1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bằng kiến thức đã học hãy phân tích rõ vì sao phải kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng an ninh để kết hợp giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng an ninh

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước.+ An ninh là trạng thái ổn định an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm

Trang 1

BỘ MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

HỌC PHẦN 1: ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀAN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề Tài 4:

Bằng kiến thức đã học hãy phân tích rõ vì sao phải kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường Quốc phòng an ninh Để kết hợp giữa phát triển kinh tế với tăng cường Quốc phòng an ninh Đảng ta đã và đang có những giải pháp nào? Liên hệ trách nhiệm cá nhân.

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện Mã sinh viên :

Hà nội, ngày 25 tháng 03 năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

BỘ MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Trang 3

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 4Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở Việt Nam 4

1 Một số khái niệm 42 Cơ sở lý luận của sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở Việt Nam 4

Trang 4

A.LỜI MỞ ĐẦU

Trong xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, việc kết hợp chặt chẽ yếu tố dựng nước và giữ nước luôn là ưu tiên hàng đầu trong đường lối chỉ đạo của nhà nước ta nói chung và Đảng Cộng Sản nói riêng Mối liên kết khăng khít này đã giúp nâng cao sức mạnh quốc phòng của đất nước trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam Trong xu hướng toàn cầu hóa và các quốc gia, lãnh thổ lớn nhỏ trên toàn thế giới đang có sự chuyển đổi cấu trúc, với vai trò là một nước đang phát triển, đang thực hiện hết mình quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cần có những bước đi vững chắc trong công cuộc chuyển đổi cấu trúc và phát triển kinh tế Tuy nhiên, trong thời đại kinh tếmở với vô vàn những cơ hội, Việt Nam ta cũng phải đối mặt với những thách thức, nguy cơ tiềm tàng đến từ những thế lực thù địch đến từ trong và ngoài nước nhằm phá hoại côngcuộc cách mạng hóa của đất nước Và vì vậy, việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng an ninh, ngoại giao là một đường lối cơ bản và mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước

Hiện nay, khả năng duy trì hoà bình, ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế Nhưng vẫn phải đề cao cảnh giác, luôn luôn kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh để chủ động đối phó với thế lực thù địch trong mọi tình huống Kinh tế xã hội phát triển, quốcphòng vững mạnh sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước.

Chính vì muốn hiểu thêm về sự kết hợp này, em đã chọn đề tài "Bằng kiến thức đã học hãy phân tích rõ vì sao phải kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường Quốc phòng an ninh Để kết hợp giữa phát triển kinh tế với tăng cường Quốc phòng an ninh Đảng ta đã và đang có những giải pháp nào?" để thực hiện bài tiểu luận của mình Nội dung chính của bài tiểu luận gồm có 3 phần sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở Việt Nam.

- Nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam hiện nay.

- Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường củng cố QP-AN ở Việt Nam hiện nay.

Do kiến thức còn hạn hẹp và sự tìm tòi chưa thật kỹ nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô thông cảm và sửa đổi cho em có một bài tiểu luận hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn cô đã tạo cơ hội cho em nghiên cứu và tậntình giúp em hoàn thành đề tài này.

Trang 5

B.NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHÁTTRIỂN KINH TẾ VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở

VIỆT NAM.1 Một số khái niệm

+ Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên, gắn liền với sự tồn tại của

xã hội loài người Đó là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người

+ Quốc phòng là công việc giữ nước của một quốc gia, bao gồm tổng thể các hoạt

động đối nội và đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước.

+ An ninh là trạng thái ổn định an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm để đe doạ sự

tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của toàn xã hội.

+ Kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường, củng cố QP - AN là hoạt động tích

cực, chủ động của Nhà nước và Nhân Dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động KT - XH,QP – AN dưới sự lãnh đạo của Đảng trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nướccũng như ở từng địa phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXHvà bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

2 Cơ sở lý luận của sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở Việt Nam.

Kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau

- Kinh tế là yếu tố quyết định QP - AN:

 Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời và sức mạnh của quốc phòng an ninh  Bản chất chế độ KT - XH quyết định đến bản chất của QP - AN Bản chất của chế độ kinh tế, xã hội nào thì quyết định đến bản chất của quốc phòng an ninh chế độ đó.

