1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CƯƠNG

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 308,48 KB

Nội dung

Tại Việt Nam, rất nhiều các cơ quan báo chí lớn, nhỏ hay các kênhtruyền thông chính thống ở Việt Nam cũng đã cho ra mắt các trang mạng xã hội của riêngmình với chức năng cập nhật tin tức

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CƯƠNG

vô cùng bổ ích Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành chất đến với Giảng viên TS.Nguyễn Thị Hằng người đã đồng hành cùng chúng em trong suốt học phần vừa qua Nhờ

có cô mà em đã có những tiết học vô cùng thú vị, có được cơ hội hiểu rõ hơn về báo chítruyền thông để có thể áp dụng vào học tập, công việc và có thể kiến thức bổ ích mới.Trong suốt học phần, em đã cố gắng hết mình để tìm hiểu và tiếp thu các kiến thức mới

mà cô giảng dạy để có thể hoàn thành thật tốt bài tập này Tuy nhiên, trong quá trình làmbài, mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song là một sinh viên,khó có thể tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý cô

để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Em kính mong cô giúp đỡ, góp ý để bài tập của emđược hoàn thiện hơn Em xin trân trọng cảm ơn giảng viên, người đã tận tình chỉ bảo,hướng dẫn chúng em làm bài tiểu luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

0

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 4

1.1.Lý do lựa chọn đề tài 4

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 5

Chương I: Cơ sở lý luận 5

1.1.Các khái niệm 5

1.1.1 Khái niệm về báo chí 5

1.1.2 Khái niệm hoạt động báo chí 5

1.1.3 Khái niệm mạng xã hội 5

Chương II MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA MẠNG XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 6

2.1 Sự phát triển của hoạt động báo chí hiện nay 6

2.1.1 Sự phát triển mạnh mẽ hệ thống báo chí theo khuynh hướng đa phương tiện 6

2.1.2 Đa dạng hóa thông tin đồng thời với chuyên biệt hóa đối tượng 7

2.1.3 Tăng cường vai trò và sức mạnh tác động xã hội 9

2.1.4 Những vấn đề hạn chế của hoạt động báo chí 10

2.2 Sự phát triển của mạng xã hội trong bối cảnh hiện nay 11

2.2.1 Tình hình sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam 12

2.2.2 Một số vấn đề của mạng xã hội 13

2.3 Mối quan hệ tác động qua lại giữa mạng xã hội và hoạt động báo chí 16

2.3.1 Tác động qua lại 16

2.3.2 Tính cạnh tranh 18

Chương III XU HƯỚNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY 19 3.1 Ứng dụng các lợi thế, tiện ích của mạng xã hội trong tuyên truyền thông tin đến công chúng 19

Trang 4

3.2 Xu hướng tiếp cận thông tin phổ biến của giới trẻ 20

3.3 Liên hệ bản thân 21

PHẦN III: KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 5

Chủ đề nghiên cứu: Mối quan hệ tác động qua lại giữa mạng xã hội và hoạt động báo chí

Xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong bối cạnh thời đại công nghệ thông tin phát triển bùng nổ những năm gần đây,chúng ta có thể thấy sự ra đời và trở nên phổ biến nhanh chóng của các nền tảng mạng xãhội Với sự bùng nổ ở mọi phương diện từ truyền tải thông tin, tin tức trong và ngoàinước, đến hoc tập, giải trí, mạng xã hội thu hút đông đảo người dùng từ mọi độ tuổi, đặcbiệt là thế hệ gen Z (độ tuổi được sinh ra và lớn lên trong thời đại Internet phát triển).Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, pháttriển phổ biến ở mọi mặt và mở ra một thời đại phát triển thông tin mới

Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của mạng xã hội, hầu hết thương hiệu đã đang bắt đầutạo ra các tài khoản trên nhiều nền tảng mạng xã hội để hướng tới lượng người tiêu thụnội dung trên không gian này Trong bối cảnh đó, các cơ quan báo chí và tin tức cũngkhông phải là ngoại lệ Tại Việt Nam, rất nhiều các cơ quan báo chí lớn, nhỏ hay các kênhtruyền thông chính thống ở Việt Nam cũng đã cho ra mắt các trang mạng xã hội của riêngmình với chức năng cập nhật tin tức đời sống, xã hội, y tế, kinh tế, giải trí,… nhưVnExpress, Trung tâm tin tức VTV24, báo Lao Động, báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ Nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội vẫn đang còn tồn tại những mặt trái nguy hại và gây

ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người dùng Song, chúng ta cũng không thể phủ nhậnnhững tiềm năng to lớn của các nền tảng mạng xã hội đối với các hoạt động báo chí ở các

cơ quan, tòa soạn Bên cạnh đó, các trang báo chí truyền thông chính thống lớn cũngmang đến lượng lớn thông tin hữu ích để tiếp cận nhanh chóng và gần gũi đối với mọingười thông qua nền tảng mạng xã hội Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ đưa ra và làm rõmối quan hệ tác động qua lại giữa mạng xã hội và hoạt động báo chí, cũng như xu hướngtiếp nhận thông tin của công chúng trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay

Trang 6

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lý luận

1.2 Các khái niệm

1.2.1 Khái niệm về báo chí

Báo chí là một loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội Để xã hội loài ngườitồn tại và phát triển, con người cần nhiều loại hoạt động như sản xuất của cải vật chất đểduy trì sự sống, sáng tạo nghệ thuật để thỏa mãn nhu cầu tinh thần,… Một phần của sựhoạt động đó là hoạt động báo chí nhằm cung cấp cho công chúng những thông tin, tức làthông báo cho công chúng biết mọi sự kiện, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong đời sống

xã hội Nội dung của những thông báo đó gọi là thông tin Nhưng thông tin báo chí lànhững thông tin chính trị - xã hội

Tóm lại, báo chí là một hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, có nhiệm

vụ thu thập, xử lý thông tin và truyền đạt thông tin đến công chúng Báo chí có vai tròquan trọng trong việc cung cấp thông tin, giáo dục, và giữ vững chế độ dân chủ

1.2.2 Khái niệm hoạt động báo chí

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Báo chí 2016, hoạt động báo chí là hoạtđộng sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báochí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí;xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói,báo hình

Quá trình này được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như báo, tạpchí, truyền hình, đài phát thanh và truyền thông trực tuyến nhằm cung cấp thông tin, tintức, báo cáo và phân tích về các sự kiện, vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và thểthao đến độc giả và người tiếp nhận thông tin

1.2.3 Khái niệm mạng xã hội

Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người

sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thôngtin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), tròchuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự

Trang 7

khác.

Trang 8

Theo định nghĩa này, mạng xã hội còn được gọi là social network và có thể hiểumột cách đơn giản đây là hệ thống (mạng lưới) giúp con người kết nối với những ngườikhác Thông qua mạng xã hội, mọi người có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh…tìm kiếm bạn bè, kết nối với những người khác Hiện nay, tất cả mọi người đều có thể dễdàng truy cập vào mạng xã hội bất kỳ thông qua điện thoại, máy tính, máy tính bảng…tạiViệt Nam phổ biến có các mạng gồm: Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram, Twitter,Youtube.

Chương II MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA MẠNG XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ.

2.1 Sự phát triển của hoạt động báo chí hiện nay

Do những tác động qua lại với các yếu tố kinh tế, xã hội trong và ngoài nước, cũngnhư những ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự phát triển của công nghệ số và truyền thông trongthời đại mới, môi trường hội nhập toàn cầu hóa mà báo chí Việt Nam hiện nay đã cónhững biến đổi cả về lượng và chất, cả về nội dung thông tin và phương pháp hành xử, cả

về tiềm lực được tích lũy cũng như khả năng tác động vào đời sống xã hội Việc nhậnthức một cách đầy đủ, thực chất sự phát triển cũng như những đặc điểm phát triển của nềnbáo chí hiện nay là một điều kiện đặc biệt quan trọng, cần thiết để dự đoán xu hướng vậnđộng tiếp theo, hình thành những giải pháp, những phương tiện tác động, đặc biệt là tácđộng về mặt quản lý, nhằm phát huy tích cực nhất vai trò, sức mạnh của nền báo chítruyền thông đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

1.2.4 2.1.1 Sự phát triển mạnh mẽ hệ thống báo chí theo khuynh hướng đa phương tiện

Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, nếu như nền kinh tế Việt Nam đã có

sự phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn, thì lĩnh vực báo chí truyền thôngcủa đất nước cũng đã có những thay đổi chưa từng thấy Hiện nay trong cả nước đã có tới

