1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng
Tác giả Nguyễn Minh Huyền
Người hướng dẫn ThS. Trần Anh Tú
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Pháp luật và Đạo đức Báo chí Truyền thông
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 441,17 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VÀ NHÂN VĂN --- TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG Nội dung: Phân tích mối quan hệ giữa nhà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO

CHÍ TRUYỀN THÔNG

Nội dung: Phân tích mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng

Giảng viên

Họ và tên

Mã sinh viên Lớp

: ThS Trần Anh Tú : Nguyễn Minh Huyền : 22031754

: QH-2022-X-BC.TT23

Hà Nội, 25 tháng 05 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT 1

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ GIỮA NHÀ BÁO VÀ CÔNG CHÚNG 1

1.1 Nhà báo 1

1.1.1 Khái niệm nhà báo 1

1.1.2 Vai trò của nhà báo 2

1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của nhà báo 2

1.2 Công chúng 3

1.2.1 Khái niệm công chúng 3

1.2.2 Vai trò của công chúng 4

1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của công chúng 4

1.3 Đạo đức báo chí 5

1.4 Một số học thuyết báo chí liên quan 5

1.4.1 Thuyết Tự do 5

1.4.2 Thuyết Trách nhiệm Xã hội 6

CHƯƠNG 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ BÁO VÀ CÔNG CHÚNG 8

2.1 Phân tích mối quan hệ nhà báo - công chúng dưới góc nhìn các học thuyết 8

2.1.1 Mối quan hệ nhà báo – công chúng dưới góc nhìn Thuyết Tự do 8

2.1.2 Mối quan hệ nhà báo – công chúng dưới góc nhìn Thuyết Trách nhiệm Xã hội 9

2.2 Về mối quan hệ nhà báo - công chúng 11

2.2.1 Tác Động Qua Lại Giữa Nhà Báo và Công Chúng 11

2.2.2 Một số ví dụ 13

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14

Kết luận 14

Khuyến nghị 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

1

TÓM TẮT

Bài luận này sẽ phân tích mối quan hệ phức tạp nhưng thiết yếu giữa nhà báo và công chúng trong bối cảnh truyền thông hiện đại thông qua phương pháp tổng hợp và nghiên cứu từ cái bài báo và các công trình nghiên cứu liên quan của những người đi trước, kết hợp dưới góc nhìn của các học thuyết báo chí liên quan Qua đó, bài viết sẽ đánh giá về mối quan hệ này, đồng thời đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác và tin tưởng giữa hai bên, góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền báo chí và xã hội

MỞ ĐẦU

Trong một xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng đóng vai trò then chốt trong việc định hình nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về các sự kiện và vấn đề xung quanh Vai trò của nhà báo và mối quan hệ giữa họ với công chúng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin Nhà báo đóng vai trò trung gian thiết yếu, truyền tải thông tin chính xác, khách quan và phân tích chuyên sâu đến công chúng, góp phần định hình nhận thức, thúc đẩy thảo luận và tạo ra sự thay đổi tích cực cho xã hội, trong khi công chúng tiếp nhận và phản hồi thông tin, tạo nên một vòng tuần hoàn tương tác Tuy nhiên, với bối cảnh truyền thông đa dạng và phức tạp ngày nay, mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự nhìn nhận thấu đáo và giải pháp toàn diện để hướng đến một tương lai truyền thông tin cậy và hiệu quả

Hiểu được tầm quan trọng và những thách thức của mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng, cần có những giải pháp thiết thực để xây dựng một tương lai truyền thông tin cậy và hiệu quả, nơi nhà báo và công chúng cùng chung tay góp sức vì lợi ích chung, củng cố mối quan hệ này và hướng tới một nền truyền thông lành mạnh, phục vụ cho sự phát triển xã hội Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hóa đã làm cho việc nghiên cứu và hiểu rõ mối quan hệ này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ GIỮA NHÀ BÁO

VÀ CÔNG CHÚNG

1.1 Nhà báo

1.1.1 Khái niệm nhà báo

Định nghĩa theo khoản 1 Điều 25 Luật Báo chí 2016, nhà báo được hiểu là: “Nhà

báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo."