 Kinh tế quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực cho hoạt động QP - AN

 Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho QP - AN, qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của LLVT; quyết định đến đường lối chiến lược QP - AN

Tóm lại, kết hợp phát triển KTXH với tăng cường QPAN là một tất yếu khách quan, mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung, phương thức riêng nhưng lại có sự thống nhất ở mục

Trang 6

đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại Tuy nhiên mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung, phương thức riêng nên việc kết hợp phải hợp lý cân đối, hài hòa.

- QP - AN không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở lại với KT - XH trên cả góc độ tích cực và tiêu cực:

 Tích cực: QP - AN vững mạnh sẽ tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH Ở mức độ nhất định cũng có tác dụng kích thích kinh tế phát triển

 Tiêu cực: Hoạt động QP - AN tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội Như V.I Lênin đánh giá, là tiêu dùng "mất đi", không quay vào tái sản xuất xã hội Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế Hoạt động QP - AN còn có thể dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế,nhất là khi chiến tranh xảy ra

=>Từ sự phân tích trên đây cho thấy, kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường, củngcố QP - AN là một tất yếu khách quan Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ mỗi lĩnh vực có quy luật phát triển đặc thù, do đó, việc kết hợp phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lí, cân đối và hài hoà.

3 Cơ sở thực tiễn.

Nhìn vào tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy, dù là nước lớn hay nước nhỏ; kinh tế phát triển hay chưa phát triển; dù chế độ chính trị như thế nào thì mỗi quốc gia cũng đều chăm lo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố QP - AN, kể cả những nước mà hàng trăm năm nay chưa có chiến tranh.

- Ở Việt Nam, sự kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường, củng cố QP - AN đã cólịch sử lâu dài Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta:

+ Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng, đề ra kế sách giữ nước với tư tưởng: "nước lấy dân làm gốc", "dân giàu, nước mạnh", đồng thời chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để "yên dân" mà "vẹn đất để vừa phát triển KT, vừa tăng cường sức mạnh QP bảo vệ Tổ quốc

+ Trong xây dựng, phát triển KT, đã sử dụng nhiều chính sách như khai hoang lập ấp ở những nơi xung yếu; phát triển nghề thủ công để sản xuất các vũ khí, phương tiện phục vụ cho toàn dân đánh giặc; chăm lo mở mang đường sá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đê điều để vừa phát triển KT, vừa tạo thế trận đánh giặc, cơ động lực lượng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

- Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, đã thực hiện sự kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường, củng cố QP - AN một cách nhất quán bằng những chủ trương sáng tạo, phù hợp với từng thời kì của cách mạng:

Trang 7

+Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954): Đảng ta đề ra chủ trương "Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", "Vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm"; vừa thực hiện phát triển KT vừa tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp

+ Thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), kết hợp phát triển KT vớităng cường, củng cố QP - AN đã được Đảng ta chỉ đạo thực hiện ở mỗi miền với nội dung và hình thức thích hợp:

* Miền Bắc:bảo vệ chế độ XHCN và xây dựng hậu phương cho miền Nam đánh giặc.* Miền Nam: Đảng chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với củng cố mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền Nam vững mạnh là một điều kiện cơ bản bảo đảm cho cách mạng nước ta đi đến thắng lợi.

+ Thời kì cả nước độc lập, thống nhất và đi lên CNXH (từ 1975 đến nay):sự kết hợpnày được Đảng ta khẳng định là một nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và bảovệ Tổ quốc và được triển khai trên quy mô rộng lớn, toàn diện hơn

Tóm lại: Nhờ chính sách nhất quán về thực hiện kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường, củng cố QP - AN chúng ta đã phát huy được mọi tiềm năng cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong thời bình, cùng với phát triển kinh tế là chăm lo củng cố tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng Nhờ vậy, khi đất nước bị xâm lược chúng ta đã tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù Do vậy đã góp phần giữ gìn và phát triển đất nước cho đến ngày nay.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KT - XH VỚI TĂNG CƯỜNG,CỦNG CỐ QUỐC QP - AN

1 Nội dung của kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an

1.1 Kết hợp trong xác định xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh theo 3 phương châm:

 Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội

 Thực hiện đường lối đối ngoại nhằm giải quyết hài hoà hai nhiệm vụ chiến lược xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

 Phát triển kinh tế được thể hiện ngay trong việc hoạch đinh mục tiêu phát triển quốc gia, trong huy động nguồn lực.

