1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia Đình trên Địa bàn tp tân an – long an và Đề xuất giải pháp nâng cao hệ thống

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hệ Thống Thu Gom Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Các Hộ Gia Đình Trên Địa Bàn TP Tân An – Long An Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hệ Thống
Tác giả Mai Nguyễn Ngọc Hân
Người hướng dẫn TS. Trần Bích Châu
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học môi trường
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Tân An
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 12,65 MB

Nội dung

Để tìm hiểu hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Tân An đề tài: “Đánh giá hệ thống , thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình trên địa bàn thành p

Trang 1

-  

-KHÓA LU N T T NGHI P Ậ Ố Ệ

ĐỀ TÀI:

TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TP TÂN AN – LONG AN

VÀ ĐỀ XUẤ T GI I PHÁP NÂNG CAO H TH NG Ả Ệ Ố

Ngành: Khoa học môi trường Chuyên ngành: Quản lý môi trường

Sinh viên thực hiện: Mai Nguyễn Ngọc Hân Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Bích Châu Khóa học: 2016-2020

TP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2020

Trang 2

đề thiết yếu trong công tác quản lý chất thải rắn tại mỗi địa phương Thành phố T ân

An cũng đang đối mặt với những thách thức to lớn như: tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ngày càng tăng, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao và từ đó dẫn đến hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng Để tìm hiểu hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Tân An đề tài: “Đánh giá hệ thống , thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình trên địa bàn thành phố tân an và đề xuất giải pháp nâng cao hệ thống” thực hiện:

Đề tài đã nêu lên một cách tổng quát các khái niệm và những ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường và con người Nêu lên các mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và một số nước trên thế giới

Đề tài đã êu lên được hiện trạng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt từ các hộ ngia đình ở thành phố Tân An: nguồn gốc phát sinh, thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, quy trình thu gom rác thải từ hộ gia đình ở Tân An hiện nay Khảo sát người dân về thói quen lưu trữ rác hàng ngày

Đề tài đã nêu lên nhận thức của người dân về vấn đề thu gom rác thải sinh hoạt

và bảo vệ môi trường hiện nay, nêu ra ưu và nhược điểm hiện trạng hệ thống thu gom rác thải của các hộ gia đình ở Tân An

Đề tài đã nêu lên một số biện pháp nâng cao hiệu suất thu gom của hệ thống ở Tân An và tính toán thiết bị thu gom rác cần đầu tư để phục vụ công tác thu gom trên địa bàn đến năm 2030

Trang 3

Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện cho em được đi đến cơ quan về lĩnh vực môi trường để thực tập Đặc biệt, em xin gửi đến cô Trần Bích Châu, người đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất Đồng thời cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi Trường đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích để áp dụng cho bài báo cáo này

Em xin chân thành cảm ơn chị Châu của Phòng Quản lý đô thị thành phố Tân

An và anh Thành của Công ty Cổ phần Đô thị Tân An đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu

và tạo điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu vể các quá trình thu gom chất thải rắn ở Tân An

Trong quá trình làm việc, hoàn thiện bài báo cáo này em không tránh khỏi những sai sót do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Tân An, ngày 31 tháng 8 năm 2020

Sinh viên

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do thực hiện đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa đề tài 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Khái quát về chất thải rắn 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Các nguồn phát sinh CTRSH 4

1.1.3 Thành phần CTRSH 6

1.2 Tổng quan về các hệ thống thu gom CTR 7

1.2.1 Hệ thống thu gom chưa phân loại tại nguồn 7

1.2.2 Các loại hệ thống thu gom thứ cấp 7

1.2.3 Một số mô hình thu gom rác thải ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay 11

1.3 Ảnh hưởng của CTRSH tới các thành phần môi trường 16

1.3.1 Ảnh hưởng tới môi trường nước 16

1.3.2 Ảnh hưởng tới môi trường đất 16

1.3.3 Ảnh hưởng tới môi trường không khí 17

1.3.4 Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng 18

1.3.5 Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị 19

1.4 Tổng quan về thành phố Tân An, tỉnh Long An 19

1.4.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 19

1.4.1.1 Vị trí địa lý 19

1.4.1.2 Địa hình, địa mạo 20

1.4.1.3 Khí hậu 21

1.4.1.4 Thuỷ văn 21

Trang 5

1.4.2.1 Điều kiện kinh tế 23

1.4.2.2 Điều kiện văn hóa xã hội- 25

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Nội dung nghiên cứu 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu 27

