Trang 3 Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vấnđề tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnh vực quản lý xây dựnghiện nay” để làm đề tài luận văn t
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời buổi kinh tế thị trường, xã hội không ngừng phát triển vềmọi mặt như hiện nay, thì nhu cầu tiếp cận thông tin báo chí của con ngườingày càng lớn và toàn diện Trong đó, đáng kể là nhu cầu cập nhập thông tin,tin tức là nhu cầu thiết yếu hơn bao giờ hết Vì vậy, thời gian gần đây vai tròcủa nhà báo trong việc tiếp cận và xử lý thông tin ngày càng được nâng cao
Dấu mốc quan trọng đối với báo chí Việt Nam là lần đầu tiên trong Vănkiện Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 khóa VIII đã khẳng định, báo chí truyềnthông và nhà báo được phép tham gia phản biện xã hội Đấy chính là bướcphát triển trong lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò của xã hội trong báochí, cũng là mốc quan trọng thực hiện mở rộng dân chủ Giám sát xã hội củabáo chí là giám sát bằng tai mắt của nhân dân, giám sát bằng tâm lực và trílực của người làm báo để có những thông tin thiết thực cho người dân
Quản lý xây dựng là một lĩnh vực rất rộng bao gồm các vấn đề về: xâydựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển đô thị,nhà ở và công sở, kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹthuật, sở hữu nhà, nhà ở xã hội Tuy nhiên, thời gian qua việc quản lý xâydựng mặc dù đã được chú trọng và quan tâm sát sao nhưng vẫn còn xảy ranhiều tiêu cực, thất thoát, lãng phí, lạm dụng quyền lực, chồng chéo, lấn sâu cùng với các vấn đề liên quan đến chất lượng công trình xây dựng, hạ tầng kỹthuật, sở hữu nhà ở xã hội là những tiêu cực có ảnh hưởng trực tiếp đếnngười dân Thực tế cho thấy sự tham gia của báo chí nói chung và nhà báo nóiriêng trong việc tiếp cận và xử lý thông tin sẽ giúp cho đông đảo công chúngquan tâm có thông tin chính xác, đặc biệt là giúp cho ngành xây dựng pháthuy những mặt mạnh, cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những tồn tại, yếukém
Trang 2Việc thông tin - truyền thông trong lĩnh vực quản lý xây dựng đã đượccác cơ quan báo chí và nhiều nhà báo quan tâm, tuy nhiên, cũng còn nhữngtồn tại, hạn chế, như thông tin chưa kịp thời, chưa chính xác, thiếu những bàiviết phân tích chuyên sâu ; còn thiếu những tác phẩm báo chí chất lượnghiệu quả và có tính thuyết phục cao về các vấn đề trong lĩnh vực quản lý xâydựng Hiểu và biết kỹ năng tác nghiệp của một số nhà báo khi viết về cácvấn đề trong lĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay cũng có không ít tồn tại vàhạn chế Điều đó chứng tỏ, khi phản ánh về những vấn đề trong lĩnh vực xâydựng hiện nay cũng gặp phải những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Nhiệm vụ đặt ra đối với những người làm báo về lĩnh vực quản lý xâydựng là để phản ánh chính xác tình hình thực hiện, triển khai chính sách vềngành xây dựng hiện nay và đưa ra những thông tin chính xác cho độc giả,đòi hỏi nhà báo phải có trình độ hiểu biết về lĩnh vực quản lý xây dựng, hiểubiết về các luật định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý xây dựng Ngoài ra,nhà báo cũng cần phải liên tục cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức củamình và là một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình viết bài Có như vậy bàiviết mới thể hiện được nhiều khía cạnh, mới đem lại cái nhìn toàn diện và cósức thuyết phục cao
Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 khiến cho mọi ngành nghềtrong xã hội trong đó có báo chí bị lao vào một cuộc cạnh tranh gay gắt về tốc
độ thông tin, dẫn đến quy trình đối chiếu, xác minh nguồn tin đặt dưới nhiều
áp lực, ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của thông tin Do đó, việc xử lý vàtiếp cận thông tin, đặc biệt là những thông tin chính thống về lĩnh vực quản lýxây dựng tới người dân là điều hết sức cần thiết Việc hiểu biết về lĩnh vựcquản lý xây dựng sẽ làm tăng thêm hiệu quả của công tác tuyên truyền thôngtin trên các cơ quan báo chí Từ đó, ảnh hưởng đến việc tuyên truyền chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chức năng quản lý nhànước về chính sách lĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay
Trang 3Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vấn
đề tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay” để làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học của mình.
Qua đó, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng kỹ năng tác nghiệp trong việc tiếpcận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnh vực quản lý xây dựng để từ đóthực hiện mục đích, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra Đồng thời đề xuất một vài kiếnnghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tác nghiệp trong việc tiếpcận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo được coi là một trongnhững yêu cầu quan trọng của báo chí Vấn đề này đã có một số sách, giáotrình, công trình nghiên cứu như:
2.1 Xét trên góc độ nghiên cứu luật pháp
Vấn đề tiếp cận thông tin xuất hiện đầu tiên trên thế giới năm 1776 tại
Thụy Điển trong Luật về tự do báo chí Đến thế kỷ XX, vấn đề này được thừa
nhận rộng rãi thông qua sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền conngười (UDHR, 1948) Đến năm 1966, nội dung này tiếp tục được nhấn mạnhtrong Công ước quốc tế về các quyền tự do dân sự, chính trị, theo đó đây làmột quyền con người về chính trị rất quan trọng và cần được bảo đảm nhằmthúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền dân chủ khác về con người
Tại Việt Nam ngày 28/5/2007, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ kýQuyết định 77/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thôngtin cho báo chí quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí củacác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan hànhchính nhà nước) theo các quy định của pháp luật về báo chí hiện hành Sau 5năm triển khai thực hiện, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin
Trang 4báo chí thay thế Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 nhằm quyđịnh rõ hơn, chi tiết và cụ thể hơn trách nhiệm của các cơ quan hành chínhnhà nước trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Luật tiếp cận thông tin 2016 đã được Quốc hội khóa XIII nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã đưa ra những nguyên tắc, trình tự, thủtục, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảmquyền tiếp cận thông tin của công dân Luật Báo chí 2016 tại Khoản 5, Điều
38 cũng đã quy định: “Cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm cử người phát ngôn, thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định
kỳ và đột xuất, bất thường Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước” [39, tr.
12] Và để thể chế hóa quy định trong Luật Báo chí 2016, đến nay, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 09/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết việc phát ngôn
và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước đểtăng cường tính pháp quy cho văn bản quy phạm pháp luật, nhằm công khai,minh bạch thông tin của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và nhữngngười có trách nhiệm trong hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời làm tốtviệc định hướng thông tin cho xã hội
Về các bài nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành,
có một số công trình như: Vũ Công Giao trên Tạp chí Khoa học, Đại học
Quốc gia Hà Nội có bài “Luật tiếp cận thông tin: Một số vấn đề lý luận, pháp
lý và thực tiễn trên thế giới” Bài “Một số kiến nghị về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin qua hoạt động báo chí Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Quế
Anh - Nguyễn Anh Đức đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia HàNội Các tác giả đã tiến hành phân tích mối tác động qua lại giữa quyền tiếpcận thông tin và hoạt động báo chí với quan điểm coi hoạt động báo chí làphương tiện hữu hiệu cho đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, và ngược lại,quyền tiếp cận thông tin cũng là cơ sở quan trọng để thực hiện các hoạt động
Trang 5truyền thông của báo chí, đặc biệt đối với những thông tin liên quan đến hoạtđộng quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước.
2.2 Xét trên góc độ nghiên cứu về báo chí, truyền thông
Với nhận định rằng hoạt động báo chí bên cạnh những chức năng kháccũng là một công cụ quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của ngườidân Ngược lại, quyền tiếp cận thông tin là cơ sở cho việc thực hiện các hoạtđộng báo chí, góp phần nâng cao tính dân chủ và sự tham gia của người dânvào các hoạt động của bộ máy nhà nước Chính từ mối quan hệ biện chứng,tương hỗ này mà vấn đề tiếp cận thông tin rất được quan tâm và được nghiêncứu trên nhiều góc độ, bình diện khác nhau Tuy nhiên, xét trên góc độ báochí truyền thông hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể mà chỉ cómột số mang tính cơ sở lý luận chung Có thể kể đến:
Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục, năm 1997 của nhà báo
Hữu Thọ Ông đã trình bày chi tiết những kỹ năng, những vấn đề cơ bản nhất
về công việc của người viết báo nói chung
Nhà báo - Bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp, Nxb Lao động, năm 1998
của tác giả Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch, dựa theo tác phẩm
Nhà báo và Thông tin của Vootsxkobonhicop và Iyview Các tác giả đã trình
bày một cách tỉ mỉ và sinh động các kinh nghiệm xử lý thông tin, xử lý vănbản của phóng viên, nhà báo và biên tập viên
Mười bí quyết kỹ năng nghề báo, Nxb Lao động, năm 2002 của Eric
Fikhtelius Tác giả cuốn sách đã đưa ra 10 lời khuyên về các vấn đề lý luậnbáo chí, kỹ năng làm báo, những yêu cầu đối với người làm báo, kỹ thuật ghichép, phỏng vấn, dàn dựng
Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia,
năm 2006 Cuốn sách cung cấp những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền
Trang 6thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thông đạichúng nói riêng.
Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo, Nxb Thông tấn, năm 2007
của tác giả Sally Adams và Wynford Hicks cũng đã đưa ra những lời khuyên
về cách xử lý với từng đối tượng được phỏng vấn, những mách nước về cácphương pháp ghi chép và ghi âm…
Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị - Hành
chính, năm 2010 của tác giả Lê Thị Nhã đã cung cấp những kiến thức lý luậnđặc thù về lao động nhà báo, phẩm chất, năng lực của nhà báo trong lao độngsáng tạo tác phẩm báo chí, những kỹ năng cơ bản về phương pháp thu thậpthông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, năm 2012 của tác giả Vũ Quang
Hào cho bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngônngữ báo chí
Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo, Nxb Thông tấn, năm 2013 của
Đỗ Thị Thu Hằng Công trình đã phân tích những vấn đề chung về tâm lý học
và tâm lý học sáng tạo của người làm báo
Cẩm nang đạo đức báo chí, Nxb Thông tin và Truyền thông, năm
2014 Sách tập trung vào vấn đề đạo đức trong hoạt động báo chí hiện naythông qua việc đưa ra những tình huống cụ thể, chân thực
Kỹ năng cho người làm báo, Nxb Thông tấn, năm 2014 Cuốn sách đã
cung cấp những thông tin cơ bản, những kinh nghiệm cần thiết để có đượcmột bài báo thu hút độc giả
Viết tin, bài đăng báo, Nxb Trẻ, năm 2014 của nhà báo Ngọc Trân, đúc
kết các nguyên tắc, kỹ năng để giúp những người muốn viết báo có thể tácnghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn
Trang 7Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Nxb Thông
tin và Truyền thông, năm 2014 của tác giả Nguyễn Thành Lợi Tác giả cũng
đã trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng”trong môi trường hội tụ truyền thông
Lao động nhà báo và quản trị tòa soạn báo chí, Nxb Lý luận chính trị,
năm 2016 Cuốn sách cũng đã dành nguyên một phần bàn tới kỹ năng tácnghiệp của nhà báo, nguồn tin và cách khai thác thông tin của nhà báo
Nhìn chung, ở các nghiên cứu trên các tác giả đã nêu ra những kỹ năng,đặc điểm, phương pháp tác nghiệp cũng như điều kiện thuận lợi và khó khăntrong quá trình truyền thông của nhà báo
Ngoài ra, phải kể đến một số các khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc
sĩ nghiên cứu về vấn đề này như:
Khóa luận tốt nghiệp Báo chí học “Hoạt động xử lý thông tin của biên tập viên tại các toà soạn báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” của Đỗ Thị
Lan Anh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2007 Tác giả đã cónhững tìm hiểu về hoạt động xử lý thông tin của các biên tập viên tại các toàsoạn báo mạng điện tử tại Việt Nam thông qua quá trình khảo sát ba tờ báomạng điện tử điển hình: Vietnamnet, VnExpress và Hà Nội mới điện tử Từ
đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lýthông tin của biên tập viên tại các tờ báo mạng điện tử
Khóa luận tốt nghiệp Báo chí học “Khai thác, xử lý tin trong chương trình Thời sự Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng” của Nguyễn Thị
Thanh Tâm tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2008 Tác giả khóaluận đã tiến hành khảo sát về hoạt động khai thác và xử lý tin của đội ngũphóng viên, biên tập viên của đài, rút ra những thành công và hạn chế vềnghiệp vụ khai thác, xử lý tin Từ đó, đóng góp một số đề xuất và kiến nghịnhằm nâng cao kỹ năng khai thác, xử lý tin và nâng cao chất lượng tin trongchương trình Thời sự
Trang 8Khóa luận tốt nghiệp Báo chí và Truyền thông “Thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo” của Nguyễn Hồng Hạnh (Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) Khóa luận nghiên cứu về côngtác thu thập và khai thác thông tin kinh tế đối với nhà báo, từ đó đưa ra nhữnggiải pháp khắc phục hạn chế đang tồn tại
Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo
in hiện nay” của Káp Thành Long tại Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn (ĐHQGHN) năm 2008 Tác giả luận văn đã trình bày công việc củamột phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật; các vấn đề đặt ra đối vớiphóng viên khi xử lý thông tin về đề tài pháp luật; các cơ sở pháp lý ràngbuộc và có ảnh hưởng đến công việc của phóng viên
Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Việc tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hữu Tuấn tại Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) năm 2014 Luận văn đã làm sáng
tỏ một số vấn đề về lý luận tiếp cận thông tin về tài chính Khảo sát, phântích, đánh giá thực trạng vấn đề tiếp cận thông tin về tài chính của nhà báoViệt Nam hiện nay Đồng thời, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằmnâng cao hiệu quả việc tiếp cận thông tin đối với các nhà báo thời gian tới
Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Việc tiếp cận thông tin từ chính quyền địa phương của nhà báo tại Hải Phòng” của Nguyễn Thu Hường tại Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) năm 2017 Tác giả luậnvăn đã tiến hành khảo sát 2 cơ quan báo chí của Hải Phòng là Báo Hải Phòng
và Đài PT-TH Hải Phòng; 2 báo có văn phòng đại diện tại Hải Phòng là Nhândân, Lao động; 1 báo có phóng viên thường trú tại Hải Phòng là Báo điện tửVnexpress Tác giả nghiên cứu về vấn đề tiếp cận thông tin của nhà báo nóichung và tiếp cận thông tin từ chính quyền địa phương của nhà báo tại HảiPhòng nói riêng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
Trang 9hoạt động tiếp cận thông tin từ chính quyền địa phương của nhà báo tại HảiPhòng.
Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu” của Nguyễn Thị Thanh Nhung tại Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) năm 2018 Tác giả luận văn làm rõ
cơ sở lý luận về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo và những đặc điểm chung về
đề tài nợ xấu hiện nay Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng tácnghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay về vấn đề nợ xấu, từ đó chỉ ra những
ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình tác nghiệp của nhà báo Luận văn đã chỉ
ra một số vấn đề liên quan đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo; đề xuất một
số giải pháp; đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm ngày càng nâng cao kỹ năngtác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu, để các bài viết liên quan đến lĩnhvực này ngày càng tạo được niềm tin, uy tín và thu hút đông đảo công chúng
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đã có những đónggóp đáng kể đối với quá tình tác nghiệp của nhà báo Song qua khảo sát, chưathấy có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về vấn đề tiếp cận và xử lý thôngtin của nhà báo trong lĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay, nên đề tài nghiêncứu sẽ không có sự lặp lại với những công trình nghiên cứu khác Tác giảluận văn mong muốn qua đề tài này sẽ góp thêm tiếng nói vào lý luận chungvấn đề tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnh vực quản lý xâydựng hiện nay Đồng thời, qua luận văn này sẽ đưa ra cách nhìn mới, toàndiện, khoa học về vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnhvực quản lý xây dựng hiện nay
Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnh vực xây dựng hiện nay” thật sự là cần thiết và có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn đối với cả báo chí và ngành xây dựng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 10Trên cơ sở nghiên cứu kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong việc tiếpcận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay,luận văn tìm ra những thuận lợi và khó khăn của nhà báo trong quá trình tiếpcận và xử lý thông tin, từ đó, luận văn phát hiện những vấn đề còn hạn chế,những kiến thức, kỹ năng cần bổ sung thêm cho nhà báo chuyên biệt về lĩnhvực quản lý xây dựng, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả tiếp cận và xử lý thông tin quản lý xây dựng của nhà báo.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm
vụ sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến nguyên tắc, phương thức tácnghiệp của nhà báo nói chung và tiếp cận, xử lý thông tin của nhà báo tronglĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay nói riêng
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về kỹ năng tiếp cận và xử lýthông tin của nhà báo Việt Nam trong lĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tiếpcận và xử lý thông tin quản lý xây dựng của nhà báo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là các vấn đề liên quan đến thựctrạng tiếp cận và xử lý thông tin quản lý xây dựng của nhà báo Việt Nam hiệnnay Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảtiếp cận và xử lý thông tin quản lý xây dựng của nhà báo
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát nội dung các bài viết về lĩnh vực quản lýxây dựng trên báo điện tử gồm: báo Xây dựng và báo Tuổi trẻ Đây là hai
Trang 11trang báo chuyên về xây dựng hàng đầu và có uy tín ở nước ta hiện nay.Ngoài ra tác giả cũng khảo sát, tham khảo một số cơ quan báo chí khác nhưbáo Kinh tế & Đô thị, Lao động, Đầu tư, Diễn đàn doanh nghiệp, Thanh niên,Tiền phong
Thời gian khảo sát từ tháng 6/2018 - 6/2019
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là dựa vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; Đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vềquản lý xây dựng; báo chí - truyền thông
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả luậnvăn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được tiến hành
nghiên cứu các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước liên quan đến xây dựng; Luật hoạt động của các tổ chức cá nhânhoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam; các quy định thông tin về hoạtđộng quản lý xây dựng; các văn bản pháp luật về thông tin - truyền thông vàđặc biệt là các tài liệu về phương pháp, kỹ năng sáng tạo tác phẩm của nhàbáo
- Phương pháp phân tích nội dung: Đề tài phân tích các nội dung thông
tin lĩnh vực quản lý xây dựng bao gồm các đặc tính như: chủ đề bài viết,thông điệp bài viết, từ đó, có thể nhận xét thông tin nhà báo tiếp cận, xử lý vàphản ánh được ở mức độ chuyên sâu; mức độ trung bình; hay mới dừng lại ởmức độ thông tin hạn chế
- Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi anket): Đề tài sử dụng
phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi đối với 70 nhà báo viết về mảng thông