1.2 Kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường, củng cố QP - AN trong phát triển các vùng lãnh thổ

 Xây dựng các khu vực phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu liên hoàn, chiến đấu trên địa bàn xã, huyện, tỉnh

Trang 8

 Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với xây dựng các công trình quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường

 Kết hợp xây dựng các cơ sở, kinh tế vững mạnh toàn diện, rộng khắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kĩ thuật và hậu phương

1.3 Kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường, củng cố QP - AN trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu.

Kết hợp phát triển kinh tế với QPAN trong công nghiệp:

 Tập trung đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp, điện tử kĩ thuật cao, luyện kim, hoá chất, đóng tàu

 Mở rộng liên doanh, liên kết giữa ngành công nghiệp nước ta (bao gồm cả công nghiệp quốc phòng) với công nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới; ưu tiên những ngành, lĩnh vực có tính lưỡng dụng cao.

 Thực hiện chuyển giao công nghệ hai chiều, từ công nghiệp quốc phòng vào công nghiệp dân dụng và ngược lại.

 Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc gia phục vụ thời chiến; thực hiện dự trữ chiến lược các nguyên, nhiên, vật liệu quý hiếm cho sản xuất quân sự.

Kết hợp trong nông, lâm, ngư nghiệp

 Kết hợp phải nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất, rừng, biển, đảo và lực lượng lao động để phát triển đa dạng các ngành trong nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và có lượng dự trữ dồi dào về mọi mặt cho QP – AN

 Phải kết hợp gắn việc động viên đưa dân ra lập nghiệp ở các đảo để xây dựng các làng, xã, huyện đảo vững mạnh với chú trọng đầu tư xây dựng phát triển các hợp tác xã, các đội tàu thuyền đánh cá xa bờ, xây dựng lực lượng tự vệ, lực lượng dân quân biển, đảo; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển để bảo vệ biển, đảo.

 Phải đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh định cư, xây dựng các cơ sở chính trị vững chắc ở các vùng rừng núi biên giới nước ta, đặc biệt là ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

1.4 Kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

Tổ chức biên chế và bố trí LLVT phải phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ đất nước.

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật trong huấn luyện, chiến đấu và SSCĐ của LLVT.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của quân đội, công an cho phát triển KT - XH Xây dựng, phát triển các khu KTQP trên các địa bàn miền núi biên giới, giúp đỡ

Trang 9

nhân dân địa phương ổn định sản xuất, đời sống, phát triển KT - XH, củng cố QP - AN trên địa bàn

Phát huy tốt vai trò tham mưu của các cơ quan quân sự, công an các cấp trong việc thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư có vốn nước ngoài.

1.5 Kết hợp trong hoạt động đối ngoại.

+ Lựa chọn đối tác Phải lựa chọn được đối tác có ưu thế chế ngự cạnh tranh với các

thế lực mạnh bên ngoài, làm hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch.

+ Kết hợp trong việc phân bổ đầu tư vào ngành nào, địa bàn nào có lợi cho phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh của quốc gia

+ Kết hợp trong xây dựng và quản lí các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế liên doanh, liên kết đầu tư với nước ngoài, bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước, chú trọng xây dựng các đoàn hội, lực lượng tự vệ trên cơ sở Nhà nước có luật pháp quy định rõ ràng

+ Phát huy vai trò của cán bộ, nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài trong việc quảng bá sản phẩm hàng hoá, truyền thống Việt Nam; đồng thời nắm vững đường lối đối ngoại, đường lối quân sự của nước ngoài cung cấp tình hình giúp Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách đối ngoại đúng đắn.

2 Ý nghĩa của việc kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với không ngừng tăng cường

quốc phòng an ninh.

Sự kết hợp giữa hai yếu tố này mang một ý nghĩa hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước Nếu có đường lối kết hợp đúng đắn thì sẽ tạo sức mạnh tổng hợpcủa đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và sẵn sàng đối phó với kẻ thù trong mọi tình huống Ý nghĩa của việc kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh được hiểu trong hai giai đoạn của xã hội đó là trong thời chiến tranh và trong thời hoà bình.

