1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bởi vậy,việc nghiên cứu về những quy định đạo đứctrong nghề báo trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.Phẩm chất người làm báo là một vấn đề trọng yếu trong việc xâydựng một nền b

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 6

Chương 1: Cơ sở lý luận về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo 6

1.1 Các khái niệm cơ bản 6

1.2 Tầm quan trọng của đạo đức trong quá trình tác nghiệp của nhà báo 8

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo 8

Chương 2: Thực trạng vấn đề chuẩn mực đạo đức trong quá trình tác nghiệp của nhà báo 12

2.1 Những quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo 12

3.3 Tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nghề báo phát triển 18

3.4 Sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí và tăng tính quy định về đạo đức nghề báo 18

3.5 Tăng cường sự giám sát của xã hội đối với đội ngũ nhà báo 18

3.6 Nâng cao trình độ đạo đức và chuyên môn của nhà báo 19

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trao đổi thông tin là một yếu tố cần thiết trong đời sống con người.Thời xưa, con người truyền tin bằng cách truyền miệng là chủ yếu Dần dà,song song với sự phát triển văn hóa của con người, chữ viết và những tờgiấy đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện, và tờ báo đầu tiên được ra đời năm1690 Từ đó đến nay, báo chí đã trở thành một món ăn tinh thần không thểthiếu trong xã hội loài người.

Hiện nay, nghề báo đã trở nên phát triển hơn cùng với sự ra đời củainternet và các thiết bị, hình thức truyền thông tin vô cùng tân tiến, đa dạng.Bên cạnh những hình thức truyền tin truyền thống như báo giấy, radio, TV tađã có thêm các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng,laptop… và việc đưa thông tin lên các trang web đã trở nên rất phổ biến.

Trong năm 2022 vừa qua, theo báo Lao Động, doanh thu toàn ngànhThông tin và Truyền thông ước đạt gần 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 12,7% so vớinăm 2021 Tất cả các lĩnh vực của ngành như: Công nghiệp ICT, báo chí -truyền thông, xuất bản đều đạt được các kết quả quan trọng Nhu cầu của xãhội về việc tiếp nhận thông tin mới vì thế tăng nhanh chóng 72,1 triệu ngườiViệt Nam dùng internet Số người dùng internet truy cập bằng điện thoạithông minh là 95,8% Thời gian sử dụng internet hằng ngày trung bình là 6giờ 38 phút, trong đó sử dụng mạng xã hội hơn 2 giờ Có đến 68,4% ngườitrong số đó dùng internet để theo dõi các tin tức và các sự kiện Kéo theo đó lànhân lực trong ngành cũng đã trở nên đông đảo và trẻ hóa Theo thông tin từBộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, tính đến năm 2022, cả nước ViệtNam hiện có: 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí (có 327 tạp chí lý luậnchính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 đài phát thanh,

Trang 4

truyền hình (02 đài Trung ương, 64 đài địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyềnhình, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Tuy nhiên, tin tức vẫn là có hạn so với số lượng các đơn vị truyềnthông Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nghề báo nói riêng và ngànhtruyền thông nói chung đã gây ra sự mất kiểm soát trong việc xử lý thôngtin của người làm việc trong ngành này dẫn đến không ít sự cạnh tranh củacác đơn vị truyền thông.

Đã có những phát sinh tiêu cực xung quanh hoạt động tác nghiệp củanhà báo Bên Cạnh đó, sự tăng trưởng không ngừng của xã hội cũng đã làmthay đổi đời sống tâm lý của con người, tác động lên những tiêu chuẩn vềmặt đạo đức Tuy có tôn chỉ đưa tin đúng sự thật nhưng nhiều người đã bấtchấp vi phạm quy định đạo đức báo chí để đưa ra những tin tức “sốt dẻo”,thậm chí sai sự thật để “câu” tương tác, thu về cái lợi cho bản thân Việc đókhông chỉ xúc phạm đến nhân phẩm của những cá nhân được nhắc đến màcòn gây ra sự bất bình trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến cái nhìn của xãhội về nghề báo Thậm chí, nhiều người còn dùng những câu châm biếm đểnói về nghề báo, ví dụ như: “Nhà báo nói láo” hay “Nhỏ không học lớn làmnhà báo”… Chỉ vì một vài cá nhân đã ảnh hưởng đến ấn tượng của cả mộtngành nghề cao quý Nhiều trường hợp vi phạm đạo đức báo chí đã đượcxử lý theo quy định pháp luật Theo báo Thanh tra, năm 2022,cơ quan chứcnăng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt vi phạm hành chính đốivới 32 lượt cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt hơn 1,873 tỷ đồng, tướcquyền sử dụng giấy phép trong thời hạn 03 tháng đối với 02 cơ quan báochí Theo thống kê của Hội Nhà Báo Việt Nam, trong năm 2021, qua côngtác kiểm tra đã xử lý hơn 20 trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp Đặcbiệt, trong nhiệm kỳ 2015-2020 có đến 90 trường hợp nhà báo, hội viên,phóng viên bị xử lý vì đưa tin sai sự thật, tống tiền doanh nghiệp bị bắt quảtang đồng thời giải thể 7 tổ chức hội, khai trừ 9 trường hợp và xóa tên

