Em rất mong sẽ nhận được những góp ý, chỉ bảo thêm từ cô để có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất cũng như là bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu của mình và coi đó là hàn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
THIẾT KẾ Ý TƯỞNG
Giảng viên: Lê Thị Tuân
Lớp: LIT 1054-1
Chuyên ngành: Quan hệ công chúng K68
Mã sinh viên: 23031089
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn trân thành đến cô Lê Thị Tuân – giảng viên học phần Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng của em tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Sau một thời gian học tập tuy không dài nhưng em
đã học thêm được rất nhiều điều mới mẻ và bổ ích, trau dồithêm cho mình nhiều kĩ năng cần thiết Nhờ những bài giảng của cô, những hoạt động nhóm, thuyết trình, giao lưu với khách mời, em đã hiểu hơn về tầm quan trọng của tư duy sáng tạo Nó giúp em làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tòi những điều mới, giúp em tự
Trang 2tin đối mặt với những thử thách Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót còn tồn đọng trong bài làm Em rất mong sẽ nhận được những góp ý, chỉ bảo thêm từ cô để có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất cũng như là bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu của mình và coi đó là hành trang để thực hiện tiếp các đề tài trong tương lai cũng như trong học tập và làm việc sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Đề bài 4
Bài làm 5
Câu 1 5
1 Tư duy thiết kế 5
1.1 Định nghĩa của tư duy thiết kế 5
1.2 Lợi ích của tư duy thiết kế 5
1.3 Quy trình của tư duy thiết kế 6
Trang 31.3.1 Thấu cảm 6
1.3.2 Xác định vấn đề 7
1.3.3 Tạo ý tưởng 7
1.3.4 Tạo mẫu 7
1.3.5 Kiểm chứng 7
2 Hoạt động xây tháp Marshmallow 8
2.1 Quy trình suy nghĩ 8
2.2 Bài học rút ra 9
Câu 2 9
1.1 Lập kế hoạch Odyssey 11
1.1.1 Cuộc sống 1 11
1.1.2 Cuộc sống 2 12
1.1.3 Cuộc sống 3 13
1.2 Hành trình thấu cảm bản thân 14
Mục lục 17
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm): Hãy nêu những hiểu biết của anh/ chị về quy trình Tư duy thiết kế (Design thingking) Trình bày trải nghiệm của anh/chị về hoạt động xây tháp Marshmallow
Câu 2 (6 điểm): Anh/chị hãy lập kế hoạch Odyssey cho tương lai của bản thân với
ba phương án được thuyết minh cụ thể Anh/chị đã thấu cảm bản thân trước khi lập
kế hoạch Odyssey như thế nào?
Trang 4BÀI LÀM Câu 1: Hãy nêu những hiểu biết của anh/ chị về quy trình Tư duy thiết kế (Design thingking) Trình bày trải nghiệm của anh/chị về hoạt động xây tháp Marshmallow.
