1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông quá trình hình thành các quy định báo chí từ khi báo chí ra đời tại việt nam

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Hình Thành Các Quy Định Báo Chí Từ Khi Báo Chí Ra Đời Tại Việt Nam
Tác giả Chu Thị Phương Thảo, Nguyễn Kim Bảo Châu, Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Phương Linh, Lê Thị Dung, Nguyễn Thị Thu Uyên
Trường học Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Pháp Luật Và Đạo Đức Báo Chí Truyền Thông
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,48 MB

Nội dung

Ngân sách hằng năm để tài trợ cho báo chí, xuất bản phảicó cơ chế quản lí chặt chẽ, phân bổ đúng địa chỉ, phù hợp với yêu cầu địnhhướng công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng”.Ngoài ra, qua

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VIỆN BÁO CHÍ

TIỂU LUẬNMÔN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Lớp: Chuyển đổi cao học Báo chí 29.1

Nhóm 3 Chu Thị Phương Thảo

Nguyễn Kim Bảo Châu

Nguyễn Thanh Huyền

Nguyễn Thị Phương Linh

Lê Thị Dung

Nguyễn Thị Thu Uyên

HÀ NỘI- 2024

Trang 2

CÂU 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH BÁO CHÍ TỪ KHI

BÁO CHÍ RA ĐỜI TẠI VIỆT NAM

Bài làm

Quy định của Đảng

Trong sự nghiệp cách mạng, báo chí luôn được coi là một bộ phận của sựnghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dântộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân Các văn kiện Đại hội, các nghịquyết chuyên đề về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí đã thể hiện đầy đủ, nhấtquán hệ thống quan điểm phát triển của Đảng ta về báo chí Đảng và Nhà nướctạo mọi điều kiện về chính sách kinh tế để báo chí có cơ sở hoạt động và pháttriển

Trong hệ thống quan điểm của Đảng ta về báo chí, ngay cả trong hai cuộckháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ trước năm 1986, những quanniệm về kinh tế báo chí đã được đề cập tuy nhiên chỉ mang tính sơ khai vàkhông thật nhấn mạnh Thời kỳ 1930 – 1945, trong một số văn kiện rất hạn chế,Đảng đã giải quyết 4 vấn đề cơ bản về báo chí vô sản – báo chí cách mạng:những vấn đề về nội dung báo chí, về những nguyên tắc của báo chí vô sản, vềnghiệp vụ báo chí, về tổ chức lực lượng và cán bộ, phương tiện báo chí Thời kỳkháng chiến chống Pháp, Mỹ, báo chí của ta được bao cấp và chủ yếu để trựctiếp phục vụ nhiệm vụ chính trị, nên Đảng và Nhà nước không đặt ra yêu cầu cao

về yếu tố kinh tế trong báo chí

Thời kỳ năm 1975 – 1986, là thời kỳ đặc biệt của báo chí cách mạng ViệtNam Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đề ra đường lối chung cho cáchmạng XHCN ở Việt Nam… cũng như khẳng định lại những quan điểm cơ bảncủa Đảng, Nhà nước về vai trò to lớn của báo chí, chỉ ra những định hướng lớn,chức năng và nhiệm vụ trước mắt của báo chí Tiếp theo đó, các Nghị quyết Hội

Trang 3

nghị Trung ương 2 (6 – 1977), Trung ương 3 (1-1978), Trung ương 6 (8-1979)(Khóa IV), trong phần về công tác tư tưởng và văn hóa, có bao hàm cả nhữngquan điểm của Đảng về đánh giá, nêu nhiệm vụ cho công tác báo chí Ngày 101-

1984, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 32-CT/TW “Về tăng cường công tác quản lý báochí”, nêu rõ tình hình thực trạng báo chí của đất nước, công tác quản lý báo chí,những mặt mạnh, những khuyết điểm, khẳng định lại vai trò của báo chí trong hệthống công tác tư tưởng và quy định them một số điểm cụ thể nhằm đưa công tácquản lý báo chí vào nền nếp Như vậy, cùng với sự phát triển của hệ thống báochí cả nước trong thời kì đổi mới, hệ thống quan điểm của Đảng về báo chí, quanđiểm về kinh tế báo chí ngày càng được đổi mới về tư duy, nhận thức và ngàycàng hoàn thiện hơn

