hạm Hà MyMôn học: Lý Luận báo chí truyền thông Đề bài giữa kỳ: Bằng việc phân tích một trường hợp vi phạm pháp luật hoặc đạo đức của nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp.. Đối với Quy địn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-TIỂU LUẬN Môn: Lý luận báo chí truyền thông
Đề tài:
1 Bằng việc phân tích một trường hợp vi phạm pháp luật hoặc đạo đức của nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp Anh chị hãy phân tích các điều luật, nguyên tắc đạo đức mà nhà báo đã vi phạm
2 Chọn một tác phẩm báo chí bất kỳ và đánh giá chất lượng thông tin của tác phẩm đó.
Giảng viên: TS Phan Văn Kiền Sinh viên : Phạm Hà My
Lớp : Báo chí K65 MSV : 20034008
Hà Nội - Năm 2021
Trang 2hạm Hà My
Môn học: Lý Luận báo chí truyền thông
Đề bài giữa kỳ: Bằng việc phân tích một trường hợp vi phạm pháp luật hoặc đạo đức của nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp Anh chị hãy phân tích các điều luật, nguyên tắc đạo đức mà nhà báo đã vi phạm
Bài làm
BÀI BÁO GỬI KÈM
“Gây ra 12 vụ tống tiền doanh nghiệp, 4 phóng viên, cộng tác viên lĩnh án 105 tháng tù
Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến ngày 8/5/2021, 4 đối tượng là phóng viên, cộng tác viên của một số tạp chí đã cưỡng đoạt 269 triệu đồng của
12 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh và Nghệ An.
Ngày 24/3, TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên án đối với các đối tượng Đinh Bảo Trung (SN 1989), trú phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh), Nguyễn Quốc Khánh (SN 1984), trú phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh, Lê Đức Điệp (SN 1990), trú xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà và Phan Văn Minh (SN 1991), trú xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà tổng cộng 105 tháng tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”
Theo cáo trạng, Trung, Khánh, Điệp và Minh đều từng là phóng viên, cộng tác viên của một số báo, tạp chí nên có mối quan hệ quen biết với nhau Khoảng 14h ngày 5/5/2021, Trung cùng Điệp và Minh đến huyện Lộc Hà tìm kiếm các công trình đang thi công với mục đích chụp ảnh, quay video, viết bài đăng báo nhằm đe dọa, uy hiếp chiếm đoạt tiền của đơn vị thi công
Trang 3Đến khu vực chợ Mới ở thị trấn Lộc Hà, phát hiện công trình “Đường cứu hộ, cứu nạn cho người dân các xã ven biển huyện Lộc Hà” do Công ty CP Xây dựng Thăng Long, địa chỉ tại phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) thi công nhưng có dấu hiệu không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vật liệu không rõ nguồn gốc nên Trung dùng điện thoại chụp ảnh, quay video Sau đó, Trung điện thoại cho Khánh nói về công trình làm đường ở Lộc Hà có dấu hiệu vi phạm nên rủ Khánh cùng thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản Khánh đồng ý và đến công trường để chụp ảnh, quay video
Đinh Bảo Trung đã gửi hình ảnh đã chụp qua Zalo cho 2 Phó Giám đốc Công ty
CP Xây dựng Thăng Long, mục đích là để thông tin cho đơn vị này biết, lo sợ phải đưa tiền cho Trung và Khánh nhưng không đạt được mục đích Ngày 6/5, sau khi bài viết “Hà Tĩnh: Đường cứu hộ cứu nạn hơn 60 tỷ đồng sử dụng vật liệu kém chất lượng” được đăng trên tạp chí Thời trang vàng, Khánh đã chia sẻ lên facebook
cá nhân của mình nhằm tạo sức ép với Công ty Thăng Long
Khoảng 17h ngày 7/5, anh P.V.B, Phó giám đốc Công ty CP Xây dựng Thăng Long hẹn gặp Trung tại khách sạn Sailing trên địa bàn phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) Sau khi nghe Trung nói sẽ còn có các bài kỳ sau và một số tờ báo khác đã đến xin bài để đăng, anh B lo sợ ảnh hưởng đến uy tín của công ty nên đã nhờ Trung gỡ bài và tác động đến các tờ báo khác Trung đồng ý với yêu cầu anh B phải đưa 45 triệu đồng