1 Tư duy thiết kế
1.1 Định nghĩa của tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận được sử dụng để giải quyết những vấn đề một cách sáng tạo và thực tế Nó dựa chủ yếu vào những phương pháp và quá trình mà
Trang 5các nhà thiết kế sử dụng (vì thế có tên là tư duy thiết kế), nhưng thực ra nó được bắt nguồn từ một vài lĩnh vực khác – bao gồm kiến trúc, kĩ thuật và kinh doanh Tư duy thiết kế cũng có thể được áp dụng vào bất cứ lĩnh vực nào, không nhất thiết là những ngành liên quan tới thiết kế Tư duy thiết kế còn là 1 phương thức tìm hiểu nhu cầu con người và đưa ra giải pháp mới dựa trên công cụ và tư duy như những chuyên gia thiết kế Quá trình tư duy thiết kế là quy trình tư duy nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh để hữu hình hóa giải pháp.1
Một số đặc điểm chính của tư duy thiết kế bao gồm: Tập trung vào người dùng: Đặt người dùng ở trung tâm của quá trình thiết kế, đảm bảo rằng các giải pháp được phát triển đều đáp ứng nhu cầu thực tế của họ Phân đoạn quy trình: Thường bao gồm các giai đoạn như hiểu vấn đề, xác định, tạo ra các ý tưởng, thử nghiệm
và điều chỉnh Linh hoạt và thử nghiệm liên tục: Không sợ thất bại, tư duy thiết kế khuyến khích việc thử nghiệm các giải pháp và điều chỉnh chúng dựa trên phản hồi Hợp tác nhóm: Thường làm việc trong các nhóm đa chuyên ngành để kết hợp nhiều ý kiến và kỹ năng khác nhau Sự tập trung vào giải pháp sáng tạo: Không giới hạn bởi các giải pháp hiện có, tư duy thiết kế khuyến khích việc tìm ra các giải pháp mới và đột phá
1.2 Lợi ích của tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Dưới đây là một số lợi ích chính của việc áp dụng tư duy thiết kế Tạo ra các giải
pháp sáng tạo: Tư duy thiết kế khuyến khích việc tìm ra các giải pháp mới và đột
phá bằng cách sử dụng quan điểm và phương pháp khác biệt Khuyến thích đổi
mới tư duy và giải quyết ván đề theo cách sáng tạo và khoa học Tăng cường sự
hiểu biết về người dùng: Bằng cách đặt người dùng vào trung tâm của quá trình
thiết kế, tư duy thiết kế giúp tăng cường sự hiểu biết về nhu cầu, mong muốn và hành vi của họ Giúp cta có cái nhìn vấn đề đúng đắn theo nh góc độ khác nhau
Giải quyết vấn đề hiệu quả hơn: Qua việc phân tích sâu sắc vấn đề và thử nghiệm
các giải pháp khác nhau, tư duy thiết kế giúp tìm ra các phương án giải quyết vấn
đề một cách hiệu quả nhất. Tăng cường sự đổi mới và cải thiện liên tục: Tư duy thiết kế không chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề hiện tại, mà còn khuyến khích
việc tạo ra sự đổi mới liên tục và cải thiện sản phẩm, dịch vụ Tăng cường sự
tương tác và hợp tác nhóm: Việc làm việc trong các nhóm đa chuyên ngành giúp
tạo ra một môi trường hợp tác, tạo ra không gian cho sự sáng tạo và tương tác ý
Trang 6tưởng Tăng cường trải nghiệm người dùng: Bằng cách tập trung vào người dùng cuối cùng, tư duy thiết kế giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có trải nghiệm người dùng tốt hơn.2
1.3 Quy trình của tư duy thiết kế 3
Quy trình bao gồm 5 bước: Empathise -> Define -> Ideate -> Prtotype -> Test/ Pitch
1.3.1 Thấu cảm (Empathise)