Trang 12tin lĩnh vực quản lý xây dựng trên báo chí để biết được thực trạng và hiệu quảtiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnh vực quản lý xây dựng hiệnnay Thông qua đó có thể đưa ra những đánh giá về thuận lợi và khó khăn củanhà báo trong việc tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực quản lý xây dựng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 7 nhà
báo, 2 nhà theo dõi về lĩnh vực quản lý xây dựng Tùy theo điều kiện, đề tàithực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn gián tiếp (qua điện thoại,email )
- Phương pháp quan sát thực tế: Trực tiếp tham gia một số hoạt động
khai thác thông tin, tiếp cận nguồn tin của nhà báo để quan sát, nhận xét cáchthức nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin trong lĩnh vực quản lý xây dựng, thuthập dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn khẳng định tầm quan trọng về kỹ năng thu thập và xử lýthông tin lĩnh vực quản lý xây dựng cũng như phương pháp tác nghiệp củanhà báo Từ đó, bổ sung vào lý luận báo chí
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu báochí truyền thông về lĩnh vực, ngành nghề xây dựng sau này Một số kiến nghị
và giải pháp đề cập trong luận văn có thể giúp ích tích cực cho các nhà báokhi tiếp xúc với nguồn tin, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình truyềnthông của mình
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế về kỹnăng tác nghiệp của nhà báo về ngành nghề lĩnh vực quản lý xây dựng, luậnvăn cung cấp tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học, góp phần giúp nhà báo cóthêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng tác nghiệp của mình
Trang 13Đới với các cơ quan báo chí, luận văn có ý nghĩa trong việc tham khảo
sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạt động truyền thông, đượccung cấp thêm một số kiến thức chuyên môn về lĩnh vực, ngành nghề quản lýxây dựng, cũng như những hạn chế, bất cập của lĩnh vực quản lý xây dựng
Trang 14CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰNG HIỆN
NAY 1.1 Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Thông tin và thông tin quản lý xây dựng
sự tạo lập kiến thức và truyền đạt Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹthuật và kiến thức
Từ điển Oxford English Dictionary cho rằng “thông tin là điều mà
người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức” Từ điển khác thì đơn giảnđồng nhất thông tin với kiến thức: “thông tin là điều mà người ta biết” hoặc
“thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của conngười” Sở dĩ, có sự khác nhau giữa khái niệm này giữa các từ điển là vìthông tin là một khái niệm trừu tượng, nó không thể sờ, mó để mô tả một cáchđơn thuần được
Còn theo Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, năm 2000 thì
thông tin với nghĩa là động từ là truyền tin cho nhau để biết; và với nghĩadanh từ là điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi
Trang 15Còn theo các tác giả trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Đại học
Quốc gia, năm 2012, từ “thông tin” được sử dụng với những ý nghĩa khácnhau trong các tình huống cụ thể: Thông tin là một loại hình hoạt động đểchuyển đi các nội dung thông báo Hoạt động thông tin không chỉ có trong xãhội loài người Ngay trong thiên nhiên cũng có những hoạt động thông tinphức tạp, đa dạng của các loài động vật khác nhau; thông tin được dùng đểchỉ chất lượng nội dung của thông báo nói chung Trong trường hợp này,người ta xem xét chất lượng nội dung thông báo bằng “lượng thông tin” đượcchuyển đến đối tượng tiếp nhận
Ngoài ra, thông tin dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyềnbằng ngôn ngữ tự nhiên Thông tin có thể được ghi và truyền ngôn ngữ cơthể, các cử chỉ, điệu bộ Hơn nữa con người còn được tiếp cận thông tin dướidạng mã di truyền Những hiện tượng này của thông tin thấm vào thế giới vậtchất và tinh thần của con người, cùng với sự đa dạng phong phú của nó đãkhiến khó có thể đưa ra định nghĩa thống nhất về thông tin
Như vậy, thông tin được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, đó chính là nộidung thông tin; thứ hai, đó là phương tiện thông báo, báo tin
Thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của báo chí.Báo chí ra đời và phát triển trước hết là nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càngcao về thông tin của con người và xã hội Thực hiện chức năng thông tin, báochí cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xãhội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội
Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cáchriêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầnglớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau Chínhđiều đó đã khiến cho báo chí trở thành hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi
và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được
Trang 16Trong hoạt động báo chí, khi tìm hiểu về khái niệm thông tin cần đặt nótrong mối quan hệ trực tiếp với vấn đề hiệu quả, tức là ảnh hưởng trực tiếpcủa thông tin đến công chúng, hướng dẫn nhận thức và giáo dục đạo đức cho
họ, để họ hành động đúng đắn Vì vậy, có thể đồng tình với định nghĩa:
“Thông tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác động đến hành động tích cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn thiện và phát triển hệ thống” [23, tr 59].
Trong luận văn, tác giả tiếp cận khái niệm thông tin dưới góc độ làthông tin báo chí, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từhiện thực cuộc sống, là tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tựnhiên và xã hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khámphá của con người
Một thông tin có giá trị phải là thông tin đầy đủ, có hệ thống qua việclựa chọn đúng, có khoa học, có phương pháp nhằm phục vụ mục tiêu nhấtđịnh Tức là giá trị tri thức của thông tin được chọn phản ánh trên báo chí, cácphương tiện thông tin đại chúng phải gắn liền với ý thức xã hội đương thời.Điều này cho chúng ta thấy, nếu bản chất vai trò của thông tin báo chí phảnánh hiện thực xã hội không phải là đưa ra các sự kiện “một cách vô tư” nhưmột thứ hàng hóa mà phải là những sự kiện được đánh giá, kết luận, đượcthừa nhận trên cơ sở hệ tư tưởng xã hội nhất định
- Thông tin quản lý xây dựng:
Trong các thông tin được đăng tải trên báo chí, có một mảng rất quantrọng, đó là thông tin về các vấn đề xây dựng Đầu tiên, cần hiểu lĩnh vực xâydựng là gì? Đó là “một quy trình thiết kế và thi công lên các cơ sở hạ tầnghoặc công trình, nhà ở Nó liên quan đến các hoạt động xây dựng bao gồm lậpquy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xâydựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thicông xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn
Trang 17nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đếnxây dựng công trình.
Tóm lại, thông tin trong lĩnh vực quản lý xây dựng là những thông tinliên quan đến lĩnh vực quản lý xây dựng như đã nói ở trên Thông tin bắtnguồn từ nhu cầu giao lưu các hoạt động kinh tế, xã hội, pháp luật
1.1.2 Tiếp cận thông tin và tiếp cận thông tin quản lý xây dựng
- Tiếp cận thông tin:
Theo quy định tại Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016: “Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin” [40, tr.
1] Theo cách hiểu thông thường, tiếp cận thông tin là thao tác từng bước,bằng những phương pháp nhất định tìm hiểu thông tin, vấn đề, nội dung, côngviệc nào đó
Trong Pháp luật Việt Nam, quyền được tiếp cận thông tin đã được ghinhận trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vềđường lối, chủ trương này của Đảng đã được thể chế hóa trong các văn bảnpháp luật như Hiến pháp năm 1992, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ngày 27/06/1999, Hiến pháp năm 2013
Trong hoạt động báo chí, phạm vi hành nghề của các cơ quan báo chíphải tuân thủ các quy định của Luật Báo chí Luật Báo chí 2016 quy định rõràng về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan báo chí, đồng thời quy địnhquyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận của nhân dân Vai trò cơ quan báochí là cầu nối, kết nối giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân.Qua báo chí, người dân tiếp cận các thông tin từ phía các cơ quan nhà nước,
tổ chức xã hội một cách nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ, chính xác, côngkhai Cơ quan báo chí là cơ quan đặc thù, vừa thực hiện việc tiếp nhận thôngtin từ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cung cấp thông tin cho ngườidân Đồng thời, cơ quan báo chí thu nhận thông tin từ người dân, xác minh và
Trang 18chuyển tới cơ quan nhà nước Điều này đòi hỏi quyền được tiếp cận thông tincủa báo chí phải được thực hiện triệt để, báo chí phải được tiếp cận với nhữngthông tin chính thống, chính xác và kịp thời để cung cấp cho nhân dân Đểlàm được điều đó, pháp luật phải trao cho các cơ quan báo chí những đặcquyền nhất định để thực hiện chức năng.
Các văn bản quy phạm pháp luật về quy chế phát ngôn và cung cấpthông tin cho báo chí cũng đã thể hiện rõ việc cung cấp thông tin cho báo chí
là trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước và quyền được tiếp cậnthông tin từ các cơ quan báo chí Nhìn chung, quyền tiếp cận thông tin của cơquan báo chí đã được quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng trong các văn bảnquy phạm của Nhà nước
Tóm lại, trong phạm vi đề tài này, khái niệm tiếp cận thông tin của nhà báo được hiểu là một khâu trong quy trình khai thác thông tin phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm, sản phẩm báo chí của nhà báo, cơ quan báo chí.
- Tiếp cận thông tin quản lý xây dựng
Tiếp cận thông tin quản lý xây dựng là hoạt động có chủ đích của nhà
báo nhằm “tìm kiến, góp nhặt và tập hợp lại” những thông tin về hoạt động
quản lý xây dựng theo những tiêu chí cụ thể, xác định nhu cầu thông tin, tìmnguồn gốc thông tin, thực hiện tập hợp thông tin, tìm nguồn thông tin theonhững tiêu chí cụ thể, xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, thựchiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm làm rõ những vấn đề, nội dung liênquan đến lĩnh vực quản lý xây dựng Trong báo chí, tiếp cận thông tin quản lýxây dựng là một hoạt động nhằm tìm kiếm, thu gom các sự kiện, thông tin từnhiều nguồn phát sinh khác nhau để xây dựng, hình thành nên tác phẩm báochí về quản lý xây dựng
Tiếp cận thông tin quản lý xây dựng là hoạt động có mục đích Quátrình tiếp cận thông tin quản lý xây dựng của nhà báo phải giải đáp cụ thể các
Trang 19câu hỏi: tiếp cận thông tin quản lý xây dựng để làm gì, phục vụ cho công việc
gì, liên quan đến khía cạnh nào của vấn đề quản lý xây dựng?