Trong gần 35 năm đổi mới, hai văn bản của Đảng có ý nghĩa quan trọng

đã khẳng định quan điểm, định hướng cơ bản của Đảng trong việc lãnh đạo, quản

lý và phát triển báo chí là Chỉ thị 08 năm 1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảngkhóa VII và Chỉ thị 22 năm 1997 của Bộ Chính trị khóa VIII Về quan điểm kinh

tế báo chí, Chỉ thị 08/CT- TW ngày 31/3/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảngkhóa VII nêu rõ: “Báo chí, xuất bản thực hiện hạch toán thu chi để sử dụng vốn

có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu chính trị, văn hóa, tư tưởng, không ngừngnâng cao chất lượng chính trị và tính hấp dẫn đúng đắn, cố gắng có thể tự trangtrải về tài chính” (Điểm 4 Chỉ thị 08-CT/TƯ ngày 31/3/1992 của Ban Bí thưTrung ương Đảng) Chỉ thị 22/CT-TƯ ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị KhóaVIII khẳng định lại những định hướng của Đảng: “ Chính phủ xem xét để cấpvốn hoạt động cho một số báo, tạp chí, nhà xuất bản, chủ yếu là báo, tạp chí,sách lý luận chính trị, xã hội, phổ biến kiến thức, khoa học kĩ thuật có nhiều khókhăn trong việc tăng số lượng phát hành; xem xét viêc tính thuế doanh thu vàthuế tức hợp lí trong hoạt động báo chí- xuất bản hoặc có hình thức tái đầu tư

Trang 4

cho các hoạt động này Ngân sách hằng năm để tài trợ cho báo chí, xuất bản phải

có cơ chế quản lí chặt chẽ, phân bổ đúng địa chỉ, phù hợp với yêu cầu địnhhướng công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng”

Ngoài ra, quan điểm của Đảng thời kì này về kinh tế báo chí, có thể tìmthấy trong một số văn kiện khác như:

Văn kiện Hội nghị lần thứ năm - Ban Chấp hành Trung ương khóa IX(2002)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) Vănkiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006)

Văn kiện Hội nghị lần thứ năm - Ban Chấp hành Trung ương khóa X(2007)

Chưa có thời kì nào Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn bản thể hiện

hệ thống quan điểm về Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý báo chí, đầy đủ, nhấtquán như trong thời kì đổi mới, hội nhập Đây là môi trường, điều kiện chính trịthuận lợi cho báo chí nước ta đổi mới: Chỉ thị 15 – CT/TW ngày 21/9/1987 củaBan Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm sử dụng tốt hơn báo chítrong cuộc đấu tranh chống tiêu cực”, Chỉ thị 63 của Ban Bí thư TW Đảng(25/7/1990) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí –xuất bản Chỉ thị 08 – CT/TW (31/3/1992) của Ban Bí thư về “Tăng cường sựlãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí –xuất bản” Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị (17/10/1997) về “Tiếp tục đổi mới và tăngcường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí – xuất bản” Chỉ thị 37 của Ban Bíthu (2004) về “Tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội nhà báoViệt Nam trong thời kì mới Chỉ thị 52 của Ban Bí thư (22/7/2005) về phát triển

và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX)

Trang 5

“về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lí luận trong tình hình mới” (năm2002).

Ngày 8-4-2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt đô wng của Hội Nhàbáo Viê wt Nam trong tình hình mới”, Chỉ thị nêu rõ: “Vẫn còn tình trạng hoạtđộng báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, thiếu tính định hướng Báo chí có nguy cơ

43-bị truyền thông xã hội chi phối, lấn át, gây ra nhiều tác hại Các thế lực thù địchkhông ngừng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta”(1)

Nhằm xây dựng hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng xứngđáng với vai trò, vị trí của mình, Chỉ thị nêu ra những nhiệm vụ cấp bách, trong

đó nhấn mạnh: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đốivới hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam Tiếp tục đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chítheo hướng bảo đảm báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng củaĐảng và quyền tự do, dân chủ của nhân dân

