Đối tượng của phân chia thừa kế theo pháp luật là tài sản, quyền về tài sản mà người đã chết đề lại, xử lý di chúc hợp pháp hoặc không hợp pháp, cuối cùng là quyền của những người nhận t
Trang 1TRUONG DAI HQC TAI CHINH — MARKETING
VIEN DAO TAO SAU DAI HOC
De BOG Lcuin Td
_ TIEU LUAN MON PHAP LUAT QUAN LY KINH TE
DE TAI:
PHAP LUAT VE PHAN CHIA THUA KE TAI VIET
NAM- LY LUAN VA THUC TIEN
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Học viên : Phan Huynh Như
MSHV : 5221906K009
GVHD :T.S Nguyễn Tú
Tiền Giang- 2023
Trang 2LOI NHAN XET
Trang 3Phan 1: Gidi thiéu J1 1
L.1.1.Chủ thê của quan hệ pháp luật thừa kế - - s1 111 11EE1E1571221212212111 7 1x1 rceg 3
161.2 Di co a .ẽ 4
1.1.3 Các trường hợp khơng được quyền hưởng và từ chối nhận di sản 6
1.1.4 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế và thời hiệu thừa kế -s:552cccccczcrrrrv2 7
I)n 0‹1) 31.6-::ẮIẮÁÃÁẶÁẶỒẶỒẮỒỶ 8 1.2.1.Khái niệm di chúc và quyền của người lập di chúc - 55-5 22121 2122E2222222xze2 8 1.2.2.Người thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung của di chúc - - 5c sccxczszxzzxzez 9 1.2.3.Hình thức và nội dung của di chúc - 2 2 1222122201123 1 1123115231151 1 115511111 s2 9 1.2.4.DI chúc hợp pháp 0 0201020111101 1112111111 1111111111111 1111111111111 1111 1111111111 13 1.2.5.Hiệu lực của di chúc L c1 n1 HT HS S ng ST 1111151112511 1 1111k 1211115112565 13 1.2.6.DI tặng và di sản dùng vào việc thờ cÚng - - 2 c2 22111221112 211 12111211152 22 14
IV C0 ấu go:: iaadaaaiiaiaiaiadđadiiidadẢậã4ãõaa 15 1.2.8.Cơng bố di chúc và giải thích nội dung di chúc 55-5 S1 221E2121821121 E1 EcEx 15 1.2.9 Truong hop làm di chúc bi that lac, hu hai.c cccccccccccccscscscesesesesesesteceeeesseseseseeveeeees 16
1.3 Thừa kế theo pháp luật - s2 S111 12111111 1211E11112111121121111211112 111gr Hay l6
1.3.1.Khái niệm và người thừa kế theo pháp luật -.- 5 St s1 E111 1211221112221 rxk 16 1.3.2 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 5-52 1 21221121111 111111512222.12 xe 17
1.3.3 Thừa kế thế vị và những trường hợp - se 1111 111151112112111121 012tr 18 1.3.4.Quan hé khong cting huyét thong ccc ccccccececseescsessesecsessesessesecseseesesseseveesevevsees 19
1.3.5 Việc thừa kế trong trường hợp đã chia tài sản chung, đang xin ly hơn hoặc kết hơn MÙWI(0(08 3ì valiiẢỶỶŨỶỔỔỔỔỶIỶIỶIỶIỶIĨIĨI 20 1.4 Thanh tốn và phân chia di sản - - 2 2221222122011 1131 1132111311 1111 11111111111 xe 20
Trang 41.4.1.Họp mặt những người thừa kế, người phân chia di sản, thứ tự ưu tiên thanh toán 20 1.4.2.Phân chia di sản theo dị chúc và theo pháp luật Ặ.- 22222 222211222222 21 1.4.3.Han ché phân chia di sản: - L2 222 2220112011123 1 1121115111111 1 1521118111111 118k 21 1.4.4.Phân chia di san trong trường hợp đặc biệt Q2 1 2222211212211 1222 k2 22 2.1 Thực trạng áp dụng - - - L2 0 0201020011101 11111 1111111111111 1111111111111 11 111111 1kg 23 2.2 Đánh giá vẻ thực ¡"22 cc cece ccte cece ceaeeecaeseceesesesseaeseesesessesessseesssessseseessssseestsees 24
2.2.1 Danh gid vé tng quate cccccccccsesscsessescsessesessesecsessesessesevsesevsecersecsesesseseeesesines 24
2.2.2 Nhting thud lot —- 24
2.2.3 Nhiing t6m tain cccccccccccccescesescseseesecscsecsesessessesessesessessesessesevseseesevensevsvsevsesersessetes 24
2.3 Nguyên nhân và giải pháp + c1 221122111 12111 12111211 110111111 1211110111221 11 rà 25 2.3.1 Nguyên nhân - 2 1 201022011201 11201 1110111111 1111 1111111111111 1111111111111 111111 11kg 25
PC áo nh ea 26
ii 8 4ä 8 da 27
Trang 5Phan 1: Giới thiệu chung
1 Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ chế độ xã hội phân chia giai cấp nào thì vấn đề thừa kế cũng có vai trò quan trọng, chủ yếu trong việc bảo vệ quyên lợi và lợi ích của công dân Chính vì vậy thừa kế đã trở thành một phần không thê thiếu đối với cá nhân cộng đồng và xã hội
Theo bộ luật dân sự nói chung và phân chia thừa kế nói riêng, việc điều chỉnh quan
hệ tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong sự
hội nhập với nền kinh tế thế giới Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị, tầng lớp khác
nhau nhưng đều xem thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận rõ rang trong hiến pháp
Từ những ngày đầu xây dựng XHCN, vấn đề thừa kế đã được quy định và thực
