1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thú y: Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm IOD hữu cơ trong thức ăn lên tăng trưởng và độ dày mỡ lưng heo đực thiến hai máu

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Bổ Sung Chế Phẩm Iod Hữu Cơ Trong Thức Ăn Lên Tăng Trưởng Và Độ Dày Mỡ Lưng Heo Đực Thiến Hai Máu
Tác giả Huỳnh Thị Gam
Người hướng dẫn PGS.TS. Dương Duy Đồng, PGS.TS. Nguyễn Quang Thiệu
Trường học Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thú y
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 18,48 MB

Nội dung

Vai trò của iod là thông qua sự hình thành các hormon tuyến giáp đề giúp cho sự chuyên hóa năng lượng của tế bào, cải thiện quá trình tăng trưởng, kích thích hệ thần kinh và là yếu tốqua

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

We Me Ue Ie ve % % % % Ee VỀ EE EE Ee ee W % %

HUYNH THI GAM

ANH HUONG CUA BO SUNG CHE PHAM IOD HUU CO TRONG THUC AN LEN TANG TRUONG VA ĐỘ DAY

MO LUNG HEO DUC THIEN HAI MAU

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC NONG NGHIEP

Thanh phố Hồ Chi Minh, thang 12/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

We Me Ue Ie ve % % % % Ee VỀ EE EE Ee ee W % %

HUYNH THI GAM

ANH HUONG CUA BO SUNG CHE PHAM IOD HUU CO

TRONG THUC AN LEN TANG TRUONG VA ĐỘ DAY

MO LUNG HEO DUC THIEN HAI MAU

Chuyén nganh: Thu y

Trang 3

ANH HUONG CUA BO SUNG CHE PHẨM IOD HỮU CƠ

TRONG THUC AN LEN TANG TRƯỞNG VA ĐỘ DAY

MO LUNG HEO DUC THIEN HAI MAU

HUYNH THI GAM

Hội dong cham luận văn:

TS HOÀNG THANH HẢITrường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

TS PHAM TAT THANGVién KHKT NN Mién Nam

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Huỳnh Thi Gam, sinh ngày 25 tháng 09 năm 1991 tại huyện Đức

Hòa, tỉnh Long An.

Tốt nghiệp THPT tại trường THPT Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An,

năm 2009 Tốt nghiệp Đại học ngành Chăn Nuôi, chuyên ngành Công nghệ sản xuất

thức ăn chăn nuôi hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh năm 2013

Tháng 05 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014 tôi công tác tại công ty TNHH

Biomm Việt Nam.

Tháng 08 năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 tôi công tác tại công ty TNHH

Japfa Comfeed Việt Nam.

Tháng 06 năm 2018 đến tháng 06 năm 2019 tôi công tác tại công ty TNHH

Thái Việt Long Thang 08 năm 2019 đến tháng tháng 06 năm 2020 tôi công tác tạicông ty Cổ phần Phú Mai Anh

Tháng 07 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020 tôi công tác tại công ty TNHH

Ecovet.

Tháng 01 năm 2021 đến tháng 05 năm 2022 tôi công tác tại công ty TNHH

Kim Thu B.D.C

Tháng 08 năm 2022 đến nay tôi công tác tại công ty TNHH MTV Provimi

Tháng 9 năm 2020 theo học Cao học ngành Thú Y tại Đại học Nông Lâm TP.

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu

trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bat kỳ công trình nào

khác.

Tp Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 12 năm 2023

Huỳnh Thị Gam

ill

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự

động viên, ủng hộ và giúp đỡ hết sức chân thành, quý báu của nhiều cá nhân và cơquan Tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:

PGS.TS Dương Duy Đồng và PGS.TS Nguyễn Quang Thiệu, đã tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Chủ trang trại chăn nuôi heo tại Vĩnh Cửu, Đồng Nai đã giúp đỡ và tạo điều

kiện cho tôi hoàn thành các nghiên cứu.

Công ty TNHH Kim Thu B.D.C đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho tôi

hoàn thành nghiên cứu.

Ban Giám hiệu, Quý Thầy Cô và cán bộ phòng Đào tạo sau đại học TrườngĐại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôitrong suốt khoá học

Ban chủ nhiệm và toan thể quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Daihọc Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trongsuốt thời gian học tập tại trường

Cám ơn bạn sinh viên Dương Thị Thu Diễm đã cùng thực hiện đề tài

Quý anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp Cao học Thú y 2020 đã cùng tôi chia

sẻ trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và trong cuộc sống

Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Huỳnh Văn Đệ và Mẹ Trần Thị Bềluôn sát cánh, động viên, an ủi và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi theo đuối và hoàn

thành chương trình cao học.

Tác gia

IV

Trang 7

TÓM TẮT

Thí nghiệm được tiễn hành nhằm đánh giá kha năng tăng trưởng và độ dày mỡlưng của heo thịt hai máu được cho ăn thức ăn từ 60 đến 151 ngày tuổi có bô sungchế phẩm iod hữu cơ với liều 4§0g/tắn thức ăn so với thức ăn không bé sung chếphẩm iod hữu cơ Thí nghiệm được tiến hành trên 320 con heo đực thiến hai máu 60ngày tuôi theo kiểu hoàn toản ngẫu nhiên một yêu tố, bao gồm 2 lô và mỗi lô thínghiệm có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 40 heo dé đánh giá các chỉ tiêu về tăngtrưởng gồm trọng lượng bình quân, tăng trọng tuyệt đối, hệ số chuyển hóa thức ăn(FCR), tỷ lệ nuôi sống, độ dày mỡ lưng heo Khi kết thúc thí nghiệm (151 ngày tuổi),heo được cân và xác định trọng lượng bình quân cuối thí nghiệm Chọn mỗi lô 1 con

có trọng lượng tương đương với trọng lượng bình quân của lô dé m6 kiểm tra chất

Trang 8

The experiment was conducted to evaluate growth and the backfat of barrow from 60 — 151 day-olds fed with iodine organic preparations with dosage 480g/ton

compare to without supplement of iodine organic preparations In total, 320

sixty-day-old barrows were randomly divided into 2 dietary treatment groups with 4 replicate pen per treatment group (40 barrows each) The growth parameters that were monitored are body weight gain (BWG), average daily gain (ADG), feed intake (FI), feed conversion ration (FCR), the backfat of barrow The barrows were weighed and calculated the average weight at the end of the experiment (151 day-old) 1 barrow with a weight qual to the average weight of each group was collected to slaughter for

carcass quality inspection.

The feed conversion ratio (FCR), survival rate and most of the carcass quality parameters weren’t significantly different due to apply the iodine organic preparation

in feed for barrow from 60 — 151 day-olds compare to without supplement of iodine organic preparation group.

In terms of the backfat, barrows fed with iodine organic preparation supplements did not clearly improve backfat compared to barrow fed without iodine organic preparation supplements.

