1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn có câu nhìn gà hóa cuốc bằng kiến thức tâm lý đã học, anh chị hãy phân tích câu trên và rút ra bài học trong công tác dạy học, giáo dục

11 3 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khái niệm về tri giác.- Không giống như cảm giác, tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, nó không phải là tổng thể các thuộc tính riêng lẻ mà là một sự phản ánh sự vật, hiện

lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -*** - BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG MÃ LỚP HỌC PHẦN: PSY1051 Giảng viên: PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa Đề tài: Thực tiễn có câu “Nhìn gà hóa cuốc” Bằng kiến thức tâm lý đã học, anh/chị hãy phân tích câu trên và rút ra bài học trong công tác dạy học, giáo dục Sinh viên thực hiện: Hà Hải Phương Mã sinh viên: 23031566 Lớp: QH – 23 – X – QTH Ngành: Quốc tế học Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC A – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 B – NỘI DUNG 2 I Phân tích nghĩa câu “Nhìn gà hóa cuốc” 2 1 Giải thích câu theo nghĩa đen và nghĩa bóng 2 1.1 Nghĩa đen 2 1.2 Nghĩa bóng .2 2 Giải thích câu bằng kiến thức tâm lý học 2 3 Một số khái niệm về tri giác 2 3.1 Khái niệm về tri giác 2 3.2 Đặc điểm của tri giác 3 3.3 Các loại tri giác .4 a Tri giác nhìn 4 b Tri giác không gian 4 c Tri giác thời gian 5 d Tri giác vận động 5 e Tri giác con người 5 3.4 Quan sát và năng lực quan sát 5 3.5 Vai trò của tri giác 6 3.6 Các quy luật cơ bản của tri giác 6 3.6.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác 6 3.6.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác 6 3.6.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác 6 3.6.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác .7 3.6.5 Quy luật về tổng giác .7 4 Ảo giác .7 II Bài học trong công tác dạy học, giáo dục thông qua câu thành ngữ “Nhìn gà hóa cuốc” 8 C – KẾT LUẬN .9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 ĐỀ BÀI: Thực tiễn có câu “Nhìn gà hóa cuốc” Bằng kiến thức tâm lý đã học, anh/chị hãy phân tích câu trên và rút ra bài học trong công tác dạy học, giáo dục BÀI LÀM A – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chất lượng cuộc sống của con người đang ngày càng được nâng cao, hầu hết mọi việc đều trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhờ có sự can thiệp của các phương tiện, thiết bị tiên tiến và hiện đại Nhưng chỉ có nhu cầu về chất lượng vật chất được đáp ứng và nâng cao là chưa đủ Bên cạnh những đòi hỏi về vật chất, ngày nay con người cũng ngày càng quan tân đến đời sống tinh thần của chính bản thân và xã hội Vì thế, đã đến lúc việc học tâm lý cần được quan tâm nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu đó của con người Tuy rằng tâm lý học mới chỉ nhận được nhiều sự quan tâm hơn trong những năm gần đây, nhưng nó không phải là một ngành mới xuất hiện mà đã tồn tại từ rất lâu trước Công nguyên Tâm lý học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta Tâm lý học cho phép con người tìm hiểu về cách cơ thể và trí não làm việc cùng nhau, điều này có thể giúp cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn và và tránh các tình huống căng thẳng, giúp con người quản lý thời gian, thiết lập được các mục tiêu và sống hiệu quả Khi đi sâu vào tìm hiểu bộ môn tâm lý học, con người sẽ được tiếp xúc với rất nhiều các khía cạnh khác nhau trong đời sống Bên cạnh đó con người cũng có thể giải đáp được những câu hỏi mà bấy lâu nay họ vẫn chưa có câu trả lời về các hiện tượng tâm lý của mình cũng như của những người xung quanh và xã hội Ví dụ, chúng ta sẽ biết được tại sao có những lúc những sự vật, hiện tượng chúng ta nhìn thấy trong lần thứ hai lại không giống với lần đầu tiên ngay trong khi chúng ta đang nhìn nó, tại