1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận pháp luật đại cương hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử với sự liên hệ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

14 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐÈ TÀI: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LICH SỬ VỚI SỰ LIÊN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÉN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM

Sinh viên thực biện: VŨ THỊ HOÀI NHI

Mã số sinh viên: 47.01.616.144

Mã lớp học phần: POLI190335

Giảng viên hướng din: ThS.NGUYEN NGOC HOA DANG

Thanh phé H6 Chi Minh, ngay 11 thang | nam 2022

Trang 2

Phần I: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LỊCH SỬ 4

1 Khái niệm về hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa 4 2 Những đặc điểm của các nhà nước xã hội chủ nghĩa . - 5-5 ©5s©csc+s 4 3 Các hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa 5

3.1 Cong x4 Pari

3.2 Hình thức nhà nước Xô Viết

3.3 Hình thức nhà nước chủ nghĩa nhân dân - -.-.-.« «‹ « «« «+ <<5< 6

Phần 2 LIÊN HỆ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÈN VIỆT NAM .«-c <e- 7

1 Qúa trình nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

1.1 Tư tưởng Hỗ Chí Minh về nhà nước pháp quyền 7

1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền XHCN

của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dan 8

2 Những đặc trung cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

9 3 Hệ thống bộ máy nhà nước pháp quyền Việt Nam -.2- s25 ss©se set 11

3.4 Viện kiểm sát nhân dân 12

3.6 Chính quyền địa phương 12

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử là đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng với sự rong lớn của nội dung, phong phú và phức tạp Đề tài này quan trọng bởi đây chính là nền táng liên quan mật thiết đến hệ thống các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Bởi vì vẫn đề cơ bản của mọi

cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì việc lựa chọn và áp dụng một hình thức nhà

nước xã hội chủ nghĩa phù hợp mang ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường và phát huy hiệu lực của nhà nước

Qua những giai đoạn lịch sử, hình thức nhà nước đều có những đặc điểm, tính

chất mang tính riêng biệt của giai đoạn mà hình thức nhà nước ấy tồn tai Vi thé, các hình thức nhà nước trên trong lịch sử có thể coi là nền móng cho sự phát triển sau này

cua hinh thức nhà nước xã hội chủ nghĩa

Từ đó, có những liên hệ đến nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

dưới những quan điểm, lập luận mang tính khách quan với góc nhìn của nhiều lĩnh vực Đó, chính là lí do em lựa chọn đề tài: “ Hình thức nhà nước XHCH trong lịch sử vờ sự liên hệ với nhà nước pháp quyền XHƠN Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu

Nắm được những nội dung cơ bản về khái niệm cũng như mối quan hệ giữa hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử và nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam hiện nay

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: việc nghiên cứu và trình bày tiêu luận dựa trên cơ sở các phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác — Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học cùng với Đường lồi, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam có

liên quan đến đề tài Ngoài ra, tiêu luận còn chọn lọc những tư tưởng của một số đề án,

ki yêu khoa học, công trình nghiên cứu có nội dung liên quan được đề cập đến Phương pháp nghiên cứu: hệ thông - cầu trúc, phân tích, tông hợp, lịch sử - lôgIc, so sánh, khảo sát thực tê,

4 Kết cầu

Tiểu luận gồm: mở đầu, nội dung (2 phần), kết luận, tài liệu tham khảo

Trang 4

Phần 1:HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TRONG LỊCH SỬ

1 Khái niệm về hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước XHCN được xây dựng trên cơ sở của chê độ kinh tê xã hội chủ nghĩa, là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của

giai cấp vô sản Khác với các kiểu nhà nước trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bán chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

Hình thức nhà nước là một khái nệm chung được hình thành từ ba yếu tổ cụ

thê: Hình thức chính thê, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị

Hình thức chính thể là cách tô chức và trình tự thành lập các cơ quan tôi cao của

quyền lực nhà nước, xác lập những mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và giữa nhà nước với công dân

Hình thức cầu trúc nhà nước là sự câu tạo nhà nước thành các đơn vị hành

chính lãnh thổ, xác định những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước cấp trung ương và giữa trung ương với địa phương

Chế độ chính trị là tông thé các phương pháp và cách thức mà cơ quan nhà nước

sử dụng để thực hiện quyên lực nhà nước

Ba yếu tô này có sự liên quan mật thiết đến nhau Khi xem xét hình thức nhà nước nói chung và hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng phải có sự song hành của cả ba yêu tô trên, không thê cơi nhẹ bat ki yéu to nao

