua vật chất
Thực trạng tạo động lực thông qua tiền lương
Về tiền lương: Viên chức hưởng lương áp dụng theo Nghị định
204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Về thu nhập tăng thêm, ăn trưa: Viên chức được chi trả thu nhập tăng thêm