Tiếp cận thông tin quản lý xây dựng có tính đa dạng về phương pháp,cách thức Tùy theo yêu cầu về thông tin quản lý xây dựng, nguồn lực mà cóthể áp dụng các phương pháp, cách thức tiếp cận thông tin quản lý xây dựngcho phù hợp
Tiếp cận thông tin quản lý xây dựng có thể tìm kiếm từ các nguồn,kênh thông tin khác nhau như: các cơ quan, tổ chức nắm giữ, quản lý văn bảnquản lý nhà nước, tài liệu từ sách, báo, thư viện, internet hay từ người phátngôn Mỗi kênh thông tin có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợpvới mỗi loại thông tin cần thu thập Việc lựa chọn nguồn thông tin trong quản
lý xây dựng thích hợp đảm bảo hiệu quả quá trình tiếp cận thông tin và chấtlượng thông tin về hoạt động quản lý xây dựng
1.1.3 Xử lý thông tin và xử lý thông tin quản lý xây dựng
- Xử lý thông tin:
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn có định nghĩa: “xử lý” là áp
dụng những thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng; “thông tin” là điềuhoặc tin được truyền đi cho biết, hoặc truyền đạt, sự phản ánh tri thức dướicác hình thức khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và những quy trìnhxảy ra trong nó
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng,
2008 có định nghĩa “Xử lý thông tin là áp dụng vào thông tin đó những thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng” [65, tr 1433].
Từ những định nghĩa trên có thể thuật ngữ xử lý thông tin là một hoạtđộng nghiệp vụ nhằm tập hợp, kiểm chứng, sắp xếp, biên tập chỉnh sửa cả vềmặt nội dung lẫn hình thức thông tin để đảm bảo độ chính xác và hấp dẫn củathông tin Công việc xử lý thông tin là công việc đòi hỏi cần có nhiều kinh
Trang 20nghiệm, sự hiểu biết về xã hội cũng như về ngôn ngữ Việc xử lý thông tincòn có khả năng tạo ra những thông tin mới hoặc bổ sung những thông tin màtrước đó chưa biết đến Chất lượng thông tin mà người xử lý cung cấp tới đốitượng tiếp nhận có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như: trình độ, sự nhạy béntrong phân tích, thái độ khách quan
Theo Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương của tác giả Nguyễn Thị
Thoa, Nguyễn Thị Hằng Thu, một trong những khâu quan trọng của xử lýthông tin cho tác phẩm báo chí là xử lý tư liệu Xử lý tư liệu là chọn ra thôngtin cốt lõi cần cho tác phẩm báo chí; chọn các chi tiết có mức độ quan trọngkhác nhau (hoặc theo tính chất quan trọng chi tiết; hoặc theo trật tự ngàytháng; hoặc theo tên nhân vật với chức vụ, địa vị xã hội khác nhau; hoặc theocác bước của mẫu ) kiểm tra mức độ chính xác và độ tin cậy tư liệu; mạnhdạn loại bỏ những tư liệu rườm rà; ghi chú những phần tư liệu thiếu cần bổsung; sắp xếp các tư liệu đã chọn theo góc độ nhìn nhận vấn đề chính [63, tr.95]
Như vậy, có thể hiểu xử lý thông tin là một quá trình khai thác, phân tích, cải tạo những thông tin thô ban đầu trở thành thông tin mang một giá trị nào đó.
Trong báo chí, nói đến xử lý thông tin là nói đến quá trình mà nhữngngười làm báo bỏ công sức, trí tuệ để biến đổi, tinh lọc các thông tin sao chocác thông tin đó trở nên có giá trị, ý nghĩa để đưa đến công chúng tiếp nhận
Quy trình sáng tạo ra một tác phẩm báo chí có 4 bước căn bản, đó là:chuẩn bị tư liệu cho tác phẩm báo chí; thể hiện tác phẩm báo chí; Biên tập bảnthảo gửi cho cán bộ phụ trách trực tiếp; theo dõi và xử lý thông tin phản hồi
từ công chúng, dư luận xã hội [63, tr 103]
Chuẩn bị tài liệu cho tác phẩm báo chí là một khâu rất quan trọng, baogồm việc khám phá đề tài từ nhiều nguồn tin khác nhau Có thể là đề tài choBan Biên tập giao cho phóng viên theo yêu cầu nội dung của số báo, căn cứ
Trang 21vào lĩnh vực mà phóng viên được phân công theo dõi Tuy nhiên, Ban Biêntập chỉ giao đề tài cho phóng viên khi cần có “bài đinh” cho số báo, hoặc đềtài quá lớn cần nhiều người cần thực hiện Thứ hai là phóng viên khám phá đềtài từ các nguồn khác nhau, các mối quan hệ khác nhau, bằng chính tài năng
và sự nhạy cảm nghề nghiệp của mình (đi cơ sở, dự họp báo, hội nghị, tòaán ) từ các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, báo điện tử, PT-TH từ quần chúng nhân dân khắp nơi; từ các mối quan hệ của nhà báo)
Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin tùy thuộc vào đề tài và mức độ khaithác tư liệu rộng - hẹp, nông - sâu khác nhau Các loại tư liệu cần khai thác: tưliệu tĩnh (văn bản, hồ sơ, hình ảnh tĩnh - động, băng - đĩa từ các nguồn tài liệukhác nhau); tư liệu bất thành văn (kiến trúc, trang phục, phong tục tập quán,dấu vết lịch sử, vốn sống của nhà báo); tư liệu động tại hiện trường (nhânchứng, cá nhân có thẩm quyền, nhà chuyên môn khoa học, dấu vết hiệntrường )
Quá trình xử lý thông tin tư liệu là chọn ra những thông tin cốt lõi cầnthiết cho bài báo; chọn ra các chi tiết có mức độ quan trọng khác nhau (hoặctheo tính chất quan trọng của chi tiết; hoặc theo trật tự ngày tháng; hoặc theotên của các nhân vật với chức vụ, địa vị khác nhau; hoặc theo các bước ngoặtcủa mâu thuẫn ); kiểm tra mức độ tin cậy của tư liệu; loại bỏ những tư liệurườm rà; sắp xếp các tư liệu đã chọn theo các góc độ nhìn nhận vấn đề củachính mình
Dựa vào tính chất của đề tài và tư liệu đã có, có thể chọn được hìnhthức thể loại tác phẩm báo chí và bố cục thích hợp (chất liệu ít và mục đíchchỉ cần thông báo nhanh thì chọn thể loại tin Vấn đề nóng, chứa nhiều mâuthuẫn, liên quan đến nhân chứng thì chọn loại phóng sự ) Trên cơ sở xácđịnh được hình thức thể loại sẽ dễ dàng chọn được ngôn ngữ và giọng vănphù hợp
Trang 22Có thể khái quát quy trình xử lý thông tin xây dựng trên báo chí nhưsau: thu thập và lựa chọn thông tin; kiểm chứng, chế biến, cải tạo thông tinthô trở thành thông tin có giá trị; xử lý thông tin (xử lý thông tin về đề tài ởtòa soạn; xử lý thông tin do cộng tác viên gửi về; xử lý thông tin phản hồi củađộc giả).
Và một tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn trong quá trình xử lý thông tincác nhà báo đều phải thỏa mãn ít nhất các tiêu chí sau: (1) Sự kiện, vấn đềđược phản ánh trong tác phẩm báo chí đòi hỏi phải nóng hổi, bức xúc, liênquan đến nhiều người và được dư luận xã hội quan tâm; (2) Tác phẩm báo chíphải được cấu thành những chi tiết, tình tiết, số liệu xác thực, sinh động đầysức thuyết phục Hay nói một cách khác đó là những chi tiết, những số liệubiết nói, đang cựa quậy trước mắt người nghe, người xem; (3) Cách trình bàydiễn đạt, kết cấu chặt chẽ, logic với ngôn ngữ giọng điệu trong sáng, gần gũi,phù hợp và có sức cuốn hút đối với công chúng - nhóm đối tượng [15, tr.293]
Công việc xử lý thông tin trên báo chí là công việc đòi hỏi nhà báo cónhiều kinh nghiệm, sự hiểu biết xã hội Quy trình xử lý thông tin ở mỗi tòasoạn báo chí do phụ thuộc vào các tiêu chí, mục đích hoạt động của từng cơquan nên có những điểm khác biệt, mang tính đặc trưng
- Xử lý thông tin quản lý xây dựng:
Mục đích của việc xử lý thông tin quản lý xây dựng là làm cho khối tưliệu khổng lồ và lộn xộn trong quá trình thu thập thông tin về lĩnh vực quản lýxây dựng của nhà báo trở thành hệ thống, rõ ràng, lôgic, phù hợp với ý tưởngcấu trúc của tác phẩm báo chí Cách xử lý tư liệu thông tin trong quản lý xâydựng của nhà báo sẽ tùy thuộc vào thói quen làm việc của nhà báo, tuy nhiêncũng có thể khái quát thành một số cách cơ bản sau:
Nhà báo sẽ sắp xếp, phân tích các dữ liệu trong lĩnh vực quản lý xâydựng có được theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác,
Trang 23khách quan nhằm cung cấp những cơ sở để xem xét, giải quyết một vấn đềtrong lĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay Đó là quá trình đối chiếu, chọn lọc,chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định Đây là công việcbắt buộc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thông tin, tránh sựquá tải, nhiễu thông tin.
