Những người chiến sĩ trên mọi mặt trận tư tưởng ấy đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông ta cùng với việc mở mang kiến thức, tiếp thu cái mới từ quốc tế để áp dụng tron
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
Văn Gia Khánh Trần Bạch Diệu Linh
Đỗ Trần Tú Anh Nguyễn Minh Hằng Đinh Thu Uyên
:2351050028 :2351050034 :2351050001 :2356030050 :2356030012
Trang 2, 5 ,
HOÀN THÀN H
1 Văn Gia Khánh 2351050028 - Nhóm trưởng
- Rà soát, viết và kiểmtra nội dung
2 Trần Bạch Diệu Linh 2351050034 - Viết nội dung 100% A
4 Đinh Thu Uyên 2356030050 - Viết nội dung 100% A
5 Nguyễn Minh Hằng 2356030012 - Viết nội dung 100% A
Trang 3MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài:
"Làm báo trung thực, công bằng, đúng mực thì sẽ được tin cậy; sự tin cậy của xã
hội là phần thưởng cao quý nhất đối với người làm báo".
Nhà báo Lê Hữu ThọBước vào thời đại hội nhập và phát triển, báo chí trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng, then chốt đối với sự phát triển của xã hội và nhân loại Ở Việt Nam, báo chí nói chung và đội ngũ nhà báo nói riêng dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước đã ngày càng trưởng thành, gặt hái nhiều thành tựu to lớn, tạo nên dấu mốc đáng ghi nhớ trong hành trình phát triển
Những người chiến sĩ trên mọi mặt trận tư tưởng ấy đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông ta cùng với việc mở mang kiến thức, tiếp thu cái mới từ quốc tế để áp dụng trong công tác đưa tin và truyền tin bằng thiết bị công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh vực phải kể đến như văn hóa, chính trị, kinh tế, Từ đó ta có thể thấy, các nhà báo Việt Nam xứng đáng được biểu dương vì những đóng góp của mình,
vì sự nghiệp phụng sự vì dân, vì tổ quốc Họ đã luôn nêu cao ý chí, tinh thần tự cường
tự lực, nguyện gìn giữ nền độc lập của nước nhà, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh, vững bước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa
Với sự nỗ lực phấn đấu như hiện tại, nền báo chí nước nhà đã sở hữu những thành quảnhất định như có nhiều tờ báo uy tín, các nhà báo chất lượng luôn sẵn sàng cống hiến với nhiều nhà báo lão làng, kinh nghiệm và lớp nhà báo trẻ đang cần mẫn, nâng cao tay nghề, Để làm được điều này, một trong những yếu tố cốt lõi và căn bản nhất là tuân thủ chuẩn mực và cách thức ứng xử của nhà báo Yếu tố này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tác phẩm của nhà báo đó mà còn có sự tác động tới toàn
xã hội cũng như đội ngũ báo chí Việt Nam
Trang 4Chính vì vậy, chuẩn mực và cách thức ứng xử cũng chính là nguồn cảm hứng và một việc cần thiết cần phải làm để trở thành đề tài nghiên cứu Thông qua quá trình nghiêncứu, chúng ta sẽ đúc kết ra cơ sở lý luận, biểu hiện, thực trạng cùng với giải pháp để
từ đó góp phần củng cố nền tảng đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo Việt Nam, đồng thời thể hiện vai trò thông tin và định hướng của minh trong thời kỳ xã hội vẫn còn đang rối ren về nhiều mặt
Với khả năng hiểu biết còn hạn chế của bản thân, em xin phép được đưa ra nhữngquan điểm về “Chuẩn mực và cách thức ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệđạo đức nghề nghiệp” Kính mong quý thầy cô có thể đóng góp ý kiến để bài tiểu luậncủa em có thể hoàn thiện hơn
II Phương pháp nghiên cứu khoa học
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài hướng vào nghiên cứu về chuẩn mức và cách thức ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Chuẩn mực và cách thức ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp
2.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và phân tích, tìm hiểu về chuẩn mực và cách thức ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp
2.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở lý luận nhằm làm rõ về chuẩn mực và cách thức ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp
- Nêu ra chuẩn mực và cách thức ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ; thực trạng, nguyên nhân về chuẩn mực và cách thức ứng xử của nhà báo trong mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp
- Chỉ ra phương hướng giải pháp, phác thảo hệ tiêu chí về chuẩn mực và cách thức ứng xử
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Trang 5- Nghiên cứu tài liệu: Nhằm khái quát, tập hợp, kế thừa những tài liệu công trình khoa học đã từng công bố, để hình thành nghiên cứu tiểu luận.
- Phương pháp khảo sát thông qua bảng hỏi để cập nhật tình hình
- Phương pháp phân tích nội dung đối với những vấn đề xoay quanh đạo đức nghề nghiệp báo chí
2.4 Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO
1.1.1 Khái niệm đạo đức
Theo quan niệm phương Đông, đạo đức là “đạo làm người”, con người cần tuân thủ những thước đo chuẩn mực của xã hội trong sinh hoạt và an sinh xã hội, nhờ đó duy trì sự ổn định và phát triển của đất nước Theo quan điểm phương Tây, đạo đức có nghĩa là “lề thói”, “thói quen” Như vậy, đạo đức là các lề thói, tập tục được biểu hiện trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa người với người
Đạo đức được định nghĩa “là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”1
Do đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Xét về mặt xã hội, đạo đức được thể hiện bằng thái độ cụ thể của dư luận xã hội Xét về mặt cá nhân, đạo đức là “tòa án lương tâm” có khả năng tự phê phán, đánh giá
và suy xét hành vi của bản thân mỗi cá nhân Sự điều chỉnh của đạo đức có tính tự giác, tự nguyện Đạo đức được đảm bảo bằng lương tâm và sự phê phán của dư luận
xã hội
Đạo đức là một hiện tượng xã hội có cấu trúc phức tạp, bao gồm ý thức đạo đức, hành
vi đạo đức và quan hệ đạo đức Đạo đức thực hiện những chức năng, bao gồm: giáo dục, điều chỉnh hành vi, nhận thức
1 Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh- Khoa Triết học, Giáo dục đạo đức học, NXB Chính trị
Quốc gia, H., 2006, tr.9-10.
