1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác thi hành chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp tỉnh khánh hòa giai đoạn 2015 – 2021 các tồn tại, hạn chế và sử dụng bộ tiêu chí roccipi để xác định nguyên nhân

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 174,88 KB

Nội dung

Lê NaSinh viên thực hiện: Trần Quang ThịnhLớp: MPM Khánh Hòa MSSV: 522241160047 Trang 2 Công tác thi hành chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp tỉnh KhánhHòa giai đoạn 2015 – 20

lOMoARcPSD|9242611 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC  TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Na Sinh viên thực hiện: Trần Quang Thịnh Lớp: MPM Khánh Hòa MSSV: 522241160047 TP.HCM, ngày 07 tháng 10 năm 2022 lOMoARcPSD|9242611 2 Công tác thi hành chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 – 2021 các tồn tại, hạn chế và sử dụng bộ tiêu chí ROCCIPI để xác định nguyên nhân I, GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT Tỉnh Khánh Hòa có diện tích 5.197 km2, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, dân số của tỉnh là 1.240,4 nghìn người Năm 2020, quy mô GRDP tỉnh Khánh Hòa theo giá hiện hành là 80.138 tỷ đồng, theo giá so sánh là 46.948 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,8%/năm (riêng giai đoạn 2016-2019 đạt 7,8%/năm), Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Khánh Hòa đã có sự chuyến dịch trong thời kỳ 2011- 2020 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,7% trong cơ cấu kinh tế tỉnh năm 2020, giảm khoáng 4,8 % so với năm 2010 Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng gần 7 % trong cùng kỳ, từ 23,2% năm 2010 lên 30,1% năm 2020 Tỷ trọng khu vực dịch vụ năm 2019 là 52,3%, tăng so với mức 50,8% của năm 2010 Lực lượng lao động năm 2020 của tỉnh đạt 671,7 nghìn người Cơ cấu lao động xét theo khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2016-2020; cụ thế là lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 34,04% năm 2015 đà giảm xuống còn 22,4% ở năm 2020, lao động khu vực phi nông nghiệp chiếm 65,96% năm 2015 đã tăng lên 77,04% năm 2020 Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nói chung tại Khánh Hoà trong những năm qua liên tục được cải thiện Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 65,6% vào năm 2016 lên 80% vào năm 2020, trong đó đáng chú ý là tý lệ lao động đã qua GDNN tăng lên từ 50,1% vào năm 2016 lên 60% vào năm 2020 Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2010 là 13,9%, dến năm 2020, tỷ lệ này dã tăng lên 24,6% II, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 1, Công tác ban hành văn bản quy định hướng dẫn chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp Trong giai đoạn 2015-2021, tỉnh Khánh Hòa thực hiện ban hành đẩy đủ các văn băn hướng dần và triển khai các quy định về phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở lOMoARcPSD|9242611 3 địa phương, cụ thể như sau: - Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phố thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn Khánh Hòa (Quyết định số 2227/QĐ-UBND ngày 06/8/2018 của UBND tỉnh) - Đề án nâng cao chất lượng đào tạo của các trường trung cấp , trung tâm giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn tinh Khánh Hòa giai đoạn 2018-2020 (Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 07/6/2018 cùa UBND tỉnh) - Kế hoạch thực hiện đối mới hệ thống tô chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quá hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 04/5/2018 của UBND tinh) - Thực hiện 4 đợt báo cáo thực trạng và định hướng phát triển Hệ thống Giáo dục nghề nghiệp đế phục vụ công tác xây dựng quy hoạch 2, Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển GDNN và hệ thống thông tin dữ liệu về GDNN Nghị quyết Đại hội đại biếu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015 - 2020 với mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2020 đạt 80%, tỷ lệ lao động qua GDNN đạt 60% và nhiệm vụ; “Phát triển toàn diện quy mô giáo dục - đào tạo, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tinh, củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học” Trong giai đoạn 2016-2022 tỉnh Khánh Hòa đã ban hành đẩy đủ các nghị quyết, quyết định và các vãn bản hướng dẫn, triển khai các quy định về chính sách pháp luật về GDNN, bao gồm các văn bản về công tác tổ chức cơ quan chuyên môn để giúp Úy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GDNN trên địa bàn; công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển GDNN của tỉnh phù hợp với nhu cẩu nhân lực của địa phương; các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN ; quản lý cơ sở GDNN và quàn lý hành chính đối với các cơ sở GDNN; triển khai các chế độ, chính sách pháp luật về GDNN lOMoARcPSD|9242611 4 Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 vê Chương trình phát triển nhân lực tinh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020, trong đó phấn đấu đến năm 2020: Trong tổng số lao động được qua đào tạo, có khoảng 25-30% lao động có trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp; khoảng 45-50% lao động được dạy nghề ngắn hạn, phù hợp với nhu cầu nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triến các ngành, lình vực là thế mạnh của tỉnh; Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sứ dụng của các đon vị sàn xuất kinh doanh Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đáng khóa XII, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Chương trình hành động số 20- CTr/TU ngày 12/12/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quá hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có nội dung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Thực hiện các Công văn số 1317/LĐTBXH-TCDN ngày 22/4/2016; 4823/LĐTBXH-TCDN ngay 30/11/2016; 3487/LĐTBXH-TCGDNN ngày 23/8/2018 và 1077/LDTBXH-TCGDNN ngày 16/4/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc rà soát, sắp xếp cơ sở GDNN, Sở Lao động - Thương binh và Xà hội đã thực hiện đầy đủ bốn đợt báo cáo rà soát, đánh giá Ngày 12/5/2021, Sớ Lao dộng - Thương binh và Xã hội có công văn số 1043/SLĐTBXH-DN gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xà hội về việc báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2045 và 2050 Đối với hoạt động quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về GDNN, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện xây dựng phần mềm tích họp toàn bộ dữ liệu về GDNN trên địa bàn tỉnh, bao gồm các dữ liệu về tuyển sinh, đào tạo, chính sách người học, tổt nghiệp, tài chính đưa vào sử dụng từ năm 2019, tuy nhiên hiện nay trong công tác vận hành hệ thống, việc cập nhập dữ liệu của các cơ sở GDNN chưa đảm bảo theo thời gian quy định 3, Cơ cấu hệ thống và quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN lOMoARcPSD|9242611 5 Tống số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa tinh là 21 cơ sở, trong đó: có 04 trường cao đẳng (02 trường cao đắng công lập thuộc tỉnh; 01 trường thuộc Bộ Vãn hóa, Thê thao và Du lịch; 01 trường ngoài công lập); 11 trường trung cấp (08 trường công lập thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, 01 trường thuộc Bộ Quốc phòng và 02 trường ngoài công lập); 06 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (01 Trung tâm công lập thuộc Hội Nông dân tỉnh và 04 trung tâm tư thục) và 16 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (gồm