VI

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG

TAS CBA TỶ suenangkoniesinogtnttoygtosruuoilsliosvgSSi0NSisS8iArE40 /3G011S040159G800188

ahi A) (| s51 ii

LOT CAM ĐOAN -222-2222<©SCC22EEEL EEE EEE E.EEE .EEEE- EEELL rrrrrrrire iii

TOD CAT sccnncanesncznmenennasenscsnemsceinsanamnecimenaartnennes onasemmemminneauneeenat v

SUMNHA R cá ccieecessssessi06iptsssosasiassodisingsiesleskstsbdkbssiteseisdsgbaebsdgbs.essgksxessieasol vi MIC LUG can nhanh gu nggioDg toa GG01814140001018113143E5EE0ESEG43686061340148:3438385981GX5VE4638815645883008.X0 vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TẮTT 22-22s2csszeceszeercee XBSE SÀGH CÁC HỆ TH nao thdntic66bgip2LG66230Gi006G0020005380/KGQigiGGGGgi88SSungndi xi

DANH SÁCH CAC TIN Hise sscsncosessmnarcimexomennsomensnseanansanmenumasmcenmnnen xii

77/7120 ee 1Chương AE est Su eeaeiỳnnngnusnrhrnnnirtetinsgttvigtttN00000001090381300606000180000 28 31.1 Đặc điểm sinh lý heo hai máu - 2-2 2+2S+2E+SE+EE+EE2EE22E27E271221223212121 2e 3

TT ESO YGFSHÍTG << e6 Bi nA sneipu niseinia ioe sbianineaigieiedanainieneannavint sy Lc0cegE 400i 3 1;]2: HOO) |-4TdE4 soussssteresbssznessgslSliSUESSERSSEHEGESXSGSSSSESGEHRSH.SGESNSHSEUSSEHSGESSGISSURSHGHM0:3003.88 4 ELU 1LOELI( Ì JbatpxstpigtroggiivfnuttozgiiggiM/axei2ServimsEioiggztlaajostgslgitgfiixotSuiin23438100000i s88 r2p2g.9gRdurgogargober2lsasd 6

1.2.1 Sơ lược VỀ 1O( 2-5 Ss+S<2EEEE2E121221211212111211112112111111211111121211 122111 re 61.2.2 Vai trò của iod trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp 61.2.3 Cơ chế hấp thu iod và sự hình thành hormon tuyến giáp 2 2 7

12.351, Both T0 ninh tr nhún binhg tuy ha g4 gtISTEHSSHAIGSSEEISSSESXSIRSEDSNRESSWEISEEiGLSI0NSi-289/-084 8

1.2.3.2 Qua trình tổng hợp hormon tuyến gidp ccccccccceecsesseessesseesseeseesseseeeseeeees 91.2.3.3 Giải phóng hormon tuyến giáp - 2-22 ©22222222+22++£EE2EEtEE2EEerxrrrrrrree 9

1.2.3.4 Vận chuyền hormon tuyến giáp đến các mô -2- 252222: 10

L4 Chitc:nững:sủa hơrmon tuyỂn BÌNT uc seo to 201g2hn họ 0 tHh203Euth52 g3 00351380 0033258820 101.2.4.1 Hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyên hóa của tế bảo 111.2.4.2 Anh hưởng của hormon tuyến giáp lên sự phát triển của thú 12

VII

Trang 10

1.2.4.3 Ảnh hưởng của hormon tuyến giáp lên khả năng sinh san của thú 12

1:5:4:4 Sử dụng 10d tO 8 tHỦ Ÿ bá se se bá Hong Hà gà tháng Giá EIS0433356901836531310145011,3364 0315443854855 14

1.2.5 Triệu chứng thiếu iod trên thú 2-2 2 S£+S£EE£EE£EE££E£EE£EEeEEZEZErxrrerree 14

ee HỖ blbusdnganboing tioctaBtrdinbilitkrdiBirobotiftkbtokiigidiuGiGiisiNlioioinGbisifgiSxcsvspdiul8e, 15

OE, 15

1.3 Tom tat các cơng trình nghiên cứu việc bổ sung iod hoặc iod hữu cơ vào thức

bẾẪð ¡8/007 16

1.3.1 Nghiên cứu iod dang vơ co hoặc hữu cơ trên gia cầm -2- 16

1.3.2 Nghiên cứu iod dạng vơ cơ hoặc hữu cơ trên heo - - -+-=+-c+<++ 16

Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 182.1 Thời gian và địa điểm -2-©-2¿©22+22122E19221221122212711221127112711271122112112 221 ce 18

2.2 Tht Ni P.4 18

Mer, | een 182.4 Điều kiện tiến hành thí nghiệm cccccccccccccccc ess eesecsecsessesseesessessessessesseeseeseesess 19

a 19

2.4.2 Chung nuơi - 2 2 ©22222+EE22E2EE2EE2E12211221271211271221121121211221 22.2 re 20

2.4.3 Chăm sĩc và nuơi dưỡng - - S2 22212112112 1111121 H1 HH ng HH, 22

2.4.4 Cơng tác phịng và điều trị bệnh -2- 2 -2+2z2+22Z+EE£+EE2+EEz+22z222zzzzzee 23

2.5 Cac chi ti€u 00 con hiaÊ<“Ưẳẩ4 24

Dy Diodes ATUL, OA CALL BY DỤ OTN EhuossesnociitossiessbkidikiockiDruelrdrdrttickagkiodiususdiDdgEtggAiSEsle-SHig.1u-iis00.0d26Lu201ã0.uig 24

2.5.2 Đánh giá năng suất và phẩm chat chat quay thịt 2-2222 52z22zz522 26

“8N ốc SỐ 260ã 7 FT ng: mo | 0050200300082 0080610: 28P2» o0), xt ly in Ả 30

Chương 3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN -5 5cccccccscscscsc - - 31

3.1, Kia DANE tat S WOME sosssesessissonniis602 105100430 55951365383958596X6456Gđ0854E865E036095880053568003834 3]

AAMC hương iii | Hl Aes) | ae see 31

3.1.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTEĐ) - 22 2+22222222E22E22212212221221222122122222 e2 32

32, KS Hane SU ung THHGIẠseeseessenintdrBibaiioiisgssl92SE4SNESSSIESE.KSASHISEIOTSSGS.EMRS4S2NSR 32

vill

Trang 11

3.2.1 Thức ăn tiêu thụ bình quân (TA TTBQ) hàng ngảy (kg/con/ngảy) 323.2.2 Hệ số chuyền hóa thức ăn (HSCHTTA) -2- 22 ©22222+222++2z+22xz+zzzz 333.3 Tỷ lệ chết và loại thải 2-5222 2212222221221121127122112112211211211211211 212 re 333.4 Chất lượng quây HÍẲcs-ascecsesbnnEg112 G110 00 0616111010302102113500301500115461306010Đ50101/638 33

3.4.1 Tỉ lệ móc hàm và tỉ lệ thit xẻ -. - 525222222 *+2£+zesseeeeeeeseeeeeeceseec-e 23

3.4.2 Dd day mG lung l0) 0 343.4.3 Độ mat nước (DMN) của thịt (%) oo eecececcecceceesesseseesesseseesecseseesessesseseseeeeeees 35Cee me rack tc 5 || es 363.5 Hidu qua kin 1 : 1 36

KET LUẬN VA DE NGHI oo ccsccsscssssscsessssesssesseessesseesessecsecssesuccunesseeseeseeesees 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 2 2222S2SE22EE2EE22E22212212221221222122122222.c-e 39

PHU LUC ooo — 45

1X

Trang 12

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Viết day đủ Nghĩa tiếng việt