Trang 6Đạo đức cùng với pháp luật cùng tham gia vào quản lý đất nước, đảm bảo trật tự an sinh xã hội và có mối quan hệ mật thiết với chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế Tuy nhiên pháp luật mang tính phổ biến, cưỡng chế, được đảm bảo bằng sự trừng phạt của Nhà nước còn đạo đức mang tính tự giác, tự nguyện, được đảm bảo bằng lương tâm
và sự phê phán của dư luận xã hội Một người vi phạm đạo đức thường vi phạm pháp luật và người vi phạm pháp luật là vi phạm đạo đức Một hành vi có thể không bị phápluật trừng phạt nhưng sẽ bị lên án bởi đạo đức
1.1.2 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội Đạo đức nghề nghiệp là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực mà con người cần tuân thủ trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định Đạo đức nghề nghiệp không chỉ điều chỉnh hành vi của con người sao cho phù hợp với lợi ích và tiến bộ xã hội mà còn đảm bảo trong quá trình không thực hiện những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội
Đạo đức cá nhân trong xã hội có những nét chung còn đạo đức nghề nghiệp có những đặc thù và yêu cầu riêng biệt Tuân thủ đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng lao động, hoàn thiện người lao động trong lĩnh vực đó
Theo tác giả Lashkar Bolouki “Đạo đức nghề nghiệp là trách nhiệm đạo đức của mỗi
cá nhân ở góc độ nghề nghiệp Mỗi nghề nghiệp tạo ra một trách nhiệm khác nhau”
Để xã hội phát triển, người lao động cần tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực của mình, đặc biệt là đối với những nghề có vị trí quan trọng trong xã hội, có sự ảnh hưởng đối với những lĩnh vực khác như nghề giáo, nghề luật, nghề thuốc, nghề báo,
…
Trong nền kinh tế thị trường, ngày càng nhiều ngành nghề mới xuất hiện, do đặc thù hoạt động nghề nghiệp mà con người phải lựa chọn những hành vi mâu thuẫn với đạo đức nghề nghiệp Tác động của nền kinh tế thị trường làm cho những đặc trưng và yêucầu đạo đức nghề nghiệp thể hiện rõ ràng, xây dựng đạo đức nghề nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết
1.1.3 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp báo chí
Trang 7Theo tác giả E.P Prôkhôrốp “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo đó là những quy định đạo đức không được ghi trong các đạo luật nhưng được chấp nhận trong giới báo chí
và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo - nghề nghiệp – đó là những nguyên tắc, những quy định và những quy tắc về hành vi đạo đức của nhà báo” 2
Đạo đức báo chí là đạo đức của một ngành, một lĩnh vực bao gồm đạo đức con người
và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Hai khía cạnh này tồn tại chung trong nhà báo
và có quan hệ mật thiết không thể tách rời
Nghề báo cho phép nhà báo có quyền và trách nhiệm phản ánh, đánh giá những vấn đềđang diễn ra trong đời sống Trong quá trình tác nghiệp, việc chọn đề tài, tìm kiếm thông tin, tiếp cận nhân vật… đều ẩn chứa ý đồ của nhà báo Cũng có nghĩa yếu tố đạo đức luôn tồn tại trong các thao tác, ý nghĩ của nhà báo Đạo đức nghề nghiệp đượcthể hiện khi nhà báo tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp Nhận thức, lập trường, tư tưởng, thế giới quan… là những yếu tố có tính nguyên tắc; còn nghĩa
vụ, trách nhiệm, lương tâm, danh dự… là những phạm trù có tính vĩnh hằng Những yếu tố trên được xem là những tiêu chuẩn đạo đức trong quá trình tác nghiệp của nhà báo
1.1.4 Quy ước đạo đức về nghề nghiệp báo chí
Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam được thảo luận và thông qua tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam ngày 15/12/2016 Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam bao gồm 10 điều
“Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCNdưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúccủa nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các quyđịnh của pháp luật Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quanbáo chí nơi công tác.
2 E.P Prôkhôrốp: Cơ sở lý luận của báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004, t.2
Trang 8Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi Bảo vệ công lý và
lẽ phải Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội,phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia,dân tộc
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâm phạm đời
tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiệntruyền thông khác.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu
vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóaViệt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó
là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làmbáo.”3
1.1.5 Các khái niệm khác
Nhà báo là người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và được cấp thẻ nhà báo Nhà báo
là một cá nhân sưu tầm/ thu thập thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh, xử lý và phổ biến nó ra công chúng Tuỳ thuộc vào hình thức báo chí, nhà báo có thể là nhân viên phát sóng, báo in, quảng cáo, quan hệ công chúng
Công chúng là một hoặc nhiều con người trong tự nhiên hoặc pháp lý, trong mối quan
hệ với luật pháp hoặc trong thực tiễn quốc gia, hiệp hội, tổ chức hoặc nhóm của họ
3 Quyết định số 483/QĐ-HNBVN
Trang 9Ban tập là tập thể lãnh đạo các mặt hoạt động của tờ báo, tạp chí, nhà xuất bản ở Việt Nam Ban biên tập chịu sự lãnh đạo của ngành chủ quản về nhiệm vụ chính trị, tổ chức và chuyên môn; chịu sự quản lý về nội dung tuyên truyền của Ban tuyên giáo Trung ương Ban biên tập bao gồm Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập và một số Uỷ viên, một thành viên của ban biên tập kiêm nhiệm chức danh thư ký toà soạn Ban biên tập không chỉ là người viết báo hoặc làm nhiệm vụ lãnh đạo mà vừa làm công táclãnh đạo quản lý đồng thời có năng lực viết báo (tin, bài)
Cộng tác viên là những người làm việc độc lập hoặc hợp tác với các tổ chức cung cấp thông tin và nội dung cho các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay bao
gồm báo chí, truyền hình, radio và mạng xã hội.
Thông tin viên người làm nhiệm vụ cung cấp tin tức hoặc viết bài cho một tờ báo hoặctạp chí, nhưng không thuộc biên chế tòa soạn
Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi
cá nhân hoặc nhóm người nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội
Cách thức ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi giữa con người với con người Thông qua đó hình thành tình cảm, khả năng biểu đạt và thiết lập mối quan hệ giữa mọi người
1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP BÁO CHÍ
Báo chí có vai trò to lớn trong việc phản ánh sinh động, đa dạng hiện thực cuộc sống Báo chí có sức ảnh hưởng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…, đáp ứng đa dạng sự quan tâm, sở thích và nhu cầu của nhiều tầng lớp nhân dân Báo chí như một thứ quyền lực mạnh mẽ, tác động trực tiếp và sâu rộng tới ý thức, suy nghĩ và hành vi của con người
Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí ngày được nâng lên, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Xã hội càng phát triển, vai trò
xã hội của báo chí càng phát triển phong phú và đa dạng Bởi suy cho cùng, báo chí là yếu tố kích thích, thúc đẩy xã hội phát triển và đến lượt nó, xã hội lại đặt ra cho báo chí những yêu cầu tương ứng với thời kỳ mới
Vai trò trọng yếu của báo chí đòi hỏi những người làm nghề này phải gánh vác trách nhiệm cao cả đối với xã hội trong từng tác phẩm của mình, đồng thời cân nhắc kỹ
Trang 10lưỡng những hậu quả tiềm ẩn cho cộng đồng Khi đưa tin về một sự kiện, nhà báo có tâm sẽ luôn đặt lợi ích của nhân dân và xã hội lên hàng đầu bằng cách cung cấp cho công chúng những thông tin chính xác, chân thực và khách quan nhất có thể Ngược lại, những nhà báo chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hoặc tổ chức sẽ bất chấp hậu quả đối với xã hội mà đưa tin một cách thiếu trách nhiệm.