sao trong một tích tắc mới nhìn thấy nó ở đây mà bây giờ quay lại đã không nhìn thấy nó ở đó nữa,… Chúng ta hay thường bảo những hiện tượng đó là “Nhìn gà hóa cuốc” hay gọi nó với một cái tên đó là “ảo giác” Đây là một hiện tượng thường thấy trong cuộc sống của chúng ta Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng “Nhìn gà hóa cuốc” ? Nếu không giải nghĩa nó bằng những nghĩa đen, nghĩa bóng như một câu ca dao tục ngữ thông thường mà lí giải nó bằng kiến thức tâm lý học thì sẽ như thế nào? Vì vậy trong bài viết này, tôi đã chọn đề tài “Thực tiễn có câu “Nhìn gà hóa cuốc” Bằng kiến thức tâm lý đã học, anh/chị hãy phân tích câu trên và rút ra bài học trong công tác dạy học, giáo dục” để giải thích tại sao con người lại xuất hiện hiện tượng này và chứng minh công tác dạy học, giáo dục có thể rút ra được bài học gì thông qua hiện tượng tâm lý bình thường này của con người B – NỘI DUNG I Phân tích nghĩa câu “Nhìn gà hóa cuốc” 1 Giải thích câu theo nghĩa đen và nghĩa bóng 1.1 Nghĩa đen - Cơ sở thực tiễn của câu thành ngữ trên là do con chim Cuốc vốn là loài chim thuộc họ Gà nước (tên khoa học là Rallidae) Cuốc chạy giỏi nhưng bay kém và thường làm tổ bên các Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 bụi lau sậy, các bụi rậm bên bờ nước cách mặt đất không cao lắm Gà đồng (Heath Cock) cũng là loài chim thuộc họ Gà nước và chúng cũng thường làm tổ ở những nơi bụi cỏ gần bờ nước Vậy nên gà đồng và chim cuốc thường hay bị nhầm lẫn với nhau vì lí do trên và câu thành ngữ “Nhìn gà hóa cuốc” bắt nguồn từ sự nhầm lẫn đó 1.2 Nghĩa bóng - Câu thành ngữ trên là dùng để chỉ những người mắt kém, không tinh tường, tỉnh táo mà nhìn vật này lại thành ra một vật khác Đây còn là câu nói ví von để chỉ những người chỉ nhìn thấy những điều hiển hiện trước mắt mà không biết cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách kĩ lưỡng do đó không thể đưa ra những quyết định hay giải pháp hiệu quả trong các tình huống phức tạp 2 Giải thích câu bằng kiến thức tâm lý học - Dưới góc nhìn của ngành tâm lý học, hiện tượng “Nhìn gà hóa cuốc” là do tác động của tri giác đến tâm lý con người Cụ thể hơn trong trường hợp này đó là hiện tượng “ảo giác” (tri giác nhầm) - Trong một số trường hợp với những điều kiện thực tế xác định, tri giác có thể không cho ta hình ảnh đúng về sự vật Hiện tượng này gọi là ảo ảnh thị giác, gọi tắt là ảo giác 3 Một số khái niệm về tri giác 3.1 Khái niệm về tri giác - Không giống như cảm giác, tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, nó không phải là tổng thể các thuộc tính riêng lẻ mà là một sự phản ánh sự vật, hiện tượng nói chung trong tổng hòa các thuộc tính của nó - Ví dụ, nếu có người đặt vào bàn tay đang mở của chúng ta một vật và yêu cầu chúng ta gọi tên đó là vật gì trong khi mắt phải nhắm lại và bàn tay không được nắm hay sờ nắn vào vật đó Khi đó chúng ta không thể gọi tên vật đó một cách chính xác mà chỉ biết vật đó nặng nhẹ thế nào, nóng hay lạnh, là vật rắn hay vật lỏng,… nghĩa là bộ não của chúng ta mới chỉ phản ánh được từng thuộc tính bên ngoài của vật đó thông qua “cảm giác” mà thôi Nhưng nếu chúng ta được phép nắm bàn tay lại và sờ bóp vào vật đó thì ta có thể gọi tên một cách chắc chắn vật đó là gì - Như vậy, ta có thể hiểu tri giác “là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta” (Giáo trình “Tâm lý học đại cương” – Nguyễn Quang Uẩn chủ biên – trang 78 – Tri giác) 3.2 Đặc điểm của tri giác - Tri giác có một số đặc điểm gần giống với cảm giác, như:  Cũng là một quá trình tâm lý, nghĩa là có nảy sinh, diễn hiến và kết thúc Ví dụ: Khi chúng ta thấy một vật, nếu muốn biết đó là vật gì thì ở mức độ đơn giản nhất là ta phải tiếp xúc trực tiếp với vật ấy  Cũng phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng  Cũng phản ánh sự thật