ADG Average Daily Gain Tang trong hang ngay

AMP Adenosine monophosphate

ATP Adenosine triphosphate

cAMP Cyclic Adenosine monophosphate

CPTA Chi phi thức ăn

Ctv Cộng tác viên

DFD Dark, Firm, Dry

DIT di-iodo tyrosin

EGF Epidermal growth factor Yếu tố tăng trưởng biểu bì

GH Growth hormone Hormone tăng trưởng

GnRH Gonadotrophin

HSCHTA Hệ số chuyền hóa thức ăn

IGE Insulin growth factor

ME Metabolisable Energy Năng lượng trao đôi

MIT Mono 1odo tyrosin

NGF Nerve growth factor Yếu tổ tăng trưởng than kinh

LY Landrace Yorkshire

PRL Prolactin

PSE Pale, Soft, Exudative

REN Red, Firm, Non-exudative

RSE Red, Soft, Exudative

T3 Triiodothyronine

T4 Thyroxin

TACB Thức ăn căn bản

KLBQ Khối lượng bình quân

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BANGBANG TRANGBang 2.1 Bồ trí thí nghiệm - 2222 S2S2EE22E2E122322E1221231221 221222121 2E cre 18Bang 2.2 Thanh phan nguyên liệu trong công thức thức ăn cơ bản các giai đoạn

HHiimie irc tle ei natn ole ee 19

Bang 2.3 Thanh phan dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm (theo tính toán) 20Bảng 3.1 Khối lượng bình quân của heo thí nghiệm (kg/con) 2-5: 3lBảng 3.2 Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm (g/con/ngày) 2-22 32

Bảng 3.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân hàng ngày của heo (kg/con/ngày) 32

Bang 3.4 Hệ số chuyên hóa thức ăn của heo thí nghiệm (kg TA/kg TT) 33Bang 3.5 Tý lệ chết, loại thải giữa các lô thí nghiệm -2 -5 33Bang 3.6 So sánh tỉ lệ móc ham và tỉ lệ thịt xẻ khi m6 khảo sát 5+: 34

Bang 3.7 Bảng so sánh độ dày mỡ lưng (mm) cece 552552 5+<+<+<+sc+xse2 34

Bang 3.8 So sánh độ mat nước (%) của thịt Đ10Q.Gá Tổ: sensassensnenindansdisanssmasOÐ

Bang 3.8 Chi phí thức ăn cho tang trọng (CPTA/TT) cho heo thí nghiệm 60 ngày

h0) c0 0 a< 36

XI

Trang 14

DANH SÁCH CÁC HÌNHHÌNH TRANG

Hình 1.1 Hình ảnh heo Yorkshire - - - - c5 322% 323E*EE+EESeEEerEErkeserrkerkerreree 4 Hình 1.5: Einh ảnh heo LATiÔFä4GG s s22 26600226216 G2 0660160 62612616 4142 dkcczcAeaE<esg 5

Hình 1.3 Yếu tố điều hòa hormon tuyến giáp -2¿©22+22++22++22+zzxzzzsce2 8Hình 1.4 lod nguyên tử ở dạng oxy hoá được gan vào tyrosin dé tạo thành hormon

SEC hk: ee 8

SI AD vesuss cuss stees en tee eeaaanipeaa renee eS EEE ee 10

Hình 1.6 Co chế hoạt động của hormone tuyến giáp - 2-2 252++2z+=+2 11Hình 2.1 Thức ăn được trộn va vận chuyền xuống chuồng nuôi bang xe tải 21Hình 2.2 Chudng nuôi được vệ sinh sát trùng kỹ trước nhập heo - 22Hình 2.3 Heo được tắm sát tring trước khi nhập vào 6 chung 23Hình 2.4 Thay ủng va đi qua hồ vôi trước khi vào chuồng 2- 2-52 23

Hhinh.2:S Vi trí đo day MG ÏHBE veccicsrccessacumnasmstivernainesvaisinnmasiceniecestecnts 27.

Hình 2.6 Vị trí cắt đầu và cắt 4 khủy Chan oo cccccccccccccccecsecseesessesseesesseesesseeseeseees 28Hình 2.7 Mối liên hệ của pH và chat lượng thịt -2- 2-22 5222z+2z+2z+zzzzzz>sz 29Hình 2.8 Thang điểm mau thịt heo tiêu chuẩn của CPI -2©525525525522 30

XI

Trang 15

MỞ DAU

Đặt vấn đề

Tod là nguyên tổ vi lượng cần thiết cho con người và động vật Vai trò của iod

là thông qua sự hình thành các hormon tuyến giáp đề giúp cho sự chuyên hóa năng

lượng của tế bào, cải thiện quá trình tăng trưởng, kích thích hệ thần kinh và là yếu tốquan trọng trong sự phát triển của não (Mc Dowell, 2003) Hormon tuyến giáp cũngcần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển bình thường và chức năng trao đối chất baogồm sinh tổng hợp và phân hủy protein (Suthama và ctv, 1989) Khi sử dung iod vớiliều cao trong thức ăn sẽ tăng cường di hóa dưỡng chất, đốt cháy năng lượng

Hiện nay, iod thường được sử dung trong thức ăn chăn nuôi dưới dạng iod vô

cơ (kali iodur hay potassium iodide, ký hiệu hóa học là KI) thường được phối trộntrong các premix khoáng hoặc muối ăn với hàm lượng phù hợp với nhu cầu dinh

dưỡng từng vật nuôi cho mỗi giai đoạn Tuy nhiên, với hỗn hợp thức ăn được trộn

san dé bị tác động của ánh sáng và độ 4m sẽ day nhanh sự phân hủy của muối và sựthăng hoa của 1od tự do (Kavtarashvili va ctv, 2017) Khi qua quá trình san xuất, đặc

biệt là quá trình ép viên thức ăn thì iod ở dạng vô cơ này dễ có khả năng thăng hoa

làm cho hàm lượng iod trong thức ăn thành phẩm bị thiếu hụt Nếu lượng iod có đủ

trong thức ăn thành phẩm thì cũng cần thời gian dé tổng hợp iod vô cơ thành dạngthyroxin, kích tố giáp trạng Vì vậy, dé giải quyết van đề này có thé dùng iod hữu cơtrong thức ăn chăn nuôi nhằm dam bảo iod không bị mat đi trong quá trình sản xuất,mặt khác dạng iod hữu cơ có thé giúp cơ thé thú sử dung được ngay không cần thờigian và năng lượng đề chuyền hóa sang thyroxin, từ đó cung cấp đủ iod trong thức ănđáp ứng được nhu cầu của thú Nhiều thí nghiệm đã đánh giá về hiệu qua sử dụng iod

hữu cơ trên heo thịt được thực hiện trên thế giới nhằm cải thiện năng suất Ở Việt

Nam, ứng dụng iod hữu cơ trong thức ăn heo nái đẻ, gà đẻ trứng thương phẩm đãđược Dương Thanh Liêm và ctv thực hiện nghiên cứu trong thập niên 1980 và đã tạo

Trang 16

nên chế phẩm thương mại là một loại premix khoáng có tên thương mại PROTAMONđược phổ biến lưu hành rộng rãi trong thập niên 80 và 90 của thé kỷ 20 Trong haithập niên đầu của thế ky 21, công nghiệp chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, nhiều trạiheo giống cấp ông bà được thiết lập Trong quá trình hoạt động, các trại heo giốngnay vừa tao ra các heo nai cấp độ giống bố me dé sản xuất heo con nuôi thịt thương

phẩm nhưng cũng đồng thời tạo ra một lượng lớn các heo đực lai hai máu không giữ

lại làm giống nên cũng sẽ được nuôi đề sản xuất heo thịt Với các heo đực hai máu

này thường là con lai giữa heo bố Landrace với heo mẹ Yorkshire, đều là hai dòng

máu liên quan đến hướng sinh sản nên các heo con lai hai máu khi được giữ nuôi sản

xuất thịt thường có xu hướng tương đối chậm lớn, có hệ số chuyên hóa thức ăn và độ

dày mỡ lưng cao, điều này lam giảm tỷ lệ thịt nạc và diện tích than thịt (Văn Bá Hòa

va ctv, 2021).