Nhà báo Hữu Thọ nhận định rằng: “ Nghề nào cũng cần có đạo đức nhưng nghề báo lànghề có quan hệ tới nhiều người, nhiều tầng lớp, đóng vai trò quan trọng trong tạo dựng và định hướng dư luận xã hội nên đạo đức nghề báo cần được coi trọng và chú ý rất nhiều”
Và quả thật vậy, đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực báo chí không chỉ là một khía cạnh quan trọng mà còn là trụ cột của sự tồn tại và phát triển hoạt động báo chí Lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm với sự thật luôn là điều đầu tiên người làm báo nghĩ đến khi đứng trước những sự kiện, con chữ Nếu một nhà báo không đặt hai chữ “ngay thẳng và trung thực” dưới ngòi bút của mình thì chính ngòi bút ấy sẽ trở thành con dao nhọn quay ngược lại chính mình Người làm báo nếu muốn đạt được thiên chức của mình cần phải biết nói lên sự thật, dám nói lên sự thật
Tuy nhiên, hành trình trở thành một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp, luôn giữ vững bản lĩnh trước mọi cám dỗ trong thực tế nghề nghiệp không hề đơn giản Để đáp ứng yêu cầu của Đảng, của nhân dân, của xã hội, và của thời đại thông tin hiện đại, nhà báo cần nỗ lực rèn luyện đạo đức suốt đời và không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp
vụ Đặc biệt trong cơ chế thị trường phức tạp hiện nay, báo chí và nhà báo phải đối mặt với vô số tác động tích cực và tiêu cực Việc giữ gìn bản thân trước những cám dỗđầy thử thách này tuy khó khăn nhưng lại chính là nơi “lửa thử vàng”, giúp tôi luyện nên phẩm chất đạo đức cao quý của người làm báo
CHƯƠNG 2: CHUẨN MỰC VÀ CÁCH THỨC ỨNG XỬ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NGHỀ BÁO
2.1 Các mối quan hệ nền tảng
2.1.1 Nhà báo với Tổ quốc, đất nước
Trong 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo, ngay điều đầu tiên - cơbản nhất nhưng cũng quan trọng nhất là “Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi
Trang 11ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế ViệtNam trên trường quốc tế.”
Với tư cách là công dân của một đất nước, được nuôi dưỡng bằng giá trị văn hóa vậtchất và tinh thần của đất nước đó, nhà báo trước hết phải có thái độ yêu quê hương đấtnước, yêu nguồn cội nơi mình được sinh ra Đó là bởi, nhà báo là người giao tiếp vớicông chúng thông qua tác phẩm của mình Những bài báo mang tư tưởng phản động,chống phá nhà nước sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của người dân vàhơn hết là để lại hậu quả nghiêm trọng cho sự hòa bình của đất nước Nhà báo PhanQuang cũng từng khẳng định “Nhà báo không có lòng yêu nước, không xuất phát từlợi ích nhân dân thì mọi người không coi trọng họ cho dù họ tài năng đến đâu” Do đó,muốn trở thành một nhà báo đúng nghĩa, trước hết phải có lòng yêu nước
Trong lịch sử, các nhà báo đã dùng ngòi bút của mình để đấu tranh bảo vệ và xâydựng Tổ quốc Đã có hơn 220 nhà báo - liệt sĩ đã ngã xuống trên khắp chiến trườngcủa đất nước ta Họ đã lăn lộn, chiến đấu bất chấp tất cả, hy sinh mạng sống của mình
để mang lại hòa bình cho Tổ Quốc Nhà báo Xuân Thủy cũng chính là một nhà báocách mạng như thế Ông coi ngòi bút của mình như một thứ vũ khí để “Phò chính, trừtà”
Nhìn chung, đa số các nhà báo đều có lòng trung thành với Đảng, vì lợi ích của đấtnước, nhân dân Họ không chỉ làm lành mạnh hóa đời sống xã hội mà còn góp phầntham gia vào việc tìm tòi, phát hiện ra những giải pháp để giải quyết các vụ việc thựctiễn của đất nước, củng cố và xây dựng niềm tin cho nhân dân Trước khi thông tin vềmột sự việc nào đó, người làm báo phải tự đặt cho mình một câu hỏi rằng “Sự việcnày có lợi hay có hại đến đất nước” Một nhà báo chân chính sẽ biết suy tư, trăn trởtrước những việc hệ trọng có liên quan đến lợi ích của dân tộc “Một thực tế hết sứcsống động là trong mười năm qua, hầu hết các vụ tiêu cực, tham nhũng lớn được pháthiện và xử lý đến nơi đến chốn đều có công đầu của các nhà báo”
Tuy nhiên, vẫn có những bài báo phản ảnh không trung thực thông tin liên quan đếnchính trị, phủ nhận đi giá trị tốt đẹp của dân tộc, coi nhẹ giáo dục đạo đức truyềnthống, chạy theo bạo lực, thậm chí là tiết lộ bí mật quốc gia từ đó ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển của đất nước
2.1.2 Nhà báo với nhân dân
Trang 12Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vậy nênnền báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập cũng là nền báochí của dân và vì lợi ích của nhân dân mà phục vụ Ngay ở điều 2 trong Quy định vềđạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam là “luôn gắn bó với nhân dân, hết lòngphục vụ nhân dân”
Người làm báo từ trung ương đến địa phương đều là đầy tớ của nhân dân, đều phảimột lòng một dạ phục vụ nhân dân Nhà báo có trách nhiệm thông tin đến dân mộtcách chính xác, trung thực, khách quan về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xãhội diễn ra trong và ngoài nước Bên cạnh đó, nhà báo cũng phải làm cho dân hiểu rõđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội Mỗi nhà báo phải phục vụ quần chúng nhân dân vô điềukiện cũng bởi quyền lực mà báo chí có được là do nhân dân giao phó “Báo chí, tự nó,không bao giờ có sức mạnh Sức mạnh báo chí là sức mạnh của nhân dân, khi báo chídám nói lên sự thật của đất nước và ý nguyện của nhân dân.”