Là bước đầu tiên nghiên cứu nhu cầu người dùng để có được sự hiểu biết và đồng cảm Đây là bước rất quan trọng, giúp bạn gạt bỏ những giả định của riêng mình về thế giới cũng như có được cái nhìn sâu sắc thực sự về khách hàng và mong mỏi của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp Ở bước này, yêu cầu đặt ra là nắm sâu hơn vấn đề đang giải quyết Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần phải đặt câu hỏi để tìm ra yếu tố liên quan Công cụ cần sử dụng trong bước này là: 5-Whys
và Kipling's questions (Sử dụng 5-Whys trước để tìm ra một số nguyên nhân cốt lõi, sau đó trong từng nguyên nhân, sử dụng Kipling's questions để thu thập các yếu tố liên quan)
Trang 75-Whys: Công cụ cực hữu dụng để tìm ra nguyên nhân gốc rễ (root-cause) Từ một câu hỏi Why ban đầu, chúng ta có thể tiếp tục đào sâu nguyên nhân bằng những câu hỏi Why tiếp theo cho đến khi vấn đề đó được mình đánh giá là cốt lõi Kipling's questions giúp hỗ trợ thu thập dữ liệu cho dữ kiện đó một cách toàn diện
về không gian, thời gian, con người, cách thức Nhờ trả lời những câu hỏi sau: What, Where, When, Who, How
1.3.2 Xác định vấn đề (Define)
Dựa trên thông tin thu được từ nghiên cứu người dùng, bạn sẽ phân tích các quan sát của mình và tổng hợp chúng để xác định các vấn đề cốt lõi cần điều chỉnh Việc xây dựng chân dung khách hàng chi tiết là rất quan trọng trước khi tiến tới bước tiến theo
1.3.3 Tạo ý tưởng (Ideate)
Thông tin thu thập được từ 2 giai đoạn đầu tiên sẽ giúp bạn suy nghĩ thấu đáo, tìm kiếm các giải pháp thay thế, sáng tạo cho những vấn đề đã xác định ở bước thứ hai Đây là lúc kỹ năng brainstorming phát huy tác dụng cao nhất
1.3.4 Tạo mẫu (Prtotype)
Mục đích của giai đoạn này là xác định giải pháp tốt nhất có thể cho mỗi vấn đề cụ thể Bạn nên cho ra mắt một số phiên bản sản phẩm/ dịch vụ thử nghiệm để đánh giá hiệu quả ý tưởng đề xuất Tùy trường hợp cụ thể, quá trình thử nghiệm có thể diễn ra thực tế hoặc chỉ là trên phân tích giấy tờ
1.3.5 Kiểm chứng (Test)
Một bước quan trọng nhất trong tư duy thiết kế là kiểm tra các mẫu thử nghiệm đề
ra Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để xác định lại một hoặc nhiều vấn đề sẽ nảy sinh tiếp theo Rồi có thể lặp lại các bước trước, thay đổi và cải tiến thêm
2 Hoạt động xây tháp Marshmallow
Trang 82.1 Quy trình suy nghĩ
Lập kế hoạch và thảo luận: Nhóm của chúng em bắt đầu với việc thảo luận và lập
kế hoạch cho việc xây dựng tháp Chúng em đặt ra các câu hỏi như: làm thế nào để tháp của chúng em có thể ổn định, liệu có nên sử dụng sợi spagetti như một phần của cấu trúc hay không, và làm thế nào để chia sẻ công việc một cách hiệu quả giữa các thành viên.4
Thiết kế và xây dựng: Dựa trên kế hoạch đã được thiết lập, chúng em bắt đầu xây dựng tháp Mỗi thành viên của nhóm tham gia vào quá trình này, từ việc cắt sợi spagetti đến việc kết nối các phần của cấu trúc Trong quá trình này, chúng em thường phải thử nghiệm và điều chỉnh để đảm bảo rằng tháp sẽ ổn định và có thể chịu được trọng lượng của Marshmallow