Trang 4

2

Theo một số định nghĩa xưa, đơn giản thì nhà báo được hiểu là “chủ một tờ báo

hoặc ký giả” 1 hay được hiểu là “người viết báo” 2 và còn là “người chuyên làm nghề

viết báo” 3

Xét tổng thể theo khái niệm của những từ tương ứng với “nhà báo” trên thế giới như

journalist (tiếng Anh), journaliste (Pháp), shinbun kisha (Nhật Bản)… nhà báo là những

cá nhân hoạt động trong lĩnh vực báo chí, bao gồm các vai trò như phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, các trưởng ban chuyên môn, tổng biên tập và phó tổng biên tập Hiện nay, định nghĩa về nhà báo đã mở rộng, bao gồm cả những người làm việc tại các

cơ quan báo in, phát thanh, truyền hình, cũng như trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trên các trang web4

Như vậy, nhà báo cũng có thể được hiểu là người hoạt động trong lĩnh vực thông tin đại chúng, thực hiện sưu tầm/thu thập thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh, xử lý chúng thành một hình thức đáng tin cậy và phổ biến nó ra công chúng Hành động hoặc quá trình mà chủ yếu do nhà báo thực hiện được gọi là báo chí

1.1.2 Vai trò của nhà báo

Nhà báo có vai trò quan trọng trong việc thu thập, kiểm chứng và truyền đạt thông tin cho công chúng, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, định hướng dư luận

và giám sát các hoạt động của chính phủ và các tổ chức xã hội Công việc của họ là tìm kiếm thông tin, phỏng vấn nguồn tin, xử lý, viết bài, truyền tải thông tin đến công chúng qua báo chí và các phương tiện truyền thông

Nhà báo không chỉ đơn thuần là người đưa tin, mà còn là người giữ vị trí quan trọng trong việc tạo ra sự thông tin và hiểu biết cho xã hội Họ đóng góp vào việc hình thành

ý thức cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc truyền đạt thông tin chính xác và đáng tin cậy Nhà báo cũng đóng vai trò là người bảo vệ công chúng, đảm bảo rằng các thông tin được truyền tải một cách công bằng và minh bạch

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vị trí quan trọng của người làm báo, ví von

họ như những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng Vai trò này đòi hỏi người làm báo phải đảm đương trọng trách to lớn trong việc truyền tải thông tin, định hướng dư luận và góp phần xây dựng xã hội văn minh, phát triển5

1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của nhà báo

Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25, Luật Báo chí 2016 đã nhấn mạnh hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như hoạt động báo chí

1 Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ (1970), Việt Nam từ điển, tr.1069

2 Thanh Nghị (1958), Từ điển Việt Nam, NXB Thời Thế, tr.946

3 Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.699

4 Vương Trung Hiếu (2022), Lắt léo chữ nghĩa: “Nhà báo” bị định nghĩa sai trong từ điển, Báo Thanh Niên,

https://thanhnien.vn [truy cập ngày 25/05/2024]

5 Dương Xuân Sơn (2015), Nhà báo, Giáo trình Lý luận Báo chí và Truyền thông, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt

Nam, tr.221

Trang 5

3

ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp Báo chí được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí

1.2 Công chúng

1.2.1 Khái niệm công chúng

Khái niệm về công chúng (audience) đóng vai trò trung tâm trong thực hành và

nghiên cứu báo chí - truyền thông Từ điển báo chí và truyền thông định nghĩa công chúng là “tập hợp những người tiếp xúc với phương tiện truyền thông” Dựa trên cách

sử dụng thuật ngữ "audience" trong các nghiên cứu của D McQuail và nhiều tác giả khác, có thể hiểu "audience" là khái niệm chỉ công chúng truyền thông, bao gồm những

người xem, người nghe và người đọc mà các phương tiện thông tin đại chúng hướng tới, trực tiếp hoặc gián tiếp, để tác động Ở Việt Nam, một số ít nghiên cứu đề cập đến khái niệm công chúng truyền thông và công chúng báo chí tiêu biểu như nghiên cứu của Mai Quỳnh Nam (1996, 2001), khi thảo luận về truyền thông đại chúng và dư luận xã hội,

