1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cá nhân môn pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông

18 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Môn học này không chỉ mang lại cho em nhiều kiến thức, có thêm hiểu biết sâu rộng về ngành nghề mà còn đem đến cho em những triết lý, giúp em lĩnh hội được nhiều điều về mặt đạo đức, phá

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH

-BÁO CÁO CÁ NHÂN

MÔN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ -TRUYỀN THÔNG

Giảng viên hướng dẫn: TS Đinh Thị Xuân Hòa

Sinh viên thực hiện: Lê Thảo My

Lớp: Truyền thông đại chúng A2 - K42

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

I Cảm nhận về môn học: Pháp luật và đạo đức Báo chí - Truyền thông 5

II Những sản phẩm đã tham gia trong môn học 8

III Bài tập kết thúc môn học 9

IV Thuận lợi, khó khăn và bài học sau môn học 10

Trang 3

Lời mở đầu

Kính gửi Giảng viên hướng dẫn môn học: PhápluậtvàđạođứcBáochí-Truyền thông- TS Đinh Thị Xuân Hòa (Phó Trưởng Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Em xin gửi đến quý giảng viên bản báo cáo cá nhân về môn học Phápluậtvàđạođức Báochí-Truyềnthôngmà em đã tham gia học tập trong học kỳ vừa qua Môn học này không chỉ mang lại cho em nhiều kiến thức, có thêm hiểu biết sâu rộng về ngành nghề mà còn đem đến cho em những triết lý, giúp em lĩnh hội được nhiều điều về mặt đạo đức, pháp luật của người làm nghề Báo chí - Truyền thông Trong báo cáo này, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô cùng những chia sẻ về nhận định cá nhân của em trong quá trình học tập ở môn học này.

Thông qua môn học PhápluậtvàđạođứcBáochí-Truyềnthông, em đã học được những kiến thức căn bản về ngành Báo chí - Truyền thông, không chỉ vậy môn học còn đem đến cho em những tiêu chuẩn, nguyên tắc, đạo đức của người làm nghề Bên cạnh vấn đề đạo đức, nhân cách thì các bộ luật, điều luật, quy định đã được cô truyền tải, giảng giải đầy đủ và dễ hiểu thông qua nhiều bài giảng, ví dụ và các buổi làm việc nhóm Cùng với việc tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, em không chỉ được học hỏi từ giáo trình, sách vở mà còn được biết thêm nhiều điều từ cô và các bạn cùng lớp.

Sinh viên chúng em được trang bị đầy đủ các kĩ năng như phân tích tình huống, đánh giá đúng bản chất các sự kiện, hành vi xã hội, các quy tắc đạo đức, hiểu được trách nhiệm của truyền thông, báo chí đối với xã hội, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của cá nhân và quyền sở hữu trí tuệ Cùng với việc chúng em luôn được cô ủng hộ, khuyến khích tìm tòi các thông tin bên ngoài, đặt câu hỏi trên cơ sở khám phá, tiếp nhận thông tin mới.

Dưới sự chỉ dẫn của Giảng viên - TS Đinh Thị Xuân Hòa, môn học này không chỉ có những lý thuyết căn bản mà chúng em còn được vận dụng và thực hành nó vào các trường hợp thực tế đã và đang diễn ra trong cuộc sống để có cái nhìn khách quan, nhiều chiều hơn Bộ môn đem đến cho mỗi cá nhân một cách nhìn, cách xử trí khác nhau, sâu sắc hơn, đúng đắn hơn và đem lại nhiều trải nghiệm hơn cho mỗi người Trong báo cáo này, em xin trình bày những điều đã học được, những trải nghiệm của cá nhân em trong quá trình học tập môn học PhápluậtvàĐạođứcBáochí-Truyền thông Em hy vọng qua bản báo cáo này, quý giảng viên sẽ có cái nhìn toàn diện, bao

Trang 4

quát và biết được về những gì em đã học được cùng những ảnh hưởng mà cô và môn học đã đem đến cho em.

Trân trọng, Lê Thảo My.