Đại hội XII (2016) và Đại hội XIII (2021) của Đảng đều chỉ rõ: Các cơquan báo chí, truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượngphục vụ, nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, đề cao trách nhiệm xãhội, nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng văn hóa và con người Việt Nam.Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo chí là nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng to lớn của nhân dân về thông tin, về văn hóa dân tộc và cái đẹp,chân, thiện, mỹ của con người Việt Nam Đảng chủ trương phát triển mạnh mẽ

đi đôi với quản lý tốt hệ thống báo chí, truyền thông Quản lý tốt báo chí nhất làmạng internet là nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của hệ thống báo chí đáp ứngnhu cầu thông tin của nhân dân và phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng; đồngthời hạn chế đến mức thấp nhất những sai phạm của báo chí, truyền thông trong

Trang 6

thông tin Đại hội XIIcủa Đảngnhấn mạnh “chú trọng công tác quản lý các loạihình thông tin trên internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân,nhất là cho thanh niên, thiếu niên”(7) Báo chí, truyền thông phải được phát triểntheo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, tích cực hội nhập, mở rộng quy

mô ảnh hưởng trong nước và quốc tế Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng lãnh đạotoàn diện báo chí bằng đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển, nội dung báochí, truyền thông, công tác cán bộ, cơ chế, chính sách nhằm phát triển báo chí.Đảng lãnh đạo báo chí thông qua các cơ quan nhà nước, thể chế hóa, cụ thể hóađường lối, quan điểm của Đảng thành luật pháp, chính sách đối với báo chí;thông qua các tổ chức Đảng trong các cơ quan báo chí, trong các cấp hội nhàbáo, cơ quan chủ quản báo chí và đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí, v.v

Quy định pháp luật

Quốc hội thông qua Luật Báo chí (1989), Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Báo chí (1999), Luật báo chí (2016) Nghị định số 51 (2002) củaChính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật Sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Báo chí”

Về khía cạnh kinh tế, có thể nói những chuyển động trong khu vực báo chídiễn ra chậm hơn nhiều so với các khu vực kinh doanh, sản xuất của xã hội Vàođầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ thị trường đã được khẳng định

rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý, phát triển của các doanh nghiệp cũngnhư toàn bộ nền kinh tế, thì hầu như các cơ quan báo chí còn lạ lẫm với vấn đề

tự chủ tài chính Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay đã có hàng trăm cơ quan báochí đã hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự đảm bảo được nguồn lực kinh tế - kỹthuật cho các hoạt động nghiệp vụ cũng như khả năng mở rộng quy mô sảnphẩm

Trang 7

Tại Đại hội lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam (12-14/8/2010), khi đề cậpvấn đề đổi mới hoạt động báo chí hiện nay, nhiều tham luận của các đại biểu chorằng nước ta cần tiến tới một nền báo chí tự chủ tài chính Sau gần 30 năm đổimới, hoạt động quản lý báo chí đã và đang được hoàn thiện cả về hành lang pháp

lý, tổ chức, bộ máy và cơ chế điều hành Đó là điều kiện quan trọng, không thểthiếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của hệ thống báo chí đấtnước Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề còn bất cập hoặc chưa đáp ứng kịp yêucầu, đòi hỏi của xã hội, nhất là phát triển kinh tế báo chí Đảng ta cũng khuyếnkhích tìm hiểu mô hình kinh tế báo chí thông qua một số tập đoàn báo chí tiêubiểu trên thế giới, để từ đó, học hỏi, rút ra những kinh nghiệm cho thực tiễn báochí Việt Nam trong việc học tập xây dựng mô hình tập đoàn báo chí

Từ 01/01/2017, Luật Báo chí năm 2016 đã được Quốc hội thông qua sẽchính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới Ngày 5/4/2016, Luật Báo chíđược Quốc hội biểu quyết thông qua với số phiếu tán thành cao Theo đó, LuậtBáo chí năm 2016 gồm 6 chương với 61 điều (tăng 25 điều), trong đó có 32 điềuxây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chí hiệnhành