các trường đại học tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp) Tổng quy mô tuyển sinh trung bình hàng năm của hệ thống GDNN là 37.735 người, trong đó: Đối với trình độ cao đẳng, mỗi năm quy mô tuyển sinh đào tạo là 4.665 người với 29 nghề đào tạo; Đổi với trình độ trung cấp, mỗi năm quy mô tuyển sinh đào tạo là 7.060 người với 33 nghê đào tạo; đối với trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, mỗi năm quy mô tuyển sinh dào tạo là 26.010 người UBND tỉnh ban hành Quyết định sổ 1210/QĐ-UBND ngày 04/5/2018 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 cúa Chính phủ và Chương trình hành động Số 20-CTr/TU ngày 12/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; trên lĩnh vực GDNN, từ năm 2017 đến năm 2019, đã hoàn thành công tác sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp cấp huyện vào Trường Trung cấp thành một cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tại 5 huyện Giảm 05 đơn vị sự nghiệp công lập so với đầu giai đoạn, tiếp tục thực hiện công tác sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp cấp huyện vào Trường Trung cấp tại 02 địa phương còn lại trong giai đoạn 2021-2025 Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa có 03 trường Cao đẳng và 08 trường trung cấp được phê duyệt ngành, nghề trọng điểm theo Quyết định số 1769/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/11/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với 11 nghề cấp độ quốc tế, 05 nghề cấp độ ASEAN, 18 nghề cấp độ quốc gia Có 01 trường Cao đẳng được đầu tư thành trường chất lượng cao theo Quyết định 761/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Hàng năm, các ngành nghề trọng điểm được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nhằm lOMoARcPSD|9242611 6 đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo Giai đoạn 2016-2020, các trường thuộc tỉnh đã tuyển sinh 11.122 học sinh, sinh viên theo học các ngành nghề trọng điểm 4, Đội ngũ nhà giáo , cán bộ quản lý Tổng số cán bộ quản lý, nhà giáo tại các cơ sở GDNN là 1.019 người, trong đó số lượng nhà giáo là 970 người (nhà giáo trực tiếp đứng lớp là 813 người, cán bộ quán lý tham gia giảng dạy là 156 người) bao gồm 12 tiến sĩ, 215 thạc sĩ, 558 đại học, 164 cao đắng vả 71 trình độ trung cấp Hầu hết nhà giáo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT- BLĐTBXH ngày 10/3/2017, Thông từ số 21/2020/TT-BLDTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 100% cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và được tham gia lớp bồi dường nghiệp vụ quàn lý cơ sở GDNN theo quy định của Luật GDNN 5, Cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo Các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh có 288 phòng học lý thuyết; 245 xưởng thực hành và phòng thí nghiệm; tổng diện tích đất sử dụng là 113 ha Năm 2018, khánh thành và đưa vào hoạt động cơ sở đào tạo của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang trên diện tích đất 7,4 ha; diện tích sàn xây dựng phục vụ công tác nghiệp vụ văn phòng: 1.456,3 m2, diện tích phục vụ cho học tập: 6.929,85 m2, diện tích xướng thực hành: 4.347 m , diện tích phục vụ ký túc xá 1.882,2 m2 Trong giai đoạn này tỉnh Khánh Hòa cùng đã thực hiện đầu tư xây dựng cơ sơ thực hành cua trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa Trong giai đoạn 2016-2020, có 02 trường cao đẳng và 06 trung câp thuộc tỉnh được giao kinh phí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ: hồ trợ đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo (cho các trường cao đẳng và trung cấp có nghề trọng điểm) với tống kinh phí: 97 tỷ đồng; kinh phí đầu tư chủ yếu tập trung cho Trường Cao đắng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang.Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo được đầu tư cơ bàn đáp ứng được yêu cầu đào tạo, để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, 08 trường trung cấp công lập đã dược Hội đồng nhân dân tinh, UBND tính phê duyệt dự án đầu tư sửa chữa và lOMoARcPSD|9242611 7 nâng cấp cơ sở vật chất trong giai đoạn 2021-2025, trong đó có 01 trường Trung cấp được xây mới với kinh phí 80 tỷ dồng III, NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI , XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN Chính sách và hoạt động giáo dục nghề nghiệp tỉnh Khánh Hòa tuân theo quy định của nhiều văn bản khác nhau, trong đó có hai mảng chính: (1) GDNN cho lao động nông thôn với trình độ sơ cấp, ngắn ngày và (2) đào tạo tại các cơ sở GDNN với các trình độ trung cấp và cao đẳng Chúng ta phân tích theo bộ tiêu chí ROCCIPI Quy tắc (Rules) Hệ thống các văn bản có số lượng lớn đem đến khả năng quy định được nhiều vấn đề chi tiết, cụ thể từ mục tiêu đến giải pháp thực hiện, phân bổ kinh phí…Tuy nhiên, mặt trái của nó là chồng chéo và cản trở hiệu lực của nhau Đối với GDNN cho lao động nông thôn, quyết định 971/2015/QĐ-TTg được ban hành để sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg (Đề án “GDNN cho lao động nông thôn đến năm 2020”) Đây là văn bản có vai trò quan trọng trong đổi mới công tác GDNN nhưng không xác định rõ cách thức đo lường hiệu quả công tác đào tạo, cách thức phân bổ nguồn kinh phí Thêm nữa, các chính sách của Nhà nước chủ trương cho người dân học nhiều nghề nhưng nhà nước chỉ hỗ trợ cho một nghề dẫn đến cơ hội tiếp cận của người dân trở nên hạn chế Điều 4, Quyết định 46/2016/QĐTTg phân ra 5 đối tượng với các mức độ hỗ trợ kinh phí khác nhau dẫn đến khó khăn trong áp dụng tại các địa phương vì không thể phân chia như vậy khi trong lớp có nhiều đối tượng Đối với đào tạo chuyên nghiệp, dù có chính sách hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số học nghề nhưng các điều kiện đi kèm phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo hay vùng đặc biệt khó khăn Quyết định 53/2015/QĐ-TTg xác định đối tượng hưởng chính sách nội trú chỉ là “người thiểu số hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật” thì không có nhiều sự khác biệt so với người Kinh “người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng dân tộc thiểu số…” Điều này dẫn đến nhiều thanh niên dân tộc thiểu số có nhu cầu học nghề bị hạn chế cơ hội tiếp cận và cũng không thực hiện được đúng chủ trương ưu tiên, hỗ trợ người dân tộc thiểu số học nghề trong hệ thống chính sách Thậm chí, nhiều học sinh học trung cấp năm đầu được hưởng chính sách nội trú nhưng năm sau gia đình không được vào hộ nghèo nên không được hưởng tiếp, ảnh hưởng đến việc học tập Thậm lOMoARcPSD|9242611 8 chí, mức hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số học trong các trường đào tạo công lập được áp dụng từ 2002 đến nay vẫn ở mức 140.000 đồng/tháng theo Thông tư liên tịch số 13/2002/TTLT –BGD&ĐT-BTC mà chưa có bất cứ sự điều chỉnh nào là một bất cập nhìn thấy rõ của hệ thống chính sách Cơ hội (Opportunity) Cơ hội ở đây là cơ hội vi phạm hay trục lợi chính sách Nó được thể hiện phần nào qua việc giám sát thực hiện và đánh giá chính sách GDNN thiếu cơ chế và hướng dẫn cụ thể, dẫn đến những sai phạm, hạn chế Về chất lượng đào tạo, các văn bản không quy định rõ ràng việc đánh giá công tác GDNN của các cơ sở đào tạo; kinh phí quản lý dành cho GDNN ít, chủ yếu chỉ dùng cho hoạt động tổng kết, báo cáo Các hoạt động kiểm tra mới dừng ở việc kiểm tra đối tượng, hồ sơ lớp học, chế độ thanh toán Đây là kẽ hở để các cơ sở đào tạo chạy theo số lượng để nhận được hỗ trợ của Nhà nước mà bỏ qua