Do vay, giả thiết đặt ra là liệu có thé bổ sung thêm chế phẩm chứa 1od dạng

hữu cơ dé giúp heo nhận được đủ lượng iod hỗ trợ tăng cường trao đối chất và qua

đó sẽ đạt hiệu suất tăng trưởng tốt hơn, cũng như xem có thể giúp giảm bớt độ dày

mỡ lưng của heo khi xuất bán lay thịt hay không? Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên

dưới sự hướng dẫn của PGS TS Dương Duy Đồng và PGS TS Nguyễn Quang Thiệu,

chúng tôi tiễn hành thí nghiệm “Ảnh hưởng của bồ sung chế phẩm iod hữu co trongthức ăn lên tăng trưởng và độ dày mỡ lưng heo đực thiến hai máu” tại một trang trạichăn muôi heo giống tại Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Mục tiêu thí nghiệm

Đánh giá việc bổ sung chế phẩm iod hữu cơ trong thức ăn lên khả năng tăng

trưởng và chất lượng quay thịt của heo đực thién 2 máu giai đoạn 20kg đến xuất

chuông

Yêu cầu thí nghiệm

Thí nghiệm nuôi dưỡng heo đực thiến lai hai máu giai đoạn 20kg đến xuất

chuồng với thức ăn có hoặc không chế phẩm iod hữu co trong khâu phan các giai

đoạn nuôi khác nhau nhằm đề đánh giá về khả năng tăng trưởng và độ day mỡ lưng

heo.

Trang 17

Chương 1 TONG QUAN

1.1 Đặc điểm sinh ly heo hai máu

Hiện nay, ngành chăn nuôi heo phát triển mạnh, nhiều trang trại chăn nuôi heo

giống được thiết lập dé đáp ứng nhu cau của trại Trong các giống heo được chọn lam

giống thì giống heo Yorkshire và Landrace thường được chon dé lai tạo với nhau dé

tạo thành heo giống hai máu từ đòng bố Yorkshire và đòng mẹ Landrace hoặc ngượclại Đây được coi là đòng ưa chuộng trong việc tạo heo cái thương phẩm dé sử dụngtrong công thức lai tạo ra đàn heo thịt thương pham bởi các heo cái lai này sẽ đạt ưuthế lai cao nhất về khả năng sinh sản, khả năng chăm con cũng như thích nghỉ tốt vớimôi trường vả có sức đề kháng cao Với các heo đực được tạo ra từ công thức lai L x

Y hoặc Y x L vì không sử dụng làm giống nên sẽ được nuôi sản xuất thịt mặc dù có

những hạn chế về sức tăng trưởng và nhất là độ day mỡ lưng cao so với các heo được

nuôi thật sự dé sản xuất thịt thường sẽ là từ một công thức lai ba hoặc thậm chí bốn

dòng máu.

1.1.1 Heo Yorkshire

Day là giống heo có nguồn gốc từ nước Anh và được phô biến dé chọn làmgiống ở Việt Nam Heo có đặc điểm tai đứng, sườn det (hình 1.1), chân cao di lạinhanh nhẹn, phát triển nhanh, có bộ lông màu trắng cứng và có điểm các vết xám đentrên đa Hiện nay, giống heo Yorkshire đứng đầu trong tổng đàn heo ngoại nhập và

chiêm tỷ lệ máu cao trong nhóm heo lai ngoại.

Trang 18

(Nguồn:

https://www.breedslist.com/wp-content/uploads/2016/04/American-Yorkshire-Pig.jpg)

Ưu điểm của giống heo này là hình thé tốt, chan khỏe, khả năng sinh san và

nuôi con tốt (American Yorkshire, 2018) Ngoài ra, heo có sức đề kháng và khả năngthích nghỉ cao với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có nhiều biến đổi bất thường

Heo đực trưởng thành có trọng lượng 250-400kg, heo nai có trọng lượng

200-320kg/ con Heo thịt nuôi 6 tháng tuổi đạt trọng lượng 90-100kg với tỷ lệ nạc từ 55% (Lê Hồng Mận, 2006)

52-1.1.2 Heo Landrace

Heo Landrace có xuất xứ từ Dan Mach, có nhiều nạc, lông trắng tuyén, đầunhỏ, mông đùi to, hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang than hình nhưmột tam giác, heo có chiều đài cơ thể và trọng lượng lý tưởng Heo Landrace có thể

đạt trọng lượng 80-90kg lúc 6 tháng tuổi Giống Landrace có khả năng lai tốt với các

giống khác và heo nái giống Landrace đẻ sai, nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao(American Landrace, 2018) Đặc điểm riêng của heo là có đôi tai to, cúp về phía trướcche lap mặt (hình 1.2) Heo đực trưởng thành có trọng lượng 270-400kg, heo nai có

Trang 19

trọng lượng 200-300kg/ con Heo thịt nuôi 6 tháng tuổi đạt trọng lượng 90-100kg với

tỷ lệ nạc từ 54-56% (Lê Hồng Man, 2006)

landrace.html?sortBy=relevant)

Tổng đàn heo ngoại, giống heo Landrace đứng hang thứ hai sau heo Yorkshire

và hiện được các nhà chăn nuôi quan tâm sử dụng làm chất liệu dé “nac hóa” đàn heo

thịt ở nhiều tỉnh thành Việt Nam

Heo lai từ hai dong máu trên nuôi 6 tháng đạt trọng lượng 90kg, hệ số chuyên

hóa thức ăn 2,5-2,8kg TA/kgTT và tỷ lệ nạc 52-53% Do là hai dòng máu liên quan

đến hướng chọn làm giống sinh sản nên các heo con lai từ hai giống heo trên, khiđược giữ nuôi sản xuất thịt thường tương đối chậm lớn, có hệ số chuyên hóa thức ăn

cao, các trang trại nuôi xuất thịt thì thường xuất chuồng sớm với trọng lượng khoảng90kg trở lại vì độ đày mỡ lưng rất cao khó xuất bán nếu nuôi trọng lượng cao hơn

Trang 20

1.2 Iod (1)

1.2.1 Sơ lược về iod

Iod có tên nguyên gốc tiếng Anh là Iodine (gốc tiếng Hy Lap iodes nghĩa làtím) lod là thành phan của tuyến giáp, mối liên hệ này là iodothyrin, sau này đượccho rằng đây là nguyên lý hoạt động của tuyến giáp (Baumann, 1895)