Tóm lại, các hình thức nhà nước đều có bản chất “dân chủ”, cho nên về mặt hình thức, chúng có những điểm chung tương tự nhau

2 Những đặc điểm của các nhà nước xã hội chủ nghĩa

Ta cùng nhau tìm hiệu về những đặc điệêm của nhà nước xã hội chủ nghĩa qua những phương diện sau:

Đầu tiên, về hình thức chính thẻ, tat cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa có tên gọi khác nhau nhưng đêu có chính thê cộng hòa dân chủ

Chính thê cộng hòa là hình thức theo đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung trong tay một hoặc một số cơ quan nhà nước được bầu ra trong một khoảng thời gian nhất định Quyên lực tối cao của nhà nước theo chính thể cộng hòa và nhà nước quân chủ là ở cách thức thiết lập người đứng đâu nhà nước Việc bầu cử người đứng

Trang 5

đầu nhà nước thay thế cho việc kế truyền được coi là một bước tiến tiễn bộ trong tư

tưởng chính trị

Thứ hai, về mặt hình thức câu trúc nhà nước, nhà nước xã hội chủ nghĩa có thê là nhà nước liên bang hoặc cũng có thê là nhà nước đơn nhật

- Nhà nước liên bang: là nhà nước được thành lập bởi sự liên kết, hợp nhất hai

hay nhiều nước thành viên Nhà nước liên bang có chủ quyền chung nhưng mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng về lãnh thô, văn hóa, dân tộc, có chính phủ riêng,

có hiến pháp quy định về cấu trúc, hình thái nhà nước khác nhau Tất nhiên, các thành

viên liên bang sẽ bị hạn chế những quyền hạn nhất định do có sự riêng biệt về Hiến pháp, chính quyền, quy chế, pháp luật, và hệ thống pháp luật, hiễn pháp chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi lãnh thổ của tiêu bang đó

- Nhà nước đơn nhất: là nhà nước được quán lý bởi một bộ máy hay cơ chế duy nhất trong đó chính quyền trung ương là tối cao và các chính quyền địa phương chỉ có quyên hạn nhất định mà chính quyên trung ương ủy thác

Thứ ba, về chế độ chính trị: các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều sử dụng một hệ

thống các phương pháp và biện pháp dân chủ thực sự, rộng rãi để tổ chức và thực hiện quyên lực nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động

3 Các hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa 3.1 Công xã Pari

Đây là hình thức nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, ra đời trong cuộc khởi

nghĩa vũ trang ngày 18 tháng 3 năm 1871 của công nhân thủ đô Pari đã chiến thắng

quân đội chính phủ Their Do nhiều nguyên nhân như: chưa có sự lãnh đạo thống nhất của một Đảng Mác - xít, chưa xây dựng được liên minh công nông đề biến thành chuyên chính vô sản, chưa thực hiện một số biện pháp kiên quyết về quân sự và kinh tế để tô chức và giữ vững chính quyền, cho nên, công xã Pari chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn Mặc dù vậy, đây chính là một thực tiễn sinh động làm sáng tỏ những quan điểm về Nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa Mác — Lênin, đã xây dựng được “một hình mẫu phác thảo” cho việc tô chức và xây dựng chính quyền nhà nước vô sản

Những đặc điểm của hình thức Công xã Pari

1 Xóa bỏ chế độ đại nghị tư sản, thành lập hệ thông cơ quan đại diện mới Hội

đồng công xã là cơ quan có quyên lực cao nhất bao gồm các ủy viên

2 Thực hiện đập tan bộ máy nhà nước cũ để thành lập bộ máy nhà nước mới

của g1ai cập công nhân.

Trang 6

3 Xóa bỏ nguyên tắc xây dựng bộ máy nhà nước tư sản, xác lập những nguyên tặc mới về tô chức bộ máy nhà nước của giai cập công nhân

4 Xác lập một chê độ dân chủ mới nhăm bảo vệ lợi ích cải tạo điêu kiện cho

giai câp công nhân và nhân dân lao động

3.2 Hình thức nhà nước Xô Viết

Hình thức nhà nước Xô Viết là hình thức được sử dụng để tô chức và thực hiện

chính quyền của giai cấp vô sản Nga và các nước cộng hòa khác ở vùng Caucasus, Ban Tích, sau này trở thành hình thức của Nhà nước Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Xô Viết Xô Viết xuất hiện lần đầu với tư cách là hội đồng đại biêu công nhân, đầu tranh đòi lợi ích kinh tế và chính trị cho giai cấp công nhân Khi nghiên cứu về phong

trào công nhân, Lênin đã phát hiện ra hình thức Xô Viết và coi đó là mầm mồng của một hình thức có thê sử dụng để tô chức nhà nước vô sản ở Nga Trong cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 bên cạnh Chính phủ lâm thời, chính phủ của giai cấp tư sản Xô Viết, đại biểu công nhân và binh sĩ với tư cách là một chính phủ đã tôn tại và song song bên cạnh chính phủ tạm thời đó Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn của