Nhà báo tiến hành kiểm tra tính chính xác, tính hợp lý của các tài liệu,
số liệu bằng hỏi, gọi điện liên hệ với nguồn tin; hệ thống hóa, phân tích tổnghợp số liệu, tài liệu để chúng phản ánh được tình hình, xác định đúng bản chấtcủa các sự việc, các hoạt động, từ đó đưa ra các giải pháp, phương án cho cácvấn đề trong lĩnh vực xây dựng dưới các giải pháp, phương án cho các vấn đềtrong lĩnh vực xây dựng dưới các kiến nghị, đề xuất sáng kiến giải quyết Đây
là khâu then chốt, phản ánh nội dung trọng tâm hoặc kết quả cần đạt tới củaquy trình thông tin trong lĩnh vực quản lý xây dựng, bởi lẽ kết quả của nó làtạo lập những thông tin mới phục vụ trực tiếp cho các hoạt động trong lĩnhvực xây dựng
Kết quả của việc xử lý thông tin trong quản lý xây dựng là phải gópphần giúp cho các cấp quản lý đạt tới sự sáng tạo, dự báo vấn đề nảy sinh vàgiải quyết các vấn đề
1.1.4 Nhà báo
Có nhiều quan niệm về nhà báo trong luận văn này, tác giả xin tríchdẫn một số khái niệm được sử dụng trong một số tài liệu khác nhau
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Nxb Từ điển
Bách khoa thì “Nhà báo là người chuyên làm nghề viết báo” [65, tr 55] Xét
về từ ngữ thì khái niệm này chưa đầy đủ, bởi trong thực tế, nhà báo không chỉ
có người viết báo mà còn có phóng viên ảnh, phóng viên quay phim, ngườisửa chữa tác phẩm Còn trong đời sống xã hội, đối với những người công tác
ở cơ quan báo chí thường được mọi người gọi là nhà báo Đứng ở góc độnghề nghiệp cách gọi này chưa chính xác, bởi trong cơ quan báo chí, có
Trang 24những người phụ trách ở những công việc khác nhau như: kỹ thuật, hànhchính, kế toán, nhà in những công việc như thế không thể gọi là nhà báo.Đúng nghĩa, nhà báo phải là những người làm công tác báo chí chuyên nghiệpnhư: Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký tòa soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổngbiên tập, các Trưởng ban nghiệp vụ báo chí Hiện nay, có nhiều loại hình báochí khác nhau Tương ứng với một loại hình thì tên gọi nhà báo cũng khácnhau Ví dụ ở báo in, phóng viên (phóng viên viết và phóng viên ảnh), cácthành viên trong Ban Biên tập, Thư ký tòa soạn được gọi là nhà báo Ở truyềnhình tên gọi nhà báo có rộng hơn, bao gồm phóng viên, quay phim, Biên tậpviên, đạo diễn, các thành viên trong ban biên tập, phát thanh viên Nhưng nóichung, những người góp phần tạo nên tác phẩm báo chí thì gọi là nhà báo.
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, tác giả Nguyễn Văn Dững viết: Nhà
báo là thuật ngữ với nhiều cách hiểu khác nhau, trong các từ điển cũng nhưtrong thực tiễn đời sống nghề nghiệp, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và vị trícông việc cụ thể Theo tác giả, nhà báo - journalist theo từ điển MerrianWebster’s Online Dictionary: thứ nhất, người tham gia vào hoạt động báo chí,đặc biệt là người viết hoặc biên tập viên của một loại hình báo chí: là ngườiquản lý một tờ báo, tạp chí ; thứ hai, là người làm nghề viết báo, thu thập,
xử lý và cung cấp thông tin về các sự kiện, các khuynh hướng, các vấn đề hiện tại Hoặc nhà báo là người viết hoặc biên tập tin tức cho một tờ báo hoặctạp chí, hoặc đài phát thanh, đài truyền hình; là người làm việc trong lĩnh vựcbáo chí, người quản lý một tờ báo, tạp chí
Trên bình diện tác nghiệp, nhà báo được hiểu là người tham gia vàoquá trình thu thập, xử lý và truyền tải thông tin cho công chúng xã hội
Như vậy, theo tác giả Nguyễn Văn Dững, nhà báo có thể được hiểu là
“người tham gia thực hiện một trong các loại hình lao động báo chí của quá trình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng xã hội; đó là lao động tổ chức - quản lý, lao động biên tập, lao động tác giả, lao động kỹ thuật
Trang 25- dịch vụ trong báo chí Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội trên bình diện pháp lý và đạo đức” [15, tr 299-
301]
Trong cuốn Lao động nhà báo - lý thuyết và kỹ năng cơ bản của tác giả
Lê Thị Nhã viết: “nhà báo là người viết báo chuyên nghiệp” [49, tr 11].
Theo định nghĩa pháp lý ở Pháp: Nhà báo chuyên nghiệp là người làmbáo thường xuyên, có ăn lương làm việc cho một hoặc nhiều tờ báo hay hãngthông tấn, có thu nhập chính từ nghề báo, được cấp thẻ nhà báo
Ở nước ta theo Luật Báo chí 2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam: “Nhà báo là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường chú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, nghiệp vụ báo chí và được cấp thẻ Nhà báo” [39, tr 3].
Cũng theo quy định, các nhà báo chuyên nghiệp tại Việt Nam có thờigian công tác ít nhất từ 3 năm chính thức trở lên tại một cơ quan báo chí (làmviệc theo biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) sẽ được Bộ Thông tin và Truyềnthông xem xét cấp thẻ Nhà báo Đây là loại thẻ hành nghề duy nhất trongnghề báo chí ở Việt Nam, có giá trị khi hoạt động nghiệp vụ Nhà báo cóquyền hoạt động báo chí hợp pháp trên lãnh thổ nước Việt Nam và được phápluật Việt Nam bảo vệ Vậy trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm nhàbáo theo Luật Báo chí 2016 hiện hành
Theo khái niệm trên, thì nhà báo ngoài yếu tố nghiệp vụ đòi hỏi phải cóbản lĩnh chính trị và đạo đức Cũng giống như những nghề nghiệp khác trong
xã hội, nhà báo phải có đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp của nhàbáo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ hành vi ứng xử của nhàbáo trong các mối quan hệ nghề nghiệp Bên cạnh những nguyên tắc, chuẩnmực đạo đức nghề báo chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì cónhững nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề báo riêng của từng quốc gia, từng
Trang 26cơ quan báo chí Ở Việt Nam, những người làm đều là công dân của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên đạo đức nhà báo không thể tách rờinhững chuẩn mực đạo đức của mỗi người Việt Nam Vì vậy, những phẩmchất như: yêu nước, thương dân, trung thành với chủ nghĩa xã hội, lòng nhânđạo, tính nhân văn phải trở thành nền tảng của đạo đức nhà báo Sở dĩ đạođức nhà báo được nhiều người quan tâm, dễ dàng lan tỏa trong dư luận xã hội,
vì đây là nghề mang tính xã hội cao, có sức ảnh hưởng lớn Mặt khác, sức ảnhhưởng của nghề báo đối với xã hội rất lớn nên hậu quả của việc nhà báo thiếuđạo đức cũng không nhỏ
Với nhà báo, những người luôn được coi là đại diện cho tiếng nói củanhân dân, thì đạo đức nghề nghiệp lại càng cần phải được đề cao Lương tâmnghề nghiệp, trách nhiệm với sự thật là điều đầu tiên phải nghĩ đến khi đứng
trước muôn vàn sự kiện, con chữ: “Nhà báo muốn đạt được thiên chức của mình, trước hết phải biết nói lên sự thật, dám nói sự thật để thực hiện cái quyền thứ tư của dân chúng đã trao cho và tín nhiệm Tờ báo, nếu nhà báo biết sử dụng nó đúng mức thì đó là một lợi khí cải tạo xã hội có sức mạnh vạn năng Người không biết dùng nó phải đường thì đó là một con dao nhọn đâm ngay chính mình nhất” [20, tr 9] Vì vậy, có thể nói nhà báo không chỉ là một
nghề mà còn là một xứ mệnh
1.1.5 Kỹ năng
Thuật ngữ “kỹ năng” được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngàynhư: kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng chuyênmôn, kỹ năng con người
Cho đến nay, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng, nhữngđịnh nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cánhân của người viết
Trang 27Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Nxb Từ điển bách khoa định nghĩa: “kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu được vào một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế” [65, tr 667].
Có thể kết luận: Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có, kết hợp với thao tác tư duy, năng lực, hành động của cá nhân trong những điều kiện tâm lý nhất định nhằm tạo
ra kết quả mong đợi.