Tuy nhiên, iod không phải là thành phần hoạt động của tuyến giáp (Picke vàctv, 1909) Nguyên lý hoạt động của tuyến giáp là hormon thyroxin Iod là nguyên tốtham gia cấu tạo nên thyroxin (Kendal, 1919)

Trong tự nhiên chỉ gặp iod ở dạng hợp chất, chủ yếu là các muối natri và kali

của chúng có nhiều trong nước biển Hợp chat của iod còn gặp trong một số loài rong

biển Khi đun nóng, iod biến thành hơi màu tím, khi làm lạnh, hơi iod lại chuyểnthành tinh thể, không qua trạng thái lỏng Ngược lại, trong điều kiện nhiệt độ thường,iod ở dạng tinh thé (thé rắn) cũng có thé bay hơi thành thể khí Hiện tượng này gọi là

sự thăng hoa của iod Iod tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ

như rượu, xăng, benzen, cloroform Iod có khối lượng riêng là 4,93 g/cm, nhiệt độ

nóng chảy là 113,5°C, sôi ở 184,35°C và thăng hoa ở nhiệt độ thường (Barnard

Courtois, 1811).

1.2.2 Vai trò của iod trong qua trình tổng hợp hormon tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể bao gồm số lượng lớn nangkín (đường kính 100-300 micromet) chứa chat bài tiết gọi là chất keo có thành phầnchính là glycoprotein thyroglobulin chứa hormon tuyến giáp, được lót bằng lớp tếbào hình khối và tiết hormon vào lòng nang Hai hormon chính của tuyến giáp là:thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) Hầu hết hormon tuyến giáp được chuyền hóacuối cùng thành triiodothyronine (T3) ở trong mô Nồng độ của hormon tuyến giáp

phụ thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường và tinh trạng dinh dưỡng của động vật

(Todini L, 2007) Chức năng của hai hormon này giống nhau là làm tăng chuyên hóachất trong cơ thể, chỉ khác nhau về vận tốc hoạt động cua triiodothyronine (T3) mạnhgấp khoảng 4 lần so với thyroxine (T4) nhưng tồn tại trong máu với lượng nhỏ và

Trang 21

thời gian ngắn hơn nhiều so với thyroxine (T4) (Farhana Ahad va ctv, 2010).

Thyroxin (T4) chứa khoảng 65% lượng iod của cơ thé (Mc Dowell, 2003)

1.2.3 Cơ chế hấp thu iod và sự hình thành hormon tuyến giáp

Tod trong thức ăn khi vào cơ thé được hap thu từ đường tiêu hóa và đi vào máu

và được sử dụng đề tông hợp nên hormon tuyến giáp Sự hấp thu iod chủ yếu xảy ra

ở ruột non (Kezt va ctv, 1989) và ở dạ co đối với thú nhai lại (Underwood và ctv,

1977) Quá trình vận chuyền iod vào tế bào tuyến giáp và nang giáp chịu ảnh hưởng

bởi nhiều yêu tố, đặc biệt là nồng độ TSH (thyroid- stimulating hormone) dưới sự

ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường Khi trời lạnh thì tuyến giáp hoạt động mạnh tiết

ra nhiều T3, T4, khi trời nóng thì ngược lại (hình 1.1) Hoạt động của TSH thông qua

cơ chế phản hôi điều chỉnh lượng T4 trong máu, T4 giảm sẽ kích thích tuyến yên tăng

tiết TSH, do đó kích thích tuyến giáp giải phóng T4 vào tuần hoàn dé duy trì mức độbình thường của hormon trong máu (Pal, 2007).

TSH là hormon do thùy trước tuyến yên phân tiết giúp tăng các hoạt động bàitiết của tuyến giáp thông qua trung gian AMP vòng TSH sẽ kết hợp với receptor đặchiệu trên màng tế bào của tuyến giáp làm hoạt hóa adenylyl cylase và cAMP hoạt

động như một chat truyền tin thứ hai hoạt hóa protein kinase dẫn đến phosphoryl hóa

Kết quả là làm tăng bài tiết hormon tuyến giáp TSH điều hòa sự tổng hợp và bài tiếtT3 và T4 của tuyến giáp Ngoải ra, hormon giải phóng thyrotropin (TRH) được tiết

ra bởi vùng dưới đôi và điều chỉnh sự bài tiết TSH của tuyến yên

Trang 22

lod Tuyến giáp tế bào

Hình 1.3 Yếu tố điều hòa hormon tuyến giáp

(Nguồn: Medrano và He, 2016)1.2.3.1 Bơm iod

Đề hình thành hormon tuyến giáp, iod cần được vận chuyên từ máu vào các tế

bào tuyến giáp và nang giáp bằng một hệ thống vận chuyền tích cực Màng đáy của

tế bào tuyến giáp có khả năng bom iod tích cực vào bên trong tế bào nhờ hoạt độngcủa sodium-iodine symporter, đồng vận chuyên 1 ion iod và 2 ion natri Năng lượng

ATPase (ATPase — adenosine triphosphatase) giúp cho sự vận chuyền này chống lạigradient nồng độ từ bơm Na+/K+ (Khurana, 2006)

Quá trình tập trung iod vào bên trong tế bào được gọi là bẫy iod (iodine

trapping) Một tuyến giáp bình thường, bơm iod duy trì được nồng độ trong tuyến

gap khoảng 30 lần nồng độ trong máu Iod được vận chuyền ra ngoài tế bào tuyếngiáp qua màng đỉnh vào nang bởi pendrin — một phân tử vận chuyên clo-iod ngượcchiều Khi iod kết hợp với acid amin tyrosin thì các tế bào biểu mô tuyến giáp cũng

tiết vào lòng ống thygrobulin

Trang 23

1.2.3.2 Quá trình tống hợp hormon tuyến giáp

Quá trình gắn kết với acid amin tyrosin: phân tử iod gắn với acid amin tyrosin

dé hình thành MIT (mono iodo tyrosine) hoặc DIT (di-iodo tyrosine), sau đó 2 phân

tử này hợp thành triodothyroxin T3 hoặc thyroxin T4, kích tố giáp trạng (Hình 1.2).T3 và T4 tham gia nhiều phản ứng sinh hóa quan trọng đặc biệt là tổng hợp protein

và hoạt động của enzyme Co quan mục tiêu chính là não, cơ, tim đang phát triển,tuyến yên và thận

hormone tuyến giáp do mỗi phân tử thyroglobulin chứa tới 30 phân tử thyroxin và

một ít triiodothyronine Do vậy, các hormon tuyến giáp ở trong các nang cung ứngcho khả năng duy trì lượng hormone bình thường từ 2-3 tháng (Khurana, 2006).1.2.3.3 Giải phóng hormon tuyến giáp

Thyroxin va triiodothyronine được tách ra từ phân tử thyroglobulin và được

bài tiết nhờ vào quá trình khuếch tán qua màng đáy tế bào vào các mao mạch xungquanh đề đi vào máu Khoảng 3/4 tyrosine được iod hóa trong thyroglobulin không

biên đôi thành hormon tuyên giáp đi vào máu mà tôn tại ở dạng monoiodotyrosine và

Trang 24

diiodotyrosine Chúng được phân tach bởi enzyme deiodinase giải phóng iod, do đólượng iod này có thể được tái sử dụng trong tuyến giáp đề hình thành hormon.