hiện tại các điều: Điều 19 Hiến pháp 1959 “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân” Điều 27 Hiến pháp 1980 “ Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân.”, Điều 58 Hiến pháp 1992 “ Nhà nước bảo hộ
quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.” Thấy rằng, dù trải qua nhiều hiển pháp nhưng tất cả đều hướng đến việc bảo vệ hợp pháp quyền thừa kế tài sản của công dân Sự xuất hiện của phân chia thừa kế trong BLDS 2015 đã đánh dấu bước phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và luật thừa kế nói riêng Tuy nhiên, trong BLDS 2015 vẫn còn nhiều quy định chưa được làm rõ ví dụ như nếu muốn kết luận đề một người không được hưởng đi sản thừa kế do vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người để
lai di san là rất khó Do Bộ luật dân sự 2015 chưa có nhiều văn bản hướng dẫn và nêu
tìm trong BLDS quy định tương tự thì quy định này thì cũng không có giải thích, làm rõ của cơ quan lập pháp về thế nào là vi phạm “nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại đi sản” Dù vậy, BLDS 2015 được xem là kết quả cao của quá trình kế thừa những quy định của thừa kế Không ngừng phát triển để phù hợp với thực tiễn để bảo vệ quyền lợi và lợi ích cao nhất của người thừa kế
Thực tế, từ xưa đến nay, trong quan hệ gia đình Việt Nam, mọi người sống với nhau dựa trên tình cảm yêu thương, giúp đỡ, nhường nhịn nhau Khi cha hoặc mẹ còn sống hoặc trước lúc lâm chung, thường sử dụng tài sản để giúp đỡ những người nghèo khó hơn mình với quan niệm để lại phúc cho con cháu sau này Do vậy, nhiều gia đình không chú trọng đến việc phân chia rạch roi tài sản giữa cha mẹ và các con, hoặc dé lại
di chúc trước khi chết để làm cơ sở phân chia di sản thừa kế sau này, nhất là ở vùng
Trang 6nông thôn, vùng sâu, vùng xa
Tuy nhiên, chính việc không viết đi chúc lại là nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp tài sản của các thành viên trong gia đình và cũng vì anh em không thông nhất được việc phân chia di sản Do đó những vấn đề về phân chia tài sản thường được thực hiện theo pháp luật về thừa kế
Từ những lý đo trên, nhóm em quyết định lựa chọn đề tài phân tích cơ sở Lý luận
và thực tiễn của Phân chia thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam dé mọi người nắm rõ được nội dung cũng như quy tắc về việc thừa kế - một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đối tượng của phân chia thừa kế theo pháp luật là tài sản, quyền về tài sản mà người đã chết đề lại, xử lý di chúc hợp pháp hoặc không hợp pháp, cuối cùng là quyền của những người nhận tải sản thừa kế
Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở nhà nước ta về lĩnh vực thừa kế và đặc biệt tập trung nghiên cứu phân chia thừa kế trong BLDS 2015, bằng phương pháp phân tích và tong hop nham làm nôi bật những nội dung, quy định về thừa kế, tính tat yéu và áp dụng vào thực tiễn của đời sống xã hội
3 Mục đích của đề tài
Đề tài mục đích làm rõ các quy định về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời điểm mở thừa kế, di chúc, hiệu lực di chúc, đi sản, người thừa kế di sản, Phân chia
về thừa kế còn cho thấy những quy định không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người
đã chết có tài sản để lại nhằm thé hiện quyền và lợi ích của những mỗi quan hệ hôn nhân, gia đình: Bảo vệ trẻ chưa đủ vị thành niên hoặc vị thành niên nhưng không có khả năng lao động Ngoài ra, phân chia thừa kế còn giúp cho người dân lao động yên tâm trong van đề sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất, không những đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình mà còn cho xã hội
4, Bố cục của đề tài
Bài tiêu luận gồm 2 chương:
Chương |: Cơ sở lý luận về phân chia thừa kế theo pháp luật dân sự
Chương 2: Thực tiễn, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện phân chia thừa kế theo pháp luật
Trang 7Phan 2 Noi dung
Chương I Cơ sở lý luận về phân chia thừa kế theo pháp luật dân sự
1.1 Quy định chung
Theo BLDS 2015, điều 609 có khái niệm về quyền thừa kế như sau: Cá nhân có
quyền lập di chúc đề định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa
kế theo pháp luật; hưởng đi sản theo đi chúc hoặc theo pháp luật
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc
1.1.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật thừa kế