khách quan một cách trực tiếp (đang tác động) - Tuy nhiên, tri giác cũng có những đặc điểm nổi bật riêng: Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747  Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn tính trọn vẹn cảu tri giác là do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định Ví dụ: Khi quan sát bằng mắt, ta có thể dễ dàng nhận thấy được màu sắc, số lượng và kích thước của một loại trái cây trong giỏ hoa quả  Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định Sự phản ánh này không phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác Đó là tính kết cấu của tri giác Ví dụ: Ta chỉ cần nhìn bằng mắt và sử dụng vốn hiểu biết của bản thân để gọi tên chính xác một sự vật khi nhìn thấy nó mà không cần sử dụng đến mũi, miệng,…  Tri giác là quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động của con người Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố của cảm giác và vận động Ví dụ: Con người đặt ra nhiệm vụ và phải tìm cách giải quyết nó Muốn biết được sự việc trên thì con người buộc phải chủ động, tích cực để tri giác đúng sự việc đó - Như vậy, từ những đặc điểm nói trên của tri giác ta có thể thấy, tuy tri giác là mức phản ánh cao hơn cảm giác nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, chỉ phản ánh được các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào ta 3.3 Các loại tri giác Ta có thể phân loại tri giác theo hai cách: - Theo cơ quan phân tích giữ vai trò chính trong quá trình tri giác: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó,… - Theo đối tượng được phản ánh trong tri giác: tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động và tri giác con người a Tri giác nhìn - Tri giác nhìn phản ánh sự vật hiện tượng trọn vẹn nhờ thị giác - Một số nhân tố thuộc trường kích thích ảnh hưởng tới tri giác nhìn:  Sự gần nhau giữa các sự vật đem đến tri giác các sự vật gần nhau thuộc về một nhóm;  Sự giống nhau: Tri giác các sự vật giống nhau thuộc về một nhóm;  Sự khép kín (bao hàm): Sử dụng tất cả các thành phần để tạo ra một chỉnh thể  Nhân tố tiếp diễn tự nhiên: Các thành phần của các hình quen thuộc với chúng ta thường được liên kết thành một hình b Tri giác không gian - Tri giác không gian là sự phản ánh không gian tồn tại khách quan (hình dạng, vị trí,… của các vật với nhau) - Tri giác này giữ vai trò quan trọng trong sự tác dộng qua lại cucar con người và môi trường, là điều kiện cần thiết để con người định hướng trong môi trường - Tri giác không gian bao gồm:  Sự tri giác hình dáng của vật  Sự tri giác độ lớn của vật Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747  Sự tri giác chiều sâu, độ xa của vật  Sự tri giác phương hướng của vật - Trong tri giác không gian, cơ quan phân tích thị giác giữ vai trò đặc biệt quan trọng, sau đó là các cảm giác vận động, va chạm, cảm giác ngửi và nghe Ví dụ: dựa vào mùi hương ta có thể xác định được vị trí của quán ăn, nghe thấy tiếng bước chân ta có thể biết có người đang đi về phía nào c Tri giác thời gian - Tri giác thời gian là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của các hiện tượng trong hiện thực Nhờ tri giác này, con người phản ánh được các biến đổi trong thế giới khách quan - Những khoảng cách thời gian được xác định bởi các quá trình diễn ra trong cơ thể theo những nhịp điệu nhất định  Ví dụ: nhịp tim, nhịp thở,… - Những cảm giác nghe và vận động hỗ trợ đắc lực cho sự đánh giá các khoảng thời gian một cách chính xác nhất - Hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi có ảnh hưởng lớn đến việc tri giác độ dài thời gian  Ví dụ: Khi chờ đợi những sự kiện tốt đẹp thì thời gian dài và ngược lại, khi hứng thú với công việc thì thời gian trôi nhanh d Tri giác vận động - Tri giác vận động là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian Ở đây các cảm giác nhìn và vận động giữ vai trò rất cơ bản Thông tin về sự thay đổi của vật trong không gian thu được bằng cách tri giác trực tiếp khi tốc độ của vật chuyển động lớn và bằng cách suy luận khi tốc độ vận động quá chậm  Ví dụ: ta thấy vật gần chuyển động nhanh, vật ở xa chuyển động chậm e Tri giác con người - Tri giác con người là một quá trình nhận thức (phản ánh) lẫn nhau của con người trong những điều kiện giao lưu trực tiếp Đây là loại tri giác đặc biệt vì đối tượng tri giác là con người - Quá trình tri giác con người bao gồm tất cả các mức độ của sự phản ánh tâm lí, từ cảm giác cho đến tư duy Sự tri giác con người có ý nghĩa to lớn vì thế nó thể hiện chức năng điều chỉnh hình ảnh tâm lí trong quá trình lao động và giao lưu, đặc biệt là trong giảng dạy và giáo dục 3.4 Quan sát và năng lực quan sát - Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt, làm cho con người khác xa với con vật Quá trình quan sát trong hoạt động, đặc biệt là trong rèn luyện đã hình thành nên năng lực quan sát - Năng lực quan sát là khả năng tri giác chính xác và nhanh chóng những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc là thứ yếu Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 3.5 Vai trò của tri giác - Tri giác là thành phần của nhận thức cảm tính, nhất là ở người trưởng thành - Tri giác là điều kiện quan trọng trong sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh - Hình ảnh của tri giác (hình tượng) thực hiện chức năng là vật điều chỉnh các hành động - Hình thức tri giác cao nhất – quan sát – do những điều kiện xã hội, chủ yếu là lao động, đã trở thành một mặt tương hỗ độc lập của hoạt động và trở thành một phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học cũng như của nhận thức thực tiễn 3.6 Các quy luật cơ bản của tri giác 3.6.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác - Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới bên ngoài Tính đối tượng của tri giác nói nên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri giác, nó được hình thành do tác động của sự vật, hiện tượng xung quanh vào giác quan của con người trong hoạt động vì những hoạt động của thực tiễn Nó là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt đọng của con người 3.6.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác - Tri giác không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang tác động mà sẽ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh Điều này đã thể hiện được tính tích cực của tri giác  Ví dụ: Khi chúng ta tri giác giáo viên trên lớp, thì giáo viên trở thành đối tượng tri giác của chúng ta, tất cả những cái còn lại xung quanh người giáo viên (bàn, ghế, sách vở, bảng ) đều trở thành bối cảnh của sự tri giác 3.6.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác - Khi ta đã có tri giác về một đối tượng nào đó thì có nghĩa là ta có thể nhận biết được vật đó khác với những vật còn lại, ta biết đó là vật gì, trông như thế nào và có thể gọi chính xác tên vật đó 3.6.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác - Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi (kết quả tri giác không thay đổi) khi điều kiện tri giác thay đổi  Ví dụ: Ta đã tri giác con voi và con dê, nhìn ra đã thấy con voi to hơn con dê Dù sau đó, ta tri giác con voi ở đằng xa, ta thấy con voi nhỏ hơn con dê đứng ở trước mặt ta, ta vẫn biết con voi to hơn con dê 3.6.5 Quy luật về tổng giác - Tri giác về một sự vật hay hiện tượng nào đó không chỉ là sự phản ánh những gì là thuộc tính khách quan của sự vật hay hiện tượng đó mà còn là sự tổng hợp giữa một bên là sự phản ánh đó và một bên là những nhân tố tâm lý chủ quan của chủ thể như nhu cầu, động cơ, mục đích, tình cảm v.v có ảnh hưởng tới sự phản ánh đó Như thế tri giác có tính tổng hợp là một quy luật