Đến 19h ngày 8/5, ông P.Đ.T (SN 1955), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Xây dựng Thăng Long đến gặp Trung tại khách sạn Sailing và đưa 45 triệu đồng cho Trung thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt quả tang Mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt giữ, khởi tố thêm các đối tượng liên quan
Trang 4là Nguyễn Quốc Khánh, Lê Đức Điệp và Phan Văn Minh, đều là phóng viên, cộng tác viên của một số tờ báo, tạp chí…”
Trích bài đăng ngày 24/2/2022 trên Công an nhân dân online
https://cand.com.vn/Ban-tin-113/gay-ra-12-vu-tong-tien-doanh-nghiep-4-phong-vien-cong-tac-vien-linh-an-105-thang-tu-i648093/
Trang 5A ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Do đó, đạo đức nghề nghiệp báo chí cũng cần được đề cao và được khẳng định là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí Thậm chí trong nhiều trường hợp, đạo đức nghề nghiệp còn được nhấn mạnh hơn nghiệp vụ báo chí Bởi người làm báo có thể học tập, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ, nhưng đạo đức nghề nghiệp là yếu tố thuộc giá trị của con người, mà nổi lên là tinh thần trách nhiệm, thái độ trung thực, khách quan, nghiêm túc đối với mọi thông tin và trong công việc Vì thế, để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và bạn đọc, mọi nền báo chí luôn coi trọng, đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít những nhà báo, phóng viên tha hóa, biến chất, sẵn sàng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức người làm báo để tư lợi cá nhân Thông qua Đề tài: “Bằng việc phân tích một trường hợp vi phạm pháp luật hoặc đạo đức của nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp Anh chị hãy phân tích các điều luật, nguyên tắc đạo đức mà nhà báo đã vi phạm” Tôi mong muốn góp một phần nhỏ những tìm hiểu, phân tích của mình để làm rõ những vi phạm của 1 trường hợp có thật, qua đó là bài học kinh nghiệm cho những người theo đuổi nghề viết
Thời gian gần đây, chúng ta không khỏi giật mình trước khá nhiều vụ việc lợi dụng danh nghĩa nhà báo sách nhiễu, tống tiền doanh nghiệp, nhận hối lộ đã bị phát hiện, đưa ra ánh sáng Những đối tượng vi phạm bị bắt, bị khởi tố, thậm chí lĩnh án tù - cái giá họ phải trả cho hành vi vi phạm pháp luật Những vụ việc này một lần nữa làm xấu đi hình ảnh, gây ảnh hưởng đến những người làm báo cách mạng chân chính Và đó cũng là lời cảnh tỉnh cho những người làm báo đang có biểu hiện “tha hóa, biến chất”
Trang 6Đối với Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam: Trong bài báo “Gây ra 12 vụ tống tiền doanh nghiệp, 4 phóng viên, cộng tác viên lĩnh án 105 tháng tù” những người như Trung và đồng phạm đã lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi hoạt động báo chí, như một số nhà báo cố tình vi phạm tính chân thực, khách quan để thực hiện hành vi trục lợi trái pháp luật Đó là những hành vi lợi dụng danh nhà báo để tống tiền các doanh nghiệp, đe dọa các cá nhân có vị trí công tác có những việc làm không minh bạch… Cụ thể, hành vi tống tiền của bị cáo Trung cùng các đồng phạm đã vi phạm Điều 2 và Điều 3 trong Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam ban hành ngày 1/1/2017
Đối với Luật Báo chí, Bên cạnh sai trái từ phóng viên, người lãnh đạo trực tiếp, cơ quan chủ quản nơi bị cáo Trung làm việc cũng biểu hiện sự lơ là trong quản lý Việc bài viết một chiều của Trung về “Hà Tĩnh: Đường cứu hộ cứu nạn hơn 60 tỷ đồng sử dụng vật liệu kém chất lượng” được đăng trên tạp chí Thời trang vàng ngoài việc chưa kiểm chứng thông tin còn thể hiện Tạp chí Thời trang vàng hoạt động không đúng với tôn chỉ, mục đích, đã vi phạm điểm b, khoản 2, Điều 4, Luật Báo chí 2016 Nếu lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí nêu cao trách nhiệm trong tổ chức, quản lý để bảo đảm tờ báo, trang tin hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm trước sai phạm, thì chắc chắn vấn nạn “dọa nạt, tống tiền”
sẽ giảm bớt phần nào