Thử nghiệm và điều chỉnh: Khi tháp gần hoàn thành, chúng em thường thử nghiệm bằng cách đặt Marshmallow lên đỉnh và xem liệu nó có thể chịu được trọng lượng không Nếu tháp không ổn định hoặc không đủ mạnh để chịu được trọng lượng, chúng em sẽ phải điều chỉnh và thử nghiệm lại
Phản hồi và học hỏi: Cuối cùng, sau khi hoàn thành hoạt động, chúng em thường
có một phần phản hồi và thảo luận về quá trình xây dựng tháp Chúng em đánh giá
Trang 9những gì đã làm tốt và những gì có thể được cải thiện, và rút ra những bài học để
áp dụng vào các dự án tương lai
2.2 Bài học rút ra
Học hỏi từ sự thất bại: Một trong những bài học quan trọng nhất từ hoạt động này
là sự quý giá của sự thất bại Những lần thử nghiệm không thành công không chỉ là
cơ hội để xác định những vấn đề và học hỏi từ chúng, mà còn là bước đệm tiếp theo trong hành trình đến thành công
Tính quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm: Hoạt động xây tháp Marshmallow thúc đẩy sự hợp tác và giao tiếp trong nhóm Việc phối hợp và làm việc cùng nhau không chỉ giúp chúng tôi đạt được mục tiêu một cách hiệu quả mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên
Khả năng sáng tạo và thích nghi: Việc phải sử dụng những vật liệu giới hạn để tạo
ra một sản phẩm có ý nghĩa thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng thích nghi Chúng tôi học được cách tìm ra giải pháp mới và linh hoạt khi đối mặt với thách thức Tính cẩn thận và chi tiết: Trong quá trình xây dựng, việc chú ý đến từng chi tiết và tính cẩn thận có thể quyết định đến sự thành công của sản phẩm cuối cùng Điều này cung cấp cho chúng tôi một nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc chăm sóc và hoàn thiện công việc của mình
Ý nghĩa của việc làm và học trong môi trường thú vị và học hỏi: Hoạt động này không chỉ là về việc xây dựng một tháp Marshmallow, mà còn là về việc xây dựng
kỹ năng, tạo ra kỷ niệm và tăng cường mối quan hệ trong nhóm Nó mang lại ý nghĩa sâu sắc hơn về việc học hỏi và phát triển trong một môi trường thú vị và tương tác
Câu 2 (6 điểm): Anh/chị hãy lập kế hoạch Odyssey cho tương lai của bản thân với ba phương án được thuyết minh cụ thể Anh/chị đã thấu cảm bản thân trước khi lập kế hoạch Odyssey như thế nào?
Kế hoạch Odyssey là một “kế hoạch 5 năm” đã được Bill Burnett và Dave Evans trình bày trong cuốn sách nổi tiếng “ Designing your life” Trong cuộc trao đổi của Life Sprint với Gregory Heller , chuyên gia dịch vụ nghề nghiệp đã nói về những lợi ích của việc tạo một kế hoạch Odyssey cá nhân Nếu có ai đó chưa bao giờ
Trang 10nghe nói về công cụ này trước đây, thì kế hoạch Odyssey là một 'kế hoạch 5 năm' nhưng không phải như ta đã biết Về cơ bản, nó là một cuộc động não về cách chúng ta muốn cuộc sống của mình trông như thế nào trong tương lai Kế hoạch Odyssey không phải là dự đoán quỹ đạo tương lai của bạn mà là về việc khai phá
và lý tưởng hóa các yếu tố tạo nên phiên bản của bạn, đó là “sống cuộc sống tốt nhất của bạn”
Khi lập kế hoạch Odyssey, ta phải phác thảo ra cuộc sống của mình trong 5 năm tới theo 3 phiên bản khác nhau:
Cuộc sống số 1: Phương hướng để phát triển và cải tạo cuộc sống hiện tại của bạn, làm thế nào để cuộc sống của bạn ngày càng tốt hơn, hay bạn đang có dự định gì
ấp ủ cho tương lai?