gọi là tổng giác 4 Ảo giác Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 - Trong một số trường hợp với những điều kiện thực tế xác định, tri giác có thể không cho ta hình ảnh đúng về sự vật Hiện tượng này gọi là ảo ảnh thị giác, gọi tắt là ảo giác hay còn được ví là “Nhìn gà hóa cuốc” - Ảo ảnh là tri giác không đúng, bị sai lệch Những hiện tượng tri giác này tuy không nhiều, nhưng có tính chất quy luật - Ảo giác có thể xuất hiện bởi những yếu tố sau:  Do hiện tượng vật lý tạo nên: ánh sáng phản chiếu hay do khúc xạ Ví dụ: Lái xe trên đường vào buổi trưa nắng gắt, người lái xe có cảm giác phía trước có một vũng nước, nhưng thực tế lại không có  Do giác quan: giác quan của con người có thể bị đánh lừa do những điều kiện nhất định  Do đại não gây ra: có thể chia làm các trường hợp:  Sai lầm do nhu cầu Ví dụ: một người đang khát nước, nghe tiếng gió thổi tưởng chừng như nghe thấy tiếng nước chảy  Sai lầm do tình cảm Ví dụ: một người đang trong tình trạng sợ hãi, chỉ cần gnhe thấy tiếng động nhỏ cũng nghĩ rằng có người đang theo dõi mình  Sai lầm do mất tập trung Như vậy, ta có thể thấy rằng, tri giác là quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn thuộc tính bên ngoài cảu sự vật, hiện tượng đang tác động trực tiếp vào ta Tri giác sử dụng trực quan do cảm giác mang lại, vì vậy ta có thể nói cảm giác chính là tiền đề để hình thành tri giác Đồng thời cũng có thể thấy, ảo giác là một quy luật của tri giác Trong những điều kiện môi trường khác nhau, hiện tượng ảo giác có thể xuất hiện như là một quá trình tri giác nhầm khiến con người có cảm giác, tri giác nhầm lẫn, sai lệch về sự vật, hiện tượng Đó chính là ý nghĩa của câu thành ngữ “Nhìn gà hóa cuốc” khi giải thích từ góc độ tâm lý học II Bài học trong công tác dạy học, giáo dục thông qua câu thành ngữ “Nhìn gà hóa cuốc” Từ câu thành ngữ “Nhìn gà hóa cuốc” trên, chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá trong công tác dạy học và giáo dục Đầu tiên, học sinh cần phải được trang bị đầy đủ những kĩ năng tư duy phản biện và khả năng suy luận để có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan, từ đó có đủ khả năng để đưa ra những quyết định hợp lý, sáng suốt để tránh khỏi những sai lầm không đáng có Thứ hai, câu thành ngữ cũng cho ta thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện khả năng quan sát và phân tích cho học sinh Khả năng quan sát tốt giúp học sinh có thể xác định những nguyên nhân bề nổi của vấn đề, những những biểu hiện mà mắt thường vẫn có thể trông thấy Còn khả năng phân tích sẽ giúp học sinh tận dụng được khả năng suy nghĩ, phán đoán, suy luận vấn đề ở nhiều phoungw diện, khía cạnh khác nhau để có thể tìm ra được những nguyên nhân sâu xa, những biểu hiện mà mắt thường không dễ nhận ra được Chỉ khi nhìn thấu được bề Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 ngoài và xác định được nguyên nhân gốc lõi của vấn đề ta mới có thể đưa ra biện pháp giải quyết thích hợp nhất Vì vậy, trong công tác dạy học và giáo dục, giáo viên cần thúc đẩy học sinh, sinh viên phát triển các kĩ năng này thông qua việc giao bài tập thực hành giải quyết vấn đề cho học sinh để học sinh làm quen dần với các kĩ năng Việc thực hành có thể giúp học sinh xem xét, quan sát được những vấn đề có thể xảy ra nếu như phương pháp giải quyết của mình được áp dụng vào Nếu trong quá trình thực hành xảy ra sai sót thì việc suy nghĩ và quan sát để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai sót của vấn đề sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng phân tích, tư duy phản biện và suy luận của mình Câu thành ngữ còn muốn chúng ta hiểu rằng bằng cấp hay thành tích trong quá khứ không phải là tiêu chuẩn để đánh giá một học sinh Bởi khả năng của học sinh có thể biểu hiện ở nhiều mặt, trên nhiều phương diện