Thông tin trên báo chí có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến nhận thức của mỗi ngườidân Vì lý do đó, tất cả nhà báo phải luôn đảm bảo rằng mọi thông tin mình phản ánhtrên trang viết đều là sự thật, không bị xuyên tạc hay cường điệu Đây là một trongnhững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp quan trọng mà mỗi nhà báo cần có
Trên thực tế hiện nay, cũng có không ít bài báo do đưa thông tin nhanh, ẩu mà khôngkiểm soát nội dung, dẫn tới việc đưa ra những thông tin không chính xác, gây ảnhhưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân
2.1.3 Nhà báo với Đảng
Về bản chất, mối quan hệ giữa nhà báo và Đảng là quan hệ chính trị chứ không phảiquan hệ đạo đức Thế nhưng, đặt trong mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam xuyênsuốt 94 năm vừa qua “Vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân” thì đâykhông đơn thuần chỉ là mục tiêu chính trị mà còn là đạo đức của một người Cộng sản
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đảm bảo cho nền báo chí thực hiện sứ mệnh cao cảcủa mình, đó là phấn đấu vì tương lai phát triển đất nước, vì hạnh phúc nhân dân.Hơn 90 năm qua, báo chí Việt Nam vẫn luôn song hành cùng với sự nghiệp cáchmạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Báo chí cách mạng sinh ra mang trách nhiệm phục
vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Còn nhà báo chính là thư kí của thời
Trang 13đại, họ tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng thông qua tác phẩm của mình.Lịch sử đã chứng minh, người làm báo đã luôn gắn bó và là người “dẫn lối” tin cậycủa đồng bào cả nước, cổ vũ nhân dân đi theo con đường mà Đảng lựa chọn.
Hiện nay, đa số nhà báo Việt Nam không chỉ phục tùng sự lãnh đạo của Đảng mà còngóp phần Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí chủđạo trong đời sống tinh thần của xã hội
Tuy nhiên, vẫn còn số ít nhà báo chưa coi sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu, còn đăngnhững bài không có lợi cho nhà nước, không phù hợp với quan điểm, chính sách củaĐảng, làm tổn hại uy tín của Đảng
2.2 Các mối quan hệ trong xã hội
2.2.1 Nhà báo với công chúng
Mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng là mối quan hệ giao tiếp hai chiều (nhà báogiao tiếp với công chúng thông qua sản phẩm báo chí; công chúng giao tiếp với nhàbáo thông qua các ý kiến phản hồi và nhận xét Nhà báo có trách nhiệm cung cấpthông tin chính xác, đáng tin cậy và mang tính khách quan cho công chúng Còn côngchúng sẽ quyết định về vị thế và sức mạnh xã hội của báo chí và nhà báo Nếu một tờbáo hay nhà báo nào đó không được công chúng đón nhận thì đó chính là một thất bạilớn Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định “một tờ báo mà không được đại đa số quầnchúng ham muốn thì không xứng đáng là một tờ báo.”
Đối với mỗi nhà báo, định nghĩa về công chúng lại khác nhau Có người cho rằngcông chúng là một thực thể rộng lớn, gồm nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngànhnghề Nhưng có những người lại viết báo hướng tới những đối tượng thích đọc thôngtin giật gân, ngược đời hay những thông tin về mặt trái của xã hội Nhưng dù côngchúng là đối tượng nào đi chăng nữa, nhà báo cũng phải tôn trọng đạo đức và chuẩnmực xã hội, đưa ra những thông tin đúng sự thật, khách quan, không thô tục hay giậttít một cách không có đạo đức như xúc phạm nhân phẩm hay hình ảnh của ngườikhác
Nhưng vẫn còn một số nhà báo công bố thông tin mà không hề kiểm chứng trước dẫnđến sai sót, làm số đông công chúng hiểu nhầm ý mà người viết báo muốn truyền tải
2.2.2 Nhà báo với nguồn tin
Trang 14Quan hệ giữa nhà báo và nguồn tin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với báo chí Khi
có tin tức, nhà báo phải thu thập và giải thích thật nhanh cho độc giả Lúc này, nhàbáo phải đối mặt với các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp liên quan đến nguồn tin Họphải tìm ra đâu là nguồn tin chính xác nhất, đầy đủ nhất
Có ba kiểu nguồn tin: tài liệu, môi trường và con người, mỗi kiểu trong đó lại có đặcđiểm riêng Nhắc tới khía cạnh đạo đức là nhắc tới mối quan hệ giữa nhà báo vànguồn tin thứ ba - con người - hay còn được gọi là “nguồn tin sống” Nhưng để lấyđược thông tin từ nguồn tin này không hề dễ dàng Có người sẽ chấp nhận cung cấpthông tin cho nhà báo, nhưng có những người lại không chịu hợp tác, đó chính làthách thức trong quá trình đi tìm tin tức Vậy nên dẫn tới hai trường hợp xảy ra
Trường hợp đầu tiên, nhà báo phải có thái độ lịch sự, hòa nhã, giới thiệu bản thân vàmục đích của mình để nhận được sự tin tưởng của nguồn tin Bên cạnh đó, nhà báokhông được dùng cách thủ đoạn để ép buộc nguồn tin cung cấp tin tức cho mình.Trường hợp hai, nhà báo phải tự ẩn mình để quan sát, thu thập những thông tin bị chedấu bên trong một cách bí mật Trên thực tế, có rất nhiều các nhà báo, phóng viên đãdũng cảm dấn thân vào hiểm nguy để điều tra và cung cấp nguồn tin cho công chúng.Điển hình như các phóng viên trong ê-kíp phim “Bẫy” của Trung tâm Sản xuất vàPhát triển Nội dung số (VTV Digital) Họ trải qua cả một quá trình tác nghiệp kéo dàinhiều tháng, đánh đổi nhiều thứ để có thể ghi lại được những hình ảnh đau xót nhất,chân thực nhất và cũng chấn động nhất về những gì mà các nạn nhân là lao động ViệtNam phải chịu đựng khi mắc cái bẫy sang nước nước ngoài làm việc Đối với bộ phimnày ê-kíp thực hiện mong muốn bộ phim có thể đến với đông đảo khán giả, khôngphải để khoe phóng viên đã làm được gì mà vì nội dung và thông điệp của bộ phim rấtcần được lan tỏa đến công chúng
2.2.3 Nhà báo với nhân vật trong tác phẩm của mình
Trong quá trình viết một bài báo, nhà báo phải chú ý đến mối quan hệ đạo đức vớinhân vật trong tác phẩm của mình Nhà báo phải tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng
“Những điều viết trong này liệu có ảnh hưởng đến cuộc sống hay lợi ích cá nhân củanhân vật hay không?”