Theo Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025, ngoàinhững tờ báo có chức năng nhiệm vụ đặc thù cần phải được Nhà nước tiếp tụccấp ngân sách để hoạt động, còn lại khuyến khích các tòa soạn tự chủ về tàichính Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng tiêu chí để xácđịnh các nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, với quan điểm,nguyên tắc là những hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyêntruyền thiết yếu thì nhà nước sẽ đảm bảo về kinh phí, có thể bằng cơ chế đặthàng, mua dịch vụ để hỗ trợ về mặt kinh tế cho các cơ quan báo chí Tuynhiên, để cho hoạt động của cơ quan báo chí theo hướng đa phương tiện có hiệu

Trang 8

quả, cần có những giải pháp đồng bộ từ cơ quan quản lý đến mỗi phóng viêntrong các toà soạn, kết hợp với những ưu thế của khoa học kỹ thuật hiện đại vàcác hình thức truyền thông xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củacông chúng hiện nay.

Trang 9

Câu 2 Đạo đức nghề báo

Chu Thị Phương Thảo Đánh giá việc thực hiện quy định nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân của nhà báo trong thời gian gần đây

***

Luật pháp thì bắt buộc, còn quy định đạo đức nghề nghiệp có sự ràngbuộc về uy tín, đạo đức, tinh thần Đạo đức và luật pháp không tách rời nhau.Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng chính là góp phần xây dựng đạo đức xãhội Những ngọn bút thiếu đạo đức thì không thể góp phần xây đắp nền tảngđạo đức, tinh thần của xã hội Quy định đạo đức nghề nghiệp báo chí năm

2005 được Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam khóa VIII (nhiệm kỳ 2005-2010)ban hành đến nay đã 11 năm, gồm 9 điều Về cơ bản, những giá trị tốt đẹp,những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp báo chí vẫn nằm trong những quy định

đã có Nhưng sau 11 năm thực hiện, tình hình đất nước, đời sống xã hội nóichung, đời sống báo chí nói riêng đã có nhiều thay đổi Hiến pháp 2013, LuậtBáo chí 2016 cũng đã có nhiều bổ sung, chỉnh sửa so với trước Đặc biệt là khibáo chí điện tử và mạng xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ, công nghệtruyền thông đang tạo ra những cơ hội lớn cùng với những thách thức gay gắtvới nghề báo, thực trạng vi phạm đạo đức báo chí, xa rời chuẩn mực truyềnthống ngày càng đáng lo ngại… Tất cả những điều đó đòi hỏi cần phải có sựđiều chỉnh và bổ sung quy định đạo đức báo chí để phù hợp với pháp luật hiệnhành, phù hợp với sự biến đổi xã hội, tạo ra định ước nghề nghiệp cao hơn,hiệu lực hơn Quy định đạo đức nghề nghiệp mới này sẽ được toàn thể giới

Trang 10

báo chí thảo luận, góp ý, xây dựng và sẽ được thực hiện đồng thời với LuậtBáo chí 2016 bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2017.

Cho dù dưới định chế của pháp luật hay quy định về đạo đức thì báo chíphải nhân văn, hướng về con người và tôn trọng con người Tự do báo chí, tự

do ngôn luận thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, giám sát xã hội, tăng niềm tin vào hệthống chính trị, góp phần xây dựng hệ giá trị hướng đến chân – thiện – mỹ…Như vậy, Tự do đó phải gắn với Nhân văn Nếu tự do là hủy hoại, là bất chấptất cả, thì đó không phải là thứ tự do mà nhân loại cần, đất nước chúng ta cần.Thế giới đã thôi không cần những người thành công bằng mọi giá, chiến thắng

và đầy sức mạnh bằng cách sẵn sàng làm tổn thương người khác Thế giới cầnnhững con người có thể xoa dịu những nỗi đau, an ủi và hàn gắn những vếtthương…