đã gián tiếp làm rõ nội hàm của khái niệm công chúng Ông sử dụng thuật ngữ "nhóm công chúng" để chỉ đối tượng mà báo chí "lan truyền thông tin", hoặc định nghĩa trực tiếp rằng "công chúng" là "những người được cung cấp thông tin (người nhận)", và

"công chúng báo chí là một tập hợp xã hội rộng lớn, thậm chí họ không có mối liên hệ nào "6

Theo E.P Prokhorop, công chúng (tiếng Latinh: auditorium) xuất phát từ từ

"audire" có nghĩa là "nghe" Do đó, "auditor" có nghĩa là "người nghe" Công chúng

được định nghĩa là cộng đồng những người mà phương tiện thông tin đại chúng hướng tới và là những ai cảm thụ những thông tin được hướng tới họ Prokhorop còn sử dụng

từ "tiếp thu" (từ tiếng Latinh "recipierttis" có nghĩa là "tiếp nhận", "receptio" là "sự tiếp

nhận") để mô tả hành động của công chúng khi tiếp xúc với thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng7

Công chúng báo chí có thể được hiểu là những người tiếp nhận và được các sản phẩm báo chí tác động Khái niệm "công chúng" thường chỉ một nhóm người trong xã hội, nhưng cũng có thể được dùng để chỉ một nhóm người cụ thể nào đó Đối tượng công chúng có thể là một cộng đồng nhỏ như làng, xã, hoặc một cộng đồng lớn hơn với phạm vi quốc tế Công chúng có thể bao gồm một hoặc nhiều tầng lớp xã hội, với những trình độ và nhu cầu thông tin khác nhau8

6 Dương Xuân Sơn (2015), Những vấn đề chung của Báo chí, Giáo trình Lý luận Báo chí và Truyền thông, Nhà

xuất bản Giáo Dục Việt Nam, tr.57

7 Dương Xuân Sơn (2015), Những vấn đề chung của Báo chí, Giáo trình Lý luận Báo chí và Truyền thông, Nhà

xuất bản Giáo Dục Việt Nam, tr.56

8 Thanh Tịnh (2021), Tìm hiểu công chúng - một yếu tố quan trọng khi truyền thông tin, Tạp chí Lý luận chính

trị và Truyền thông, https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn [truy cập ngày 25/05/2024]

Trang 6

4

Như vậy có thể hiểu, công chúng là những nhóm lớn dân cư, không đồng nhất trong

xã hội tượng mà báo chí hướng tác động của mình vào để cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin, thuyết phục gây ảnh hưởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ theo mục đích thông tin nhất định Họ không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn đánh giá, phản hồi và tham gia vào các quá trình xã hội thông qua việc tiếp nhận thông tin này Họ được xem đối tượng tác động của báo chí, là nguồn tin, sức mạnh của báo chí

Và công chúng còn là nhóm đối tượng tiếp nhận sản phẩm báo chí, khách hàng của báo chí

1.2.2 Vai trò của công chúng

Một cách tiếp cận khái niệm khá rộng trong Báo chí với trẻ em của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2004) có đề cập tới vai trò của công chúng: “Công chúng không chỉ là đối tượng tác động, đối tượng chi phối, điều chỉnh mà còn là lực lượng xã hội quyết định vai trò, vị thế xã hội của cơ quan báo chí – truyền thông"9