yếu tố chất lượng và hiệu quả Việc để các cơ sở tự đánh giá, báo cáo mà không có sự tham gia của bên thứ ba độc lập cũng tạo ra sự thiếu khách quan Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định rõ điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp từ cơ sở vật chất, số vốn điều lệ, số giáo viên cơ hữu…Tuy nhiên, nhiều cơ sở chưa đủ điều kiện cũng được cấp phép gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Đây không phải là vấn đề tại một địa phương mà xuất hiện trong phạm vi cả nước Thậm chí, việc đào tạo tại chỗ đối với các nghề cao đẳng để trục lợi chính sách cũng đã diễn ra Kết quả thanh tra năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chỉ ra sai phạm của trường cao đẳng cơ điện Tây Bắc khi đào tạo 2179 học sinh tại 14 địa điểm ngoài trường trái quy định do không được cấp phép Các sai phạm về tài chính, quản lý chất lượng cũng được phát hiện tại nhiều cơ sở đào tạo và nhiều địa phương với con số hàng trăm tỷ đồng Năng lực (Capacity) Năng lực thực thi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước và năng lực đào tạo của các cơ sở GDNN còn hạn chế dẫn đến hiệu quả chính sách không cao Số cán bộ của hệ thống GDNN thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội ở cấp tỉnh chỉ khoảng 5-7 người, trong đó có 3 – 5 cán bộ của Phòng Dạy nghề của Sở, 01 cán bộ ở cấp huyện, 01 cán bộ cấp xã do đó nhiều khâu quan trọng đã bị bỏ qua hoặc không được thực hiện nghiêm túc Đây là quy định chung của ngành lao động thương binh xã lOMoARcPSD|9242611 9 hội của cả nước Có đến 53.1% người dân được hỏi có nhu cầu được cán bộ hỗ trợ thụ hưởng chính sách về học phí học nghề, 41.1% mong muốn được cán bộ hỗ trợ vay vốn ưu đãi, 42.1% mong muốn được hỗ trợ tập huấn, chuyển giao kỹ thuật Điều này sẽ gây áp lực lên bộ phận phụ trách GDNN tại các địa phương Hệ thống các trường GDNN tuy đã phát triển nhưng còn hạn chế về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, danh mục nghề nghiệp đào tạo Danh mục các nghề chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, trình độ tập huấn chỉ dừng ở mức độ sơ cấp, trung cấp do đó kết quả GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn Truyền thông (Communication) Về mặt khách quan, người dân chưa có nhận thức đúng đắn về GDNN, xu hướng chủ yếu vẫn là lựa chọn việc học đại học Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp mang tính hình thức, một chiều nên chưa thể hiện rõ vai trò của GDNN, xu hướng của việc sử dụng lao động trong bối cảnh hiện tại và tương lai, chính vì thế, xã hội nhìn chung vẫn giữ những định kiến tiêu cực về GDNN Nguyên nhân là do thanh niên địa phương sau khi học xong trung học phổ thông đều tìm kiếm việc làm ngay nếu không đậu đại học, thậm chí mức lương tương đối cao chứ không lựa chọn học nghề Số học sinh trung cấp tuyển được tại các trường nghề cũng chủ yếu đến từ hỗ trợ của chính sách nội trú Điều này cho thấy dù các hoạt động truyền thông về vai trò của GDNN, phân luồng giáo dục chưa thực sự hiệu quả Thêm vào đó là ảnh hưởng bởi những chính sách không nhất quán trong việc thu hút, hỗ trợ thanh niên học nghề Nguyên nhân truyền thông kém có thể đến từ hạn chế kinh phí Lợi ích (Interest) Hệ thống các chính sách chưa tạo ra cơ chế lợi ích phù hợp để huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, đối tác xã hội trong GDNN cho thanh niên dù đây là lĩnh vực tạo ra ngoại tác tích cực cho xã hội Do tính chất công việc của doanh nghiệp trên địa bàn và các địa phương khác chủ yếu tuyển lao động phổ thông và đặc biệt theo Luật Lao động nếu tuyển lao động có đào tạo chứng chỉ sẽ phải trả lương cao hơn 7% so với mức lao động phổ thông (Nghị định 157/2018/NĐ-CP) nên doanh nghiệp ít phối hợp cùng