BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO ---BÀI THI GIỮA KỲ MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề bài: Bằng kiến thức lịch sử đã được học, anh chị hãy chứ
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
-BÀI THI GIỮA KỲ MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề bài: Bằng kiến thức lịch sử đã được học, anh (chị) hãy chứng minh
rằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử có sự
kết hợp nhuần nhuyễn 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước? Trên cơ sở đó, anh (chị) hãy nêu nhận thức
của bản thân mình về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp Cách mạng của nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Giảng viên hướng dẫn: TS GVC Vũ Thị Hồng Nhung Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Bình
Hà Nội – tháng 03/2023
Trang 2M?C L?C
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: SỰ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ MỘT TẤT YẾU LỊCH SỬ CÓ SỰ KẾT HỢP NHUẦN NHUYỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC 1
I – Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử 1
II – Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước 3
1 Chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc góp phần vào sự ra đời của Đảng 3 2 Phong trào công nhân trong việc góp phần vào sự ra đời của Đảng 4
3 Phong trào yêu nước trong việc góp phần vào sự ra đời của Đảng 6
Chương II: NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7
I – Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay và những thành tựu đạt được 7
II – Những hạn chế mà Đảng đã thừa nhận và bài học kinh nghiệm 8
III – Nhận thức của bản thân 10
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
2
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp cộng nhân, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Đảng lấy
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản” 1
Đảng có vai trò vô cùng to lớn đối với sự nghiệp cách mạng quốc gia trong tiến
trình lịch sử của mình Trong quá trình lãnh đạo, Đảng đã đề ra những đường lối cụ
thể, quyết định những vấn đề sách lược, chiến lược và phương pháp cách mạng, từ
đó tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng, giúp hiện thức hóa đường lối
đưa đến những thắng lợi Lịch sử đã chứng minh rằng, Đảng ra đời là một tất yếu,
với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Bài viết sau đây sẽ làm rõ nhận định trên, từ đó
nêu những nhận thức về vai trò của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng hiện nay
Chương I: SỰ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ MỘT TẤT YẾU
LỊCH SỬ CÓ SỰ KẾT HỢP NHUẦN NHUYỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
-LÊNIN, PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
I – Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử
Về tình hình thế giới, thứ nhất, từ nửa sau thế kỷ XIX, ở các nước tư bản Âu – Mỹ
đã xuất hiện những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế – xã hội Chủ
nghĩa tư bản ở phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc
quyền, với đỉnh cao là chủ nghĩa đế quốc Mâu thuẫn rất nổi bật giữa nhân dân các
quốc gia thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc dẫn đến cách mạng giải phóng dân tộc
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,
tr.88
3
Trang 4trên thế giới, trở thành một nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới Thứ
hai, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (11/1917) đã làm biến đổi sâu sắc
tình hình thế giới, xây dựng nhà nước vô sản đầu tiên, thành lập Quốc tế III
(03/1919) Cách mạng Tháng Mười đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào
dân tộc ở các nước thuộc địa, làm biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc quan hệ chính trị,
quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, chia thế giới thành hai phe đối lập với
nhau, mở ra một thời đại mới - quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tại
Liên Xô và một vài quốc gia Đông Âu Thứ ba, chủ nghĩa Mác – Lênin được phổ
rộng và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến phong trào cách mạng tại các quốc
gia, với vai trò là ngọn cờ lý luận của giai cấp công nhân các tổ chức cộng sản trên
thế giới Đây là tiền đề lý luận dẫn đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời không nằm ngoài quy luật ấy của thế giới Sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình vận động hoàn toàn khách quan,
hợp quy luật của lịch sử Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ
giữa thế kỷ XIX, để cho Pháp từng bước xâm lược Việt Nam qua ba hiệp ước 1862,
1874 và 1883, và sự đầu hàng với hiệp ước Pa-tơ-nốt (06/06/1884), biến Việt Nam
thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót
sắt của kẻ thù hung ác” 2 Các phong trào đấu tranh liên tục nổ ra, nhưng đều bị
thực dân Pháp đàn áp Trong lòng xã hội thuộc địa, phong kiến của Việt Nam đã
tồn tại những mâu thuẫn không thể tránh khỏi, bao gồm mâu thuẫn dân tộc mới nảy
sinh khi xã hội bị chuyển biến về mặt tính chất, và mâu thuẫn giai cấp vốn có từ
phong kiến Tất yếu, các cuộc đấu tranh nổ ra với mục tiêu giải phóng dân tộc, xã
hội và con người nổ ra, với nhiều luồng lập trường khác nhau, nhưng đều lần lượt
thất bại Tình hình đất nước đen tối như không có đường ra Trong hoàn cảnh ấy,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đi tìm con đường đấu tranh đúng đắn để giành độc lập
cho dân tộc và giải phóng dân tộc, với việc truyền bá lý luận cách mạng là chủ
nghĩa Mác – Lênin vào các phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr.3.