Chủ thể là một cá nhân hoặc tô chức tồn tại hữu hình và tham gia vào một quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội dé phối hợp thực hiện một giao dịch, một quan hệ nào đó Chủ thê của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật dân sự
1.1.1.1 Người để lại di sản thừa kế
Người để lại di sản: là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Người để lại đi sản thừa kế chỉ có thế
là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nao nhu thành phần xã hội, mức độ năng lực hành vi,
Đối với pháp nhân, tô chức được thành lập với những mục đích và nhiệm vụ khác nhau Tài sản của pháp nhân, tổ chức đề đuy trì các hoạt động của chính mình và không
cá nhân nào có quyền tự định đoạt tài sản của pháp nhân, tổ chức Khi pháp nhân, tổ chức đình chỉ hoạt động của mình (giải thé, phá sản ), tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật Pháp nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ thừa kế với tư cách là người được hưởng di sản theo di chúc
- - Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết đề lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
- Truong hop di san chuwa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết đề lại được
Trang 8người quản lý đi sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết đề lại
- Trường hợp đi sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết dé lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
- _ Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di san theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đo người chết đề lại như người thừa kế là cá nhân
1.1.2 Di sản thừa kế
1.1.2.1 Khái niệm di sản thừa kế
Thừa kế là việc chuyên dịch tài sản của người chết cho những chủ thể được quyền thừa kế Tài sản của người chết được gọi là di sản
Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản riêng của người chết trong tài sản chung với người khác
- _ Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết: Là tài sản được công nhận là sở hữu riêng của người đó (thu nhập hợp pháp của cải để đành, nhà ở, tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, .) việc xác định sở hữu riêng của vợ chồng căn cứ vào các quy định pháp luật về hôn nhân gia đình (tài sản riêng muốn sở hữu chung phải lập thành văn bản)
- _ Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác : Trong trường hợp nhiều người được thừa kế, được tặng cho một tài sản hay nhiều người cùng nhau góp vốn để cùng sản xuất kinh doanh được xác định là sở hữu chung đối với tài sản Khi một người trong các chủ sở hữu đó đối với tài sản chung này chết, thì phần tài sản của người đó trong tài sản chung nảy được coi là đi sản thừa kế
+ Đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng được xác định căn cứ vào các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Về nguyên tắc khi một bên vợ hoặc chồng chết trước thì một nửa tài sản sẽ được xác định là di sản để chia theo pháp luật về thừa kế (Trừ trường hợp xác định được công sức đóng góp của vợ hoặc chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung của vợ chồng) Đối với tài sản chung giữa cha mẹ và các con tùy thuộc vào sự đóng góp cụ thế của các thành viên đề xác định
+ Đối với sở hữu chung theo phần được xác định trên cơ sở tỉ lệ phần trăm đóng góp hay theo thỏa thuận của các bên, hay các giấy tờ khác như: đóng góp đề làm ăn với nhau, góp vốn vào công ty,
+ Trong trường hợp nam - nữ chung sống bất hợp pháp hoặc không công nhận là
Trang 9vo chồng mà một bên chết trước thì xác định tài sản của người chết trong khối tài sản chung chưa có quy định của pháp luật Trong thực tiễn giải quyết, áp dụng Điều L7 Luật hôn nhân gia đình là phân chia tài sản chung căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên Nếu không xác định được chính xác thì mỗi bên hưởng 50%
+ Đối với nghĩa vụ về tài sản do người chết đề lại như là: Trả nợ, bồi thường thiệt hại, các nghĩa vụ khác thì những người thừa kế có nghĩa vụ thanh toán trong phạm vi di sản Nếu di san da chia thì những người thừa kế phải thanh toán tương ứng với tỉ lệ minh được nhận trong phạm vi di san
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài sản bao gồm là bất động sản
và động sản Bất động sản và động sản có thể là tải sản hiện có và tài sản hình thành
trong tương lai