Công chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định mức độ tin cậy và ảnh hưởng của thông tin báo chí Họ là những người nuôi dưỡng các chương trình và đánh giá cuối cùng về chất lượng của chúng cũng như các bài báo Công chúng còn thẩm định vai trò và vị thế xã hội của nhà báo và cơ quan báo chí Nhà báo trở nên nổi tiếng nhờ được công chúng tôn vinh và coi là người bạn thân thiết Quan chức được đề bạt dựa trên sự tín nhiệm của nhân dân, và uy tín của nhà báo cũng do công chúng và dư luận

xã hội công nhận và bảo vệ Có thể coi công chúng là đối tác của cơ quan báo chí; nếu mất đi đối tác này, cơ quan báo chí sẽ mất lý do tồn tại Công chúng là nguồn sinh lực phong phú, là "ngọn nguồn tươi mới" cho báo chí Họ là đối tượng phản ánh những tâm

tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc và những điều mới nảy sinh, cung cấp nguồn đề tài vô tận cho nhà báo Một bộ phận công chúng là cộng tác viên, thông tin viên, luôn đem lại cho báo chí sự sinh động và cập nhật Công chúng cũng là những người luôn tạo điều kiện và giúp đỡ nhà báo, đặc biệt trong những tình huống khó khăn

1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của công chúng

Luật Báo chí 2016 có quy định về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận của công chúng tại Điều 10 và Điều 11 Theo đó, công chúng có quyền tiếp cận, cung cấp thông tin; tương tác và phản hồi thông tin trên báo chí

Tại Điều 38 Luật Báo chí 2016 quy định công chúng có trách nhiệm cung cấp thông tin, cũng như quyền từ chối cung cấp thông tin cho nhà báo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp Đồng thời, người cung cấp thông tin cũng được bảo vệ danh tính của họ, trừ khi có yêu cầu bằng văn từ các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt trong các trường hợp điều tra, truy tố hoặc xử lý tội phạm nghiêm trọng

9 Dương Xuân Sơn (2015), Những vấn đề chung của Báo chí, Giáo trình Lý luận Báo chí và Truyền thông, Nhà

xuất bản Giáo Dục Việt Nam, tr.58

Trang 7

5

1.3 Đạo đức báo chí

Đạo đức có thể được hiểu là một hình thái ý thức xã hội có bản chất xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội Và đạo đức báo chí

là một bộ phận của đạo đức

Đạo đức báo chí hay Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là “những quy tắc, chuẩn

mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp”

(Dương Xuân Sơn, 2015)

1.4 Một số học thuyết báo chí liên quan

Mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng là một chủ đề phức tạp và quan trọng trong lĩnh vực truyền thông Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này, cần phải xem xét qua các học thuyết và lý thuyết báo chí liên quan bao gồm Học thuyết Tự do và Học thuyết Trách nhiệm Xã hội Mỗi học thuyết mang lại một góc nhìn khác nhau về cách thức mà nhà báo và công chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau

1.4.1 Thuyết Tự do

Quá trình hình thành học thuyết Tự do (Libertarian theory) bắt nguồn từ thời kỳ

của các triết gia như Milton, Locke, Mill và thời kỳ Phục Hưng Thuyết này đã được chấp nhận ở Anh sau năm 1688 và tạo ra sự ảnh hưởng lớn ở Mỹ cũng như các quốc gia khác trên thế giới Học thuyết này dựa trên nền tảng lý luận từ các bài viết của John Locke, John Milton, John Erskine, Thomas Jefferson, John Stuart Mill, cùng với chủ nghĩa duy lý và quyền tự nhiên Mục đích chính của nó là cung cấp thông tin, giải trí và kinh doanh, nhưng chủ yếu đóng vai trò như một công cụ để kiểm tra và giám sát chính phủ Bất kỳ ai có khả năng tài chính đều có thể sử dụng phương tiện truyền thông, với phần lớn chủ sở hữu là tư nhân Nội dung bị cấm kỵ bao gồm phỉ báng, khiếm nhã, khiêu dâm và xúi giục nổi loạn