850 tờ báo in với hơn 1100 ấn phẩm, có Đài Phát thanh Quốc gia, Đài Truyền hình Quốcgia, tất cả các tỉnh, thành đều có đài phát thanh, đài truyền hình của tỉnh, thành và hơn đàitruyền thanh - truyền hình cấp huyện Ngoài ra còn có hơn 100 tờ báo điện tử và 215trang tin điện tử

Trang 9

Sự tăng trưởng của báo chí Việt Nam trong hơn 30 năm qua gắn bó chặt chẽ với sựphát triển về loại hình Trước hết, phải kể đến sự phát triển phong phú các loại hình báo

in Ngoài các ấn phẩm định kỳ vốn có như: nhật báo, tuần báo, báo thưa kỳ, tạp chí, bảntin , đã xuất hiện những tờ tạp chí với nội dung thiên về giải trí và mục đích rõ ràng là tậptrung thu hút quảng cáo Điều ấy cũng đồng nghĩa là đã xuất hiện một loại hình sản phẩmbáo chí có mục đích thương mại rõ ràng

Nổi bật nhất là sự phát triển với tốc độ tăng trưởng lớn về số lượng người sử dụnginternet và các tờ báo, trang thông tin trên nền tảng mạng Tính đến 2022, đã có đến 72,1triệu người sử dụng mạng internet, chiếm khoảng hơn 70% dân số Việt Nam Đồng thờivới sự gia tăng của các sản phẩm báo chí là sự phát triển đội ngũ người làm báo, bao gồmcác nhà báo và những người phụ trách những công việc lĩnh vực khác nhau trong toàn bộquy trình sản xuất và đưa các sản phẩm báo chí đến với đối tượng công chúng xã hội

Sự phát triển nhanh chóng Internet khiến các loại hình báo in, báo phát thanh haytruyền hình tạo ra sức ép, làm cho người ta buộc phải tìm ra giải pháp phương hướng pháttriển phù hợp, nếu như muốn sản phẩm báo chí được công chúng tiếp nhận Hướng đi ấyđược thể hiện khá rõ trong chính sự đa dạng hóa về loại hình và các phương tiện ở các cơquan báo chí lớn Hầu hết tất cả các cơ quan báo chí có quy mô đều xây dựng trangwebsite song hành cùng với các loại hình báo chí truyền thống Một số tờ báo vốn đơnnhất đã thực sự trở thành những cơ quan báo chí đa phương tiện với việc xuất bản đồngthời nhiều loại hình sản phẩm báo chí đa dạng khác nhau như: nhật báo, tuần báo, nguyệtsan, chuyên san, báo buổi chiều, báo mạng điện tử Đồng thời, sự tồn tại nhiều lúc các loạihình sản phẩm báo chí truyền thông khác nhau khiến các cơ quan báo chí có thể mở rộngquy mô ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các loại hình báo chí giúp đỡ nhau về mặt tài chính,quảng bá thương hiệu, cũng như để tận dụng các khả năng khai thác thông tin, tư liệu

1.2.5 2.1.2 Đa dạng hóa thông tin đồng thời với chuyên biệt hóa đối tượng

Sự phát triển để trở thành đa dạng hóa thông tin đồng thời với chuyên biệt hóa đốitượng tiếp nhận thông tin vừa là kết quả có tính logic của việc tăng nhanh số lượng, thểloại sản phẩm báo chí truyền thông, vừa là kết quả của những tác động của các yếu tốkinh tế,

Trang 10

chính trị, xã hội và kỹ thuật - công nghệ trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới ởViệt Nam.

Trước hết là sự mở rộng mạnh mẽ các nguồn tin trong nước và ngoài nước Ởtrong nước, trình độ dân trí nói chung được nâng cao hơn Sự mở rộng đó làm cho côngchúng quan tâm hơn đến báo chí, trở thành nguồn thông tin ngày càng khổng lồ, hữu íchcủa báo chí Mặt khác, những chính sách mở rộng và phát huy tính dân chủ đã thực sự tạo

ra không khí trong xã hội, tạo cho người dân ngày càng nhiều khả năng và cơ sở để thamgia nhiều hơn vào việc thảo luận, phát biểu ý kiến về các vấn đề chung của cộng đồng,của đất nước