Trang 5

cho nghề nhà báo Bởi vậy,việc nghiên cứu về những quy định đạo đứctrong nghề báo trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.

Phẩm chất người làm báo là một vấn đề trọng yếu trong việc xâydựng một nền báo chí lớn mạnh trong bất cứ quốc gia nào, kể cả Việt Nam.Phẩm chất nhà báo không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tác phẩmcủa nhà báo đó mà còn tác động tới toàn xã hội cũng như đội ngũ báo chí.Vì vậy, nghiên cứu về những phẩm chất cần thiết của một nhà báo là mộtviệc làm cần thiết Nhất là với hoàn cảnh hiện nay, khi báo chí ngày càngphải thể hiện vai trò thông tin và định hướng của mình trong thời kỳ xã hộivẫn còn đang rối ren về nhiều mặt.

Bước sang thế kỷ thứ 21, báo chí ngày càng khẳng định vai trò quantrọng của mình trong đời sống xã hội con người trên toàn thế giới Đặc biệtlà tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đội ngũ những ngườilàm báo Việt Nam ngày càng trưởng thành về mọi mặt và đã có nhữngcống hiến to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng đấtnước từ ngày xưa cùng với sự thay đổi và học hỏi từ nền báo chí quốc tế,báo chí Việt Nam ngày càng thực hiện tốt trách nhiệm chuyển tải một cáchnhanh chóng thông tin, những sự thay đổi, biến chuyển trên thế giới trên cơsở sử dụng những thiết bị công nghệ hiện đại để đưa những thông tin đadạng trong nhiều lĩnh vực cả về chính trị, kinh tế, văn hóa… Từ đó, nhữngngười làm báo Việt Nam xứng đáng là chiến sĩ xung kích trên mọi mặt trậntư tưởng, góp phần cổ vũ toàn dân, toàn quân nêu cao ý thức tự lực tựcường, giữ vững nền độc lập dân tộc, và thống nhất đất nước, phấn đấu vìmục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững

bước đi lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy em chọn đề tài “Tình hình vấn đề

tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong quá trình tác nghiệp của nhàbáo” làm đề tài tiểu luận.

Trang 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Bài tiểu luận về đề tài này là công trình nghiên cứu với mục đích làmsáng tỏ các chuẩn mực đạo đức báo chí trong quá trình tác nghiệp của nhàbáo với góc nhìn của pháp luật, những khó khăn trong việc áp dụng vàothực tế, đồng thời nêu rõ thực trạng những vi phạm còn tồn đọng Qua đó,kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh được hiện thực nghề báo chí và tính chấtpháp lý của những chuẩn mực đạo đức báo chí.

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, bài tiểu luận tập trung nghiêncứu những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn củađề tài.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm đạo đức nghềnghiệp của những người làm báo hiện nay.

- Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đạođức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: vai trò của việc tuân thủ quy định đạo đứctrong hoạt động tác nghiệp của nhà báo

- Phạm vi nghiên cứu: Quy định đạo đức báo chí (công bố năm2016), cơ sở thực tiễn quá trình hoạt động tác nghiệp của nhà báo nhữngnăm gần đây

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận đã sử dụng những phươngpháp dưới đây:

-Phương pháp phân tích tài liệu: dùng để thu thập dữ liệu về quyđịnh đạo đức báo chí và hoạt động tác nghiệp của nhà báo.

Trang 7

-Phương pháp thống kê: dùng để thống kê những trường hợp viphạm quy định đạo đức báo chí trong quá trình tác nghiệp của nhà báo.