4
Trang 5Nam, từ đó phát triển, sáng tạo sao cho học thuyết, lý luận đó phù hợp với thực tiễn
của Việt Nam, và chuẩn bị những điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
II – Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu
nước
1 Chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc góp phần vào sự ra đời của Đảng
Thứ nhất, cần khẳng định lại như đã nhắc ở phần trên về hoàn cảnh lịch sử, cơ sở
để chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá đến các quốc gia là sự thắng lợi của Cách
mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản
Thứ hai, trước yêu cầu cấp thiết giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, với
nhiệt huyết cứu nước, với nhãn quan chính trị nhạy bén, vượt lên trên hạn chế của
các bậc yêu nước đương thời, ngày 05/06/1911, người thanh niên Nguyễn Tất
Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc trên con tàu
La-tu-sơ Tơ-rê-vin Người đã nghiên cứu nhiều cuộc cách mạng, nghiên cứu nhiều lý
thuyết cách mạng ở trên thế giới, và nhận thức được rằng: “Dù màu da có khác
nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị
bóc lột” 3 Và khi bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản, khẳng
định rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất chính là chủ nghĩa Lênin” 4 Chính vì
vậy, sau khi bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cứu
nước đúng đắn và trở thành một người cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vừa tiếp
tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin để nâng cao, hoàn thiện tư tưởng cách mạng
của mình, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, chuẩn bị những điều kiện
cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta, với một quá trình hoạt động lâu dài:
Tham gia Đảng Xã hội Pháp (đầu năm 1919 – Người thay mặt Hội những người An
Nam yêu nước ở Pháp gửi đến Hội nghị Versailles bản “Yêu sách của nhân dân An
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.1, tr.287.
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.289.
5
Trang 6Nam”), đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa” của Lênin (07/1920) và bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản (tháng
12/1920 – trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam) Người xác định con
đường cách mạng vô cùng đúng đắn, đó chính là con đường cách mạng vô sản
Từ đó, Nguyễn Ái Quốc thực hiện những sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và
tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là tiến hành tuyên
truyền tư tưởng về con đường cách mạng vô sản, con đường cách mạng theo lý
luận Mác – Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và
nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc Các tổ chức như
Cộng sản đoàn (02/1925), Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Quảng Châu,
Trung Quốc – 06/1925) được lập ra để xuất bản các tờ báo Thanh niên nhằm tuyên
truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị đào tạo, bồi
dưỡng về lý luận chính trị Ngoài ra, việc xuất bản tác phẩm “Đường Kách mệnh”
cũng thể hiện tư tưởng nổi bật của Nguyễn Ái Quốc Người coi chủ nghĩa Mác –
Lênin là tiền đề để Người vận dụng vào tình hình hiện tại của Việt Nam, trong đó
xác định rõ con đường, mục tiêu, lực lượng và phương pháp đấu tranh của cách
mạng Việt Nam Dưới sức lan rộng của việc truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác –
Lênin và những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phong trào
công nhân, phong trào yêu nước của Việt Nam đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ
sang xu hướng cách mạng vô sản trong những năm 1928 – 1929
Tóm lại, nhờ có tình hình thế giới có lợi và những nỗ lực tìm đường cứu nước của
chủ tịch Hồ Chí minh, mà ta có thể nói rằng: Chủ nghĩa Mác – Lênin là một trong
các yếu tố góp phần hình thành nên sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam,
với vai trò như là ngọn cờ lý luận, góp phần hình thành nên những tác phẩm liên
quan đến việc xác định mục tiêu, phương hướng, lực lượng cho cách mạng sau này
2 Phong trào công nhân trong việc góp phần vào sự ra đời của Đảng
Theo C Mác và Ph Ăngghen, công nhân công nghiệp công xưởng là bộ phận tiêu
biểu cho giai cấp công nhân hiện đại Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
6
Trang 7sản”, các ông nhấn mạnh: “các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự
phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân
nền đại công nghiệp” 5 và “công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới,
giống như máy móc vậy” 6 Những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai
cấp vô sản đã diễn ra mạnh mẽ, với quy mô và tổ chức ngày càng lớn, có thể kể đến
phong trào của các công nhân dệt ở Đức (1844) và ở Pháp (1831 và 1834)
Khác với giai cấp công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời muộn
hơn so với giai cấp công nhân thế giới Tuy số lượng giai cấp công nhân Việt Nam
khi ra đời còn ít, những đặc tính của công nhân với tư cách là sản phẩm của đại
công nghiệp chưa thực sự đầy đủ, lại sinh trưởng trong một xã hội nông nghiệp còn
mang nhiều tàn dư của tâm lý tiểu nông, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam sớm
được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng chống thực dân, đế quốc nên đã trưởng
thành nhanh chóng về ý thức chính trị giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu
cách mạng, tức là được giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình, đặc biệt là
nhờ vào năng lực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau khi tìm ra con đường và chủ
nghĩa Mác – Lênin, coi đây là lực lượng chủ yếu, thực hiện liên kết khối đại đoàn
kết công – nông – trí thức Những phong trào công nhân ở Việt Nam có thể kể đến
là cuộc đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương của các công nhân viên chức các
sở công thương Bắc Kì (1922), những cuộc bãi công ở nhiều nơi vào năm 1924, và
đặc biệt là cuộc bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn nhằm ngăn cản
Pháp chở quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Về sau, khi quá
trình đấu tranh chuyển từ “tự phát” sang “tự giác”, các cuộc đấu tranh đã có sự phối
hợp và có sự lãnh đạo khá chặt chẽ, khẩu hiệu đấu tranh được nâng lên dần: đòi
tăng lương, thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ, phản đối đánh đập, v.v., và ngoài mục
tiêu kinh tế, phong trào đấu tranh cũng mang hình thức đấu tranh chính trị
Tóm lại, phong trào công nhân Việt Nam, dù ra đời muộn hơn so với thế giới,
nhưng vẫn mang những đặc điểm cơ bản tương đồng với giai cấp công nhân thế
5 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.4, t.610.
6 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.12, t.11.
7
Trang 8giới, cùng với sự truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào yêu
nước mà góp phần vào sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
3 Phong trào yêu nước trong việc góp phần vào sự ra đời của Đảng
Trước khi Đảng ra đời, nhiều làn sóng yêu nước khác đã nổi lên, chủ yếu chia
thành ba làn sóng khác nhau Thứ nhất, các phong trào yêu nước theo khuynh
hướng phong kiến được chủ trương thực hiện bởi các sĩ phu phong kiến, tiêu biểu
là phong trào của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng từ năm 1885 đến
1896 Thứ hai, các phong trào yêu nước theo xu hướng yêu nước theo phong trào
được thực hiện bởi giai cấp nông dân, với đỉnh cao là khởi nghĩa Yên Thế, do lãnh
tụ Đề Thám lãnh đạo từ năm 1897 đến 1913 Ở đây, vai trò của nông dân là rất lớn,
và gắn liền với công nhân, bởi xuất thân của công nhân Việt Nam trong thời kỳ bấy
giờ phần lớn là những người nông dân bị tước đoạt ruộng đất Thứ ba, các phong
trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản có thể kể đến như phong trào
Đông Du của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh Tuy đều
xuất phát từ lòng yêu nước, tự tôn dân tộc (như một nét đẹp văn hóa truyền thống
của dân tộc), nhưng chúng đều nhanh chóng bị dập tắt bởi mang tính cải lương,
phương pháp đấu tranh chưa thích hợp, lực lượng tham gia chưa đông đảo, và đặc
biệt, tất cả các phong trào ấy chưa có đường lối chính trị đúng đắn
Phong trào yêu nước cũng được kết hợp với phong trào công nhân Khi trong lòng
xã hội Việt Nam thời bất giờ đang tồn tại mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp
song song, hai luồng phong trào đã tìm được điểm giao thoa khi có chung một mục
tiêu, đó là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do Ngoài ra, những người trí thức,
tuy số lượng không nhiều, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong các phong trào
yêu nước Trí thức là những người thực sự nhạy cảm với thời cuộc, có lòng căm thù
với quân xâm lược, từ đó liên kết được với giai cấp công nhân Nguyễn Ái Quốc