1.1.2.2 Người quản lý di sản thừa kế
Theo điều 616 của BLDS 2015 quy định:
I1 Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra
2 Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa
kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý đi sản tiếp tục quản lý đi sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản
3 Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản đo cơ quan nhà nước có thâm quyên quản lý
1.1.2.3 Quy định chung của pháp luật về người quản lý di sản thừa kế
1.1.2.3.1 Quyền của người quản lý di sản thừa kế
l Người quản lý di sản quy định tại khoản L và khoản 3 Điều 616 của BLDS
2015 có quyền sau đây:
a Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến
di sản thừa kế
b Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế
c Được thanh toán chi phí bảo quản di sản
2 Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyên sau đây:
Trang 10a Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế
b Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế
c Được thanh toán chi phí bảo quản di sản
Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thủ lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thu lao hợp ly
1.1.2.3.2 Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế
1 Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này
có nghĩa vụ sau đây:
a Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
b Báo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm có, thế chấp hoặc định đoạt tài sản băng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản
c.Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế
d.Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mỉnh mà gây thiệt hại
e Giao lại đi sản theo yêu cầu của người thừa kế
2 Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ:
a.Bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm có, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác
b.Thông báo về đi sản cho những người thừa kế
c.Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại
d.Giao lai di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại đi sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế
1.1.3 Các trường hợp không được quyền hưởng và từ chối nhận di sản
1.1.3.1 Trường hợp không được quyền hưởng di sản
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại đi sản, xâm phạm nghiêm trọng đanh đự, nhân phâm của người đó
Người ví phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
Người bị kết án về hành vi cỗ ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
Trang 11hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
Người có hành vi lừa đối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản
Lưu ý: Giả mạo di chúc, sửa chữa đi chúc, hủy đi chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phân hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại đi sản Điều đó có nghĩa là nêu thực hiện những hành vi trên mà không trái với ý chí của người chết thì người này không bị tước quyên thừa kế
Trường hợp xảy ra những sự kiện này mà người để lại đi sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì người này vẫn được hưởng đi sản của người chết đề lại Theo đó, có thê nhận thấy, đối với trường hợp xảy ra các sự kiện dẫn đến một người không được quyền hưởng đi sản theo pháp luật
1.1.3.2 Trường hợp từ chối nhận di sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 620 BLDS 2015, người thừa kế có quyền từ chối
nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người khác Khi từ chối nhận di sản được chấp nhận thi người đáng lẽ được hưởng di sản sẽ không được hưởng và do đó, những người thừa kế của người từ chối cũng không có quyền đối với khối tai sản đã bị từ chối
Điều kiện để từ chối nhận di sản có hiệu lực:
Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý đi sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia tài sản đề biết
Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản
Việc từ chối nhận di sản không thuộc trường hợp nhăm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác
Ngoài hai trường hợp trên khi căn cứ vào Điều 622 của BLDS 2015, trường hợp tài sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chỗi nhận di sản thi tai sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ
về tài sản mà không có người thi nhận thừa kế thuộc về Nhà nước
1.1.4 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế và thời hiệu thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản
2 Điều 71 của Bộ luật này
Trang 12Địa điểm mở thừa kê là nơi cư trú cuôi cùng của người chêt đề lại di sản; nêu không xác định được nơi cư trú cuôi cùng thi dia điểm mở thừa kê là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản
Dựa vào Điều 623 BLDS 2015 pháp luật quy định về thời hiệu thừa kế như sau: 1.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, l0 năm đối với động sản, kê từ thời điểm mở thừa kế Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý đi sản đó Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì đi sản được giải quyết như sau:
a Di sản thuộc quyên sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều
236 của Bộ luật này
b._Di sản thuộc về Nhà nước, néu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này
Như vậy, BLDS 2015 đã phân biệt thời hiệu thừa kế đối với bất động sản và động
sản, trong đó thời hiệu thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, tăng lên đáng kê so với
quy định BLDS 2005 và thời hiệu thừa kế đối với động sản vẫn giữ nguyên là 10 năm
Đồng thời, BLDS 2015 đã có quy định mới về xử lý di sản sau khi hết thời hiệu
thừa kế, theo đó trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản, l0 năm đối với động sản,
kê từ thời điểm mở thừa kế mà di sản chưa được chia thì di sản sẽ thuộc về những người sau đây theo thứ tự ưu tiên: Người thừa kế đang quản lý đi sản đó, người đang chiếm hữu, Nhà nước
2 Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác
bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kề từ thời điểm mở thừa kế
3 Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để
lại là 03 năm, kế từ thời điểm mở thừa kẻ
1.2.1.2.Quyền của người lập di chúc
Trang 13Theo diéu 626 BLDS 2015 ngudi lap di chic co cdc quyén sau day: 1.Chi dinh người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
2 Phân định phần di sản cho từng người thừa kế (Trong thực tế có trường hợp người lập di chúc chỉ chỉ định người thừa kế mà không phân định di sản cho họ thì được hiểu mỗi người được hưởng ngang nhau)
3 Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng 4.Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
5.Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia dị sản 6.Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ đi chúc được pháp luật quy định như sau:
-Người lập di chúc có thê sửa đôi, bô sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất
cứ lúc nào
-Trường hợp người lập di chúc bổ sung đi chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung
có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phân của di chúc đã lập và phần bố sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật
-Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước
bị hủy bỏ
1.2.2 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Theo điều 644 BLDS 2015 được pháp luật quy định như sau
l Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp
họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phân di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
-Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
-Con thành niên mà không có khả năng lao động
2 Quy định tại khoản L Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản | Điều 621 của Bộ luật này
Như vậy, mặc dù người lập di chúc không cho những người này hưởng di sản, nhưng pháp luật quy định ưu tiên cho họ phải được hướng một phần nhất định từ di sản của người đã chết Bởi vì từ xưa đến nay, truyền thống đạo đức tốt đẹp vẫn được lưu truyền qua bao thế hệ Việc kính trên nhường đưới, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, “lá
Trang 14lành đùm lá rách” đã trở thành những việc làm cao đẹp Do đó mỗi quan hệ giữa những người này ngoài nghĩa vụ pháp lý mà họ còn có nghĩa vụ đạo đức đối với nhau
1.2.3 Hình thức và nội dung của di chúc
1.2.3.1 Hình thức của đi chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; Nếu không thê lập được di chúc bằng văn bản thì có thê di chúc miệng Người thuộc dân tộc thiểu số có quyên lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng noi cua dan t6c minh
Di chúc miệng