Kỹ năng thường được chia làm hai loại cơ bản là kỹ năng mềm và kỹnăng cứng Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọngtrong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việctheo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sángtạo và đổi mới Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết
và thực hành có tính chất nghề nghiệp Kỹ năng cứng được cung cấp thôngqua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựngtuần tự Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm,bắt đầu từ những kiến thức - kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông và nhữngkiến thức kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông quagiảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống
Như vậy, kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện mộtcách thuần thục hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặckinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi Khi kỹ năng được lặp đi lặp lạiđến tiến độ thuần thục thì được gọi là chuyên nghiệp Tính chuyên nghiệpđược hiểu như một sự chuyên tâm vào công việc chuyên biệt nào đó, đầu tưcho nó, dành sức cho nó, hoạt động trong phạm vi đó cả chiều sâu lẫn chiềurộng Và như thế, những hoạt động mang tính chuyên nghiệp đều có thể đạtđược hiệu quả cao nhất trong công việc
Trang 28Song hành cùng với nền tảng kiến thức vững chắc về nghiệp vụ báo chí
và trong một tổng hệ thống các kỹ năng của nhà báo thì kỹ năng giao tiếpđược xem là kỹ năng nền tảng, là sợi dây chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tácnghiệp của nhà báo: từ kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc cơ sở lấy tư liệu, phỏng vấnđối tượng, kỹ năng xử lý tình huống đến hình thành ý tưởng đề tài và hoànthành tác phẩm báo chí để phản ánh tới công chúng Những kỹ năng này đểthể hiện nhận biết vấn đề, xử lý thông tin, cách sử dụng ngôn ngữ báo chí củatừng thể loại để diễn đạt ý tưởng, giúp cho người tiếp nhận thông tin hiểu rõ,nắm bắt được nhiều thông tin
1.2 Phương thức và kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin trong lĩnh vực quản lý xây dựng của nhà báo
1.2.1 Phương thức tiếp cận
Để tiếp cận và thu thập thông tin trong lĩnh vực quản lý xây dựng, nhàbáo có 2 phương thức cơ bản đó là phương thức tiếp cận trực tiếp và phươngthức tiếp cận gián tiếp Mỗi phương thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng của
nó, không nên tuyệt đối hóa một phương thức nào và ngược lại cũng khôngnên coi nhẹ hiệu quả phương thức nào Nhà báo phải có kỹ năng sử dụng haiphương thức này một cách linh hoạt để thu được hiệu quả tiếp nhận thông tintốt nhất
1.2.1.1 Phương thức tiếp cận trực tiếp
Phương thức tiếp cận trực tiếp là nhà báo tiếp xúc trực tiếp với các sựkiện, con người không qua khâu trung gian Thông qua việc trực tiếp tham dự
sự kiện, dự các cuộc họp báo, các hội nghị cung cấp thông tin cho báo chíđịnh kỳ và đột xuất bất thường, đặt lịch hẹn làm việc trực tiếp để trao đổi,phỏng vấn, làm việc trực tiếp với cơ sở nhà báo đã có thể tiếp cận trực tiếpvới thông tin từ chính quyền, qua đó khai thác thông tin cho các bài báo củamình
Trang 29Việc tiếp cận trực tiếp giúp nhà báo và đại diện các cơ quan chức năng
- mà cụ thể thông thường là người phát ngôn - có được sự tương tác, trao đổitrực tiếp, có cơ hội để làm rõ các vấn đề còn vướng mắc, những thông tin cònchưa rõ ràng Nhà báo có thể đặt câu hỏi và tiếp nhận câu trả lời trực tiếp vềvấn đề mà nhà báo đang quan tâm khai thác thông tin phục vụ cho tác phẩmbáo chí của mình, đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả
Bằng các kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn để khai thác thông tin, nhà báo
sẽ nhanh chóng và trực tiếp nắm bắt được thông tin của người được hỏi Bằngtrực giác và kỹ năng giao tiếp, nhà báo cũng có thể cảm nhận được thái độ,tình cảm của người phát ngôn hoặc cung cấp thông tin, từ đó có các phươngthức xử lý thông tin tiếp theo cho phù hợp
Với phương thức tiếp cận trực tiếp, nhà báo thường đạt được hiệu quảtiếp cận thông tin nhanh, được trao đổi để làm rõ các thông tin vướng mắchoặc liên quan để hiểu rõ, hiểu cụ thể về thông tin đó Tuy nhiên, trong một
số trường hợp, khi tiếp cận trực tiếp, trong khoảng thời gian hạn chế, nhà báokhông có đủ thời gian để khai thác hết thông tin, không kịp phát hiện ranhững vấn đề còn vướng mắc Hoặc tại thời điểm trả lời phỏng vấn, ngườicung cấp thông tin chưa nắm được hết các vấn đề liên quan đến câu hỏi củanhà báo nên thông tin cung cấp chưa đầy đủ
1.2.1.2 Phương thức tiếp cận gián tiếp
Phương thức tiếp cận gián tiếp là nhà báo tiếp xúc gián tiếp với nguồntin thông qua các phương tiện truyền tải thông tin khác như email, điện thoại,tin nhắn, các thông tin trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nắm giữ nguồnthông tin, các thông cáo báo chí hay thông tin dưới dạng văn bản gửi qua thưtín thông thường hoặc thư điện tử, các tài liệu có sẵn trên báo chí, trong thưviện
Theo điều 4 của Nghị định 09/2017/NĐ-CP đã quy định có 6 hình thức
phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí: “Đăng tải nội dung phát ngôn
Trang 30và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của cơ quan hành chính nhà nước; Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử; Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí”
[47, tr 1] thuộc về phương thức tiếp cận thông tin gián tiếp So với thông tinkhai thác được thông qua phương thức tiếp cận trực tiếp, thông tin tiếp cậnbằng phương thức gián tiếp thường ở định dạng văn bản mang văn phonghành chính nên khá rõ ràng, mạch lạc, thông tin mang tính chuyên sâu, cụ thể,
rõ ràng và đầy đủ Nhà báo có thể sử dụng ngay các nội dung được cung cấp
để đưa tác phẩm báo chí của mình vào mà không cần mất nhiều thời gian biêntập, gia công, chỉnh sửa Tuy nhiên, do thông tin đó là thông tin tĩnh, mộtchiều, không có sự tương tác nên thông tin tiếp cận ở dạng này thường ít sinhđộng, ít các thông tin liên quan, phân tích bình luận xung quanh vấn đề đó vàđặc biệt tác phẩm báo chí của nhà báo dễ bị trùng lặp ở các báo khác nhau do
là dạng thông tin gửi đồng loạt cho nhiều nhà báo, nhiều cơ quan báo chí
1.2.2 Kỹ năng tiếp cận thông tin trong lĩnh vực quản lý xây dựng của nhà báo
Khi tác nghiệp, nhà báo luôn luôn phải thận trọng, đối với nhà báotrong lĩnh vực quản lý xây dựng cũng vậy Ngoài những kỹ năng chuyên biệt,
kỹ năng giao tiếp với nguồn tin, giao tiếp với công chúng lại càng quan trọnghơn cả Nhà báo không chỉ trang bị cho mình những kỹ năng cứng mà cònphải có những kỹ năng mềm, đứng đầu vẫn là nền tảng tri thức Tiếp đó, nhàbáo không chỉ dừng ở việc thu thập thông tin và phản ánh dữ liệu, khi tácnghiệp về vấn đề trong lĩnh vực quản lý xây dựng, cần phải biết cách đọc vàphân tích báo cáo, phân tích dữ liệu từ con số Và để làm được điều đó đòi hỏimỗi nhà báo cần phải được trang bị những kỹ năng nhìn nhận và đánh giá cácvấn đề liên quan
Trang 31Nhìn chung để trở thành nhà báo chuyên nghiệp thì đòi hỏi mỗi nhà báocần phải biết đầu tư trí tuệ, công sức, khả năng và kỹ năng cho công việc viếtbáo của mình sao cho hiệu quả nhất Bên cạnh những “kỹ năng cứng” đượcđào tạo một cách cơ bản như: biết săn tin, làm việc với nguồn tin, phỏng vấn,viết tin bài, theo dõi tường thuật chuyên ngành Nhà báo còn cần phải cónhững “kỹ năng mềm” để có thể thực hành các kỹ thuật đa phương tiện trongbáo chí như: ghi âm, chụp ảnh, quay phim, xử lý ảnh, xử lý âm thanh, dựngphim Không dừng lại ở đó, khi cần thiết nhà báo còn có thể thực hiện cácnghiệp vụ biên tập viên như: biên tập nội dung, biên tập logic, biên tập bảnthảo, biên tập trình bày; hay có khả năng tổ chức sản xuất hoặc tham gia vàokhâu sản xuất các sản phẩm báo chí (sản phẩm báo chí đa phương tiện) theoyêu cầu Khả năng ứng xử một cách linh hoạt trong nhiều tình huống, kỹ nănglàm việc nhóm để đạt hiệu quả cao nhất.
Nghề báo được xem là một nghề của nhiều nghề nên khó có tiêu chínào, kỹ năng nào để vận dụng như một công thức bất di bất dịch Vì vậy, nhàbáo cần có sự linh hoạt mà chính tính linh hoạt vận dụng kỹ năng cũng là một
kỹ năng Nhà báo đôi khi cần có sự khôn khéo mềm mỏng như một nhà ngoạigiao, nhưng cũng có khi nhà báo cũng phải bụi bặm như một tay chơi cóhạng Có khi nhà báo cầu kỳ chỉn chu từng chi tiết nhỏ nhất, nhưng cũng cókhi phải chấp nhận những gì có thực trong điều kiện eo hẹp nào đó để mà tácnghiệp Nhà báo đôi khi cần phải có trái tim nóng, song nhiều khi cũng cần cócái đầu lạnh để nhận định vấn đề, tránh để tình cảm cá nhân làm ảnh hưởngđến công việc của mình, tất cả vì mục đích thông tin khách quan, trung thựcnhất
Các kỹ năng quan trọng, phổ biến trong hoạt động tiếp cận thu thậpthông tin của nhà báo là: kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản, kỹ năng quansát, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn Mỗi kỹ năng đều có thế mạnh vàhạn chế khác nhau Trong quá trình tiếp cận thu thập thông tin cho chủ đề bài
Trang 32viết của mình, nhà báo cần kết hợp và vận dụng các kỹ năng một cách linhhoạt, hợp lý để đảm bảo cho bài viết chính xác, khách quan và sinh động.
1.2.2.1 Kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, văn bản có nghĩa: “Là bản chép tay hoặc
in ấn với một nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài; là những chuỗi
ký hiệu ngôn ngữ hay loại ký hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn” [68, tr 1795].
Ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trongcác dạng cơ bản sau đây: Sách (sách văn học, lịch sử, văn hoá, ); báo (báo in,báo hình, báo nói, báo mạng ); Internet; băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh); cácvăn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đờithường…)
Văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quan trọng, phổbiến mà phóng viên hàng ngày thường khai thác và xử lý Văn bản quản lýhành chính nhà nước gồm các loại chủ yếu sau đây: văn bản quy phạm phápluật (văn bản luật, dưới luật của các cơ quan quản lý nhà nước); văn bản hànhchính (báo cáo, tổng kết, biên bản, hợp đồng, thông báo, giấy mời của cácđơn vị, cơ quan nhà nước)
Văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng tư Vănbản đời thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây: Thư từ, nhật ký, giấy viếttay, sổ sách, ghi chép cá nhân…
Theo tác giả Lê Thị Nhã: “Đối với phóng viên kỹ năng nghiên cứu văn bản là việc thu thập, phân tích, xem xét các thông tin trong văn bản để rút ra những thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động sáng tạo tác phẩm” [49, tr.