-Phương pháp phân tích nội dung: dùng để phân tích vai trò của quyđịnh đạo đức báo chí trong quá trình tác nghiệp của nhà báo.

-Phương pháp phân tích tổng hợp: dùng để phân tích, đánh giá vàtổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểmkhái quát.

5 Kết cấu bài tiểu luận

Kết cấu của bài tiểu luận gồm có ba phần chính là: mở đầu, nội dung,kết luận Ngoài ra còn có thêm phần danh mục tài liệu tham khảo.

Phần nội dung bao gồm ba chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

Chương 2: Thực trạng vấn đề chuẩn mực đạo đức trong quá trình tácnghiệp của nhà báo

Chương 3: Giải pháp nâng cao đạo đức trong quá trình tác nghiệpcủa nhà báo

Trang 8

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó conngười tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộngđồng, của xã hội.

Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưngkhông phải là phương thức duy nhất Pháp luật và phong tục, tập quán cũnglà những phương thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi củacon người Tuy nhiên, sự điều chỉnh hành vi của đạo đức có khác biệt vớisự điều chỉnh hành vi của pháp luật và phong tục, tập quán

Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắtbuộc, tính cưỡng chế Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tốithiểu, được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổchức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội Trong khi đó, sựđiều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là nhữngyêu cầu cao của xã hội đối với con người Trong thực tế, có những trườnghợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng vẫn có thể vẫnbị phê phán về mặt đạo đức.

1.1.2 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đứctrong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghềnghiệp bao gom những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mựctrong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của cácthành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộcủa xã hội.

Trang 9

Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đứccụ thể trong đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện đểlà tên gọi khoa học về cách sử dụng nghề nghiệp của con người Theo“Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí ở Việt Nam Hiệnnay”, do PGS, TS Trần Hải Minh – PGS, TS Phạm Hương Trà chủ biên,NXB Lý Luận chính trị - xuất bản năm 2019 thì “Đạo đức nghề nghiệp làtổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của đạo đức xã hội, củabản thân nghề nghiệp đó nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xửnhững mối quan hệ của họ trong hoạt động của mình” Như vậy, đạo đứcnghề nghiệp là những yêu cầu đạo đức đặc biệt, có liên quan đến việc tiếnhành một hoạt động nghề nghiệp nào đó; là tổng hợp của các quy tắc, cácnguyên tắc chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờđó mà mọi thành viên của lĩnh vực nghề nghiệp đó.

1.1.3 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quyđịnh thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghềnghiệp Hiện nay, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạođức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo,đạo đức nhà báo.

Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghềbáo chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì còn có những chuẩnmực đạo đức nghề báo riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụthuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chíđó So với các quy tắc về đạo đức nghề báo của các quốc gia và tổ chức báochí quốc tế, thì quy định về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam cónhững điểm tương đồng và một số điểm mang tính đặc thù.

Trang 10

Tác giả Phạm Thành Hưng, trong cuốn “Thuật ngữ Báo chí – Truyềnthông”, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội, cho rằng: “Đạo đức báo chí làkhái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểuhiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo”

1.2 Tầm quan trọng của đạo đức trong quá trình tác nghiệp củanhà báo

Dựa theo những định nghĩa đã được phân tích phía trên, có thể hiểuđạo đức nghề báo là khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp tronghoạt động báo chí, biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làmbáo Người cầm bút có đạo đức phải kiên trì theo đuổi những nguyên tắcbáo chí: Trung thực, khách quan, kịp thời và trách nhiệm; đạo đức nghềnghiệp của người làm báo thể hiện khi tác nghiệp Một nhà báo giỏi, cótrách nhiệm với xã hội, với những tác phẩm báo chí chất lượng phải làngười có phẩm chất đạo đức tốt và có đạo đức nghề nghiệp.

Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngàycàng được nâng lên, nó trở thành một bộ phận quan trọng, không thể thiếutrong đời sống tinh thần của con người Ở một khía cạnh nào đó nó còntham gia vào tiến trình lịch sử của thời đại, cùng lúc có thể tác động lênnhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Chính vìvậy, những người làm nghề này trong mỗi tác phẩm và sản phẩm của mìnhphải nhận thức sâu sắc từng việc làm, cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩntrọng những hậu quả có thế xảy ra đối với xã hội Chỉ cần một chút thiếucẩn trọng của nhà báo, xã hội phải bỏ ra gấp trăm ngàn lần công sức đểkhắc phục hậu quả.