Không thể chối bỏ một thực tế là những năm gần đây, trước nhữngthách thức thời cuộc, có một bộ phận người làm báo đã vi phạm những chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp với nhiều biểu hiện, mức độ khác nhau Có nhữnghiện tượng hoặc là vô tình, non kém năng lực tác nghiệp, hoặc là hữu ý viphạm đạo đức nghề nghiệp, đưa đến nhiều hậu quả đáng tiếc, làm mai mộthình ảnh của người làm báo, dẫn đến công chúng mất niềm tin vào báo chí.Trong số những hành vi không chuẩn mực khi hoạt động báo chí, cóhành vi vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm cả pháp luật Có những điều phápluật không cấm nhưng đạo đức thì không cho phép Có nơi, hầu như tất cảhoạt động của tòa soạn đều phục vụ cho mục đích gia tăng lượng độc giả, câuview bằng mọi giá, mọi thủ đoạn: Rút tít giật gân, li kỳ, “sốc, sến, sex”, chămchăm vào chuyện “tiền, tình, tù, tội”, moi móc chuyện đời tư, miêu tả tỉ mỉ,rùng rợn chuyện vụ án, làm “nóng” sự việc, đơm đặt, thậm chí là bịa đặt thôngtin, đăng thông tin không kiểm chứng… Những kiểu tin, bài như vậy tạo cho

Trang 11

công chúng cảm giác bức bối, làm ô nhiễm môi trường tinh thần, văn hóa xãhội và ngôn ngữ tiếng Việt.

Trầm trọng nhất chính là vi phạm tính chân thực Giá trị cốt lõi của đạođức nghề nghiệp báo chí là tính trung thực Thông tin chính xác, đúng đắn là

sứ mệnh của báo chí Chân thực không có nghĩa là miêu tả tỉ mỉ, đưa hết mọiviệc một cách trần trụi lên mặt báo, mà là phải chỉ ra đúng bản chất sự việcbằng sự khách quan, công tâm… Thế nhưng, có hiện tượng đánh tráo kháiniệm, làm sai bản chất, có hiện tượng xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, bôi nhọdanh dự và nhân phẩm của cá nhân, tổ chức… Những hiện tượng báo chí tiêucực đó đang góp phần làm lung lay giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, sụt lởniềm tin xã hội Bản thân báo chí đã và đang chịu những thách thức lớn trước

sự lấn lướt của mạng xã hội, thì lại còn bị mất niềm tin bởi những trang báođưa tin thiếu trung thực, khiến độc giả tự đi tìm kiếm thông tin trong biểnthông tin xô bồ, hỗn tạp Đó là điều rất nguy hại

Một số nhà báo ảo tưởng về nghề nghiệp, lợi dụng nghề để vụ lợi, “đánhhội đồng”, dọa dẫm, ép doanh nghiệp, để kẻ xấu lợi dụng… Khi phóng viênkhông được rèn luyện, tu dưỡng trong môi trường nghề nghiệp chuẩn mực,phát triển nghiệp vụ thì dẫn đến năng lực thẩm định, nhìn nhận vấn đề cũngkém cỏi, dễ thỏa hiệp, phán xét hồ đồ, thiếu phẩm chất dấn thân… dễ dẫn đếnsai phạm từ nhỏ tới mức nghiêm trọng

Báo chí đang đứng trước những thử thách gay gắt Giữ gìn phẩm giá,lòng tự trọng nghề nghiệp là một thử thách mà những người làm báo cần kiêntâm như một nguyên tắc tối thượng Trong “cơn bão” của thời đại số hóa, báochí có thể tạo ra sự khác biệt bằng lối đi khác biệt, thông thái và độc đáo Báochí trí tuệ, báo chí chân chính vẫn luôn có cơ hội và sức hấp dẫn Độc giả đã

và đang mệt mỏi vì thông tin hỗn loạn, xô bồ và nhu cầu thông tin trí tuệ, thú

Trang 12

vị, thấu hiểu, vượt lên thông tin xô bồ vẫn là nhu cầu cơ bản… Nhiều nhà báo,

cơ quan báo chí vẫn kiên định với hướng đi này và tin rằng độc giả sẽ khôngquay lưng

Mỗi người làm báo, mỗi cơ quan báo chí đều có cách làm riêng củamình để phụng sự và để tồn tại, vượt qua những thách thức của truyền thôngtrong kỷ nguyên số, trong áp lực tự quản, tự chủ về tài chính Nhưng nhữngnguyên tắc cơ bản, những giá trị phổ quát, trong đó có giá trị đạo đức nghềnghiệp và luật pháp phải luôn cần được tuân thủ, thực hiện Kiến thức, trí tuệ ởtrong đầu, và đạo đức phải ở trong tim mỗi người cầm bút thì mới có thể làmcho báo chí trở nên hữu ích, lan tỏa những điều tốt đẹp trong xã hội Có nhưvậy, mới xây dựng được một nền báo chí nhân văn và hướng thiện, vì conngười và tôn trọng con người