khác nhau chứ không nhất thiết phải là sự vượt trội về mặt trí tuệ Chính vì thế trong công tác giáo dục, giáo viên không nên lấy điểm số, thành tích để làm thước đo đánh giá một học sinh mà phải thông qua cả một quá trình quan sát và kèm cặp để đưa ra những phương pháp giảng dạy thích hợp nhất cho học sinh Không phải ai sinh ra cũng đã là một phiên bản hoàn hảo nhất mà phải tự trải quá một quá trình dài cố gắng và nỗ lực Câu thành ngữ còn khuyên nhủ học sinh nên có một thái độ tích cực trong học tập Bất cứ học sinh nào cũng có thể trở nên tốt hơn, giỏi hơn nếu giữ thái độ tích cực trong công tác học tập và kiên trì, nỗ lực khôn ngừng Thái độ tích cực sẽ là ngọn lửa giữ vững sự nhiệt huyết trong học tập của học sinh Như vậy, trong công tác dạy học, giáo dục, giáo viên cũng cần cố gắng tránh “Nhìn gà hóa cuốc” nhất có thể, bởi vì chỉ cần có một sự nhầm lẫn nho nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho các thế hệ học sinh, sinh viên Đồng thời, các cán bộ giáo viên cũng cần phải tự trang bị đầy đủ cho mình những kĩ năng quan sát, suy luận để có thể xem xét và giải quyết vấn đề một cách hợp lý và minh bạch nhất có thể, tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc C – KẾT LUẬN Ta có thể thấy, từ một câu thành ngữ quen thuộc “Nhìn gà hóa cuốc” nếu như được lý giải và nhìn nhận ở góc độ tâm lý học thì có gì giống và khác với cách giải thích của ông cha ta theo những khái niệm dân gian bình thường Cho dù nhìn nhận ở khía cạnh nào, ý nghĩa của câu thành ngữ trên vẫn là dùng để ví von sự nhầm lẫn của con người khi nhìn nhận sự vật không rõ ràng, dẫn đến sai sót khi nhìn vật này lại thành ra vật khác Bên cạnh đó, giải thích câu tục ngữ dưới cái nhìn của tâm lý học có thể giải thích vì sao con người chúng ta thường hay xuất hiện những hiện tượng ảo giác, dẫn đến “Nhìn gà hóa cuốc” trên mặt khoa học, giúp chúng ta hiểu rõ hơn nguồn gốc và tính áp dụng của câu thành ngữ Đó là lời giải đáp cho câu hỏi vì sao của con người khi muốn nhìn nhận vấn đề theo góc nhìn của khoa học Hơn thế nữa, từ câu thành ngữ đơn giản của người dân Việt Nam này, chúng ta còn nhận được những bài học, những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong công tác dạy học, giáo dục của giáo viên cũng như trong quá trình, học tập rèn luyện của học sinh, sinh viên Cho dù là ở phương Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 diện lĩnh vực nào, khía cạnh nào đi nữa, những sự nhầm lẫn, sai lầm dù chỉ nhỏ bé nhất nhiều khi cũng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những hậu quả to lớn, khó lường trước được của con người Chính vì vậy, bất kể là giáo viên hay học sinh, thậm chí là bất kì ai đi chăng nữa, hãy tập thói quen trang bị cho chính mình những đôi mắt tinh tường, những kĩ năng quan sát, tư duy tỉ mỉ, thận trọng trong từng hành động, trong mọi vấn đề để tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra, để có thể đưa ra những cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý, thông minh, phục vụ cho chính bản thân ta và phụng sự cho xã hội, đất nước Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình “Tâm lý học đại cương” – Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) – Trần Hữu Luyến – Trần Quốc Thành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-lao-dong-xa-hoi-co-so-2/tam-ly- hoc-dai-cuong-2021/giao-trinh-tlh-dai-cuong-nguyen-quang-uan/20582573 - https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-phenikaa/mon-triet/tam-li-tieu- luan-ket-thuc-hoc-phan-tam-li-hoc-dai-cuong/57197582 - https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/triet-hoc/123doc-tieu- luan-ve-tri-giac-tam-ly-hoc-dai-cuong-tri-giac-va-ung-dung-cua-tri-giac/22428569 - https://accgroup.vn/vi-du-ve-tri-giac Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w