Di chúc miệng được lập ra trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thê lập đi chúc bằng văn bản thì có thê lập di chúc miệng (ví dụ người này đang điều trị một căn bệnh, đột nhiên rơi vào tình trạng nguy kịch mà không a1 ngờ tới thi trong lúc hấp hối những lời nói của họ đề cập đến việc sẽ phan chia tai san cho ai được xem là một di chúc bằng miệng đã được thiết lập)
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người đi chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kế từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối củng thì đi chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thâm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng
Sau 03 thang, ké từ thời điểm đi chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh
man, sang suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ
Di chúc bằng văn bản bao gồm các hình thức sau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:
-Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản đi chúc
-Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định
tại Điều 63L của Bộ luật này
Di chúc băng văn bản có người làm chứng được pháp luật quy định như sau:
-Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự minh
đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc
10
Trang 15-Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại
Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật nảy
Di chúc băng văn bản có công chứng
Di chúc băng văn bản có chứng thực
-Người lập đi chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực di chúc
-Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực được áp dụng trong một số trường hợp sau được pháp luật quy định rõ tại điều 638 BLDS 2015:
1 Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thê yêu cầu công chứng hoặc chứng thực
2 Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó
3 Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó
4 Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vỊ
5 Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó
6 Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tủ, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó
Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở:
-Người lập di chúc có thế yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc
-Thủ tục lập dị chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tô chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật nảy như sau:
I Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thấm quyên chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã Công chứng viên hoặc người có thâm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung
mà người lập di chúc đã tuyên bố Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản đi chúc đã được ghi chép chính xác và thê hiện đúng ý chí của mình Công chứng viên hoặc người có thâm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp
11
Trang 16xa ky vao ban di chuc
2 Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thâm quyền chứng thực của
Ủy ban nhân dân cấp xã Công chứng viên hoặc người có thâm quyền chứng thực của
Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng
Trường hợp người không được công chứng, chứng thực di chúc được quy định như sau:
Công chứng viên, người có thấm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với đi chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc
+Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật
+Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung đi chúc
1.2.3.2 Nội dung của di chúc
Việc trình bày một bản di chúc rõ ràng, chỉn chu là một việc hết sức cần thiết và hệ trọng Nội dung của di chúc là một bản dùng đề phân chia tài sản và chuyên nhượng di sản từ người đã chết sang cho những người còn sống Do đó nội dung của bản di chúc cần phải đễ đọc, dễ hiểu đề không làm cho mọi người bị hiểu lầm không đáng có và gây
ra tranh chấp, mâu thuẫn làm rạn nứt tình cảm gia đình Nhận thấy được tầm quan trọng của việc trình bày một bản di chúc cho phù hợp, pháp luật đã đưa ra một số nguyên tắc
về việc trình bày nội dung được quy định tại điều 631 BLDS 2015 như sau:
1 Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b Ho, tén va noi cư trú của người lập di chúc;
c Họ, tên người, cơ quan, tô chức được hưởng di sản;