1.2.3.4 Vận chuyển hormon tuyến giáp đến các mô

Khi vào tuần hoàn, các hormon tuyến giáp sẽ được gắn với protein huyết tươngđược tông hợp trong gan sau đó được tiết dan vào mô bào Khi vào bên trong mô bao,

cả thyroxine và triiodothyronine được gắn với các protein trong tế bào, sự gắn kết với

thyroxin (T4) mạnh hơn so với triiodothyronine (T3).

cơ thể, lượng lớn protein cấu trúc, enzyme protein, protein vận chuyên và các chất

khác được tổng hợp nên từ quá trình này Sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp

10

Trang 25

trong huyết tương là một biện pháp gián tiếp thay đổi hoạt động của tuyến giáp

(Todini và ctv, 2006).

1.2.4.1 Hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyển hóa của tế bào

Hoạt động của hormon tuyến giáp ở tế bao dich, sau khi được vào mang tế bàothông qua sự vận chuyên ATP, hormon này tác động lên receptor tuyến giáp và gắn

với retinoid X receptor làm khởi động phiên mã lượng lớn gen (hình 1.4) Do vay,

hầu hết trong các tế bào của cơ thể tổng hợp nên lượng lớn các enzyme protein,protein cấu trúc, protein vận chuyền và các chất khác làm cho hoạt động chức năngtrong cơ thé động vật tăng lên (Huszenicza va ctv, 2002)

Hình 1.6 Cơ chế hoạt động của hormone tuyến giáp

(Nguồn: Medrano và He, 2016)

Hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyên hóa các mô trong cơ thể, mức

độ chuyên hóa này có thé trên 60-100% so với bình thường khi hormon tuyến giáp

được bài tiết nhiều Khi đó, mức ăn vào cũng tăng lên đáng ké dé bù đắp năng lượngtrong quá trình chuyên hóa Khi thức ăn không tăng lên thì cơ thể sẽ sử dụng năng

11

Trang 26

lượng dự trữ như mỡ dé cung ứng năng lượng cho hoạt động này Đồng thời, khi quátrình này xảy ra cũng kích thích các tuyến nội tiết khác hoạt động.

Mặt khác, hormon tuyến giáp cũng làm tăng sự vận chuyền các ion Natri, Kali

qua màng tế bào Quá trình này sử dụng năng lượng và sinh nhiệt, vì vậy hormontuyến giáp làm tăng trao đôi chất trong co thé Ngoài ra, hormon tuyến giáp cũng tácđộng lên sự chuyền hóa carbohydrate, chuyền hóa chất béo, tăng nhu cầu các vitamin

và tác động lên hệ thống tuần hoàn Hormon tuyến giáp cũng làm giảm trọng lượng

của cơ thê tùy thuộc vào sự cân bằng dinh dưỡng trong khâu phần thức ăn

1.2.4.2 Ảnh hưởng của hormon tuyến giáp lên sự phát triển của thú

Hormon tuyến giáp tham gia mạnh mẽ vào quá trình điều chỉnh sự phát triển

của cơ thê động vật Tốc độ phát triển cơ thé được cải thiện rõ bởi triiodothyronine(T3) ở động vat có tầm vóc nhỏ Ngoài tác dụng trao đôi chat phức tap liên quan đếncác cơ chế chung của sự phát triển cơ thể, hormon tuyến giáp còn kích thích sản xuấtcác yếu tô tăng trưởng, đặc biệt là yêu tố tăng trưởng EGF (Epidermal growth factor)

và yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF (Nerve growth factor) Hơn nữa, hormon tuyếngiáp ảnh hưởng đến sản xuất hormon GH (growth hormon) và somatomedin cũngnhư hoạt động mô của chúng Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy hormon tuyến giápcũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương thông qua việc điều chỉnh sự tăng sinh

và biệt hóa của nhiều loại tế bào trong xương bao gồm tế bao chondrocytes, nguyênbào xương và tế bào tủy xương (Ha-Young Kim và Subburaman Mohan, 2013).1.2.4.3 Ảnh hướng của hormon tuyến giáp lên khả năng sinh sản của thú

Hormon tuyến giáp (TH) rất quan trọng đối với chức năng sinh sản bìnhthường của con người và động vat Thyroxine (T4) va triiodothyronine (T3) hoạtđộng trực tiếp trên các mô buồng trứng, tử cung và nhau thai thông qua các thụ thểhạt nhân cụ thê điều chỉnh sự phát triển và chuyên hóa của các cơ quan này Ngoài

ra, chúng hoạt động gián tiếp thông qua nhiều tương tác với các hormon và yếu tốtăng trưởng khác như estrogen, prolactin (PRL) và yếu tố tăng trưởng giống insulin(IGF), và bằng cách ảnh hưởng đến việc giải phóng gonadotrophin (GnRH) trong trục

hạ đôi - tuyến yén-tuyén sinh dục

12

Trang 27

Nông độ TH trong huyết tương ở thú cái có ảnh hưởng đến các cơ chế phân tửảnh hưởng đến việc kiêm soát chu kỳ động dục, sự trưởng thành và hành vi lên giống,rụng trứng, khả năng làm mẹ, duy trì sự mang thai, sự phát triển sau khi sinh và baothai và cho con bú Những tác động này là do tác động trực tiếp của các TH trong cơquan sinh sản và tác động của các TH đối với khả dụng sinh học của các hormon khác

và các yếu tố tăng trưởng cũng can thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống sinh

sản thú cái.

Các hormon tuyến giáp không những có liên quan đến quá trình trưởng thànhcủa các nang trứng va tế bao noãn của chuột mà còn trong quá trình trưởng thành sinh

học của noãn bò và heo (Tomek và ctv, 2002; Ellederová và ctv, 2008) Hormon

tuyến giáp ảnh hưởng đến sự hình thành nang trứng và rụng trứng vì mỗi giai đoạnphát triển của nang trứng, các yếu tô có nguồn gốc tự tiết, nội tiết hoạt động trực tiếphoặc gián tiếp trong tế bao nang Trong số các yêu tô này có T3 và T4, đã được xác

định trong dịch nang của nang buồng trứng người (Wakim và ctv, 1993)

Hormon tuyến giáp hoạt động trong tử cung và vòi tử cung thông qua các thụthé và chúng điều chỉnh khả năng đáp ứng của các cơ quan với estrogen (Gardner và

ctv, 1978) Sự biéu hiện của các thụ thé T3 và T4 trong biểu mô tử cung đạt đỉnh vào

giữa giai đoạn tiết Do đó, việc thay đối nồng độ T3 và T4 trong huyết thanh sẽ ảnhhưởng đến hình thái tử cung va vòi tử cung do không kích hoạt đúng cách các thụ thécủa chúng trong suốt chu kỳ động dục Sự suy giảm chức năng tuyến giáp làm giảmtốc độ tăng sinh của tế bao biéu mô và mô đệm và cơ tử cung bang cách giảm phan