Sự ra đời của Luật Báo chí năm 1990 và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

"phát triển đi đôi với quản lý báo chí" đã tạo ra hành lang pháp lý cùng một không gian tự

do rộng lớn cho sự phát triển mở rộng phạm vi và năng lực thông tin của hệ thống báo chítruyền thông quốc gia Tiếp đến, chính sự phát triển của báo chí lại đặt ra yêu cầu, tạođiều kiện và đẩy mạnh việc mở rộng phát triển nguồn thông tin - một nguồn lực vô cùngquan trọng người làm báo

Trên phạm vi quốc tế, sự mở rộng các quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao nhànước cũng như nhân dân kéo theo việc mở rộng khai thác, trao đổi thông tin báo chí dướinhiều hình thức khác nhau như: thông qua trao đổi tin tức thông tấn, mở thêm mạng lướiphóng viên thường trú nước ngoài, trao đổi các đoàn nhà báo đi thăm quan, nghiên cứu,trao đổi các sản phẩm báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình v.v…

Sự khuếch trương nguồn tin tất yếu dẫn đến sự đa dạng hóa thông tin truyền tảitrên hệ thống báo chí Trên các trang báo, tạp chí, trong các chương trình phát thanh,truyền hình, các trang thông tin điện tử, lượng thông tin bao quát toàn diện kể từ khônggian địa lý, các lĩnh vực đời sống xã hội, đến các chiều hướng, tính chất, các tầng nấc ýnghĩa chính trị - xã hội

Đối với từng sản phẩm cụ thể, chiều hướng phát triển chung là ngày càng chuyênbiệt hóa, thích ứng với nhu cầu, thị hiếu của từng loại đối tượng cụ thể Việc phân loại cácloại đối tượng vẫn theo những tiêu chí cơ bản như: độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí địa lý, trình

Trang 11

độ văn hóa, đặc điểm thị hiếu, tuy nhiên được tính tới những yếu tố, điều kiện, yêu cầu,

Trang 12

mục đích tác động thông tin Với các tiêu chí đó, ở mức độ nhất định đã xuất hiện hiệntượng cạnh tranh và trên thực tế đã có nhiều loại hình báo chí đã tự điều chỉnh hình thứcthông tin để tìm kiếm khai thác đối tượng, tạo cơ sở cho sự tồn tại, phát triển.

1.2.6 2.1.3 Tăng cường vai trò và sức mạnh tác động xã hội

Theo một số nghiên cứu gần đây cho biết, hệ thống báo chí cung cấp khoảng 70%lượng thông tin chung cho người dân Ở một số lĩnh vực như: thời sự chính trị - xã hội, dựbáo biến đổi khí hậu, thời tiết và thiên tai v.v , báo chí giữ ưu thế tuyệt đối Nói cáchkhác, tuyệt đại bộ phận thông tin về những lĩnh vực này, người dân đều tiếp nhận được từbáo chí Một số lĩnh vực khác như: thể thao, giải trí , ưu thế cũng dần dần chuyển về phíabáo chí Vào thời điểm hiện nay, số lượng công chúng đến các nhà hát, rạp chiếu phim đãđược hồi phục một phần, nhưng còn kém xa thời kỳ mà truyền hình chưa phát triển Thực

ra thì, nhà hát, rạp chiếu phim và cả sân vận động đều đã trở thành quá nhỏ bé và yếu ớttrước người khổng lồ - Truyền hình

Hệ thống báo chí tác động, tạo ra ảnh hưởng to lớn về văn hóa, lối sống xã hội.Nhiều hình ảnh, xu hướng, ngôn từ và cách hành xử thể hiện trong các chương trìnhtruyền hình, các trang báo đã liên tục với tốc độ nhanh xâm nhập vào cuộc sống Tầng lớpthanh niên trở thành bộ phận nhậy cảm nhất trong xã hội, phản ánh rõ nét nhất những ảnhhưởng về văn hóa, lối sống từ thông tin báo chí

Trong những năm gần đây, báo chí có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong việc thúcđẩy tiến trình các sự kiện Nói cách khác, báo chí không chỉ đơn giản là người truyền tảitin, phản ánh thụ động các sự kiện xảy ra Hơn thế nữa, nó còn đóng vai trò ngày càngtích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện như một trong những yếu tố, những điều kiệnđẩy mạnh và quy định xu hướng vận động của các sự kiện

