-Điện trở có nhiệm vụ chặn dòng, giảm dòng điện chạy trong mạch, điều chỉnh mức tín hiệu, phân chia điện áp và kích hoạt linh kiện điện tử hoạt động,… ở đây là mạch điện tử.. bDiode -Dio
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN
MÔN: THỰC TẬP ĐIỆN TỬ BÁO CÁO THỰC HÀNH:
Đề tài:
MẠCH CHỈNH LƯU-MẠCH ĐA HÀI
Lớp học phần: DHDKTD18ATT
GVHD: ThS.Phan Thị Bích Thảo
Nhóm 3
2 Lê Khắc Huy
3 Nguyễn Tấn Tài
4 Đặng Quang Phong
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
Trang 21.Hai trường hợp sáng của đèn
a)Lúc đèn Led D6 sáng:
b)Lúc đèn D7 sáng:
2.Cấu tạo và công dụng của các linh kiện a)Điện trở than
Trang 3-Điện trở than( hay điện trở cacbon ) là loại điện trở được làm bằng cách ép hỗn hợp bột than và chất kết dính thành dạng trụ hoặc thanh có vỏ bọc gốm hoặc sơn
-Điện trở có nhiệm vụ chặn dòng, giảm dòng điện chạy trong mạch, điều chỉnh mức tín hiệu, phân chia điện áp và kích hoạt linh kiện điện tử hoạt động,… ở đây là mạch điện tử
b)Diode
-Diode chỉnh lưu là một chất bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một hướng
Trang 4-Diode được tạo thành từ 2 lớp bán dẫn loại N và loại P Phía P được gọi là cực dương (anode) và phía N được gọi là cực âm (cathode)
-Loại diode được sử dụng trong mạch là diode 1N4001
c)Transistor BJT
Trang 5- Transistor lưỡng cực nối,tiếng anh là BJT (Bipolar junction transistor) là một loại linh kiện bán dẫn
-Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mỗi tiếp giáp P- N, nếu ghép theo thứ tự PNP ta được transistor thuận, nếu ghép theo thứ
tự NPN ta được transistor ngược Về cấu tạo, transistor tương đương với hai diode đấu ngược chiều nhau
-Transistor có 3 cực là B (Base), C (Collector) và E (Emitter) tương ứng với
3 lớp bán dẫn Sự phân hóa thành 3 cực này là do đặc tính vật lý của 3 lớp bán dẫn là khác nhau
d)Tụ điện
Trang 6-Tụ điện ( tiếng anh là capacitor) là một linh kiện điện tử thụ động cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song được ngăn cách bởi lớp điện môi, tụ điện có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp
Cấu tạo của tụ điện gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi
Trang 7-Tụ điện được biết đến với những tác dụng như sau:
-Tác dụng của tụ điện được biết đến nhiều nhất là khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu quả.Uu điểm lớn của tụ điện là lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện
- tụ điện cho phép điện áp xoay chiều đi qua, giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều (điện dung của
tụ càng lớn) thì dung kháng càng nhỏ Hỗ trợ đắc lực cho việc điện áp được lưu thông qua tụ điện
-Tụ điện còn có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm
3.Nguyên lí các mạch
a.Nguyên lí hoạt động mạch chỉnh lưu cầu
Trang 8D1, D2, D3, D4: là các diode tạo thành mạch chỉnh lưu cầu, có nhiệm vụ
chuyển đổi điện áp AC sang DC
C1 (2200uF) là tụ lọc giúp làm mượt dòng điện DC sau khi qua mạch chỉnh
lưu
Sau khi qua chỉnh lưu và lọc, ta có điện áp DC (+15.1V) để cung cấp cho các phần khác của mạch
b.Mạch báo hiệu LED (D5)
R1 và D5 là một mạch đơn giản để báo hiệu khi có nguồn điện LED D5 sẽ sáng lên khi có điện áp +15V, cho thấy mạch đang hoạt động
c.Nguyên lý hoạt động của mạch tạo sóng đa hài phi NPN
Trang 9Q4 và Q3 : các transistor NPN Chúng được sử dụng để điều khiển việc bật
tắt các LED D6 và D7
R2, R3, R4, R5: các điện trở dùng để hạn dòng và phân cực cho các
transistor và LED
C2 và C3 (100uF): có thể đóng vai trò tụ lọc hoặc tụ thời gian để tạo sự trễ
hoặc ổn định tín hiệu khi điều khiển LED D6 và D7
Nguyên lý hoạt động: Các transistor Q4 và Q3 sẽ đóng mở dựa trên điện áp cấp vào chân base của chúng Khi có tín hiệu đủ mạnh tại base, transistor sẽ dẫn điện, cho phép dòng điện đi qua các LED D6 và D7, khiến chúng sáng lên
Quá trình hoạt động chi tiết:
Khi cấp nguồn ban đầu:
Trang 10Khi mới cấp nguồn, tất cả các tụ C2 và C3 đều bắt đầu được nạp điện Trong mạch, một trong hai transistor Q2 hoặc Q3 sẽ hoạt động trước (do trên thực
tế, dù hai transistor cùng loại nhưng không hoàn toàn giống nhau, sẽ có transistor nhạy hơn) Giả sử Q3 nhạy hơn và hoạt động trước, điều này đồng nghĩa với việc điện áp giữa hai cực B-E của Q3 (VBE) đạt lớn hơn hoặc bằng 0.6V (vì điện áp tại cực B của Q3 tăng từ 0 đến 0.6V, trong khi đó tụ C2 vẫn đang được nạp ở cực âm) Dòng điện sẽ đi từ cực C xuống cực E và qua mass, làm cho LED D7 sáng Do dòng điện này, cực dương của tụ C3 không được nạp điện vì dòng chủ yếu đi qua mass
Đồng thời, do Q4 không dẫn, LED D6 không sáng và cực dương của tụ C2
sẽ được nạp Tuy nhiên, lượng điện nạp vào C2 không nhiều vì dòng điện chủ yếu chạy xuống mass, cực âm của cả C2 và C3 cũng chỉ được nạp một phần nhỏ Khi Q3 dẫn, cực B của Q3 coi như được nối với cực E, dòng điện qua chân B sẽ đi qua chân E xuống mass, làm cho điện áp tại B giảm từ 0.6V
về 0V (tụ C1 xả điện tại cực âm) Khi điện áp tại chân B xả hết, Q3 ngừng dẫn và LED D7 tắt Đây là lúc bước sang giai đoạn 2
Khi Q3 ngừng dẫn, tụ C3 được nạp điện áp qua dòng điện đi qua điện trở R3 Khi giá trị nạp đạt đến 0.6V, Q4 bắt đầu dẫn (vì VBE ≥ 0.6V) Cực C của Q4 được nối thông với cực E xuống mass, làm cho LED D6 sáng Lúc này, tụ C2 sẽ xả điện ở cực dương, trong khi tụ C3 sẽ được nạp do Q3 không dẫn Tương tự như ở giai đoạn 1, cực âm của tụ C3 sẽ xả điện xuống mass khi điện áp tại chân B của Q4 được nối thông với cực E Khi điện áp này giảm từ 0.6V về 0V, Q2 ngừng dẫn và LED D6 tắt
Sau đó, cực âm của tụ C1 lại được nạp điện, làm cho điện áp tại cực B của Q1 tăng dần lên đến 0.6V Khi điện áp này đạt 0.6V, Q1 lại dẫn và chu trình tiếp tục lặp đi lặp lại
Trang 114.Mạch in, mạch mô phỏng 3D, sản phẩm -Mạch in
-Mạch 3D
-Sản phẩm
mặt trước
Trang 12mặt sau