Ra đời vào thế kỷ 17, trong một thời kỳ có sự thay đổi lớn về địa lý và khoa học những khám phá Những khám phá này đã tạo ra một môi trường dẫn đến sự xuất hiện của một quan điểm về bản chất con người, bản chất của nhà nước, bản chất mối quan hệ của con người với nhà nước và bản chất của kiến thức Lý thuyết tự do cho rằng con người là một sinh vật có lý trí, có khả năng đưa ra quyết định mà không cần sự hướng dẫn siêu nhiên, hạnh phúc và toàn bộ tiềm năng của họ chỉ có thể được mở khóa ở cấp

độ cá nhân chứ không phải cấp độ quốc gia10

10 Ute Oduol (2013), Four theories of the press - A review, School of Communication, Assignment submitted in

partial fulfilment of the requirements for the degree of master of arts in communication,

https://www.academia.edu [truy cập ngày 27/05/2024]

Trang 8

6

Theo học thuyết này, cá nhân đóng vai trò quan trọng và lớn lao hơn mọi tập thể khác, với quyền tự do cá nhân và quyền tự nhiên được coi trọng Mỗi cá nhân thể hiện tiếng nói trong không gian cộng đồng, góp phần vào tiến bộ xã hội, và xã hội chỉ tiến bộ khi mỗi cá nhân được tôn trọng và phát triển Học thuyết Tự do khuyến khích mọi người lên tiếng để thu thập nhiều góc nhìn và nhìn nhận vấn đề đa diện, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người thể hiện ý kiến Dù có thể xuất hiện thông tin sai lệch, độc giả sẽ tự sàng lọc để giữ lại những điều đúng đắn Nhà nước và xã hội không phải trở ngại mà là môi trường để con người phát triển và thực hiện tiềm năng của mình

Theo thuyết tự do, truyền thông là một lực lượng độc lập có thể tự do truyền tải thông tin cho công chúng và truyền thông không thuộc quyền kiểm soát của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào Truyền thông có quyền tự do truyền tải thông tin, kể cả những thông tin gây tranh cãi hoặc bất lợi cho chính phủ Với tư tưởng rằng báo chí phải hoàn toàn tự do và không bị kiểm soát bởi chính phủ Học thuyết này tin tưởng vào thị trường

tự do của ý tưởng, nơi sự thật sẽ tự nhiên nổi lên thông qua sự cạnh tranh của các quan điểm khác nhau

Về mặt vận hành hệ thống báo chí và truyền thông, trong thế kỷ 18, phương Tây chứng kiến sự chuyển đổi từ hệ thống truyền thông độc đoán sang hệ thống theo nguyên tắc tự do Báo chí và truyền thông đóng vai trò là lực lượng giám sát ngược lại Nhà nước

và Chính phủ Mục đích của báo chí và truyền thông là hỗ trợ cá nhân hơn là Chính phủ

và Nhà nước, giúp mọi người nhận ra tiềm năng của bản thân, hạn chế quyền lực của nhà nước, và kết nối người dùng với những sản phẩm và dịch vụ Tuy nhiên, tự do truyền thông cũng cần có giới hạn để không lạm dụng, không gây gổ, hoặc không xuyên tạc thông tin Mục tiêu của nó là cung cấp thông tin, giải trí, kinh doanh, và tìm ra sự thật, nhưng với sự cân nhắc và trách nhiệm11

1.4.2 Thuyết Trách nhiệm Xã hội

Thuyết Trách nhiệm Xã hội (Social Responsibility theory) xuất hiện ở Mỹ vào thế

kỷ 20, với nền tảng lý luận từ các bài viết của W.E Hocking, Ủy ban Tự do Báo chí và các quy tắc truyền thông Mục đích chính của thuyết này là đưa các vấn đề gây tranh cãi

ra thảo luận công khai, cho phép bất kỳ ai có nhu cầu thể hiện quan điểm đều có thể sử dụng các phương tiện truyền thông Mặc dù các phương tiện truyền thông chủ yếu thuộc

sở hữu tư nhân, chính phủ vẫn tham gia quản lý để đảm bảo lợi ích công cộng, đồng thời tránh can thiệp sâu vào các quyền cá nhân được công nhận và các lợi ích cơ bản của xã hội12