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo

Đạo đức nghề báo là một nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ ChíMinh mang giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần to lớn vào việcđịnh hướng và đào tạo cho các thế hệ nhà báo Việt Nam đủ đức và tài, trở

Trang 11

thành lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng Ngườilà tấm gương sáng ngời về đạo đức của người làm báo.

Thứ nhất, đạo đức cách mạng, đạo đức nghề báo là cái gốc của nhàbáo Đạo đức cách mạng nói chung, đạo đức nghề báo nói riêng theo HồChí Minh được hiểu là phẩm chất tốt đẹp nhất, là gốc của mọi vấn đề trongcuộc sống, là phương tiện điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của người làmbáo, mà phạm trù pháp luật không điều chỉnh được Bởi, “Cũng như sôngthì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc,không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạođức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Đạo đức báochí không chỉ nằm trong phạm vi điều chỉnh thuộc các quy định của luậtbáo chí hiện hành, mà còn là tâm thức và phương châm hành nghề của tấtcả những người làm báo cách mạng Thực hiện đúng quy định đạo đứcnghề nghiệp, người làm báo sẽ tránh được những tác động tiêu cực trong cơchế thị trường, giữ vững lòng tin của nhân dân, của xã hội đối với lựclượng báo chí cách mạng nói chung và đối với mỗi người làm báo nóiriêng.

Thứ hai, người làm báo phải có lập trường chính trị vững vàng, tuyệtđối trung thành với Đảng với Nhân dân Đây là phẩm chất cao quý nhất củanhà báo cách mạng Việt Nam Lòng trung thành hướng mọi hoạt động củanhà báo nhằm đảm bảo lợi ích của Đảng, của nhân dân, của chế độ xã hộimà Đảng, nhân dân đã lựa chọn Lòng trung thành khiến chúng ta phảikhông ngừng học hành, rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận, chính trị,chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để có đủ điều kiệnlàm việc một cách tốt nhất, hiệu quả nhất Người làm báo hành nghề vìmục tiêu cách mạng, đó chính là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội.

Trang 12

Thứ ba, người làm báo phải luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phụcvụ nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chế độ ta là chế độ dânchủ, tức là nhân dân làm chủ Người làm báo từ trung ương đến địa phươngđều là đầy tớ của nhân dân, đều phải một lòng, một dạ phục vụ nhân dân.Nhà báo phải là chiến sĩ trên mặt trận báo chí Hồ Chí Minh coi báo chívừa là một bộ phận cấu thành văn hoá, vừa là phương tiện xây dựng, truyềnbá văn hoá; vừa là đội quân tiên phong trong công tác tư tưởng Người sớmnhận ra vai trò và tác động to lớn của báo chí trong đấu tranh xã hội Đốivới Người, chức năng, nhiệm vụ của báo chí là “tuyên truyền, huấn luyện,giáo dục, tổ chức dân chúng” bằng phương tiện thông tin và các thủ phápnghề nghiệp khác.

Thứ tư, người làm báo phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trướcĐảng, nhân dân Trước quần chúng, phải hết lòng, hết sức phục vụ quầnchúng nhân dân, phải yêu kính nhân dân, phải tôn trọng quyền làm chủ củanhân dân; phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quầnchúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước Đảng ta là đảng lãnh đạo cách mạng Báo chílà công cụ lãnh đạo của Đảng, ngoài lợi ích của nhân dân, người làm báocách mạng không có lợi ích nào khác Vì vậy, người làm báo phải mộtlòng, một dạ phục vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, nhândân và xã hội Nhà báo phải có ý thức trách nhiệm trong việc nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ khôngthuộc phạm trù đạo đức, nhưng ý thức trách nhiệm trong việc nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ thì thuộc phạm trù đạo đức Nhà báo phảicó ý thức trách nhiệm trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,bởi vì nếu không như vậy thì họ không thể có trình độ chuyên môn nghiệpvụ vững vàng, không có chuyên môn vững vàng, thì không thể hoàn thànhtrọn vẹn ý thức và tinh thần trách nhiệm xã hội.

Ngày đăng: 05/07/2024, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w