Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm biển hiện nay đang nằm ởmức báo động đỏ, gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triểnkinh tế - xã hội; việc tìm kiếm và thực hiện những giải ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH
- -
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI – MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN BIỂN
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Doãn Hồng Nhung
Sinh viên thực hiện: Nhóm 12
1 Đặng Lan Nhi – 21064041
2 Lê Thị Hồng Nhung – 21064042
3 Nguyễn Thị Thùy Linh – 20062075
4 Đăng Phạm Minh Ánh – 21064058
5 Phan Bảo Linh – 2106
HÀ NỘI, NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2022
Trang 2MỤC LỤC
I Tổng quan về tài nguyên biển 4
1 Khái niệm 4
2 Phân loại tài nguyên biển 4
2.1 Dựa trên khả năng tái sinh 4
2.2 Dựa trên bản chất tự nhiên 4
3 Vai trò của tài nguyên biển 4
II Thực trạng tài nguyên biển 5
1 Về tài nguyên sinh vật biển 5
1.1 Trên thế giới 5
1.2 Ở Việt Nam 5
2 Về tài nguyên phi sinh vật biển 6
2.1 Trên thế giới 6
2.2 Ở Việt Nam 10
III Nguyên nhân suy giảm tài nguyên biển 11
IV Giải pháp bảo vệ tài nguyên biển 11
1 Pháp luật về bảo vệ tài nguyên biển 11
2 Giải pháp bảo vệ tài nguyên biển 12
V Liên hệ Việt Nam 14
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế đang phát triển ngày một mạnh
mẽ thì vấn đề bảo vệ môi trường cũng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo vệ tài nguyên biển Vùng biển nước
ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và môi trường; có vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong toàn hệ thống chính trị; bên cạnh đó, vùng biển nước ta cũng là một thành phần rất quan trọng đối với quá trình phát triển tự nhiên hay các hoạt động sản xuất, du lịch của nhân dân ta từ bao đời nay Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm biển hiện nay đang nằm ở mức báo động đỏ, gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội; việc tìm kiếm và thực hiện những giải pháp bảo vệ tài nguyên biển đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất những tác động bất lợi tới tài nguyên, môi trường biển trong quá trình phát triển của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng
Bài viết này sẽ góp phần làm rõ những vấn đề về thực trạng, nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên biển qua đó đề ra các giải pháp để bảo vệ tài nguyên biển
Do kiến thức và hiểu biết còn nhiều hạn chế, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy/cô
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NỘI DUNG
I Tổng quan về tài nguyên biển
1 Khái niệm
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tài nguyên, môi trường và hải đảo năm 2015:
“Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.”
2 Phân loại tài nguyên biển
2.1 Dựa trên khả năng tái sinh
Tài nguyên tái sinh: tảo, rong, cá…
Tài nguyên không tái sinh: sa khoáng, dầu…
2.2 Dựa trên bản chất tự nhiên
Tài nguyên sinh vật: rong cỏ biển, cá, thân mềm động vật lớn… dùng trong các lĩnh vực y tế, may mặc, hóa học, mỹ phẩm, dược phẩm… Chúng tồn tại
do đánh bắt và nuôi trồng nhân tạo
Tài nguyên phi sinh vật:
Tài nguyên khoáng vật và hóa học biển: (năng lượng) dầu, khí đốt, than, băng cháy…; (kim loại cứng) sắt, thủy ngân, đồng, nhôm…; (hóa học) Cl, Na, S, Ca…
Tài nguyên năng lượng biển: thủy triều, dòng chảy, sinh khối, sóng…
Tài nguyên hàng hải và thông tin liên lạc biển: các đường hàng hải và cảng biển, tàu biển, các tuyến đường máy bay trên biển…
Tài nguyên “dân cư ven biển và hải đảo”: biển, đại dương – “cái nôi” điều tiết di cư dân số, các nền văn minh biển, khảo cổ và các bảo tàng biển,…
Trang 5 Tài nguyên nhân tạo biển (tài nguyên vị thế biển): thành phố, nhà máy, sân bay, khu nghỉ dưỡng…
3 Vai trò của tài nguyên biển
Điều hòa khí hậu toàn cầu
Nhiều loại sinh vật biển được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, may mặc, hóa học, mỹ phẩm…
Tiềm năng để phát triển nuôi trồng hải sản
Cung cấp các nguồn năng lượng quý giá
Phát triển giao lưu quốc tế bằng đường biển
Phát triển du lịch
II Thực trạng tài nguyên biển
Nguồn tài nguyên biển trên thế giới là vô cùng phong phú, đa dạng tuy nhiên khi phải đứng trước sức ép về dân số, vấn đề khai thác tiềm năng để phục vụ cho việc phát triển kinh tế đã làm cho nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động Như vậy, thực trạng tài nguyên biển hiện nay như thế nào?