Không thể không kể đến ảnh hưởng của báo chí trong quá trình hoạch định cácchính sách kinh tế - xã hội của đất nước Vai trò này của báo chí thể hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau như: tổng kết thực tiễn, đưa ra những cơ sở cho việc xây dựng các chínhsách mới; phát hiện và tạo dư luận xã hội về yêu cầu, đòi hỏi có quyết định quản lý mới;phát hiện những khuyết điểm, hạn chế hoặc lỗi thời, bất hợp lý của các chính sách hiện

Trang 13

hành;

Trang 14

bày tỏ nguyện vọng, góp ý bàn thảo để hoàn thiện các chính sách, chế độ mà Nhà nướcchuẩn bị ban hành Trên thực tế, một số dự thảo luật, chế độ quy định đã có những thayđổi quan trọng, thậm chí đã không được ban hành sau khi được đưa ra thảo luận trên báochí.

1.2.7 2.1.4 Những vấn đề hạn chế của hoạt động báo chí

Có thể nói, hoạt động quản lý báo chí đã và đang được hoàn thiện cả về hành langpháp lý, tổ chức, bộ máy và cơ chế điều hành Đó là điều kiện quan trọng, không thểthiếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của hệ thống báo chí đất nước Tuynhiên, cũng có thể nhận thấy một số vấn đề còn bất cập hoặc chưa đáp ứng kịp yêu cầu,đòi hỏi của xã hội

Bên cạnh những phát triển được thể hiện, năm 2021, hoạt động báo chí vẫn cònnhững hạn chế, cần được cải thiện, các thông tin trên báo chí được đưa lên chưa toàn diện

và phản ánh đầy đủ toàn bộ hoạt động đa dạng của xã hội

Một số trường hợp, thông tin đăng tải trên báo chí còn chậm, chưa kịp thời địnhhướng và điều phối dư luận xã hội, nhất là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm Tính thuyếtphục, đóng góp xây dựng, đưa ra phản biện của một số bài báo, tin bài chính luận chưacao, còn cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt, sáng tạo, phong phú, hấp dẫn

Sau sự rà soát, đánh giá bằng công nghệ cho thấy số lượng các cơ quan báo chíthực, điển hình tạp chí, không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích quy định trong giấy phéphoạt động báo chí

Tình trạng "báo hóa" tạp chí điện tử bước đầu được khắc phục song vẫn còn gây

dư luận xấu trong xã hội; thông tin sai lệch về phản ánh các tiêu cực của xã hội, các tinbài giật tít lá cải chưa có nhiều cải thiện Vẫn tồn tại tình trạng gỡ, sửa tin bài có dấu hiệutiêu cực

Một số cơ quan đại diện, phóng viên thường trú, cộng tác viên của cơ quan báo chítại địa phương hoạt động không tuân theo tôn chỉ, mục đích, vượt quá chức năng, nhiệm

vụ được giao, gây ảnh hưởng đến trật tự doanh nghiệp, chính quyền tại địa phương

Trang 15

Tình trạng gây nhiễu, vi phạm pháp luật hình sự của các phóng viên, cộng tác viênbáo chí có chiều hướng tăng cả về số lượng lẫn mức độ vi phạm, một số vụ việc vi phạmnghiêm trọng, bị xử lý hình sự.

Vẫn còn tình trạng một số cơ quan báo chí không kiểm soát sát sao, không chútrọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, xem nhẹ khâu duyệt tin, bài, quá chú trọng vào việctăng nguồn thu tài chính từ hoạt động tác nghiệp báo chí mà quên mất định hướng nộidung, tôn chỉ mục đích