lấy đó làm tiền đề xây dựng khối đại đoàn kết công – nông – trí thức
Kết luận rằng, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử, có sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công
8
Trang 9nhân và phong trào yêu nước Chủ nghĩa Mác – Lênin đóng vai trò như nền tảng về
lý luận, mà sau đó được Nguyễn Ái Quốc vận dụng một cách sáng tạo, hình thành
nên đường lối, phương hướng phù hợp với thời cuộc, giúp giai cấp công nhân Việt
Nam thời bấy giờ nhận ra nội dung về sứ mệnh lịch sử của mình, cùng với phong
trào yêu nước, đã giúp khẳng định một điều rằng: Sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam là một tất yếu lịch sử
Chương II: NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG NƯỚC TA TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I – Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng nước ta
trong giai đoạn hiện nay và những thành tựu đạt được
Trước giai đoạn thống nhất đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân
dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và
đế quốc Mỹ xâm lược, trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và bảo vệ biên
giới phía Bắc Ngoài ra, trong giai đoạn 35 năm thực hiện Đổi Mới, Đảng ta với tư
duy độc lập và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đã nhìn ra những gì thật sự cần thiết cho đất nước trong xu thế phát triển của
thời đại, từ đó thoát li khỏi tư duy cũ về nhận thức và hành động, thoái li khỏi mô
hình xã hội cũ đã lỗi thời, nặng tính quan liêu, bao cấp, nhưng không đi chệch khỏi
con đường chủ nghĩa xã hội Khi nhấn mạnh việc tuân thủ những quy luật phổ biến
của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng đã cân nhắc đặc điểm của dân tộc
để xác lập hình thức, bước đi cụ thể trên cơ sở những đặc trưng cơ bản về con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế diễn ra phức tạp
Hiện nay, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được khẳng định trong
suốt quá trình cách mạng của dân tộc Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội Thực tiễn đấu tranh cách mạng và bảo vệ, xây dựng, phát
triển đất nước đã khẳng định nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng
9
Trang 10Việt Nam chính là sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội đã được thực tiễn đất
nước khẳng định rằng đó là nguyện vọng, ý chí của nhân dân và hợp hiến Qua các
thời kỳ lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và
chất lượng, phát triển về tư duy lý luận và năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội 7
Trong khi thực hiện Nghị quyết của Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đoàn
kết, đồng lòng, chung sức với toàn dân, toàn quân thực hiện tốt các mục tiêu, vượt
qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu to lớn Quan điểm của Đảng ta là: “Đại
đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc
cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh
thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai” Tiềm lực, quy mô và sức
cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên Việc kết hợp giữa “xây” và “chống”
được tiến hành quyết liệt, có hiệu quả, đạt được nhiều kết quả tích cực khi công tác
đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có bước đột phá và công tác
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng Chính trị - xã hội ổn
định; quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố; quan hệ đối ngoại và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả; vị thế và uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng cao Đặc biệt, trong năm 2020, khi đại dịch COVID-198
tác động mạnh đến các quốc gia trên thế giới và gây thiệt hại nặng nề về mọi mặt,
thì “Việt Nam được thế giới ghi nhận, coi là điểm sáng trong việc thực hiện thắng
lợi "mục tiêu kép" vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch COVID-19 thành công; vừa
phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân” 9
7 Triệu Quang Xuyên: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - NHÂN TỐ HÀNG ĐẦU QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG LỢI
CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM, 2022 thanhtri.hanoi.gov.vn
8 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ CÁC
VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG, 2021.
9 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: tlđd (8), 2021
10