Dưới đây là một số các quy chuẩn về mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo và nhân vậttrong tác phẩm:
Trang 15Nhà báo phải quan tâm đến sự công tâm trong các bài viết của mình, không vụ lợi,thiên vị nhân vật có quen biết và cũng không vì ghen ghét mà viết điều không đúng sựthật.
Tôn trọng quyền con người, đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm Khi viết bài, nhàbáo phải dựa trên cơ sở tôn trọng quyền cá nhân của nhân vật, phải tôn trọng cuộcsống riêng tư của họ, không xâm nhập bất hợp pháp mà không có sự cho phép củanhân vật
Trung thành với hiện thực, không xuyên tạc cuộc đời nhân vật Đây là một yếu tố vôcùng quan trọng bởi báo chí đòi hỏi sự chân thực khách quan Vì thế nhà báo khôngđược quyền bịa chuyện để viết ra lấy lòng người đọc, hoặc có ý xúc phạm tới ngườikhác
Ngay cả đối với những nhân vật mang tính phản diện, nhà báo cũng không được phépkết án nhân vật khi chưa có phán xét của tòa án Nghĩa là chỉ được đưa ra kết luận củamình khi thông tin hoàn toàn chính xác Nhà báo nên hạn chế đưa ra các phán đoánriêng của mình để tránh đưa dư luận đi về hướng đánh giá sai về nhân vật Nếu khôngcẩn thận rất có thể sẽ vu oan cho người khác, khiến cho cuộc sống của người ta trởnên khốn khổ, và ngược lại có thể đưa người có tội trở thành người không có tội.Hiện nay, đâu đó vẫn còn một số người viết báo vì mối quan hệ thân thiết thì tâng bốc
ca ngợi hoặc tư thù cá nhân thì xã bệ, xúc phạm nhân vật trong tác phẩm Điều này viphạm đạo đức nghề nghiệp của một nhà báo chân chính,
2.3 Các mối quan hệ nghề nghiệp
2.3.1 Nhà báo với Ban biên tập.
Sản phẩm báo chí là sản phẩm mang tính tập thể Khi nhà báo tham gia vào một cơ quan báo chí tức là đã trở thành một bộ phận trong cơ quan báo chí và phải chịu một phần trách nhiệm trong tập thể đó Đối với mới quan hệ của nhà báo với Ban biên tập, nhà báo cần tuân theo những quy định, chấp hành đường lối, chủ trương của ban biên tập, đi đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo Nền tảng của mối quan hệ này là sự thống nhất quan điểm tư tưởng
Nhà báo phải trung thành với tòa soạn Tuy nhiên sự trung thành của nhà báo được xây dựng trên sự nhất trí dựa trên nguyên tắc sáng tạo Khi phát hiện ban biên tập có
Trang 16biểu hiện sai trái, đi ngược với tôn chỉ, mục đích của tờ báo, nhà báo buộc phải lựa chọn.
Nhà báo có bổn phận giữ bí mật của tòa soạn Nhiều cơ quan quy định nhà báo không được viết bài cho tờ báo khác đặc biệt là với thông tin mang tính cạnh tranh, độc quyền
2.3.2 Nhà báo với các đồng nghiệp trong và ngoài tòa soạn.
Sản phẩm báo chí mang tính tập thể, trong cơ quan báo chí, mỗi người có một vị trí, nhiệm vụ, sự phân công công việc Trong nhiều trường hợp để hoàn thành nhiệm vụ nhà báo cần trông cậy vào sự hậu thuẫn, giúp đỡ hoặc sự thay thế của đồng nghiệp Vìthế đối với mối quan hệ này, nhà báo có nghĩa vụ thực hiện tình đồng chí, đồng
nghiệp, giúp đỡ nhau, dung nạp và độ lương với những chính kiến, bất đồng của đồng nghiệp Qua đó phát huy thế mạnh, kinh nghiệm của từng người
Mối quan hệ đạo đức của nhà báo với đồng nghiệp không chỉ bó hẹp bên trong cơ quan mà còn là mối quan hệ giữa nhà báo với toàn cộng đồng Đó là sự tương trợ về
kỹ thuật, trao đổi thông tin, tiếp cận nguồn tin Sự cạnh tranh trong việc công bố thôngtin dựa trên nguyên tắc nghề nghiệp, không làm tổn hại tới đồng nghiệp và sự nghiệp chung của báo chí
2.3.3 Nhà báo với cộng tác viên, thông tin viên.
Một bộ phận công chúng có nhu cầu đăng tải ý kiến, đó là nguyện vọng, mong đợi chính đáng mà nhà báo cần có thái độ trân trọng, không được tảng lờ trước những nguyện vọng đó
Nhà báo cần có thái độ tôn trọng suy nghĩ, lập luận của tác giả viết bài, không được dựa vào đặc quyền mà yêu cầu tác giả thay đổi khi chưa có sự bàn bạc, thảo luận Khi tác giả là người cố chấp, nhà báo cần phải kiên trì, không lợi dụng, cướp đoạt công sức của người khác, không tùy tiện biên tập, cắt xén tác phẩm của người khác
Khi nhận được bài viết của cộng tác viên, tác giả cần có thái độ cầu thị, tế nhị, trả lời kịp thời Trên thực tế, nhiều tác giả sử dụng bài viết của cộng tác viên mà không ghi nguồn, đây là hành vi “vi phạm bản quyền tác giả” Vì vậy, khi sử dụng thông tin, tư liệu nhà báo cần ghi rõ xuất xứ đồng thời trả một phần nhuận bút cho cộng tác viên
Trang 17CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUẨN MỰC VÀ CÁCH THỨC ỨNG XỬ CỦA NHÀ BÁO HIỆN NAY.