Trang 5

I.Cảm nhận về môn học: Pháp luật và đạo đức Báo chí - Truyền thông

Trong thời gian tham gia học tập, nghiên cứu môn Pháp luật và đạo đức Báo chí -Truyền thông, em cảm nhận rõ đây là môn học mang đến cho sinh viên chúng em những góc nhìn đa chiều không chỉ về ngành học, cuộc sống mà còn truyền tải những nội dung quan trọng về pháp luật, đạo đức ngành nghề và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực báo chí - truyền thông Bộ môn đã đem đến những kiến thức thông qua những nội dung như sau:

1 Hiểu được vai trò của pháp luật về Báo chí - Truyền thông; vai trò của tư duy pháp lý đối với nhà báo.

Môn học giúp em hiểu biết về các quy định do Đảng, Nhà nước ban hành, vừa thể hiện quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực báo chí, vừa đảm bảo quyền bình đẳng cho công dân trong việc thực hiện quyền về báo chí Pháp luật và báo chí luôn song hành, có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Sinh viên học tập bộ môn sẽ phát triển kỹ năng tư duy pháp lý qua đó có thể ứng dụng được trong cuộc sống, học tập và làm việc.

2 Hiểu rõ cơ bản về pháp luật trong báo chí và truyền thông.

Sinh viên chúng em có thể nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản và các vấn đề pháp lý phổ biến như quyền tự do ngôn luận, quyền bảo vệ nguồn tin, quyền riêng tư… Điều này giúp mỗi cá nhân có cách ứng xử phù hợp, hiểu về quyền lợi của mình để tránh rơi vào các tình huống pháp lý không mong muốn.

3 Nắm được một số chủ trương mới của Đảng, quy định pháp luật nhà nước về báo chí - truyền thông; những vấn đề cơ bản của pháp luật trong hoạt động báo chí - truyền thông.

Sinh viên được tiếp cận với những điều luật mới nhất, có tính cập nhật nhanh Hiểu và biết rõ những quy định hiện hành của pháp luật về lĩnh vực báo chí - truyền thông để không sai phạm, mắc lỗi và biết cách giải quyết các vấn đề cần thiết.

4 Hiểu được tầm quan trọng của đạo đức nghề báo; các quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới và Việt Nam.

Môn học giúp sinh viên hiểu biết được những quy tắc ứng xử, chuẩn mực quy định về thái độ của nhà báo trong các mối quan hệ xã hội Những quy tắc ấy có vai trò quan trọng đối với mỗi người làm nghề báo để luôn biết giữ mình, liêm chính và luôn làm điều đúng đắn Đạo đức nghề báo không chỉ có ở Việt Nam mà là toàn thế giới Môn học đào tạo, giáo dục mỗi người làm báo dù ở bất kì nơi đâu cũng phải giữ cho mình lý trí vững vàng, luôn tôn trọng sự thật và lẽ phải, đề cao tinh thần trách nhiệm xã hội và luôn giữ cái nhìn khách quan, trung thực trước mỗi sự việc.

Trang 6

5 Hiểu được quan điểm của Đảng, nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề báo.

Môn học giúp em nắm rõ những quan điểm về đạo đức nghề báo mà Đảng, nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh đề ra như: đạo đức nghề báo là cái gốc của nhà báo; người làm báo phải có lập trường chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng và nhân dân; luôn gắn bó và phục vụ nhân dân; luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm Là một người làm báo phải chính trực, khách quan, tôn trọng sự thật; luôn trau dồi, rèn luyện kiến thức và nâng cao khả năng phê bình và tự phê bình.

6 Phân tích được thực tiễn hoạt động báo chí của nhà nước gắn với vấn đề pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông.

Môn học đem đến cho sinh viên chúng em áp dụng những kiến thức vào các tình huống thực tế để đánh giá và xem xét tình hình Cùng với đó là phương pháp để phân tích thông tin, thực tiễn tình hình hoạt động báo chí để áp dụng pháp luật và đạo đức ngành phù hợp Tạo cơ hội ứng dụng cao vào các công việc, tác phẩm đang làm.

7 Có những kiến thức cơ bản về pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông để tác nghiệp hiệu quả.

Với việc học tập môn Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông, sinh viên chúng em đã được trang bị sẵn sàng những kiến thức cơ bản về các quy định, quy tắc cần có của người làm nghề Môn học giúp em tự tin hơn, quyết đoán hơn trong những quyết định, việc làm của mình, tránh mắc phải những lỗi lầm không đáng có và luôn giữ cho mình hoạt động hợp pháp.