Đối với Luật Hình sư, việc “bị cáo Trung yêu cầu anh B phải đưa 45 triệu đồng” là Hành vi cưỡng đoạt tài sản, quy định tại khoản 2, Điều 170, Bộ luật Hình
sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Những đối tượng vi phạm bị bắt, khởi tố, lãnh án tù – đây là cái giá họ phải trả cho hành vi vi phạm pháp luật Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho những người làm báo đang có biểu hiện “tha hóa, biến chất” Vụ việc này đã làm xấu đi hình ảnh, gây ảnh hưởng đến những người làm báo cách mạng chân chính
Trang 7C KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng hiện đại thì cách thức làm báo, sự cạnh tranh thông tin báo chí càng quyết liệt hơn Trong đời sống báo chí sôi động như hiện nay, có không ít nhà báo dũng cảm, giới thiệu những gương mặt điển hình, những người tốt, việc tốt hay điều tra, đi tới tận cùng sự thật, góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ lẽ phải cũng như góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân Tuy nhiên vẫn còn một vài trường hợp ngoại lệ sẵn sàng vi phạm luật pháp, luật báo chí, đạo đức người làm báo… để tư lợi cá nhân
Trang 8Đề bài cuối kỳ: Chọn một tác phẩm báo chí bất kỳ và đánh giá chất lượng thông tin của tác phẩm đó.
Bài làm
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể, nhiều người từng cho rằng, công việc của nhà báo là kể lại những gì anh ta/
cô ta được nghe, được thấy - điều mà độc giả “cũ” - thời kỳ internet chưa xuất hiện, không có nhiều cơ hội trải nghiệm Và khi những tiếng nói được kể lại trên các tờ báo là tiếng nói chung của các tầng lớp nhân dân, báo chí trở thành “tấm gương” chân thực của xã hội Nhờ vậy, báo chí được gọi là “quyền lực thứ tư”, đứng sau quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới trong thời đại internet, đặc biệt là mạng xã hội, đã tạo ra một không gian mới cho những câu chuyện hoàn toàn tự do, độc lập… đã khiến báo chí không còn là kênh truyền tải thông tin “độc quyền” Những gì độc giả chỉ tìm thấy ở các tờ báo in trước đây thì giờ không thiếu trên mạng xã hội
Đâu sẽ là giá trị đích thực của báo chí trong thời đại mới? Điều gì sẽ giúp báo chí giữ được vị thế của mình trong khi có quá nhiều sự cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ mạng xã hội trên internet? Cạnh tranh về tốc độ và sự đa dạng liệu các chiến thắng được các đối thủ “sừng sỏ” kia không? Hay là những thông tin hệ thống, đầy
đủ và chính xác mới là cái độc giả có thể tìm thấy và tin ở báo chí chính thống? Thông qua bài Tiểu luận cuối kỳ: Chọn một tác phẩm báo chí bất kỳ và đánh giá chất lượng thông tin của tác phẩm đó Tôi mong muốn góp một phần nhỏ những hiểu biết của mình vào việc nâng cao chất lượng, vị thế của báo chí, của người làm báo
Trang 9A GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Khái niệm tác phẩm báo chí
- Căn cứ theo Điều 3 Luật Báo chí 2016, tác phẩm báo chí là đơn vị cấu thành nhỏ nhất của sản phẩm báo chí, có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, gồm tin, bài được thể hiện bằng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh
- Ngoài ra, tác phẩm báo chí còn được hiểu là thuật ngữ dùng để chỉ một sản phẩm
tư duy của nhà báo, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng nghiên cứu và phản ánh, có hình thức tương ứng với nội dung thông tin Thuật ngữ tác phẩm báo chí còn sử dụng để chỉ hình thức thể loại tác phẩm báo chí được định danh cụ thể như: tin, tường thuật, phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, điều tra, bình luận xã luận, chuyên luận…
- Tác phẩm báo chí là bộ phận cấu thành một sản phẩm báo chí, nó có giá trị tạo lập dư luận xã hội, làm thay đổi nhận thức và hành vi của người tiếp nhận thông tin Tác phẩm báo chí được pháp luật bảo hộ quyền tác giả và được trả tiền
2 Khái niệm thông tin
- Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh
- Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh…hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người,