11 Lê Ngọc Xuân Trang và các cộng sự (2021), Trình bày bốn học thuyết chi phối hệ thống Truyền thông, Nhập

môn Truyền thông, Trường Đại học Văn Lang

12 ThS Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), Các lý thuyết truyền thông chính trị và vận dụng ở Việt Nam, Tạp chí Lý

luận chính trị, số 12

Trang 9

7

Vào thế kỷ 20 ở Mỹ, sự phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghiệp, cùng với sự

ra đời của phát thanh và truyền hình, đã làm cho báo chí và truyền thông có ảnh hưởng lớn đến xã hội Công nghiệp hóa và đô thị hóa đã thúc đẩy sản xuất hàng hóa và ngành quảng cáo, tăng doanh thu và số lượng phát hành báo chí Tuy nhiên, quyền lực báo chí tập trung vào một nhóm nhỏ, với năm nhà xuất bản lớn chiếm lĩnh thị trường tạp chí và quảng cáo, và chỉ có hai hoặc ba mạng lưới phát sóng toàn quốc Sự tập trung này, cùng với việc báo chí chạy theo lợi nhuận, dẫn đến nhiều vấn đề như truyền bá thông tin lệch lạc, giật gân, vi phạm quyền riêng tư và suy đồi đạo đức Các nhà phê bình và học giả

đã soạn thảo quy ước về trách nhiệm xã hội của truyền thông, và một thế hệ nhà báo mới có học thức và ý thức trách nhiệm cao hơn đã xuất hiện Bộ quy tắc đạo đức báo chí đầu tiên ra đời ở Mỹ năm 1923, tiếp theo là các quy tắc cho ngành điện ảnh, phát thanh và truyền hình Ủy ban Tự do Báo chí đã đề ra các yêu cầu cụ thể đối với báo chí, trở thành thước đo cho hoạt động của ngành này

Thuyết Tự do nhấn mạnh quyền phát ngôn với ít giới hạn, trong khi Thuyết Trách nhiệm Xã hội tập trung vào quyền lợi người tiếp nhận và yêu cầu trách nhiệm đạo đức

từ nhà xuất bản Là sự phát triển từ Thuyết Tự do, Thuyết Trách nhiệm Xã hội đòi hỏi truyền thông tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên nghiệp, không cho phép tự do xuất bản vô tội vạ Học thuyết này, kế thừa và cải tiến Thuyết Tự do, cũng tin tưởng vào đạo đức và

tư duy của con người nhưng nghi ngờ khả năng nhận thức cá nhân, lo ngại họ có thể bị lừa dối và cám dỗ nếu không được định hướng đúng đắn

Truyền thông theo Thuyết Trách nhiệm Xã hội nhằm cung cấp thông tin, tổ chức tranh luận chính trị, mở rộng kiến thức công chúng, bảo vệ quyền cá nhân, giám sát Chính phủ, quảng cáo, giải trí và duy trì độc lập tài chính, đồng thời phải cân bằng giữa các mục đích này Học thuyết này nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với nghề nghiệp và

xã hội, phát triển khả năng “tự phê bình,” và từ đó, các bộ nguyên tắc ngành như quy tắc báo chí Mỹ (1923), điện ảnh (1930), phát thanh (1937), truyền hình (1952) ra đời

Ủy ban Tự do Báo chí đề ra 5 yêu cầu cho báo chí: miêu tả trung thực các sự kiện hàng ngày, làm diễn đàn trao đổi và phê bình, đại diện cho các nhóm xã hội, làm rõ mục tiêu

và giá trị xã hội, và cung cấp thông tin nhanh chóng Chính phủ có quyền can thiệp vào truyền thông để loại bỏ nội dung phản cảm, điều tiết hành vi công ty và chống độc quyền