các cơ sở GDNN trên địa bàn Tồn tại mâu thuẫn quyền lợi trong quản lý nhà nước, phân bổ tài chính GDNN giữa Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong GDNN cho lao động nông thôn Trước năm lOMoARcPSD|9242611 1 0 2016, theo Quyết định 971, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa có vai trò chủ đạo trong GDNN cho thanh niên dân tộc thiểu số Đến năm 2016, khi chương trình GDNN theo Đề án 1956 được ghép vào Chương trình Nông thôn mới, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giữ vai trò phân bổ ngân sách GDNN trong khi ngành lao động giữ vai trò chủ trì tổng hợp kế hoạch kế hoạch GDNN Điều đáng quan tâm là giữa hai ngành này không có cơ chế phối hợp tích cực, hiệu quả Không có mô hình chung trong việc phân bổ ngân sách, mỗi địa phương lại có cơ cấu phân bổ khác nhau và thay đổi theo từng năm Hòa Bình có tỷ lệ phân bổ ngân sách cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội giảm từ 24,3% xuống 17,6% từ 2014 đến 2016; huyện, thành phố giảm từ 63,1% xuống 37%; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng từ 12,6 lên 37,8% thì Quảng Trị lại tăng tỷ lệ phân bổ cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội từ 15% lên 54,3%; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn giảm từ 15% xuống 10,2%; huyện, thành phố giảm một nửa từ 70% xuống 35,5% Đây là một vấn đề phân mảng thể chế có tính nghiêm trọng Đối với GDNN tại các trường, do Quyết định 53/2015/QĐ-TTg chi trả trực tiếp cho đơn vị dạy nghề học phí và học bổng hỗ trợ cho học sinh diện nội trú nên các trường tăng cường tuyển sinh hệ 2 văn bằng đối với học sinh lớp 9 Điều này có thể dẫn đến các cơ sở vì lợi ích của mình mà không hướng nghiệp nghề nghiệp thực sự phù hợp với học sinh mà chỉ nhằm mục đích thu hút các nhiều người học vào trường Có thể thấy, dù chỉ trong phạm vi một địa phương nhưng vẫn tồn tại sự phân mảng thể chế do mâu thuẫn quyền lợi giữa ngành lao động và nông nghiệp; trong sự phân cấp giữa các trường GDNN trong nội bộ các trường đào tạo Quy trình (Process) Quy trình hỗ trợ GDNN còn phức tạp, có sự chồng chéo về quản lý nhà nước giữa các cấp, ngành Về GDNN cho lao động nông thôn, bước lập kế hoạch cho GDNN vẫn đi theo hướng từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội và các xã Phòng Lao động Thương binh và xã hội phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện lập kế hoạch Tuy nhiên, nhiều cơ sở khác do Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ quản lý cũng lập kế hoạch dạy nghề dẫn đến chồng chéo, lãng phí nguồn lực Đánh giá nhu cầu mang tính hình thức, chưa thực sự khảo sát người dân Bước lập kế hoạch trung hạn tồn tại nhiều điểm yếu do quan liêu: Năm 2015, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu các tỉnh lập kế hoạch đầu tư công trung hạn từ lOMoARcPSD|9242611 1 1 2016-2020 đối với lĩnh vực dạy nghề Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh lập kế hoạch GDNN nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 Kế hoạch trung hạn của GDNN mang tính khả thi không cao do nhu cầu của người dân thay đổi theo các biến động kinh tế, thị trường lao động Phân bổ ngân sách hàng năm chậm, gây khó khăn cho các cơ sở GDNN Trong thực tế tại tỉnh Khánh Hòa, ngân sách chỉ thực sự có từ tháng 6 dẫn đến các trung tâm giáo dục nghề nghiệp khó khăn trong việc sắp xếp các nghề phi nông nghiệp Còn các nghề nông nghiệp thì lại phụ thuộc vào việc ngành nông nghiệp có thuê hay giao đào tạo cho trung tâm hay không vì liên quan đến quyền lợi quản lý và thực hiện Đối với GDNN tại các cơ sở đào tạo, việc mở các ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội có liên quan đến nhiều vấn đề như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, giấy