3.1 Những biểu hiện tích cực trong chuẩn mực và cách thức ứng xử của nhà báo hiện nay.
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần phải có đạo đức Mỗi nghề nghiệp sẽ cần có những chuẩn mực đạo đức riêng Trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông thì vấn đề đạo đứcnghề nghiệp của người làm báo càng được xem trọng, đây là vấn đề cốt lõi, có tính định hướng trong hoạt động báo chí nói chung Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán
bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút và trang giấy là vũ khí sắc bén của họ
Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng ” Có thể nói nhà báo với chuẩn mực đạo đức của mình, chính là vũ khí sắc bén nhất để đấu tranh chống lại những điều xấu xa tiêu cực, mang đến cho người dân một cách nhìn đúng đắn
Chuẩn mực đạo đức và cách thức ứng xử tích cực của nhà báo hiện này đều được biểuhiện tích cực qua những đặc điểm sau:
3.1.1 Trung thành với lợi ích của đất nước, nhân dân.
Báo chí và người làm báo đi liền với mọi mặt của đời sống, từ những vấn đề lớn đến đời sống hằng ngày báo chí vấn chưa từng vắng mặt Chính vì vậy mà những điều thể hiện trên báo chí phải là đúng đắn, tuân thủ đúng với quy định của Hiến pháp, pháp luật Và người làm báo dù trong bất kể hoàn cảnh nào cũng đều phải có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, kiên định, một lòng theo Đảng, trung thành vì lợi ích của Tổ quốc, nhândân
Báo chí tăng cường đấu tranh chống những luận điểm sai trái, thù địch cũng là sự góp sức bồi dưỡng và cùng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tạo sự đồng thuận, nhấttrí cao giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta Các nhà báo với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, với tấm lòng trung thành, một lòng với đất nước, với nhân dân đã không quản
Trang 18vất vả và bất chấp mọi thử thách, đe doạ, cám dỗ để thu thập tài liệu, chứng cứ cho bài viết Một lòng vì Đảng, vì dân, vì sự phồn vinh của đất nước đội ngũ nhà báo của chúng ta đã luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, cái tâm trong sáng
Ví dụ như từ cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cùng với những khó khăn, thử thách của đất nước do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, bản thân các cơ quan báo chí cũng gặp phải những khó khăn như: giá giấy, công in tăng; lượng phát hành và doanh số quảng cáo giảm ảnh hưởng tới thu nhập của cán bộ, phóng viên Thế nhưng đội ngũ nhà báo vẫn nhận thức sâu sắc yêu cầu và nhiệm vụ đồng thời coi đây là một nội dung tuyên truyền, một nhiệm vụ chính trị quan trọng
3.1.2 Dũng cảm phát hiện, biểu dương cái tốt và đấu tranh chống lại cái xấu.
Báo chí cần coi trọng và đề cao các nhân tố mới, khuyến khích các nhà báo tích cực cổ
vũ biểu dương cái đúng, cái tốt, cái đẹp, “người tốt, việc tốt”, điển hình tiên tiến cho cái chân thiện mỹ lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội Đội ngũ nhà báo đã đi đầu trong việc thông tin và ủng hộ , tôn vinh các cá nhân tập thể người tốt việc tốt góp phần nhân lên những điều tốt trong xã hội Và thật đáng mừng khi ngày càng nhiều những điều tốt hiện hữu xung quanh chúng ta Các tác phẩm báo chí đã nêu lên những điển hình đẹp đẽ trong đời sống, từ đó nhằm truyền lửa đến tất cả mọi người Như cuộc thi “Những tấm gương bình dị mà cao quý” do báo ND, QĐND,LĐ phát động nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc đã tôn vinh được rất nhiều những con người bình dị, nhưng với sự tận tụy trách nhiệm và đức hy sinh
họ đã ngày đêm âm thầm làm việc, cống hiến, sẵn sàng hy sinh quyền lợi riêng để làmnên những thành tích và đóng góp vô cùng cao quý trong cuộc sống
3.1.3 Luôn có ý thức giữ gìn bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Báo chí với ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá và lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các nhà báo Việt Nam tuyên truyền giáo dục, cung cấp cho nhân dân năng lựcthẩm mỹ đủ trình độ đấu tranh và miễn dịch với những xâm lăng văn hoá độc hại từ bên ngoài, trái với bản sắc tốt đẹp của văn hoá dân tộc, bồi đắp tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu quý những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Các nhà báo với ý thức rõ ràng về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang không
Trang 19ngừng nỗ lực để tuyên truyền thông điệp về bản sắc văn hoá dân tộc Và cả sự nhạy bén trong việc phát hiện những hiện tượng tiêu cực, có sức thuyết phục và độ tin cậy cao, phát hiện ra những biến dạng của âm nhạc, sân khấu truyền thống Từ đó mà tuyên truyền, tạo dư luận để cảnh tỉnh, để giáo dục cho lớp trẻ ngày nay nâng cao ý thức về giữ gìn bản sắc văn hoá Nhưng báo chí không chỉ đứng nhìn một phía mà phản ánh, người làm báo thâm nhập sâu vào bên trong để tiếp thu để học hỏi một cách
có chọn lọc những giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp của các dân tộc khác; ngăn chặn những mầm mống tiêu cực có thể làm ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp hay làm lệch lạc đi tư tưởng đúng đắn của nhân dân Vì vậy mà việc quảng bá giới thiệu những
vẻ đẹp của đất nước, báo chí làm tốt hơn bất kể ai khác Cũng chính bởi báo chí với sứmệnh đó và người làm báo luôn biết cách để cung cấp đến mọi người thông tin khách quan trung thực nhất về nó
3.1.4 Yêu nghề, lăn lộn trong thực tiễn
Nếu như “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng
đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn” ( Thạch Lam) thì thiên chức của người làm báo cũng là như vậy Nhưng để hoàn thành được thiên chức cao cả đó họ luôn cần phải dành tình yêu cho nghề của mình Nếu như không có tình yêu với nghề thì nhà báo làm sao có thể hy sinh mà lăn lộn trong đời sống xã hội mà chắt chiu từng thông tin quý giá Nếu không có tình yêu với nghề thì làm sao những phóng sự có thể được ra đời Thậm chí là những phóng sự mang tính chất nguy hiểm như thâm nhập vào sâu hang ổ của bọn tội phạm để mang về những thước phim tố cáo, răn đe, để lại những bài học quý báu cho mọi người
Bằng những kinh nghiệm đó, nhà báo không chỉ phản ánh đời sống, rút ra kinh