93]
Khi sử dụng kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản để thu thập thông tinkinh tế, nhà báo cần chú ý đến các yêu cầu như: Xác định giá trị pháp lý của
Trang 33văn bản (văn bản thuộc loại nào: luật, báo cáo, tổng kết, thư cá nhân ) Xácđịnh nguồn gốc, tác giả văn bản (của ai, của tổ chức nào, ở đâu ) Xác địnhxem văn bản đó có phải là bản gốc (bản chính) hay bản sao Phóng viên cầnphải xem xét văn bản với thói quen của nhà điều tra Nếu văn bản dùng làmcăn cứ, chứng cứ trong những sự việc quan trọng thì nhất thiết phải có hoặccần phải đối chiếu với văn bản gốc để đảm bảo tính chính xác cao Chú ý thờigian ra đời của văn bản.
Kiểm tra tính xác thực của một số tư liệu văn bản Phóng viên cần chúý: Phân biệt sự việc và ý kiến; tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản;xem xét bối cảnh tác động đến sự ra đời của văn bản Khi nghiên cứu một sốvăn bản, cần phát hiện ra các con số, các chi tiết quan trọng, nổi bật, có yếu tốtin tức Đó là những con số, chi tiết “biết nói”
Nên có thái độ nghi ngờ trong khai thác tư liệu văn bản Phóng viênkhông nên coi các bản thông cáo như là thứ thông tin vô hại có sẵn để sửdụng viết tin, bài Chuyện một số cơ quan, đơn vị “làm thì láo, báo cáo thìhay” cũng không phải là hiếm Thực tế đã có nhà báo bị “lừa” vì không chịuthẩm định thông tin trong thực tế mà chỉ dựa vào báo cáo của cơ sở Nên xemcác văn bản báo cáo, tổng kết là một phần tư liệu làm căn cứ, tham khảo, cònphóng viên phải kết hợp kiểm chứng, so sánh tư liệu văn bản với các nguồntin khác
Cẩn trọng với các tài liệu bí mật của Nhà nước - là những tài liệu,thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, anninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nướckhông công bố hoặc chưa công bố Tuỳ vào tính chất quan trọng của nội dungtin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nướcđược chia làm ba mức độ: Tuyệt mật, tối mật, mật Phóng viên không đượcphép tiết lộ, công bố những thông tin bí mật đó bởi nếu những tài liệu này bị
Trang 34tiết lộ sẽ gây nguy hại cho Nhà nước Nếu vi phạm, phóng viên sẽ bị xử lýtheo quy định của pháp luật.
Văn bản đời thường là loại văn bản thuộc sở hữu riêng của cá nhân.Cung cấp hay không cung cấp cho phóng viên là quyền của họ Trừ trườnghợp các văn bản đó có liên quan đến những hành động gây nguy hiểm cho xãhội cần có sự can thiệp của cơ quan luật pháp, còn lại phóng viên phải khích
lệ sự tự nguyện cung cấp của chủ nhân văn bản
Thông tin từ báo chí giúp phóng viên nắm tình hình thời sự một cáchnhanh chóng và chính xác Phóng viên có thể thường xuyên cập nhật đượcnhững tin tức nóng hổi, đáng tin cậy
Đối với tìm kiếm tư liệu văn bản trên internet: Internet là kho thông tin,
tư liệu khổng lồ Nó cho phép phóng viên khai thác thông tin, tư liệu thuộcnhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau Với những tiện ích lớn lao, nó đã trởthành một công cụ phổ biến, lý tưởng, hỗ trợ đắc lực cho phóng viên tronghoạt động thu thập tư liệu Tuy nhiên, khai thác thông tin trên internet cũng cóbất lợi như: quá nhiều các nguồn tin dẫn đến việc phân tán thông tin; nhiềuthông tin không rõ nguồn gốc, những thông tin có giá trị nhưng cũng có thểchỉ thu được những thông tin rác Vì vậy việc kiểm tra các nguồn tin nhiềukhi cũng rất khó khăn và tốn thời gian
Như vậy, nghiên cứu tài liệu văn bản là một trong các kỹ năng thu thậpthông tin quen thuộc của nhà báo khai thác thông tin trong lĩnh vực quản lýxây dựng Khi nghiên cứu tài liệu văn bản, nhà báo cần phải xác định đượcnguồn gốc, tính pháp lý, mốc thời gian của văn bản Đặc biệt nhà báo cần chú
ý đến các con số, chi tiết nổi bật có vấn đề trong văn bản
1.2.2.2 Kỹ năng quan sát
Là khả năng quan sát các hành động đang diễn ra tại hiện trường sựviệc, sự kiện để phát hiện và nắm bắt diễn biến của một sự việc, sự kiện, câu
Trang 35chuyện Kỹ năng quan sát của nhà báo không đơn thuần chỉ là nhìn thấy quátrình diễn biến sự kiện mà ở sự kiện đó nhà báo phải biết phát hiện đâu là vấn
đề, đâu là sự bất thường, đâu là sự khác biệt tóm lại, phải biết nhìn thấy
“vấn đề” trong sự kiện đó để khai thác chất liệu, tạo thành tác phẩm báo chíhấp dẫn, hay, đúng, trúng
Thông qua kỹ năng quan sát, nhà báo với con mắt nghiệp vụ tinh tường
sẽ phát hiện ra những vấn đề mang tính thời sự, mang tính định hướng để từ
đó nhà báo khai thác thành những vấn đề báo chí có giá trị thông tin mới,mang tính phát hiện cao, sáng tạo nên tác phẩm nổi bật bên cạnh những bàibáo đưa tin chung chung, thiếu tính phát hiện Theo tác giả Lê Thị Nhã trong
tác phẩm Lao động nhà báo “người có năng lực quan sát là người có khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng, cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có
vẻ là thứ yếu Quan sát phải trở thành thói quen nghề nghiệp của mỗi phóng viên Người ta dùng khái niệm nhà quan sát để chỉ nhà báo và cho rằng nghệ thuật làm báo trước hết là nghệ thuật nhìn thế giới” [49, tr 101 - 102].
Qua việc quan sát và mô tả lại quang cảnh, hiện trạng của những sựkiện, hiện tượng diễn ra trong thực tế, phóng viên đã cung cấp cho bạn đọcbức tranh hiện thực nóng hổi, sinh động Đặc biệt với phóng sự, thể loại cần
có sự chứng kiến ít nhiều của người viết thì các chi tiết quan sát quang cảnh,hiện trạng được sử dụng trong tác phẩm khá nhiều
Quan sát diện mạo và hoạt động của con người Mỗi tác phẩm báo chíđều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với số phận của những con người trong cuộcsống Họ thuộc đủ các lứa tuổi, thành phần khác nhau trong xã hội, từ nhữngngười có địa vị cho tới những người lao động bình thường, từ những ngườinổi tiếng cho tới những con người không ai biết đến
Dưới ngòi bút của phóng viên, hình ảnh của những con người với tưcách là nguồn tin, nhân chứng xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau
Trang 36Việc phác hoạ về vóc dáng, khuôn mặt, cử chỉ, hoạt động của con ngườimột cách phù hợp sẽ làm tăng sự chân thật, sinh động cho bài báo, phần nàothể hiện được năng lực thu thập và xử lý thông tin của người viết Nhà báogiỏi không nói cho chúng ta biết người đàn ông đó già mà chỉ cho chúng tathấy: ông ta tóc hoa râm, tay nhăn nheo và đi lề mề Hình ảnh khuôn mặt nhòenước mắt của đứa trẻ trước những quyển vở rách nát vì mưa bão; bộ mặt khắckhổ nhưng cương nghị, quyết đoán của người thương binh trước những thửthách trong cuộc sống cơm áo đời thường; khuôn mặt thẫn thờ, tuyệt vọng củamột bà mẹ đang trông chờ tin tức của đứa con bị bán qua biên giới Tất cảnhững hình ảnh đó qua nét phác khéo léo của phóng viên có sức lay độngngười đọc hơn là những câu chữ khô khan.
Quan sát là thao tác sử dụng thường xuyên của phóng viên trong hoạtđộng tác nghiệp Trong điều kiện có thể, tất cả những gì diễn ra trong thực tếđều được thu vào mắt của họ Tất nhiên, không phải tất cả những gì quan sátđược, phóng viên cũng đưa vào tác phẩm của mình Có khi sự quan sát đó chỉdùng để tìm hiểu, thẩm định thêm cho những thông tin, chi tiết nào đó màphóng viên sẽ viết trong bài báo Thường thì trong những tin, bài ngắn vớitính chất thông báo là chủ yếu ít đưa vào bài những chi tiết thu thập từ quansát Còn trong các phóng sự, tưởng thuật, ghi chép thì những chi tiết đó xuấthiện nhiều hơn Tuy nhiên, nếu phóng viên lạm dụng phương pháp quan sát,đưa vào tác phẩm của mình những chi tiết thiếu chọn lọc, kém ý nghĩa sẽ chỉlàm bài viết thêm rườm rà, loãng thông tin
Tóm lại, quan sát là một kỹ năng cần thiết để thu thập thông tin tronglĩnh vực quản lý xây dựng của nhà báo Khi sử dụng kỹ năng này, nhà báo cầnquan sát để tìm ra ý nghĩa của bối cảnh, xem phản ứng của nguồn tin để tìm racác chi tiết đặc sắc
1.2.2.3 Kỹ năng giao tiếp
Trang 37Trong cuốn Giáo trình tâm lý học báo chí tác giả Đỗ Thu Hằng cho rằng “mọi cuộc giao tiếp nghề nghiệp trực tiếp của nhà báo đều nằm trong hai nhóm mục đích: thu thập hoặc thẩm định thông tin báo chí và thiết lập các mối quan hệ cho giao tiếp nghề nghiệp” [27, tr.73].