1 Về tài nguyên sinh vật biển
1.1 Trên thế giới
Ước tính có khoảng 200 tỷ tấn sinh vật sống dưới biển và đại dương, bao gồm cả 3 nhóm: sinh vật đáy, bơi lội và trôi nổi Đây là nguồn tài nguyên tái tạo rất lớn, là nguồn dự trữ thực phẩm quan trọng cho loài người trong tương lai
Từ năm 1970 trở lại đây, nguồn tài nguyên sinh vật biển của thế giới được coi là hữu hạn, đặc biệt là những loại có ý nghĩa kinh tế, nhiều loài bị khai thác quá mức, vượt quá khả năng tái tạo của chúng, một số có nguy cơ tuyệt chủng
Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp Quốc (FAO) ước lượng khoảng 70% loài cá trong thương mại bị khai thác quá mức, mỗi năm có 27
Trang 6tấn cá, động vật biển,… bị săn bắt bừa bãi và xác chết của chúng lại quay về đại dương gây ô nhiễm môi trường, gây nên sự tuyệt chủng của cá loài
Có vùng biển mất đi khoảng 30 – 60% và 11 – 12% số rạn san hô, 48% còn lại trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng
1.2 Ở Việt Nam
Ước tính có khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (trong đó có hơn
100 loài cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước
Được biết, trên diện tích gần 1.200 km rạn san hô, có tới hơn 300 loài san2
hô đá phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam
Từ 1995 – 2020: Sản lượng thủy sản VN tăng mạnh, tăng gấp hơn 6 lần: từ 1,3 triệu tấn (1995) – 8,4 triệu tấn (2020)
Trong vùng biển Việt Nam có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài đã được đưa vào sách đỏ Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng (giảm 16%), sản lượng và kích thước cá khai thác
Diện tích rừng ngập mặn mất khoảng 15.000 ha/năm, khoảng 80% rạn san
hô nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức rủi ro cao
2 Về tài nguyên phi sinh vật biển
2.1 Trên thế giới
Tài nguyên khoáng vật và hóa học biển:
Theo tính toán của Cơ quan nghiên cứu Dầu mỏ Pháp, trữ lượng dầu mỏ có thể khai thác được ở mức ngưỡng đạt tới 300 tỷ tấn, trong đó dầu mỏ đại dương chiếm khoảng trên 135 tỷ tấn
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua cũng xảy nhiều vụ tràn dầu gây ô nhiễm nghiêm trọng như vụ việc ngày 21/4/2010, ngoài khơi bang Louisiana – vịnh Mexico bất ngờ phát nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon, làm ít nhất
11 công nhân thiệt mạng và gây ra thảm họa tràn dầu tồi tệ trên vịnh Mexico
Trang 8 Tài nguyên năng lượng biển
Về năng lượng thủy triều:
Năng lượng thủy triều của toàn thế giới ước tính chừng 3 tỷ KW, lượng phát điện hàng năm có thể đạt 1.200 tỷ độ
Ở Anh, tuabin dòng thủy triều, đập thủy triều, thiết bị khai thác năng lượng sóng và tuabin gió ngoài khơi, cung cấp không dưới 20% nhu cầu điện năng của cả nước
Dự án Horns Rev trải dài ngoài khơi các bờ biển Đan Mạch
Trang 10 Về các năng lượng sóng, gió, sự chênh lệch nhiệt: đều là các năng lượng dự trữ to lớn, đã và đang được khai thác để phục vụ lợi ích của con người
Tài nguyên hàng hải và thông tin liên lạc biển
Tốc độ vận chuyển hàng hóa qua đường biển tăng liên tục khoảng 150.000 lần từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20
Với xu thế hiện nay thì vận tải hành khách tàu biển chiếm 2% tổng lượng hành khách đi bằng các phương tiện giao thông
Các dạng tài nguyên khác
Dân cư ven biển tăng, hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ
Khu du lịch, nghỉ dưỡng được mở ra ngày càng nhiều
2.2 Ở Việt Nam
Tài nguyên khoáng sản biển
Trong các vùng biển Việt Nam đã biết có khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khác nhau từ nhỏ đến lớn
Dầu mỏ và khí đốt:
Trang 11 Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4 – 5 tỷ tấn
Trữ lượng khí đồng hành 250 – 300 tỷ m3
Hiện nay sản lượng dầu khai thác mỗi năm gia tăng từ 0,4 triệu (1986) lên trên 7,0 triệu tấn (1995)
Hóa chất và khoáng sản:
Bờ biển nước ta rất giàu có các chất: thạch anh, cát, sét, cao lanh, đá vôi,… cùng nhiều các hợp chất khác của các nguyên tố hoá học – nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp quan trọng
Biển nước ta rất giàu muối, nồng độ muối là 3,5% ngang với biển có
độ mặn trung bình thế giới
Tài nguyên năng lượng biển
Thủy triều, nhiệt biển, gió biển: Theo kết quả khảo sát chi tiết về năng lượng gió, tại Việt Nam, tổng tiềm năng điện gió ước tính đạt 513.360 MW, bằng hơn 200 lần công suất của Thủy điện Sơn La
Năng lượng dòng chảy, sóng biển: Các kết quả tính toán cho thấy năng lượng sóng dọc dải ven bờ của nước ta rất phong phú: dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m; mạnh nhất 30kW/m
Tài nguyên hàng hải và thông tin liên lạc biển
Các đường hàng hải và cảng biển:
Đất nước ta có đường bờ biển dài 3.300 km, giao thông vận tải, buôn bán bằng đường biển từ lâu đã là một thế mạnh Cụ thể các cảng biển chính hiện nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái
ở miền Nam
Năm 2007, tổng khối lượng hàng hoá thông qua các cảng tại Việt Nam
là 177 triệu tấn, trong đó hệ thống cảng Sài Gòn là 55 triệu tấn
Hầu hết các cảng biển Việt Nam chỉ mới đạt tiêu chí cảng truyền thống với vai trò cơ bản là xếp dỡ hàng hoá; một số ít cảng mới được
Trang 12xây dựng có khả năng phát triển để đạt được các tiêu chí của một cảng hiện đại
Tàu biển:
Theo thống kê hiện nay tình trạng tàu biển mang cờ Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài đang trong tình trạng báo động đỏ
Tuy nhiên, việc trao đổi hàng hóa cũng ngày càng phong phú và nhộn nhịp hơn và tiếp nhận ngày càng nhiều tàu biển của các nước
III Nguyên nhân suy giảm tài nguyên biển
Theo những thống kê, số liệu vừa nêu trên, có thể thấy rằng tài nguyên biển đang giảm sút ngày càng nghiêm trọng, vậy nguyên nhân đến từ đâu?