nghiệm cho mọi người, mà còn rút ra kinh nghiệm cho chính mình Thật nhiều những kinh nghiệm đó cũng tôi luyện họ trưởng thành hơn, cứng cáp hơn, đủ sức để hoàn thành sứ mệnh nghề báo của mình Thật chẳng đơn giản để trở thành một nhà báo chân chính bởi nếu như tình yêu với nghề là không có, thì sự nhiệt thành, sự tò mò khám phá đều gần như bị động Sự bị động chính là điều “giết chết” đi ngành báo, bởi báo chí luôn đòi hỏi sự nhạy bén tuy duy, nhạy bén đối với thông tin, và sự chủ động trong việc khám phá ra thông tin đó
3.1.5 Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện
Trang 20Báo chí có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và ủng hộ hoạt động xã hội và từ thiện Báo chí thường có thể tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm hỗ trợ và góp phần vào cộng đồng một cách tích cực; phát động quyên góp Đây là những biểu hiện nổi bật, có ý nghĩa sâu sắc giúp nâng cao uy tín của báo chí Và các nhà báo cũng tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện bằng nhiều hình thức như:
- Từ những mảnh đời bất hạnh mà nhà báo đã gặp trong các chuyến thực tế của mình,
mà nhà báo đã viết nên những bài viết gây ấn tượng sâu sắc nhằm chia sẻ, kêu gọi lòng nhân ái của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, người dân cả nước quan tâm chia sẻ, cứu giúp
- Chủ động đề xuất, mạnh dạn đề xướng hoặc phối hợp tổ chức, thực hiện các chương trình, quỹ từ thiện để kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm giúp sức cho những mảnh đờikhó khăn bất hạnh Các chương trình như: “ Trái tim cho em”, “Nối vòng tay nhân ái”
- Trực tiếp tham gia các hoạt động từ thiện bằng những hành động thiết thực
3.2 Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề báo
Bên cạnh những nhà báo luôn tuân theo các chuẩn mực đạo đức, các cách thức ứng xửđúng đắn thì trong thực tế còn không ít nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo dọa dẫm, sách nhiễu để vụ lợi, vun vén lợi ích cá nhân, vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn chưa được ngăn chặn và xử lý triệt để Không
ít người làm báo bị “bẻ cong” ngòi bút, sa ngã, thậm chí rơi vào vòng lao lý… Nhữngbiểu hiện tiêu cực diễn ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Trong đó, nguyên nhân chủ quan là cốt lõi nhất, đó là sự hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu tu dưỡng và sự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận người làm báo Báo chí mang đến thông tin cho mọi người, đó phải là sự thật, phải là trung thực, phải là đúng đắn Vậy nên nếu như đạo đức báo chí bị vi phạm, thông tin trở nên không đảm bảo, sự thật đã bị bóp méo, thì sẽ gây hệ luỵ vô cùng nghiêm trọng, thậm chí làm lệch lạc đi tư tưởng đúng đắn mà Đảng, Nhà nước
đã đề ra Chính bởi vậy mà vi phạm đạo đức nghề báo là điều không thể được chấp nhận
Vi phạm đạo đức nghề báo thể hiện qua những hành động sau:
3.2.1 Chạy theo những thông tin tiêu cực
Trang 21Đăng tải quá nhiều về các vụ án mạng và mặt trái của xã hội khiến cho người đọc xemđâu cũng thấy bi kịch, tiêu cực làm họ có ấn tượng nặng nề, bi quan về xã hội Nhiều
tờ báo vì mục đích tăng số lượng phát hành mà luôn đăng tải các thông tin tiêu cực đó.Những bài viết không góp phần vạch mặt tội phạm nguy hiểm trước dư luận, nâng cao ý thức kiên quyết triệt để chống tội phạm của nhân dân, trái lại gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong xã hội Những tờ báo lấy tít giật gân, phản cảm, nội dung lại miêu
tả chi tiết, rõ ràng khiến người đọc không khỏi cảm thấy rùng mình như: mẹ giết con,
vợ giết chồng, chặt xác,… đăng kèm những hình ảnh đau thương thì xin hỏi rằng, ai thấy mà không hoang mang, không ớn lạnh?
3.2.2 Lợi dụng đưa tin, bài về đề tài giới tính, tình yêu, hôn nhân, tình dục nhằm câu khách, khiêu gợi trí tò mò, kích dục.
Những thông tin về thế giới giải trí, về đời tư những người nổi tiếng, về những vấn đề xoay quanh cuộc sống đang diễn ra Nó chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa phải, chứ không nên đi quá sâu vào cuộc sống, soi mói đời tư của người khác, làm ảnh hưởng tiêu cực, định hướng dư luận sai Hậu quả của những tờ báo này, thậm chí còn có thể giết chết một nhân vật, giết chết người nghệ sĩ nếu như sự thật bị bóp méo đi, những người có liên quan cũng không thể tránh khỏi
Những thông tin gợi dục cũng không ngừng tràn lan trên các báo điện tử Lấy danh nghĩa là mang đến một bài học, một phương pháp nào đó để truyền bá những bức ảnh gợi dục, những tin bài phản cảm như: “những câu nói gợi dục nàng muốn quan hệ ngay” [Gunshop.vn], “Hình ảnh các tư thế quan hệ: 30 cách sex nóng bỏng” [ Hello Bacsi]… Và còn rất nhiều những thông tin như vậy đang tràn lan và cần bị gỡ bỏ
3.2.3 Khai thác thông tin, đề tài mê tín dị đoan, trong đó “đời sống tâm linh” của con người được bàn luận đề cập nhiều nhất.
Thời gian qua, nhiều tờ báo, nhà báo cố tình đi sâu vào vấn đề này, khai thác với dunglượng quá nhiều thì sẽ làm cho người đọc hư hư thực thực, mô hồ trong nhận thức nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến lòng tin và tinh thần lạc quan của xã hội Không những
Trang 22thế, những thông tin đó còn góp phần, tiếp tay cho các thế lực phản động tuyên truyền
mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu
Các thông tin như các địa điểm có ma, thánh vật ở sông Tô Lịch, thần trấn yểm… được lan tỏa mạnh mẽ trên mạng, và được rất nhiều người tin theo, gây ra những hoang mang, sợ hãi cho mọi người Vì vậy mà Thông báo kết luận số 83-TB/TW của Ban Bí thư, ngày 27/6/2007 về tình hình lễ hội, tâm linh, ngoại cảm, trong đó nhấn mạnh: "Các báo, tạp chí, nhà xuất bản không được thông tin, phát hành ấn phẩm có nội dung tâm linh, ngoại cảm khi chưa được các cơ quan nghiên cứu khoa học thẩm định, kết luận Xử lý nghiêm và kiên quyết các hành vi truyền bá, tán phát tài liệu, băng đĩa không được phép lưu hành; những cá nhân lợi dụng tâm linh, ngoại cảm để lừa bịp, xuyên tạc, vu khống cá nhân, tập thể, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”
3.2.4 “Chạy” quảng cáo, quảng cáo thiếu trung thực.