ứng của tế bảo tử cung với estrogen (Kirkland và ctv, 1981) Ngoài ra, hormon tuyến

giáp cũng ảnh hưởng đến tử cung điển hình là khả năng làm tổ của phôi và khả năngđậu thai Việc sử dụng T4 cho heo nái hậu bị và nái mang thai làm tăng tuần hoànmạch máu tử cung, chiều cao của biểu mô tuyến và âm đạo (Souza và ctv, 2011)

Các TH của thú cái cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thai kỳ, đặc biệt là trên nhauthai (Alex Stagnaro-Green, 2016) và chúng tham gia vào quá trình tăng sinh, biệt hóa,

ton tại và các chức năng nội tiệt và xâm lân của các tê bao sinh dưỡng (Martina

13

Trang 28

Colicchia và ctv, 2014) Sự tham gia này vào hoạt động của các tế bào nguyên bào

nuôi chủ yếu là do tác động trực tiếp của các TH lên các thụ thể

Như vậy hormon tuyến giáp có liên quan đến việc điều chỉnh các quá trình

sinh lý khác nhau và sự thay đổi nồng độ của chúng trong huyết thanh ảnh hưởng đếnhoạt động bình thường của toàn bộ cơ thé, đặc biệt là hệ thống sinh san Sự hìnhthành nang trứng và rụng trứng được kích thích bởi các hormon tuyến giáp, trong khisuy giáp làm giảm số lượng nang đang phát triển và làm tăng tỷ lệ mat nang trứng.Ngoài ra, các TH ảnh hưởng đến sự phân hủy hoàng thẻ, kéo đài giai đoạn hoàng thểtrong suy giáp do ức chế di hóa progesterone và kích thích mạch máu hoàng thé trong

bệnh lý cường giáp Ở bảo thai, các nghiên cứu cho thấy rằng hormon tuyến giáp

không chỉ điều chỉnh kha năng đáp ứng của tử cung với estradiol mà còn cả quá trìnhtạo mạch va rụng nội mạc tử cung Liên quan đến nhau thai, hormon tuyến giáp ảnhhưởng đến sự biệt hóa và di chuyển của các tế bao nguyên bào nuôi, cũng như hoạtđộng nội tiết, tạo mạch và tăng cường hệ miễn dịch

1.2.4.4 Sử dụng iod trong thú y

Trong thú y, iod được dùng như một chất sát trùng Các chất khử trùng có chứa

gốc iod được chia thành 3 nhóm chính theo dung môi và các chất tạo phức với iod

bao gồm: dung dịch nước tinh khiết, dung dich cồn tạo thành cồn iod và chế phẩmiodophoric Các chất khử trùng nay có tác dụng diệt một số chủng vi khuẩn như vikhuẩn gram âm, gram dương, đặc biệt là với 1 số chủng vi khuẩn gay tình trạng nhiễm

trùng da như Staphylococcus, Streptococcus, E coli, P aeruginosa, Proteus và diệt

cả vi nam, siêu vi, nấm men và don bào Hiện nay, các chat sát trùng từ iod đượcdùng khá phô biến trong việc sát trùng chuông trại, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ phau

thuật, sát trùng ngoại khoa ở vị trí tiêm, vị trí tiễn hành phau thuật, các vết thương

nhiễm trùng, vết mô, vết loét Ngoài ra, iod còn được ứng dụng dé điều trị một số

bệnh lý cho gia súc như viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm vú ở động vat.

1.2.5 Triệu chứng thiếu iod trên thú

lod có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa hoạt động trao đổi chất Nhucầu iod ở heo nai khoảng 0,35 mg/kg so với heo thịt khoảng 0,14 mg/kg và thường

14

Trang 29

cần cao hơn khi khẩu phan thức ăn có chứa chất ức chế tuyến giáp từ các nguyên liệu

như khô dầu cải, khô dầu đậu nành (NRC, 2012)

Thiếu iod trong khẩu phần thức ăn cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng

và sinh sản Triệu chứng điển hình trên gia súc, gia cầm thiếu iod là sức tăng trưởnggiảm, sức đề kháng, chịu lạnh kém Sức sinh sản trên gia súc và sự mọc lông, sức đẻtrứng và tỷ lệ ấp nở trên gia cầm giảm thấp Tuyến giáp phình to rất đễ nhìn thấy trên

dê cừu nhưng khó quan sát trên gia cam do tuyến giáp nằm sâu bên trong xoang ngực

Thiếu iod có thé gây ra hiện tượng bướu cổ trên heo, heo tăng trưởng chậm,

có hiện tượng tích mỡ, giảm chất lượng quay thịt, da lông xơ, gây nên tình trạng chu

kỳ động dục bat thường trên nai, thai chết khô, say thai, đối với heo con thì sinh ra

không có lông Ở heo đực giống thì giảm tính hăng, tinh dịch kém va tỷ lệ thụ tinhthấp (Dương Thanh Liêm và ctv, 2003)

Nhiễm độc do iod là rất hiếm khi xảy ra (Hemken và ctv, 1970) Mức gây độchại của iod tối thiểu cho heo thịt ở mức 400mg/kg, với liều này không làm ảnh hưởng

đến hiệu suất chăn nuôi, tuy nhiên đã quan sát thấy sự tăng trọng lượng đối với tuyến

giáp và giảm sắt ở gan (NRC, 1980) Đối với nai mang thai, việc sử dụng iod với liều

1,500 mg/kg và 2,500 mg/kg trong 30 ngày dưới dang KI không có tác dụng phụ đến

khả năng sinh sản (Arrington và ctv, 1965).

1.2.6 lod vô cơ

Iod vô cơ: thường sử dụng dạng KI trộn trong premix khoáng hoặc muối ăn

Ở dang này, cơ thé hap thu được thì khi vào cơ thể iod cần được giải phóng và chuyển

hóa thành dạng thyroxin (T4) hoặc triiodothyronine (T3) mới có tác dụng kích thích

việc trao đối chat (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)

1.2.7 lod hữu cơ

lod hữu co: dang iodoprotein, thường sử dụng nhất là casein iod, loại chế phẩmnảy có hoạt tính gần giống thyroprotein Thyroprotein là một loại protein tiền hormontuyến giáp, được chiết xuất từ tuyến giáp trạng của gia súc tại các cơ sở giết m6 Trên

mạch peptid của nó, ở các đoạn có chứa nhân thơm của acid amin tyrosine được 1od

15

Trang 30

hóa và dự trữ lại trong tuyến giáp dưới dang keo protein và có thé thủy phân ra T3

hoặc T4 vào máu khi cơ thé (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)

Trong nghiên cứu này, iod được sử dụng dưới dang casein 1od Việc sử dung1od dạng hữu cơ trong thức ăn chăn nuôi sẽ tránh được tác dụng của các chất ức chếgiáp trạng trong một số loại thức ăn gia súc, gia cầm (Dương Thanh Liêm và ctv,2003) Mặt khác, iod hữu cơ được hấp thu ngay khi vào cơ thé dé kích thích việc traođổi chat

1.3 Tóm tắt các công trình nghiên cứu việc bỗ sung iod hoặc iod hữu cơ vào thức

ăn chăn nuôi

1.3.1 Nghiên cứu iod dạng vô cơ hoặc hữu cơ trên gia cầm

Nghiên cứu liên quan đến năng suất trứng, Kaufman và ctv (1998) đã chứngminh với hàm lượng 0; 0,5; 1; 2 hay 5 mg iod/kg thức ăn trong khẩu phần đều khôngảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như năng suất trứng