Có thể thấy, đây là học thuyết kế thừa những ưu điểm của Thuyết Tự do, đồng thời phát huy và cải tiến những mặt hạn chế của nó Từ đó, các nguyên tắc hoạt động của báo chí đã ra đời, đặt nền tảng cho sự phát triển và trưởng thành của ngành báo chí và truyền thông

Trang 10

8

CHƯƠNG 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ BÁO VÀ CÔNG

CHÚNG

2.1 Phân tích mối quan hệ nhà báo - công chúng dưới góc nhìn các học thuyết

2.1.1 Mối quan hệ nhà báo – công chúng dưới góc nhìn Thuyết Tự do

Thuyết Tự do nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự do trong báo chí và quyền tự quyết của công chúng trong việc tiếp nhận và đánh giá thông tin Đây là nền tảng quan trọng của một xã hội dân chủ, nơi thông tin được lưu thông tự do và công chúng có khả năng tiếp cận nhiều nguồn tin đa dạng để tự mình đưa ra các quyết định

Nhà báo, dưới thuyết Tự do, có quyền tự do lựa chọn, báo cáo bình luận và trình bày thông tin theo cách họ thấy phù hợp, miễn là không vi phạm các quy định pháp luật

cơ bản Họ có trách nhiệm đảm bảo rằng thông tin được đưa ra là trung thực và không

bị bóp méo bởi các lợi ích riêng Điều này có nghĩa là nhà báo có thể lựa chọn và trình bày thông tin theo cách họ thấy phù hợp, miễn là không vi phạm luật pháp cơ bản như bôi nhọ, phỉ báng hay xâm phạm quyền riêng tư Tự do báo chí cho phép nhà báo khám phá và báo cáo về các sự kiện và vấn đề quan trọng mà không sợ bị trừng phạt hay áp lực Họ có thể đưa ra những quan điểm độc lập, khám phá sự thật và phơi bày những bất công xã hội Tự do này không chỉ bảo vệ quyền lợi của nhà báo mà còn là yếu tố cốt lõi giúp duy trì tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong xã hội Dù có quyền tự do báo cáo, nhà báo cũng phải đối mặt với trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong việc cung cấp thông tin Họ cần đảm bảo rằng thông tin họ cung cấp là chính xác, công bằng

và không thiên lệch Việc lạm dụng quyền tự do báo chí để phát tán thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm có thể gây hại lớn cho xã hội

Công chúng, trong bối cảnh này, có trách nhiệm tự do và tự quyết trong việc tiếp nhận và đánh giá thông tin Họ không chỉ là những người tiêu thụ thông tin mà còn là những người tham gia chủ động trong quá trình thông tin Công chúng có quyền tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau và tự mình xác định đâu là sự thật Quyền tiếp cận thông tin đa dạng giúp công chúng có cái nhìn toàn diện và đa chiều về các sự kiện và vấn đề xã hội Họ có thể đối chiếu, so sánh và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tự mình đưa ra kết luận Trách nhiệm của công chúng là phải có tư duy phản biện, không bị cuốn theo những thông tin sai lệch hoặc định kiến

Mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng dưới thuyết Tự do đề cao sự tương tác hai chiều Nhà báo cung cấp thông tin và phân tích, trong khi công chúng phản hồi, bình luận và thậm chí thách thức những gì được báo cáo Sự tương tác này giúp tạo ra một môi trường thông tin năng động và cởi mở, nơi các ý kiến khác nhau được lắng nghe và tranh luận Với sự phát triển của truyền thông xã hội, công chúng có thể dễ dàng phản hồi và thảo luận về các bài viết của nhà báo Điều này không chỉ giúp nhà báo nhận được

Ngày đăng: 29/10/2024, 19:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w