8 Có thêm những kỹ năng cần thiết cho bản thân như kỹ năng học tập và nghiên cứu, kỹ năng thực hành và phân tích, xử lý thông tin…

Việc tham gia vào các bài tập nhóm, các hoạt động báo chí - truyền thông, sản xuất trong chương trình học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em rèn luyện và tích lũy thêm những kỹ năng cần có của người hoạt động trong nghề báo Những kỹ năng này có thể làm giàu thêm về kiến thức chuyên ngành, nâng cao khả năng tự học, thêm phần chủ động hơn trong việc đề xuất ý kiến và giải pháp.

9 Biết cách xử trí khi gặp các tình huống không mong muốn.

Trong quá trình học tập, sinh viên chúng em đã học hỏi được một số giải pháp, cách xử trí hiệu quả như việc xử lý tin đồn và thông tin sai lệch Người làm báo có thể áp dụng các nguyên tắc về trách nhiệm pháp lý khi đối mặt với thông tin không chính xác, giúp duy trì chất lượng tin bài và độ tin cậy của nội dung.

10 Có khả năng bảo vệ quyền lợi cá nhân, bảo vệ nguồn tin.

Trang 7

Hiểu biết rõ về pháp luật của ngành nghề giúp mỗi sinh viên bảo vệ được quyền lợi của cá nhân và nguồn tin khi hoạt động trong lĩnh vực báo chí - truyền thông thông qua các quyền như quyền riêng tư, quyền bảo vệ người tiêu thụ, trách nhiệm pháp lý của người làm báo.

Thông qua việc học tập và nghiên cứu môn học Phápluậtvàđạođứcbáochí-truyền thông, sinh viên chúng em nói chung và cá nhân em nói riêng đều có được những bài học, kinh nghiệm quý báu là hành trang cho con đường sự nghiệp sau này Từ những điều luật cơ bản hiện hành đến những quy định, tiêu chuẩn bắt buộc phải tuân theo đã làm cho em hiểu thêm phần nào về công việc sau này của mình Và quan trọng hơn cả, môn học giúp em vững vàng hơn trong mọi quyết định, có thêm niềm tin và đam mê với nghề Môn học cũng mở ra nhiều cơ hội học hỏi mới thông qua sự chỉ dạy của Giảng viên - TS Đinh Thị Xuân Hòa Cùng với đó là sự khuyến khích, nâng cao khả năng phê bình và tự phê bình để áp dụng được tư duy pháp lý vào lĩnh vực báo chí -truyền thông.

Trang 8

II Những sản phẩm đã tham gia trong môn học.

Trang 9

III Bài tập kết thúc môn học

+ Lên ý tưởng, nội dung tác phẩm và triển khai các công việc của nhóm + Tìm hiểu và viết nội dung.

+ Chỉnh sửa, biên tập nội dung các bài viết của nhóm + Thiết kế tạp chí và blog.

- Chi tiết công việc:

(1) Báo cáo sản phẩm Pháp luật và Đạo đức Báo chí - Truyền thông Báo cáo sản phẩm PLDD

(2) Bảng đánh giá công việc môn Pháp luật và Đạo đức Báo chí - Truyền thông Bảng đánh giá công việc môn Pháp luật và Đạo đức Báo chí - Truyền thông

Trang 10

IV Thuận lợi, khó khăn và bài học sau môn họcThuận lợi:

- Môn học giúp sinh viên hiểu biết vững vàng hơn về pháp luật Ngoài những điều luật hiện hành, thường xuyên được sử dụng thì còn những quy định, luật liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực truyền thông và báo chí

- Phát triển kỹ năng viết thông qua việc áp dụng các quy tắc, quy định pháp luật vào viết bài, làm dự án hay bài tập nhóm.

- Nâng cao khả năng nhận thức về trách nhiệm đạo đức Môn học đi sâu vào vấn đề đạo đức nghề làm báo, đạo đức của người làm truyền thông giúp cho cá nhân mỗi sinh viên chúng em hiểu và nhận thức được rõ hơn về trách nhiệm của bản thân mỗi chúng em trong việc hoạt động và trong quá trình làm nghề - Môn học truyền tải tình yêu nghề, niềm đam mê với nghề báo thông qua những

kiến thức, bài học.

- Tăng khả năng nắm bắt thông tin Trong quá trình tham gia học tập môn học, việc nắm rõ và bài bản các điều lệ, quy định của pháp luật giúp em có thêm khả năng phân tích thông tin một cách chính xác và dễ dàng.