- Trong lĩnh vực viễn thông, thông tin là toàn bộ hoạt động nhằm mục đích vận chuyển, đảm bảo tính chính xác của các thông điệp
Trang 10- Trong lĩnh vực báo chí, thông tin được dùng để nói đến chất liệu ngôn ngữ sống,
sự miêu tả câu chuyện, bằng chúng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố của thực tại
- Thông tin báo chí là dạng thông tin xã hội đặc thù, mang tính thời sự, phổ cập và rất quan trọng về phương diện chính trị - xã hội Để xã hội loài người tồn tại và phát triển, con người cần nhiều loại hoạt động như sản xuất của cải vật chất để duy trì sự sống, sáng tạo nghệ thuật để thỏa mãn tinh thần Một phần của sự hoạt động
đó là hoạt động báo chí nhằm cung cấp cho công chúng những thông tin, tức là thông báo cho công chúng biết mọi sự kiện, hiện tượng diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội “Nhưng thông tin báo chí là những thông tin chính trị - xã hội Nghĩa
là thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng những giá trị xã hội hay chính trị
3 Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin trong báo chí
- Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của báo chí Báo chí không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp tri thức, là một trong những công cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước mà còn là nơi để phản hồi những thông tin từ nhân dân đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hóa trong đời sống xã hội Báo chí thực sự là công cụ cung cấp tri thức, dự báo sự phát triển, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên nhu cầu thông tin của nhân dân đòi hỏi ngày càng cao hơn, chất lượng thông tin thể hiện qua: Tính thời sự, tính chính xác, tính hấp dẫn
3.1 Tính thời sự
Đặc điểm quan trọng của báo chí là tính thời sự Báo chí luôn luôn phản ánh những vấn đề hiện tại mang tính bức thiết nhất Nếu đề cập những vấn đề của quá khứ hay tương lai thì bài báo đó cũng muốn hướng người đọc đi vào giải quyết những vấn
Trang 11đề hiện tại đang được đặt ra một cách khách quan Thông tin nóng hổi, chính xác
về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,… và được cập nhật liên tục Trong bài báo “Lời man trá trong các rừng nghiến khổng lồ” tính thời sự đã được thể hiện rất
rõ, đó là hướng người đọc đi vào vấn đề nạn phá rừng hoành hành hàng ngày, hàng giờ nơi Na Hang – Tuyên Quang, Hà Giang… Đề tài về phá rừng không mới nhưng sự nóng hổi của tin tức trong bối cảnh miền Trung chìm trong mưa lũ đã khiến rất đông bạn đọc quan tâm Đồng thời sự chính xác về địa điểm, chân dung các nhân vật kiểm lâm hay những tay buôn gỗ khét tiếng lộ ra trong bài báo đã khiến tính thời sự được đẩy cao
3.2 Tính chính xác
Tính chính xác chắc hẳn là tiêu chuẩn hàng đầu đối với một người làm báo việc đưa tin Có vẻ rất dễ khi nói điều này, nhưng ngay cả với một nhà báo kinh nghiệm, để đảm bảo chính xác, họ thường xuyên phải thận trọng và kiểm chứng tất
cả các yếu tố từ tên nhân vật trong phóng sự, chức danh, đến việc kiểm tra thông tin, con số Kiểm chứng thông tin, kiểm tra lại nguồn tin là thao tác cần thiết để đảm bảo những gì phóng viên thu nhận được là chính xác Trong bài báo “Lời man trá trong các rừng nghiến khổng lồ” ngay cả một nhà báo điều tra kỳ cựu cũng bị nhóm lâm tặc âm mưu lợi dụng để “chơi xấu” kiểm lâm Nhưng với những kinh nghiệm đúc rút được, nhóm PV đã phát hiện hành vi và quyết định vẫn đi theo anh
ta để đến được khu vực rừng bị tàn phá nhất Người phóng viên điều tra phải xác minh thông tin, nằm gai nếm mật, xây dựng niềm tin với người dẫn đường để họ cho thông tin và người làm báo trực tiếp chứng kiến sự hoang tàn của rừng nghiến, đối lập hoàn toàn với cái đa dạng, phong phú của cơ sở sản xuất gỗ ngay gần cánh rừng nghiến mới có thể truyền tải một bài viết đầy cảm xúc, khiến người đọc cảm thấy sự chua xót, bất lực, phẫn nộ khi thiên nhiên “đổ máu”