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 27

2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 27

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 28

2.2.4 Phương pháp toán học 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tân An 32

3.2 Thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Tân An 33

3.2.1 Thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Tân An 33

3.2.2 Khối lượng rác thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tân An 35

3.2.2.1 Khối lượng rác thải phát sinh theo từng tháng năm 2019 35

3.2.2.2 Khối lượng rác thải sinh hoạt qua từng năm 36

3.3 Hiện trạng hệ thống thu gom 38

3.3.1 Hệ thống hành chính 38

3.3.2 Hệ thống kỹ thuật 39

3.4 Đánh giá hiện trạng công tác thu gom CTRSH trên địa bàn thành phố Tân An 54

3.4.1 Nhận thức của người dân 54

3.4.2 Đánh giá công tác thu gom 56

3.4.2.1 Ưu điểm 56

3.4.2.2 Nhược điểm 56

3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả 58

3.5.1 Nâng cao nhận thức cộng đồng 59

3.5.2 Phân loại rác tại nguồn 59

Trang 6

3.5.4.1 Dự báo sự gia tăng dân số của TP Tân An đến năm 2030 61

3.5.4.2 Dự báo khối lượng rác phát sinh của TP Tân An đến năm 2030 62

3.5.3.3 Dự kiến số phương tiện thu gom CTR cần đầu tư của TP Tân An đến năm 2030 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 74

Trang 7

Bảng 1.1 Nguồn phát sinh và thành phần của CTRSH 4

Bảng 1.2 Ví dụ về thành phần CTRSH tại các hộ gia đình ở TP HCM 5

Bảng 1.3 Thành phần khí thải trong rác thải 16

Bảng 1.4 Các nhóm đất chính trên địa bàn thành phố Tân An 22

Bảng 1.5 Dân số và mật độ dân số thành phố Tân An năm 2019 24

Bảng 2.1 Bảng hằng số tốc độ vận chuyển a, b 30

Bảng 3.1 Thành phần riêng biệt CTRSH của hộ gia đình tại Tân An 32

Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn tại Thành phố Tân An năm 2019 34

Bảng 3.3 Khối lượng CTRSH qua từng năm tại TP Tân An 35

Bảng 3.4 Mức độ phân loại rác tại nguồn của các hộ gia đình ở TP Tân An 40

Bảng 3.5 Dụng cụ chứa rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình ở TP n An 40 Tâ Bảng 3.6 Phương tiện thu gom ở thành phố Tân An 44

Bảng 3.7 Đánh giá về phương tiện thu gom của người dân Tân An 45

Bảng 3.8 Đánh giá về thời gian thu gom của các hộ dân ở Tân An 48

Bảng 3.9 Các tuyến đường thu gom của xe ép rác 48

Bảng 3.10 Phân tích các tuyến đường thu gom 51

Bảng 3.11 Mức phí dịch vụ thu gom rác từ hộ gia đình ở Tân An 52

Bảng 3.12 Đánh giá của người dân về mức phí thu gom rác ở Tân An 52

Bảng 3.13 Đánh giá công tác thu gom RTSH của người dân ở Tân An 53

Bảng 3.14 Mức độ tham gia hoạt động VSMT của người dân Tân An 54

Bảng 3.15 Thống kê số hộ dân trong hẻm đăng ký dịch vụ thu gom rác ở Tân An 54

Bảng 3.16 Ý kiến của người dân về việc nâng cao hệ thống thu gom ở Tân An 57

Trang 8

Bảng 3.19 Nhu cầu xe ép rác 10 tấn ở Tân An đến năm 2030 63

Bảng 3.20 Nhu cầu xe ép rác 7 tấn ở Tân An đến năm 2030 65

Bảng 3.21 Chi phí đầu tư cho hệ thống xe ép rác 66

Bảng 3.22 Số lượng xe đẩy 660L cần đầu tư đến năm 2030 67

Bảng 3.23 Chi phí đầu tư xe đẩy 660L đến năm 2030 68

Trang 9

Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động hệ thống container di động – cổ điển 7

Hình 1.2 Sơ đồ hoạt động hệ thống container di động – trao đổi container 8

Hình 1.3 Sơ đồ hoạt động hệ thống container cố định 9

Hình 1.4 Quá trình phân loại rác cho việc thu gom ở Nhật Bản 13

Hình 1.5 Một nhà thầu thu gom rác tại Singapore 14

Hình 1.6 Bản đồ địa giới hành chính thành phố Tân An 19

Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ thành phần CTRSH hộ gia đình của TP.Tân An 33