2.2 Sự phát triển của mạng xã hội trong bối cảnh hiện nay

Ngày nay, thời đại cách mạng khoa học - công nghệ, đồng nghĩa với sự phát triểnmạnh mẽ của mạng xã hội Với sự đa dạng, phong phú của nguồn thông tin sẵn có, mạng

xã hội mang đến cho người dùng kết nối, giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội, tiếpnhận, chia sẻ và lọc thông tin một cách có hiệu quả Mạng xã hội là nơi cung cấp, trao đổi,khai thác, sử dụng thông tin, mở mang đến cho chúng ta không gian để làm giàu tri thức,đáp ứng nhu cầu giải trí, giao tiếp, mở rộng các quan hệ xã hội, cơ hội nghề nghiệp vàkhẳng định năng lực bản thân Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển một cáchmạnh mẽ, tác động lớn, thậm chí làm thay đổi đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc giatrên thế giới, trong đó có Việt Nam Mạng xã hội đã trở thành một thuật ngữ phổ biến đikèm tính năng đa dạng, nó cho phép người dùng kết nối, trao đổi thông tin một cáchnhanh chóng, hiệu quả với nhau

Trong sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội,con người có thêm nhiều lựa chọn phương tiện để giao tiếp, trao đổi và chia sẻ thông tin,hình ảnh, video ở mọi lúc mọi nơi mà không bị cản trở bới các yếu tố không gian hay thờigian Có thể kể ra một số mạng xã hội phổ biến nhất hiện tại đang được hầu hết mọi người

sử dụng như Facebook, Tiktok, Twitter, YouTube, Zalo, WhatsApp, Instagram,… Sự thuhút của các mạng xã hội là không cần chứng minh về độ thu hút, nhất là khi được tiếp cậnvới công chúng mà hoàn toàn miễn phí Để được dùng các dịch vụ miễn phí, người dùngchúng ta phải cung cấp thông tin cá nhân khi đăng ký và đồng ý để các mạng này sử dụngcác thông tin đó Facebook hiện dẫn đầu thế giới với 2,23 tỉ người dùng, có đến 65 triệudoanh nghiệp lập trang thông tin trên mạng này Kế đến là YouTube với 1,9 tỉ người dùng,

Trang 16

WhatsApp là 1,5 tỉ, Messenger (cũng của Facebook) là 1,3 tỉ, Instagram là 1 tỉ, Twitter là

335 triệu, LinkedIn là 294 triệu, Viber và Snapchat là 260 triệu người

1.2.8 2.2.1 Tình hình sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam

Đầu tiên, việc sử dụng các mạng xã hội ở nước ta ngày càng phát triển phổ biến.Theo báo cáo thống kê các số liệu tổng quan của Digital Việt Nam thì việc sử dụng mạng

xã hội hiện nay của người dân nước ta đạt được những con số khá ấn tượng Về lượngngười dùng Internet ở Việt Nam, có 68,72 triệu người dùng Internet tại Việt Nam vàotháng 1 năm 2021 Số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam tăng 551,000 giữa năm

2020 và 2021 Tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam đạt 70,3% vào tháng 1 năm 2021 Về

số lượng thiết bị di động, hiện có 154,4M kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1/2021

Số lượng kết nối di động tại Việt Nam tăng 1,3 triệu trong khoảng thời gian từ tháng1/2020 đến tháng 1/2021 Tiktok đã vượt qua Facebook về số lượt tải và sử dụng ở ViệtNam Về thống kê mạng xã hội cho Việt Nam Có 72 triệu người dùng mạng xã hội tạiViệt Nam vào tháng 01 năm 2021

Thứ hai, mạng xã hội có ảnh hưởng ngày càng lớn đến đời sống con người và sựphát triển đất nước Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệthông tin nói chung, mạng xã hội đang ảnh hưởng rất lớn, cả tích cực và tiêu cực đến mọihoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ

Với khả năng kết nối nhanh chóng và khả năng chia sẻ mạnh mẽ, mạng xã hội đãtrở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của chúng ta Bất kỳ ai chỉcần một chiếc điện thoại hoặc máy tính kết nối Internet đều có thể dễ dàng truy cập vàtham gia vào nhiều trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Youtube, Twitter,TikTok, và nhiều hơn nữa Mặc dù mỗi người có mục đích, cách thức và mức độ tham giakhác nhau trên các trang mạng xã hội, nhưng tất cả đều chung đồng lòng coi đó như mộtphần quan trọng của cuộc sống hàng ngày

Mạng xã hội mang lại cho người dùng khả năng kết nối và tương tác một cáchthuận tiện, không chỉ với bạn bè và gia đình mà còn với cộng đồng Người dùng có thểchia sẻ mọi khía cạnh của cuộc sống, từ niềm vui đến nỗi buồn, với cả thế giới thông qua

Ngày đăng: 03/12/2024, 13:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w