Tình trạng quảng cáo vượt số trang cho phép, quảng cáo trên trang nhất, quảng cáo trái với truyền thống, lịch sử văn hoá, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, quảng cáo mặthàng không được phép quảng cáo, quảng cáo không cần quan tâm đến độ xác thực, chính xác của thông tin trong nội dung quảng cáo Nhiều bài viết còn lăng xê cho những mặt hàng cấm quảng cáo, tạo ra những nhận thức sai lệch trong dư luận Nhiều quảng cáo báo chí không chú ý đến văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc, trong khi rao bán sản phẩm, thương hiệu, quảng cáo vô hình chung hay cố ý "rao bản" những giá trị, chuẩn mực, lối sống, đạo đức Rất nhiều quảng cáo kích thích thị hiếu thẩm mỹ tiêu dùng tầm thường, lệch lạc của người dân, đặc biệt là giới trẻ, xa lạ với truyền thống, thẩm mỹ, văn hoá dân tộc
3.2.5 Xa rời nguyên tắc khách quan, chân thật của báo chí.
Người làm báo cần chân thật, viết thật, không đưa tin sai sự thật, nhưng trong thời gian qua nhiều tờ báo lại vi phạm tính khách quan chân thật này Sai đi quyền và nghĩa vụ của nhà báo: xác định nhà báo phải "thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân".( Chương IV, điều
Trang 2315, LBC) Viết sai sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng làm tổn hại đến đời sống, sản xuất của nhân dân như những luồng tin sai sự thật “phụ nữ ăn nhiều bưởi sẽ bị ung thưvú”…; làm tổn hại đến uy tín, lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp; gây tổn hại đến danh
dự, nhân phẩm của cá nhân
Viết sai sự thật nhưng không cải chính Thực tế là hiện nay nhiều tờ báo, khi biết mìnhlàm sai, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích, sinh mạng của người khác nhưng lại
cố tình lờ đi, cố chấp, cửa quyền, không chịu thừa nhận còn tìm cách cãi “cùn"; hoặc viện lý do để trì hoàn việc cải chính, xin lỗi Nhiều nhà báo cho mình cái quyền phán xét người khác nhưng người khác nói lại mình thì lờ đi, bỏ qua, thậm chí là tìm cách trả thù “Hiện nay, tình trạng báo chí sai nhưng không xin lỗi, cải chính đàng hoàng đã
và đang gây bức xúc lớn trong xã hội.” [PVS 5, tr.239]
3.2.6 Thiếu tính chân thật, vô cảm.
PVS 7 (tr 239) đã viết: “ Không khó gì để nhìn thấy những căn bệnh này trong đời sống báo chí, bình thường thì ca ngợi, thổi người ta lên mây xanh, nhưng khi họ có saisót thì dìm cho đến chết, “móc” hết cả đời tư, gia đình, họ mạc để bêu rếu." Trong nhiều vụ án, vụ việc tiêu cực, tuy chưa có kết luận cuối cùng của các cơ quan điều tra
về tội danh của từng cá nhân nhưng nhiều nhà báo đã cùng nhau moi móc đời tư, những chuyện cá nhân, gia đình của những người có liên quan Thậm chí, trong nhiều bài báo khi thông tin về người bị hại, tác giả đã đưa cả tên, tuổi, địa chỉ, ảnh của người đó Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân và gia đình người đó
3.2.7 Thiếu trách nhiệm xã hội.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, có không ít nhà báo đã không xác định đúng vị trí và chức năng của mình, chạy theo sự kiện, chạy theo thời gian hoặc chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng dẫn đến việc đưa tin thiếu trung thực, khách quan, quá trần trụi, giật gân, không dựa trên lợi ích của Tổ quốc, nhân dân, không tạo dựng và củng cố niềm tin trong quần chúng làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của nhân dân, doanh nghiệp, định hướng dư luận xã hội theo chiều hướng bất lợi cho đất nước
Trang 243.2.8 Lợi dụng chức vụ, quyền lợi của nhà báo, cơ quan báo chí để trục lợi.
Bên cạnh những nhà báo có đạo đức vững vàng vẫn còn tồn tại những nhà báo viết bài
vì tư lợi cá nhân, lợi dụng nghề báo để thực hiện hành vi vụ lợi Tuy trong những vi phạm và nhắc nhở, vi phạm này chiếm tỉ lệ ít, nhưng không phải là hoàn toàn không Việc làm này gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, nên luôn cần được quan tâm, nhắc nhở
"Tình trạng một số phóng viên lợi dụng danh nghĩa nhà bảo vào mục đích vụ lợi cá nhân như việc ép doanh nghiệp để xin quảng cáo, thậm chí có hành vi tống tiền doanh nghiệp, vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, phải chịu mức án phạt tù,
đã gây bất bình trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của giới báo chí Đáng lưu
ý là trong số đó có cả những người đang là lãnh đạo cơ quan báo chí." [10]
Những trường hợp như vậy, luôn cần phải được xử lý nghiêm minh, theo đúng pháp luật để lấy làm răn đe và nghiêm khắc với toàn thể ngành báo tại Việt Nam
3.3 NGUYÊN NHÂN BIỂU HIỆN THỰC TRẠNG CỦA CHUẨN MỰC VÀ CÁCH THỨC ỨNG XỬ.
3.1 Nguyên nhân của những biểu hiện tích cực trong chuẩn mực và
cách thức ứng xử.
3.1.1 Sự tôn vinh báo chí và người làm báo chí tại Việt Nam
Sở dĩ, nghề làm báo nói chung và người làm báo chí nói riêng luôn được tôn vinh, thậm chí được xem là một sứ mệnh cao cả bởi lẽ xuyên suốt chặng dài lịch sử, nghề báo luôn đồng hành cùng đất nước, cùng với Đảng và nhà nước, có sự đóng góp lớn lao không chỉ trong sự nghiệp giải phóng đất nước mà còn trong hành trình phát triển
và kiến thiết tổ quốc Họ gắn liền với “trách nhiệm xã hội”, có khả năng tạo ra dư luận, điều phối dư luận và hơn cả là người được nhân dân tin tưởng, tôn trọng
Đặc biệt hơn, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ cùng sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ và kỹ thuật, các công tác báo chí lại càng được yêu cầu, đòi hỏi cao hơn Chính vì những thách thức mới này mà những