Hình 3.2 Biểu đồ khối lượng CTRSH ở thành phố Tân An năm 2019 35

Hình 3.3 Khối lượng CTRSH 2014-2019 ở TP.Tân An 36

Hình 3.4 Hệ thống quản lý hành chính CTRSH ở Tân An 37

Hình 3.5 Rác được người dân đặt trước nhà 39

Hình 3.6 Rác được tập trung trước một con hẻm 39

Hình 3.7 Quy trình thu gom tại thành phố Tân An 39

Hình 3.8 Dụng cụ lưu trữ rác của người dân 41

Hình 3.9 Thùng 240L lưu chứa rác thải trước một trường THPT 42

Hình 3.10 Xe 660L tại một điểm hẹn sau khi lấy rác trên đường Huỳnh Văn Gấm 43

Hình 3.11 Xe thu gom 1,8 m 44 3 Hình 3.12 Một số xe ép rác ở bãi xe của Công ty đô thị Tân An 47

Hình 3.13 Công nhân thu gom rác lên xe ép 47

Hình 3.14 Công nhân kéo thùng 660L lại một điểm hẹn 47

Hình 3.14 Thùng phân loại rác 2 ngăn 59

Hình 3.15 Biểu đồ gia tăng dân số TP Tân An đến năm 2030 61

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do thực hiện đề tài

Ngày nay nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ Việt Nam dần bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sản xuất hàng hóa tăng , đáp ứng được nhu cầu sống của con người và bên cạnh đó cũng phát sinh thêm các vấn đề về ô nhiễm môi trường Mức sống của con người ngày càng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiêu dùng cao, lượng rác thải phát sinh từ hoạt động sống của con người cũng ngày càng tăng, chúng được thải vào môi trường quá mức, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường và từ đó dẫn đến ô nhiễm Cùng với sự phát triển của đất nước, tốc độ phát triển đô thị của thành phố Tân An cũng ngày càng tăng cao do đó vấn đề thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở địa phương cũng đang được quan tâm

Thành phố Tân An là trung tâm kinh tế xã hội quan trọng của tỉnh Long An- , với diện tích tự nhiên là 82 km , dân số năm 2019 là 181.3272 người Để thực hiện mục tiêu phát triển lên đô thị loại I, Tân An đang nỗ lực phát triển về mặt kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng mở rộng đô thị đồng thời mở rộng việc giao thương hàng hóa với các tỉnh phía Nam Bên cạnh sự phát triển không ngừng này, Tân An cũng đang đối mặt với những thách thức to lớn như: tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ngày càng tăng, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, dẫn đến hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng Việc hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Tân An hiện nay có đáp ứng được lượng rác thải ngày càng tăng hay không là một vấn đề cấp thiết

Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, sinh viên quyết định thực hiện đề tài:

“Đánh giá ệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình trên địa bàn hthành phố tân an và đề xuất giải pháp nâng cao hệ thống” để tìm hiểu về hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt hiện nay ở thành phố Tân An, từ đó đánh giá hiệu quả và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của hệ thống này trong hiện tại và tương lai

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Tìm hiểu thực tiễn hoạt động của hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ dân trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An

 Đánh giá hoạt động và đề xuất các giải pháp nâng cao hệ thống thu gom CTRSH

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ dân ở thành phố Tân An, tỉnh Long An

 Phạm vi nghiên cứu

Thành phố Tân An, tỉnh Long An

4 Ý nghĩa đề tài

 Ý nghĩa trong học tập

– Vận dụng những kiến thức đã học để làm quen với môi trường thực tế

– Tích lũy được kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường

– Nâng cao vốn kiến thức, kinh nghiệm khảo sát thực tế

 Ý nghĩa trong khoa học

– Đề tài nhằm phục vụ cho việc cải thiện hệ thống thu gom CTRSH tại hộ gia đình

ở thành phố Tân An, tỉnh Long An

– Đề xuất các giải pháp phù hợp để cải thiện hệ thống thu gom trên địa bàn thành phố Tân An

 Ý nghĩa thực tiễn

– Đề xuất các giải pháp thu gom CTRSH cho thành phố Tân An sao cho đạt hiệu quả để thu gom hết lượng rác thải phát sinh hằng ngày, đồng thời khuyến khích phân loại chất thải tại nguồn ở địa phương