Nga, Lênin đã đi tới kết luận rằng, Nước Cộng Hòa Xô Viết không phải chí là hình

thức hợp lý nhất mà còn là hình thức duy nhất phù hợp với điều kiện nước Nga

Những đặc điểm của hình thức nhà nước Xô Viết:

1 Xuất hiện trong giai đoạn đầu của cuộc tông khủng hoàng của chủ nghĩa tư

bản, khi hệ thống tư bán chủ nghĩa còn mạnh và các nước xã hội chủ nghĩa chưa được

không khoan nhượng

3.3 Hinh thức dân chủ nhân dân

Hình thức dân chủ nhân dân xuất hiện sau chiến tranh thế giới lần thứ hai trong một 36

nước ở Châu Âu (Anbaini, Ba Lan, Bungari Duc, Hungari, Rumamni, Tiép Khac, ) va ở Châu Á (Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc) Hình thức này phủ hợp với tình hình cách mạng của các nước sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì vậy đã góp phần tăng cường sức mạnh và phát huy hiệu lực của các nhà nước xã hội chủ nghĩa

Những đặc điểm của hình thức dân chủ nhân dân:

Trang 7

1 Có đặc trưng chung là sử dụng kết hợp các phương pháp hòa bình và bạo lực

(trừ Việt Nam và Bungari) đê dành chính quyền, đều thực hiện bước chuyên tiếp từ

cách mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa

2 Tôn tại hình thức tô chức mặt trận đoàn kết dân tộc

3 Sử dụng một số chế định pháp lý cũ được bồ sung nội dung mới

4 Thực hiện nguyên tắc bầu cử bình đăng, phố thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín

5 Chế độ dân chủ rộng rãi do thực tiễn cách mạng với nhiều lực lượng thuộc

nhiêu g1a1 câp tham gia vào công cuộc đâu tranh

Phần 2 LIÊN HỆ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYẺN VIỆT NAM

1 Qúa trình nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề nhà nước và pháp luật giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn đôi với sự nghiệp xây dựng, củng cô một nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân Các tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước vô cùng to lớn, sâu sắc, không chỉ được thê hiện trong các bài viết, các bài phát biểu, trong các văn kiện quan trọng do người trực tiếp nghiên cứu trên cương vị cao nhất của Đáng và Nhà nước, nghên cứu về nhà nước pháp quyền của Người được khái quát trên

những đặc điểm sau:

1, Nhà nước của dán, do dân, vì dân

Hồ Chí Minh luôn nhắn mạnh rằng: “Nước ta là một người dân chủ, địa vị cao

nhất dân vì dân là chủ”! Với Người, nhân dân là chủ thê tôi cao và duy nhất của quyền

lực nhà nước Toản bộ quyên lực nhà nước đêu bắt nguôn từ nhân dân, do dân ủy

quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự cho lợi ích của nhân dân

2 Tư tưởng Hô Chí Minh về mô hình tô chức bộ máy nhà nước

Sau sự thành công của Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân

chủ cộng hòa ra đời, mở đâu một chính thê nhà nước mới ở Việt Nam: chính thê dân

! Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NxbCTQG, H,2000, tr.515

Trang 8

chủ cộng hòa thê hiện tư duy sáng tạo trong việc lựa chọn mô hình tô chức nhà nước

qua sự tiếp thu, chọn lọc, sáng tạo đề phù hợp với đặc điểm của quốc gia

Trong mô hình tô chức bộ máy nhà nước, không có cơ quan nào là độc quyền quyền lực, có quyền đứng trên các cơ quan khác Điều 22, Hiến pháp năm 1946 viết Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhưng không thể là cơ quan toàn quyền, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc trong điều 43, Hiến pháp 1946 nhưng không phải là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Cơ quan tư pháp là hệ thống tòa án