Bàn về kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin của nhà báo trong cuốn
Giáo trình cơ sở báo chí tác giả Nguyễn Văn Hà khẳng định: “muốn xây dựng nguồn tin, nhà báo cần có kỹ năng giao tiếp tốt, biết ứng xử khéo léo, tạo được niềm tin cậy, sự cảm thông với người khác, nhất là anh ta phải thể hiện được tính chính trực của mình qua các bài viết” [23, tr.278].
Như vậy, có thể thấy rằng giao tiếp là kỹ năng nền tảng của nhà báo.Trong hoạt động báo chí, việc kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng và nghiệp
vụ báo chí là điều kiện để nhà báo đạt được hiệu quả trong công việc và thànhcông trong sự nghiệp Khả năng giao tiếp của nhà báo càng tốt thì thông tinthu nạp được càng nhiều, truyền tải đến công chúng càng hiệu quả Sự năngđộng, nhiệt tình và trách nhiệm của nhà báo trong việc giao tiếp với các thànhphần trong xã hội, nghiên cứu tìm tòi để sáng tạo ra tác phẩm báo chí mangdấu ấn nói riêng có tác động sâu sắc đến công chúng, xã hội có ý nghĩa quyếtđịnh đối với hiệu quả công việc
Kỹ năng giao tiếp của nhà báo thể hiện xuyên suốt trong các hoạt độngtác nghiệp từ việc tiếp xúc cơ sở lấy tư liệu, phỏng vấn đến hình thành ýtưởng đề tài, hoàn thành tác phẩm báo chí để xuất bản hoặc phát sóng; thôngqua đó thể hiện khả năng nhận biết vấn đề, xử lý thông tin, cách sử dụng ngônngữ báo chí của từng thể loại để diễn đạt ý tưởng, giúp cho người tiếp nhậnthông tin hiểu rõ, nắm bắt được nhiều thông tin
Trong một cuộc tiếp xúc cụ thể, kỹ năng giao tiếp tốt giúp nhà báo đưa
ra lời nói, biểu thị thái độ, thể hiện cử chỉ hợp lý Hơn thế, cử chỉ của nhà báo
có thể xác lập sự tin cậy, sự đồng cảm và khuyến khích câu trả lời Đôi khi,chỉ một ánh mắt của nhà báo, một cái nắm tay thấu hiểu, một lời nói đúng lúc
Trang 38mà nhân vật “cởi tấm lòng” Phong cách giao tiếp thể hiện tầm vóc văn hóacủa nhà báo Những hành vi ứng xử thể hiện sự tôn trọng, sự tin cậy, ý thứchợp tác lẫn nhau, tôn trọng nghề nghiệp và hình ảnh của bản thân mình luônhàm chứa những giá trị văn hóa không nhỏ và góp phần tạo dựng chân dungnhà báo như một nhà văn hóa Trong đó, cần phải nhắc tới vai trò của vốnsống và sự mẫn cảm của nhà báo trong việc nhận biết và quyết định phải làm
gì, ứng xử như thế nào, vào lúc nào
Trong quá trình thực hiện kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin tronglĩnh vực quản lý xây dựng từ các nguồn tin, nhà báo phải thể hiện tinh thần tựchủ, lối ứng xử khéo léo và chân thành Nhà báo phải biết kiềm chế nhu cầu
tự khẳng định trong giao tiếp, tránh ba hoa, khoe khoang
Nhà báo cần có tính chủ động khi giao tiếp Chủ động thiết lập cáccuộc giao tiếp, có khả năng định hướng, điều khiển các giao tiếp theo mụcđích thu thập thông tin Cùng với đó, nhà báo cũng phải linh hoạt và mềm dẻokhi giao tiếp
Cũng trong cuốn Giáo trình tâm lý học báo chí, tác giả Đỗ Thị Thu
Hằng đã đưa ra bốn giai đoạn trong thực hiện kỹ năng giao tiếp Đó là giaiđoạn thiết lập quan hệ, thực hiện các cuộc tiếp xúc, duy trì và củng cố mốiquan hệ, tạo chiều rộng và chiều sâu của mối quan hệ Ở mỗi giai đoạn trong
kỹ năng giao tiếp lại đòi hỏi nhà báo các kỹ năng nhất định Cụ thể:
Giai đoạn thiết lập mối quan hệ, nhà báo cần có kỹ năng xác địnhnguồn tin, phân tích mối quan hệ, phân tích bối; Kỹ năng làm quen, tìm ngườitrung gian, chọn trang phục, xác định phong cách giao tiếp; Kỹ năng lắngnghe, chia sẻ đồng cảm; Kỹ năng thu hút sự chú ý, quan tâm, thuyết phục, tạo
ấn tượng tốt; Và kỹ năng lấy các địa chỉ liên lạc như số điện thoại, email…
Giai đoạn tiếp xúc, nhà báo cần có kỹ năng trò chuyện, hành động vànắm bắt tâm lý của đối tượng; Kỹ năng nghe, ghi chép, ghi âm, phân tích,phán đoán; Kỹ năng khơi gợi hứng thú, kích thích nhu cầu chia sẻ chủ động
Trang 39dẫn dắt câu chuyện; Kỹ năng ứng phó với những tình huống tức thời, tổ chứccuộc nói chuyện, sự kiện.
Giai đoạn duy trì và củng cố mối quan hệ đòi hỏi nhà báo có kỹ năng
sử dụng các phương tiện/kênh truyền thông; Kỹ năng phân tích, xác định mốiquan hệ, trao đổi cách liên lạc với đối tượng; Kỹ năng thương lượng và xử lýkhủng hoảng
Giai đoạn tạo chiều rộng và sâu các mối quan hệ, nhà báo cần có kỹnăng phân tích và xác định đối tượng; Kỹ năng điều chỉnh khoảng cách; Kỹnăng làm việc nhóm; Kỹ năng tìm cầu nối trung gian và thiết lập, phát triểnmạng lưới; Kỹ năng đàm phán và thương lượng
Để duy trì được mối quan hệ với các nguồn tin thì nhà báo cần phải đưathông tin trung thực, đúng với tư tưởng của nguồn tin, không nên cắt xénthông tin làm sai lệch nội dung thông tin
Như vậy, giao tiếp là một trong các kỹ năng thu thập thông tin tronglĩnh vực quản lý xây dựng rất quan trọng đối với nhà báo Kỹ năng giao tiếpđòi hỏi nhà báo phải khiêm tốn, ứng xử khéo léo và cầu thị, chân thành đểmang lại kết quả tốt nhất là lấy được các thông tin trong lĩnh vực quản lý xâydựng cần thiết và độc quyền từ các nguồn tin Để duy trì quan hệ với cácnguồn tin nhằm thu thập thông tin trong lĩnh vực quản lý xây dựng thì nhàbáo cần thông tin trung thực và công bằng những thông tin mà nguồn tin đãcung cấp Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng giao tiếp với nghiệp vụbáo chí là điều kiện để nhà báo đạt được hiệu quả cao trong công việc vàthành công trong sự nghiệp Khả năng giao tiếp của nhà báo càng tốt thì thôngtin thu nạp được càng nhiều, truyền tải đến công chúng càng hiệu quả
1.2.2.4 Kỹ năng phỏng vấn
Phỏng vấn là kỹ năng cơ bản của nghề làm báo Nếu người viết báothiếu trau dồi, không rèn luyện kỹ năng phỏng vấn thường xuyên thì rất khó
Trang 40tìm được tư liệu quý và do đó tạo ra được rất ít tác phẩm báo chí chất lượngcao.
Phỏng vấn có hai mục đích Với mục đích khai thác tư liệu thì chưa biếtphải hỏi Nhưng với mục đích tạo ra một tác phẩm báo chí thuộc thể loạiphỏng vấn thì biết rồi mới hỏi Tách bạch ra như thế để nhấn mạnh thực chấtcủa phương pháp hành nghề Ngay khi khai thác tư liệu, trình độ của nhà báo,thái độ thuyết phục của nhà báo, nghệ thuật đặt câu hỏi của nhà báo cũng chokết quả rất khác nhau Còn khi sáng tạo thể loại phỏng vấn, nếu chưa nắmvững vấn đề và tình hình thực tế thì làm sao nhà báo có được câu hỏi hay đểlôi cuốn “đối phương” vào cuộc
Khi nhà báo có kỹ năng phỏng vấn tốt thì sẽ thu thập được nhiều thôngtin, trong đó có những thông tin bí mật mà có khi nhà báo khác không cóđược nếu kỹ năng phỏng vấn tồi Phỏng vấn để thu thập thông tin là cả một
nghệ thuật “Phỏng vấn là một cuộc trò chuyện mang tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học (…) Thông tin chính là vốn liếng của nhà báo Một số thông tin được thu thập từ các hồ sơ và số khác từ việc quan sát, nhưng hầu hết được thu thập từ những cuộc trò chuyện trực tiếp Vì lý do đó, mọi phóng viên đều phải nâng cao kỹ năng phỏng vấn của mình” [22, tr 66 - 67].
Tác giả Đinh Thuận trong cuốn Kỹ năng cho người làm báo, Nxb
Thông tấn ấn hành năm 2014 đã lược trích bài giảng tổng kết của giảng viênFabienne Gérault, Đại học Báo chí Lille của Pháp về các nguyên tắc cơ bảncủa kỹ năng phỏng vấn Theo đó, nhà báo muốn thực hiện cuộc phỏng vấnthành công để thu thập thông tin cần các bước sau: chuẩn bị cho cuộc phỏngvấn, làm chủ cuộc phỏng vấn và dẫn dắt câu chuyện
Bước chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn để thu thập thông tin, nhà báo cầnchọn đúng người để phỏng vấn cho phù hợp với chủ đề và tìm hiểu về ngườiđược phỏng vấn Liên hệ với người được phỏng vấn, trình bày chủ đề phỏngvấn đề có sự chuẩn bị trước Tìm hiểu để biết rõ những sự việc quan trọng,