Cuộc sống số 2: Khi cuộc sống số 1 vì một số lý do nào đó khiến cho nó không thể thực hiện được, phải đột ngột kết thúc hoặc không còn là sự lựa chọn thích hợp hàng đầu với bản thân, bạn cần một ngã rẽ khác để tiếp tục bước đến tương lai, khi bạn bắt buộc phải đưa ra một lựa chọn khác hoàn toàn với cuộc sống số1 Cuộc sống số 3: Khi mọi điều kiện đều thuận lợi để có cuộc sống lý tưởng nhất -vấn đề tiền bạc và hình tượng không còn là -vấn đề đáng bận tâm đối với bạn Khi
đó, bạn sẽ làm gì? Hai tác giả của cuốn sách “Thiết kế một cuộc đời đáng sống” có ghi lại một lời chú ý rằng cả hai đều không dám đảm bảo là bạn chắc chắn có thể
có một nguồn thu nhập ổn định với cuộc sống thứ ba, hay không có ai sẽ xuất hiện
và cười nhạo bạn trong cuộc sống ấy Nhưng việc thiết kế lên cuộc sống này có thể
là một phần rất quan trọng trong hành trình cuộc đời của bạn.5
Ba phiên bản của kế hoạch Odyssey phải bao gồm: Những mốc thời gian rõ ràng,
kể cả những sự kiện thuộc về đời sống cá nhân, ví dụ như kế hoạch lập gia đình, kế hoạch chuyển nhà, Tựa đề cho mỗi lựa chọn, trong đó là 6 từ mô tả cốt lõi của lựa chọn đó Hai hoặc ba câu hỏi về những dự định bạn đưa ra Bảng đánh giá về các nguồn lực (thời gian, tiền bạc, mối quan hệ, ), sự yêu thích của bạn với kế hoạch, sự tự tin, sự thống nhất của kế hoạch với mong muốn và thế giới quan của bạn
1.1 Lập kế hoạch Odyssey
Trang 111.1.1 Cuộc sống 1: Học, học, học nữa, học mãi
1, Chăm chỉ
học Tiếng anh:
mỗi ngày dành
ra ít nhất 2
tiếng mỗi ngày
để luyện Tiếng
Anh (thứ 2,4,6:
nghe, nói; thứ
3,5,7: đọc viết)
2, Tập thể dục
chăm chỉ để
giảm cân: mỗi
ngày chạy bộ ít
nhất 45’ hoặc
tập cadio toàn
thân 30’ kết
hợp với chế độ
ăn healthy của
Hana Giang
Anh
3, Đọc sách
(chủ đề mà
mình thích)
mỗi ngày trước
khi đi ngủ hoặc
khi có thời gian
rảnh
4, Dành nhiều
thời gian cho
những người
thân yêu
5, Tham gia
1, Tham gia các
khóa học kỹ
năng mềm: kỹ
năng diễn
thuyết, kĩ năng
phản biện, tư
duy ngược, kỹ
năng quản lý
thời gian,
2, Vẫn giữ thói
quen đọc sách
và chăm sóc
bản thân, mọi
người xung
quanh
3, Học thêm kỹ
năng edit và
chỉnh sửa ảnh,
video
4, Đi Đà Lạt
cùng gia đình
5, Đăng ký học
Tiếng Trung
2-3 buổi/ tuần
6, Có thể đi làm
thêm hoặc vẫn
tiếp tục làm
cộng tác viên
cho các dự án
của JCI
1, Tham gia khóa học chụp ảnh
2, Ứng tuyển vào làm việc bán thời gian, thực tập sinh với vai trò là chuyên viên tổ chức sự kiên, truyền thông ở các công ty Media (cố gắng được nhận việc
ở VTV)
3, Cố gắng phân bổ thời gian hợp lý nếu cần thì giảm bớt hoạt động ở câu lạc bộ
4, Chăm chỉ đọc các cuốn song ngữ tập trung vào chuyên ngành của bản thân 60’/ngày
5, Tiếp tục trau dồi ngoại ngữ cho bản thân
6, Dành nhiều
1, Tốt nghiệp với tấm bằng giỏi
2, Nộp đơn xin việc vào các công ty truyền thông như là:
VCCorp, Viettel Media, VTV,
3, Tham gia ít nhất một chuyến đi thiện nguyện
4, Cố gắng nỗ lực để có thể mua những món đồ mình thích
5, Tập thể dục 60’/ngày
1, Làm nhiều nghề một lúc: chuyên viên tổ chức sự kiên, biên tập viên của đài, làm người đại diện phát ngôn,
2, Tích góp mua nhà Hà Nội
3, Tổ chức chuyến đi chơi cho những người thân yêu
4, Có thể đi tham quan thật nhiều nơi, mở mang tầm mắt
5, Vẫn học ngoại ngữ và có thể học thêm tiếng Hàn
6, Tập thể dục 60’/ngày