– Thấy được những khó khăn và những thiếu sót trong công tác thu gom CTRSH tại

hộ gia đình của Tân An

Trang 13

– Góp phần nâng cao hiệu quả thu gom CTRSH tại địa phương từ đó cải thiện việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, nâng cao vẻ đẹp đô thị và môi trường sống xanh sạch – – đẹp cho cộng đồng

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát v ề chấ t th i r ả ắn

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá

nhân, hộ gia đình, nơi công cộng

Quản lý CTRSH là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và đến khâu

xử lý cuối cùng

1.1.2 Các nguồn phát sinh CTRSH

Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

- Khu dân cư

- Khu thương mại;

- Các cơ quan, công sở;

- Các công trường xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng;

- Khu công cộng;

Trang 15

Bảng 1.1 Nguồn phát sinh và thành phần của CTRSH

Khu dân cư Các hộ gia đình, các biệt thự,

các căn hộ chung cư

Thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thủy tinh, vải, da, rác vườn, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, đồ điện

tử, gia dụng, sơn thừa…

Khu thương mại

Cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, cửa hàng sửa chữa…

Giấy, carton, plastic, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ, …) đồ điện tử hư hỏng, chất thải độc hại

Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn

phòng cơ quan nhà nước…

Các loại chất thải giống như khu thương mại Hầu hết chất thải rắn y

tế được thu gom và xử lý tách riêng

vỡ của vật liệu lót vỉa hè

Gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao,

đất cát…

Khu công cộng

Hoạt động vệ sinh đường phố, làm đẹp cảnh quan, làm sạch các hồ chứa, bãi đậu xe bãi biển

khu vui chơi giải trí

Chất thải đặc biệt, rác quét đường, cành cây và lá cây, xác động thực vật

chết

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, Quản lý chất thải rắn – Tập 1, 2001)

Trang 16

1.1.3 Thành phần CTRSH

Thành phần của chất thải rắn mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên các dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khối lượng Thành phần chất thải rắn có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa học

Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, theo vùng dân

cư, theo mức sống, thời gian trong ngày, trong mùa, trong năm

Thành phần hóa học của chất thải rắn bao gồm những chất dễ bay hơi khi đốt ở nhiệt độ 920 C, thành phần tro sau khi đốt và dễ nóng chảy Tại điểm nóng chảy thể 0tích của rác giảm 95%

Trang 17

1.2 T ng quan v các h ổ ề ệ thố ng thu gom CTR

1.2.1 Hệ thống thu gom chưa phân loại tại nguồn

– Dịch vụ thu gom ở lề đường: Chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng đã đầy rác ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng đã được

đổ bỏ trở về vị trí đặt chúng để tiếp tục chứa chất thải

– Dịch vụ thu gom ở lối đi – ngõ hẻm: CTR được bỏ vào thùng rác công cộng, thường được đặt ở đầu các lối đi, ngỏ hẽm để xe rác dễ dàng thu gom CTR – Dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về: Các thùng chứa CTR được mang đi và mang trả lại cho chủ nhà sau khi đã đổ bỏ CTR, công việc được thực hiện bởi đội trợ giúp Đội trợ giúp này cùng với đội thu gom chịu trách nhiệm về việc dỡ tải CTR lên xe thu gom

– Dịch vụ thu gom kiểu mang đi: Dịch vụ mang đi về cơ bản giống như dịch vụ kiểu mang đi – trả về, chỉ khác ở chổ chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa CTR trở lại vị trí ban đầu

1.2.2 Các loại hệ thống thu gom thứ cấp

Theo kiểu vận hành, hệ thống thu gom được phân loại thành: (1) hệ thống thu gom kiểu thùng chứa (container) di động: loại cổ điển và loại trao đổi thùng chứa và (2) hệ thống thu gom kiểu thùng chứa (container) cố định

Trang 18

Hình 1.1 Sơ đồ hoạt động hệ thống container di động – cổ điển

Đối với hệ thống container di động – mô hình cổ điển, quy trình thu gom

có thể được mô tả tóm tắt như sau: xe thu gom sẽ đi (xe không) từ trạm xe đến nơi thu gom rác (hộ gia đình, nơi tập trung rác của khu dân cư), lấy thùng chứa đầy rác đặt lên xe, chở đến nơi tiếp nhận (có thể là điểm hẹn, trạm trung chuyển, nhà máy xử lý, trạm phân loại tập trung hay bãi chôn lấp), đổ rác, mang thùng rác rỗng trở về vị trí đã lấy rác, trả thùng rác rỗng về vị trí cũ và vận chuyển từ vị trí này đến vị trí cần thu gom tiếp theo hoặc trở về trạm xe (khi đã hoàn tất công tác thu gom của một ngày làm việc theo quy định)