Những hoạt động phá hủy môi trường sống của sinh vật, khai thác nguồn lợi thủy hải sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy hải sản ven bờ
Khai thác bằng những cách thức mang tính hủy diệt như đánh mìn, thuốc cá, đánh cá bằng xung điện,…
Xây đập, ngăn sông, phá rừng làm thay đổi độ mặn, nghẽn bùn ở vùng ven biển; việc quai đê, phá rừng ngập mặn,…
Các hoạt động khai thác khoáng sản không đúng cách với tần suất ngày càng gia tăng,
Hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, sinh hoạt của dân cư ven biển đe dọa môi trường sống của các sinh vật,
IV Giải pháp bảo vệ tài nguyên biển
1 Pháp luật về bảo vệ tài nguyên biển
Hiện nay, Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ tài nguyên biển Cụ thể được thể hiện qua:
Chính sách bảo vệ tài nguyên biển: Điều 4 Luật Tài Nguyên Môi Trường và Biển Đảo năm 2020
Luật Tài Nguyên Môi Trường Biển và Hải Đảo 2015 bao gồm những quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
Trang 13quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và các nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam
Các văn bản hướng dẫn có nội dung quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên biển
2 Giải pháp bảo vệ tài nguyên biển
Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển
Tại Trung Quốc, sau khi ban hành Luật bảo vệ môi trường biển, Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản pháp quy khác nhau nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển đi đôi với việc bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển
Mĩ thông qua Luật biển vào năm 2000
Canada đã ban hành Luật biển từ năm 1997
Úc ban hành Luật bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường trong
đó áp dụng toàn diện đối với biển
Hoàn thiện khung thể chế quản lý biển
Cùng với việc hoàn thiện pháp luật về biển, hệ thống quản lý môi trường biển mới cũng được được xây dựng và phát triển tại nhiều quốc gia nhằm đảm bảo tính thống nhất xuyên suốt, cắt giảm chi phí hành chính, thúc đẩy công tác trao đổi thông tin và dữ liệu, đạt được hiệu quả cao trong công tác quy họach phát triển bền vững biển
Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển
Nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được triển khai
Thực hiện công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động
du lịch, hàng hải
Thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy, công trình biển…
Trang 14 Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM)
Quản lý dựa vào hệ sinh thái
Đây là một cách tiếp cận quản lý thống nhất, chú trọng xem xét toàn bộ hệ sinh thái, các mối liên hệ xuyên suốt trong toàn hệ thống và các ảnh hưởng, tác động tích tụ do các họat động của con người tạo ra
Quy hoạch và phân vùng không gian biển và đới bờ
Xây dựng các khu bảo tồn biển
Khu bảo tồn biển được xây dựng nhằm để bảo vệ và giữ gìn tính đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa
Quản lý dựa vào cộng đồng/Mô hình đồng quản lý
Phương thức này đã được áp dụng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển và được thừa nhận là phương thức hiệu quả, ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học và đáp ứng các mục tiêu bảo tồn khác cũng như nhu cầu sinh kế của con người
Chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển
Để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, cần chú trọng tăng cường áp dụng các giải pháp dựa vào thị trường trong quản lý tài nguyên đồng thời chú trọng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển
Lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vào trong chính sách, quy hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển
Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa, chống xói lở bờ biển, bảo vệ dân cư, ứng phó với BĐKH
Xây dựng các công trình kĩ thuật, cơ sở hạ tầng như xây tường bảo vệ bờ biển, đê, kè sông, kè biển, xây dựng kênh mương để kiểm soát lũ lụt…để phòng tránh, giảm thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra
Các giải pháp sinh học, phi công trình như tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên ven biển nhằm tạo vùng đệm vững chắc giúp