- Môn học tạo nhiều không gian mở cho sinh viên thảo luận, học hỏi lẫn nhau, và tự do đưa ra ý kiến riêng Từ quá trình làm việc nhóm đến lúc đưa ra các sản

Trang 11

phẩm, cá nhân em nói riêng và tập thể nhóm, lớp nói chung đã có được nhiều ý tưởng, kiến thức mới hữu ích cho quá trình làm nghề sau này.

- Áp dụng được các kiến thức môn học vào quá trình hoạt động thực tế, phân tích các tình huống gặp phải trong cuộc sống và có những giải pháp hiệu quả, đúng với quy định pháp luật.

Khó khăn:

- Phức tạp và khó hiểu Các luật lệ liên quan đến pháp luật thường khá phức tạp và khó hiểu đối với những người không có nền tảng pháp luật

- Môn học cần nhiều thời gian và công sức nghiên cứu Bởi khi tham gia học tập môn học này, để hiểu và áp dụng được đúng các điều luật, chúng em phải thực hành, nghiên cứu và dành nhiều thời gian, công sức để nắm rõ và sử dụng đúng.

- Môn học mang đến áp lực pháp lý vô hình khi tham gia bất kì một dự án hay sản phẩm truyền thông nào, với mỗi khâu thực hiện, em đều sẽ nghĩ đến những vấn đề pháp lý có thể xảy đến và tìm cách khắc phục.

Bài học:

- Chủ động sắp xếp thời gian, dành nhiều thời gian nghiên cứu và trải nghiệm thực tế để hiểu rõ hơn về các điều lệnh.

- Cần va chạm nhiều hơn với các tình huống thực tế để phát triển tư duy pháp lý - Luôn nhắc nhở, rèn luyện đạo đức cho bản thân để tuân thủ các nguyên tắc

pháp lý và đạo đức nghề.

Trang 12

V Tự chấm điểm các thành viên

1 Lê Thảo My 2251050087 - Lên ý tưởng hình thức, nội dung - Viết, chỉnh sửa, biên tập nội dung

2251050099 - Viết bài đăng tạp chí và blog - Xây dựng nội dung tạp chí

VI Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi Luật Báo chí 2016

1 Sơ lược về Luật Báo chí 2016

Luật Báo chí 2016 với số hiệu 103/2016/QH13 được Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 05/04/2016 Luật được chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 19/04/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2017 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.

Trang 13

Luật báo chí năm 2016 gồm 6 chương với 61 điều, trong đó có các điều đã được sửa đổi, bổ sung từ Luật báo chí 1999 Luật báo chí 2016 có những quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng như sau:

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí, của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí Điều 2 Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về việc triển khai thi hành Luật, các cơ quan quản lý của nhà nước về báo chí như trung ương, địa phương, các bộ, ngành, cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của Luật dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng và người dân Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan báo chí đã tổ chức nhiều buổi huấn luyện, khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ báo chí cho các lãnh đạo tại cơ quan báo chí, nhà báo trong và ngoài nước, tổ chức tập huấn cho các phóng viên, nhà báo; đồng thời triển khai những dự án, mục tiêu đề ra theo điều luật Luật báo chí 2016 hiện hành được nhiều cơ quan báo chí, đoàn thể đánh giá là phù hợp với tình hình phát triển của đất nước hiện nay, tạo hành lang pháp lý cần thiết để xây dựng nền báo chí tích cực, khách quan, trung thực, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, đổi mới và hội nhập quốc tế Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, nhà báo hoạt động đúng pháp luật, nâng cao vị thế và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm của người làm báo Cùng với việc các nhà báo được hoạt động trong môi trường mới có tính pháp luật, nghiêm chỉnh hơn càng phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của người làm báo tuân thủ đúng theo quy định của Luật báo chí 2016.

2 Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi Luật Báo chí 2016

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhận xét sau 6 năm thi hành Luật Báo chí 2016, trong bối cảnh phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học công nghệ, truyền thông hiện đại, một số quy định của Luật Báo chí đã bộc lộ những bất cập, những nội dung chưa đáp ứng được thực tiễn của hoạt động báo chí trong giai đoạn mới Trước yêu cầu đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Báo cáo số

57/BC-BTTTT ngày 30/02/2022 báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Báo chí 2016 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung, quy định còn bất cập, không phù hợp với thực tiễn.

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w