Một nền báo chí nhân văn là nền báo chí dựa vững chắc trên nền tảngpháp luật và đạo đức Thời cuộc càng biến động, xã hội hiện đại càng chịunhiều áp lực, va đập của nhiều xu hướng, hiện tượng trong thời đại thông tin

kỹ thuật số thì tính nhân văn của báo chí càng phải được đề cao Đó là lúc báochí vừa phục vụ công cuộc phát triển đất nước vừa bảo vệ bình yên xã hội,bình yên dưới những nếp nhà, bình yên trong lòng người

Trang 13

Nguyễn Kim Bảo Châu

Báo chí nhân văn trên cơ sở của pháp luật

***

Một nền báo chí nhân văn, tích cực, lành mạnh sẽ có sức mạnh để bảo vệnhững giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, bảo vệ lợi ích tối cao của đất nước, quyềnlợi thiết thân của người dân Luật pháp thì bắt buộc, còn quy định đạo đức nghềnghiệp thì có sự ràng buộc về uy tín, đạo đức, tinh thần Đạo đức và luật phápkhông tách rời nhau Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng chính là góp phần xâydựng đạo đức xã hội Những ngọn bút thiếu đạo đức thì không thể góp phần xâyđắp nền tảng đạo đức, tinh thần của xã hội Quy định đạo đức nghề nghiệp báochí năm 2005 được Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam khóa VIII ban hành đã gần

12 năm Đến nay, tình hình đất nước, đời sống xã hội, đời sống báo chí đã cónhiều thay đổi Hiến pháp 2013, Luật Báo chí 2016 cũng đã có nhiều bổ sung,chỉnh sửa so với trước

Đặc biệt, khi mạng xã hội phát triển với tốc lực lớn, công nghệ truyềnthông đang tạo ra những cơ hội cùng với những thách thức vô cùng gay gắt đốivới báo chí, thì thực trạng vi phạm đạo đức báo chí, xa rời chuẩn mực truyềnthống ngày càng đáng lo ngại… Tất cả những điều đó đòi hỏi chúng ta phải điềuchỉnh và bổ sung các quy định đạo đức báo chí để phù hợp với pháp luật hiệnhành, phù hợp với sự biến đổi xã hội, tạo ra định ước nghề nghiệp cao hơn, hiệulực hơn

Không thể chối bỏ một thực tế là những năm gần đây, trước những tháchthức thời cuộc, có một bộ phận người làm báo đã vi phạm những chuẩn mực đạođức nghề nghiệp, tha hóa với nhiều biểu hiện, mức độ khác nhau Đó là: Hiệntượng nhà báo thiếu trách nhiệm, không kiểm chứng dẫn đến thông tin sai sựthật, thiếu khách quan, thổi phồng hoặc bóp méo sự thật; Thương mại hoá báo

Trang 14

chí bằng việc đưa tin bài, hình ảnh giật gân, câu khách, kích động, kích dục,thiếu văn hoá, thiếu tính thẩm mỹ, thiếu nhân văn và phản giáo dục; Tình trạngnhà báo lạm quyền, cửa quyền, lợi dụng vị trí và công việc của mình để vụ lợi Những con số về cơ quan báo chí, nhà báo vi phạm bị xử phạt, bị xử lý kỷluật và truất quyền hành nghề trong báo cáo tổng kết hoạt động báo chí mà hộinghị vừa được nghe đã cho thấy rõ thêm rằng vấn đề đạo đức người làm báo đãđến mức báo động Có những hiện tượng hoặc là do vô tình, non kém năng lựctác nghiệp, nhưng cũng có hiện tượng cố ý vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làmmai một hình ảnh của người làm báo, dẫn đến công chúng mất niềm tin vào báochí.