phép mở ngành Các vấn đề này liên quan đến trách nhiệm nhà nước của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, Sở Nội vụ, Sở Tài Chính nhưng giữa các bên có nhiều bất cập trong phối hợp dẫn đến khó khăn đẩy về cho cơ sở đào tạo Đây là những bất cập liên quan đến phân cấp, phân mảng thể chế do đó các chính sách khi thiết kế hay sửa đổi cần quy rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp Ý thức hệ (Ideology) Văn hóa của người dân tộc thiểu số tác động tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động và hiệu quả của GDNN Nhìn chung, thanh niên dân tộc thiểu số không muốn làm ăn xa, GDNN xong, nếu không vay vốn phát triển kinh tế, thanh niên lại về làm nông nghiệp Nhiều thanh niên đi làm xa được một thời gian cũng tìm cách trở về địa phương Nhiều người dân tộc thiểu số sợ vay vốn, chấp nhận làm thuê Hơn nữa, xu hướng chung là ưu tiên học đại học Số lượng các trường đại học nhiều, điểm đầu vào thấp, phân luồng chưa được chú trọng nên học sinh học hết Trung học phổ thông rất ít lựa chọn đi học nghề Số không đi học đại học lại lựa chọn đi lao động phổ thông tại địa phương và các tỉnh thành khác do mức thu nhập ban đầu tương đối cao, lợi ích ngắn hạn thấy rõ hơn khi đi học nghề Thêm vào đó là thói quen của người dân chỉ đi học khi được hỗ trợ kinh phí nên mục đích đi học nghề nhiều khi bị hạn chế IV, KẾT LUẬN Dựa vào khung phân tích ROCCIPI, có thể thấy hệ thống chính sách GDNN có những hạn chế sau đây: (1) hệ thống văn bản chồng chéo, nhiều chính sách thiếu tính thực Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com) lOMoARcPSD|9242611 1 2 tiễn; (2) thiếu cơ chế đánh giá, giám sát dẫn đến việc vi phạm và trục lợi các chính sách của Nhà nước; (3) năng lực thực thi của các bên liên quan còn hạn chế dẫn đến nhu cầu thực sự của người dân chưa được đáp ứng một cách hiệu quả; (4) hiệu quả truyền thông chưa tốt dẫn đến hiểu biết của xã hội, gia đình và thanh niên về GDNN, các chính sách trợ giúp còn thấp dẫn đến việc GDNN ít được lựa chọn; (5) tồn tại sự phân mảng thể chế, sự mâu thuẫn quyền lợi giữa các cơ quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDNN, tạo ra sự không nhất quán, kém hiệu quả của hoạt động GDNN; (6) quy trình chính sách có sự chồng chéo giữa các bên dẫn đến chậm trễ, lãng phí nguồn lực nhà nước và xã hội; (7) GDNN chưa được xã hội nhìn nhận đúng vai trò và tầm quan trọng nên học nghề ít được thanh niên dân tộc thiểu số lựa chọn Những hạn chế này làm giảm hiệu quả của hệ thống chính sách và ảnh hưởng đến quá trình thụ hưởng quyền và dịch vụ GDNN Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động GDNN cần giải quyết triệt để những hạn chế trên Do đó, cần chú ý vào những giải pháp sau: - Rà soát và thay đổi những chính sách bất hợp lý - Tăng cường các cơ chế giám sát hoạt động GDNN ở tất cả cấp độ - Xem xét lại việc đầu tư cho cơ sở dạy nghề cấp huyện, nên đầu tư cho cơ sở dạy nghề cấp tỉnh sẽ tránh được lãng phí của việc đầu tư dàn trải và nâng cao năng lực của các cơ sở GDNN - Huy động thêm sự tham gia của doanh nghiệp vào GDNN để có sự gắn kết giữa đào tạo và nhu cầu thị trường - Tăng cường truyền thông về GDNN gắn với phân luồng mạnh mẽ giáo dục phổ thông, tạo tính liên thông trong GDNN và giáo dục đại học để GDNN trở nên hấp dẫn hơn đối với thanh niên - Chuyển giao toàn bộ hoạt động GDNN cho ngành lao động thương binh và xã hội quản lý để tăng cường tính thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện chính sách Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com) lOMoARcPSD|9242611 1 3 Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com) lOMoARcPSD|9242611 1 4 Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w