2.1 Ý nghĩa trong thời chiến tranh.

Trong thời kỳ này,việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh gắn liên với sự nghiệp giải phóng và bảo vệ tổ quốc Lênin đã từng nói:"chúng ta chủ trương bảo vệ Tổ quốc nên chúng ta đòi hỏi có thái độ nghiêm túc với vấn đề khả năngquốc phòng và đối với vấn để chuẩn bị chiến đấu của nước nhà Cuộc chiến tranh này cần được chuẩn bị trước lâu dài, nghiêm túc bắt đầu từ kinh tế".

Trong thời chiến tranh, sự kết hợp này mang tính chất cân bằng, tác động qua lại lẫn nhau Nhưng trong mối quan hệ này, kinh tế có phần quan trọng hơn và giữ vai trò quyết định với quốc phòng an ninh; phát triển kinh tế sẽ tạo ra vật chất, kỹ thuật làm cơ sở cho sự nghiệp củng cố quốc phòng an ninh Kinh tế và quốc phòng tồn tại song song nhau, không đồng nhất nhưng lại có cùng mục đích là góp phần vào sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

2.2 Ý nghĩa trong thời hòa bình.

Ngày nay, giữa phát triển kinh tế-xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an

Trang 10

phát triển Kinh tế phát triển tạo cơ sở để tăng cường quốc phòng an ninh; quốc phòng an ninh vững mạnh tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ các thành quảmà kinh tế xã hội làm ra Trong phát triển kinh tế có lợi ích của quốc phòng an ninh, trong củng cố quốc phòng an ninh có lợi ích của sự nghiệp xây dựng nền kinh tế xã hội độc lập, tự chủ và hội nhập thế giới.

Thực hiện tốt việc kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với không ngừng tăng Cường quốc phòng an ninh sẽ là một tiêu chuẩn trọng tâm để đánh giá kết quả và hiệu quả của hai hoạt động kinh tế và quốc phòng an ninh

Qua thực tế, từ hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vừa qua đã cho chúng ta hiểuthêm và nhận thức được sâu sắc ý nghĩa hết sức to lớn của việc kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh Một quốc gia có ổn định về chủ quyền lãnh thổ, về hoạt động trên mọi khía cạnh trong xã hội thì mới có cơ sở để tập trung vào phát triển kinh tế-xã hội đồng thời tạo điều kiện cho công tác quốc phòng an ninh được thực hiện có hiệu quả.

3 Tác động qua lại của phát triển kinh tế đối với tăng cường quốc phòng, an ninh.

Quá trình phát triển nền Kinh tế định hướng XHCN có tác động hai mặt đến việc củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh đất nước Về tác động tích cực:

Thứ nhất, tiềm lực quốc phòng, an ninh của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào trình

độ phát triển kinh tế của quốc gia đó Kinh tế phát triển tạo nền tảng vật chất, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực cho quốc phòng, an ninh.

Thứ hai, phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân

dân, từ đó củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường ổn định xã hội và tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Thứ ba, kinh tế phát triển khơi thông các tiềm lực kinh tế, tác động đến việc tăng

cường sức mạnh của lực lượng quân đội và công an cả về vật chất và tinh thần Nâng cao đời sống của nhân dân, gia đình cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, giúp các cán bộ chiến sĩ yên tâm công tác, rèn luyện, nâng cao trình độ kỹ thuật.

Thứ tư, phát triển kinh tế gắn với việc mở cửa, hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát

triển kinh tế trong nước thông qua phát huy các lợi thế, tạo tiền đề vật chất cho tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Sự phát triển kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đến tiềm lực quốc phòng, an ninhđất nước, cụ thể:

Một là, Kinh tế phát triển dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, làm xuất hiện những biểu

hiện tiêu cực trong xã hội, các thế lực thù địch lợi dụng tình hình đó để dụ dỗ, lôi kéo người dân Chúng kích động người dân gây phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, chia rẽ khốiđại đoàn kết dân tộc, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.

Hai là, Nhiều cá nhân, tổ chức có cơ hội để làm giàu, cải thiện đời sống, việc này có

tác động nhất định đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ

Ngày đăng: 29/05/2024, 12:54

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w