Trong những hành vi không chuẩn mực, có hành vi vừa vi phạm đạo đứcvừa vi phạm cả pháp luật Có nơi, hầu như các hoạt động của tòa soạn đều phục

vụ cho mục đích gia tăng lượng độc giả, câu view bằng mọi giá: rút tít giật gân,

li kỳ, “sốc, sến, sex”, chăm chăm vào chuyện “tiền, tình, tù, tội”, moi mócchuyện đời tư, miêu tả tỉ mỉ, rùng rợn chuyện vụ án, tìm mọi chiêu thức để làm

“nóng” sự việc… Những kiểu tin, bài như vậy tạo cho công chúng cảm giác bứcbối, làm ô nhiễm môi trường tinh thần, văn hóa xã hội và ngôn ngữ tiếng Việt.Trầm trọng nhất chính là vi phạm tính chân thực của báo chí Giá trị cốtlõi của đạo đức nghề nghiệp báo chí là tính trung thực Chân thực không cónghĩa là miêu tả tỉ mỉ, đưa hết mọi chuyện lên mặt báo mà là phải chỉ ra đúngbản chất sự việc bằng sự khách quan, công tâm… Thế nhưng, có hiện tượngđánh tráo khái niệm, làm sai bản chất, có hiện tượng xuyên tạc, bịa đặt, vukhống, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của cá nhân, tổ chức…

Những hiện tượng báo chí tiêu cực đó đang góp phần làm lung lay giá trịtinh thần, giá trị đạo đức, sụt lở niềm tin xã hội Bản thân báo chí đã và đangchịu những thách thức lớn trước sự lấn lướt của mạng xã hội, thì lại còn bị mất

Trang 15

niềm tin bởi những trang báo thiếu trung thực khiến độc giả tự đi tìm kiếm thôngtin trong biển thông tin xô bồ, hỗn tạp Đó là điều rất nguy hại.

Một số nhà báo ảo tưởng về nghề nghiệp, lợi dụng nghề để vụ lợi, “đánhhội đồng”, dọa dẫm, ép doanh nghiệp, để kẻ xấu lợi dụng… Khi người làm báokhông được rèn luyện, tu dưỡng trong môi trường nghề nghiệp chuẩn mực thìdẫn đến năng lực thẩm định, nhìn nhận vấn đề cũng kém cỏi, dễ thỏa hiệp, phánxét hồ đồ, thiếu phẩm chất dấn thân,… dễ dẫn đến sai phạm từ nhỏ tới mứcnghiêm trọng

Điều cần nói thêm là không ít người vi phạm đạo đức nghề nghiệp, viphạm pháp luật khi hoạt động báo chí lại chưa phải là nhà báo được cấp thẻ,chưa phải là hội viên Hội nhà báo nên khi xảy ra vụ việc, cơ quan báo chí chỉchấm dứt hợp đồng lao động là coi như đã “hết trách nhiệm” Cái gốc vấn đềchính là chất lượng khâu đào tạo,bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng và quản lýnhững người làm báo ở một số nơi chưa được tốt

Với chức năng nhiệm vụ của mình, Hội Nhà báo Việt Nam luôn quan tâmbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, trong đó cơ bản nhất là quyềnhành nghề đúng pháp luật, coi đó là một trọng những nhiệm vụ quan trọng vàcấp thiết nhất Ngay sau khi xảy ra các vụ việc nhà báo bị cản trở, bị đe dọa,hành hung khi tác nghiệp, Thường trực Hội đã nhanh chóng vào cuộc, yêu cầucác cơ quan chức năng và các cấp có trách nhiệm khẩn trương xác minh, làm rõbản chất, yêu cầu xử lý nghiêm minh nếu có sai phạm

Khi xảy ra vụ nhà báo Nguyễn Ngọc Quang, Phó ban Thời sự Đài PT-THThái Nguyên bị truy sát khi đang lái xe, HNB Thái Nguyên và Trung ương Hộinhà báo Việt Nam đã lên tiếng kịp thời và theo sát vụ việc đến cùng, kết quả kẻhành hung nhà báo đã phải ra hầu tòa Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua,

kẻ hành hung nhà báo bị đưa ra xét xử và phải thi hành án phạt tù Bên cạnh đó,

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w