1.3.2 Nghiên cứu iod dang vô cơ hoặc hữu cơ trên heo

Dương Thanh Liêm (2003) cho biết, sử dụng iod hữu cơ sẽ tránh được tácdụng của các chất ức chế giáp trạng có trong một số loại thức ăn gia súc gia cầm

Nghiên cứu trên 70 heo thịt từ 27kg đến 118kg được chia làm 5 lô thí nghiệm

sử dụng iod vô co (kali iodua — KI) với các liều lần lượt là 0,17 mg/kg, 0,41 mg/kg,

0,99 mg/kg, 2,2 mg/kg và 4,38 mg/kg, Berk và ctv (2004) cho thấy sự cải thiện vềlượng thức ăn ăn vào lần lượt là 2,6 (kg/ngày), 2,24 (kg/ngay), 2,21 (kg/ngay), 2,24(kg/ngay), 2,26 (kg/ngày) Đồng thời khi bổ sung iod vào thức ăn, tăng trọng ngàycủa heo cũng cải thiện đáng kể lần lượt là 837 (g/ngày), 819 (g/ngày), 811 (g/ngay),

851 (g/ngày), 867 (g/ngày) Và việc sử dung KI với liều 4,28 mg/kgtrong thức ăn chokết quả về tăng trọng tốt nhất

Nghiên cứu trên 80 heo thịt được chia làm 5 lô thí nghiệm bao gồm: một lô

đối chứng sử dụng iod với liều 0,15 mg/kg, hai lô bổ sung kali iodur (KI) với liều iod

là 4 mg/kg và 10 mg/kg và hai lô b6 sung iod dang kali iodate (KIOs) với liều iod là

4 mg/kg và 10 mg/kg của Qimeng Li va ctv (2012) nhằm đánh giá năng suất tăngtrưởng và đặc điểm thân thịt trên heo, sự tích tụ iod trong mô và ảnh hưởng của chúng

16

Trang 31

đến hormone tuyến giáp trong huyết tương Kết qua cho thấy, việc bé sung iod liều

cao hơn làm giảm tang trọng trung bình hang ngày (ADG) ở giai đoạn thú non nhưng

không ảnh hưởng đến năng suất sinh trưởng của heo trong suốt thời gian nuôi và đặc

điểm thân thịt Việc bổ sung iốt với 10.000 pg I / kg thức ăn làm tăng đáng ké hàmlượng iod trong tuyến giáp (+122%), gan (+260%), thận (+522%), cơ (+131%) và da(+321 %) so với nhóm đối chứng Tuy nhiên, không có sự khác biệt ý nghĩa củahormone tuyến giáp trong huyết tương

Một nghiên cứu khác trên 40 con heo lai Deutsche Landrace x Pietrain có trọnglượng trung bình 17kg, được chia làm 3 lô với một lô đối chứng và hai lô bổ sung ioddưới dạng vô co (KI) với liều lần lượt là 5mg/kg và 8 mg/kg Hoặc sử dụng tảo cóiod với hàm lượng tương đương Sau 3 thang thử nghiệm, He va ctv (2002) cho rằng

hàm lượng iod ở lô thí nghiệm tăng 45% ở cơ, 213% ở mô mỡ, 124% ở tim, 207% ở

gan, 127% ở thận so với lô đối chứng Việc bổ sung tao có thé cải thiện khối lượng

cơ thể lên 10% (P > 0,05)

17

Trang 32

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được bồ trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố, gồm 2 lô, mỗi

lô có 4 lần lặp lai (6 chuồng), mỗi lần lặp lại có 40 heo như Bảng 2.1 Yếu tố thínghiệm là chế phẩm iod hữu cơ (iod được sử dụng dưới dang casein iod)

- Lô lô đối chứng: Sử dụng thức ăn căn ban và không bé sung chế phẩm iod

hữu cơ.

- Lô thí nghiệm: Sử dụng thức ăn căn bản và được bô sung thêm chế phẩmiod hữu cơ liều 480 g/tan thức ăn (tương đương 0,576 mg/kg iod) theo khuyến cáocủa nhà sản xuất

Yêu tô thí nghiệm Không bô sung chê Bo sung thêm 480g chê phâm iod

pham 1od hữu cơ hữu cơ /tân thức ăn

(tương đương 0,576ppm)

18

Trang 33

2.4 Điều kiện tiến hành thí nghiệm

2.4.1 Thức ăn

Thức ăn căn bản được pha trộn theo công thức riêng tại trại và áp dụng cho bagiai đoạn tăng trưởng của heo, gồm giai đoạn heo 60 ngày tuôi đến 90 ngày tuổi tươngđương heo 20-40kg, giai đoạn heo 90 ngày tuổi đến 124 ngày tuéi tương đương heo40-70kg và giai đoạn 124 ngày tuổi đến 151 ngày tuổi tương đương heo 70kg — xuất

chuông Do đây là các heo lai hai máu, có xu hướng tích mỡ sớm nên trại dự định sẽ

kết thúc thí nghiệm dé xuất chuồng trước khi heo đạt đến khối lượng 100 kg

Chế phẩm iod hữu cơ được phối trộn cùng với premix cùng các chat phụ gia

và trộn đều trước khi cho vào máy trộn cùng các nguyên liệu khác có trong công thức

dé đảm bao sự đồng đều Thức ăn thành phẩm sau khi phối trộn được cân va cho vào

từng bao riêng cho mỗi lô, mỗi ô chuồng với lượng thức ăn như nhau Thức ăn thànhphẩm chứa trong bao được đánh dấu đề nhận biết theo các giai đoạn 20 - 40kg; 40 -70kg và giai đoạn kết thúc

Bảng 2.2 Thành phần nguyên liệu trong công thức thức ăn cơ bản các giai đoạn thí nghiệm

Giai đoạn Nguyên liệu Đơn vị tính 20-40 kg 40 - 70 kg 70 ke - xuat

chuông Cam gạo % 25 29 30

Các chất bồ sung khác gốm: tiền chất creatine, hấp phụ độc tố, HCl-Lysine,

DI-Methionine, L-Threonine, Choline chloride 60, Premix vitamin khoảng, enzyme galactosidase, enzyme galactomananase, enzyme glucanase, enzyme xylannase.

a-19

Trang 34

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm (theo tính toán)

Thanh phần dưỡng Đơn vị Giai đoạn

Thông tin trang trại thí nghiệm: trại thịt có diện tích 2,5 ha bao gồm 2 kỹ thuật

viên và 25 công nhân chăm sóc, vệ sinh Trại có 20 chuông, mỗi chuồng có số lượng

ô chuồng dao động từ 6 đến 10 6 chuồng với diện tích một 6 từ 35m? đến 49m2

Chuông nuôi có hệ thống làm mát; chiều đài và chiều rộng chuồng nuôi tùytheo diện tích từng ô chuồng Dàn mát được lắp đặt ở phía trước chuồng, nói liền cửa

ra vào chuồng Quạt được trang bị ở mỗi chuồng với số lượng quạt được lắp từ 3 đến

4 cái ở vi trí cudi chuông với lỗi di 1m đôi với chuông có diện tích lớn, 0.9m đôi với

20

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w