được tô chức theo cấp xét xử

1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Đảng ta khẳng định, nhiệm vụ lịch sử của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

là “bảo toàn lãnh thô, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân

chủ” Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước, tô chức bộ máy nhà nước được thể chế hóa trong bản Hiến pháp dau tién — Hién

phap 1946 V6i ban Hién phap nay, Dang chủ trương thực hiện “chính quyền mạnh mẽ

và sáng suốt của nhân dân” nhằm đoàn kết dân tộc, không phân biệt giống nói, trai gái,

giai cấp, tôn giáo, đảm bảo quyền tự do dân chủ

Hién pháp 1959 đã thê chế hoá quan điểm Đảng ta về “sử dụng chính quyền dân

chủ nhân dân, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản”, Đảng ta cho rằng “khi

nào cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiễn triển thành cách mạng XHCN thì chuyên chính dân chủ nhân dân sẽ trở thành chuyên chính vô sản Hình thức Nhà nước cộng

hoà dân chủ nhân dân vẫn có thê ton tại khi nội dung của nó đã chuyên đôi thành

chuyên chính vô sản Nhưng nếu nhiệm vụ và yêu cầu là cách mạng XHCN và xây

dựng chủ nghĩa xã hội thì về thực chất chế độ dân chủ nhân dân sẽ trở thành chế độ dân

chủ XHCN ”?

Báo cáo chính trị trình đại hội XII xác định: “Xây dụng, hoàn thiện Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải tiễn hành đồng bộ ca lập pháp, hành pháp và tư pháp và được tiền hành đồng bộ với đôi mới hệ thông chính trị theo hướng tỉnh gọn, hiệu

lực, hiệu quá; gắn với đối mới kinh tế, văn hóa, xã hội Hoàn thiện thể chế, chức năng,

nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước

pháp quyên xã hội chủ nghĩa Đây mạnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước Xác định rõ cơ chế kiêm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở

Trang 9

quyên lực nhà nước là thông nhật, xác định rõ hơn quyên hạn và trách nhiệm vụ của

mỗi quyên”?

Như vậy, từ khi ra đời cho đến nay, trong đường lối của Đáng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quán triệt tư tưởng xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật — phương tiện quan trọng trong quan ly nhà nước

2 Những đặc trung cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân,

do nhân dân, vì nhân đân, thê hiện quyền làm chủ của nhân dân

Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hóa thành

một mục tiêu hiến định ngay trong bán Hiển pháp năm 1946: “Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”! Ngoài ra, đặc điểm này của Nhà nước ta

tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến Pháp 1959, 1980 và 1992,

- Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam tô chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp

Hiến pháp được coi là Đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao

nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và

nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tô chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sự ôn định xã hội và sự an toàn của người dân

Hiến pháp có vai trò quan trọng trong việc duy trì quyền lực của nhân dân, cho

nên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và

phán quyết về những quy định và hoạt động trái với Hiến pháp là rất cần thiết trong tô

chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay

- Nhà nước pháp quyên Việt Nam quản ly xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tôi thượng của pháp luật trong đời sống xã hội

Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đây tiễn bộ xã hội Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyên là nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải

3 Văn kiện Đại hội Đại biêu toàn quốc lần thir XI, NXB CTQG — ST 2016, tr.39 — 40 4 Loi noi dau — Hiến pháp năm 1946

Trang 10

10

chỉ nói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách

chung chung với mục đích tự thân của nó

Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và lợi ích của nhân dân Vì vậy, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đổi với tính chat và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phô biến của xã hội ta: công

bằng, dân chủ, bình đăng - những tố chất cần thiết cho sự phát triển tiễn bộ và bền

vững của Nhà nước và xã hội ta

Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ phải có một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ

luật Pháp luật thể chế hoá các nhu cầu quản lý xã hội, là hình thức tồn tại của các cơ

câu và tô chức xã hội và của các thiết chế Nhà nước

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyên và tự do của công dân, giữ vững môi liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội

Bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nước cách mang chân chính, nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuộc đấu tranh hơn bảy mươi năm đẩy gian

khổ hy sinh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng, suy cho

củng, chính là vì quyền con người, quyền được sông, quyên tự do và quyền mưu sinh câu hạnh phúc của cộng động dân tộc và của từng cá nhân, từng con người Do vậy, van dé bao dam quyền con người, quyền công dân, giữa công dân và Nhà nước luôn

được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt

- rong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiêm tra, giám

sát chặt chẽ việc thực hiện quyên lực nhà nước

Từ Đại hội Đảng lần thứ VIT (1991), với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, quan điểm về sự tồn tại của ba quyền và sự phân

công, phối hợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của Nhà nước mới được chính thức khẳng định trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát triển, vận dụng vào hoàn cảnh lịch sử cụ

thể của Việt Nam các tri thức của nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đôi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước

Đến Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VID, (1995) quan niém cua Dang về ba quyền đã được bồ sung quan trọng: quyên lực nhà nước là thông nhất, có sự phân

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w