Trang 19

Hình 1.2 Sơ đồ hoạt động hệ thống container di động – trao đổi container

Đối với hệ thống container di động – mô hình trao đổi container, quy trình thu gom có thay đổi so với mô hình cổ điển Xe thu gom cũng đi từ trạm xe nhưng với một thùng rác rỗng trên xe, đến vị trí thu gom đầu tiên, đặt thùng rác rỗng xuống và nhấc thùng chứa đầy rác lên xe, vận chuyển đến nơi tiếp nhận, đổ rác, mang thùng rác rỗng đến nơi thu gom tiếp theo (mà không cần trở về vị trí thu gom trước đó) Quy trình này sẽ được lặp lại cho đến khi hoàn tất công tác thu gom rác của một ngày làm việc Khi đó người thu gom sẽ mang thùng rác rỗng từ nơi tiếp nhận trở về trạm xe

bị thiết bị ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR vận chuyển Trong hệ thống này, xe thu gom sẽ vận chuyển CTR đến bãi đổ sau khi tải được chất đầy

Trang 20

Nhược điểm lớn nhất của hệ thống này là thân xe thu gom có cấu tạo phức tạp,

sẽ khó khăn trong vấn đề bảo trì Mặc khác, hệ thống này không thích hợp thu gom các CTR có kích thước lớn và CTR xây dựng Nhân công của hệ thống này phụ thuộc vào việc lấy tải thủ công hay lấy tải cơ khí, số lượng nhân công giống như hệ thống container di động là hai người Trong trường hợp này, tài xế có thể giúp công nhân đẩy tải đến xe thu và đẩy trả về vị trí ban đầu Ở những vị trí đặt container CTR cách

xa vị trí thu gom như các khu thương mại, khu đân cư trong hẻm nhỏ… số lượng công nhân sẽ là ba người, trong đó có hai người lấy tải Đối với hệ thống container cố định lấy tải thủ công, số lượng nhân công thay đổi từ 1 đến ba người Thông thường sẽ là hai người khi dùng dịch vụ thu gom kiểu lề đường và kiểu lối đi ngõ hẻm Ngoài ra, khi cần thiết, đội lấy tải sẽ tăng hơn ba người

Hình 1.3 Sơ đồ hoạt động hệ thống container cố định

Đối với hệ thống container cố định, quy trình thu gom được mô tả như sau:

xe thu gom (là loại xe có thùng chứa) sẽ đi từ trạm xe đến vị trí thu gom, lấy thùng chứa rác đổ lên xe, trả thùng rỗng về vị trí cũ rồi đi đến vị trí thu gom tiếp theo, cứ

Trang 21

như thế cho đến khi thùng chứa trên xe đã đầy Khi đó, xe thu gom sẽ vận chuyển rác đến nơi tiếp nhận, đổ rác và vận chuyển đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom tiếp theo Khi hoàn tất công tác thu gom rác của một ngày làm việc, xe thu gom sẽ vận chuyển từ nơi tiếp nhận về trạm xe.

1.2.3 Một số mô hình thu gom rác thải ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay

a/ Mô hình thu gom rác thải ở Việt Nam

Tại các đô thị, việc thu gom rác thải sinh hoạt do Công ty môi trường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện Bên cạnh đó, trong thời gian qua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường của Nhà nước, đã có các đơn vị tư nhân

tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị (Nguyễn Văn Lâm, 2015)

Ở khu vực nông thôn việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt do nhiều đơn

vị thực hiện: m hình công ty môi trường đô thị; mô hình hợp tác xã (HTX) dịch vụ vệ ô sinh môi trường; mô hình thu gom theo các tổ chức tư nhân; mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức ; (Vũ Quốc Chính và cộng sự, 2011).

 Mô hình công ty môi trường đô thị:

Mô hình công ty môi trường đô thị: Một số vùng ven đô, các công ty Môi trường đô thị đã mở rộng dịch vụ thu gom rác thải cho các các xã lân cận Công ty có thể làm dịch vụ trọn gói từ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hoặc chỉ vận chuyển

và xử lý Kinh phí hoạt động của công ty từ nguồn thu phí của dân và ngân sách của thành phố Công nhân được hưởng đầy đủ các chế độ của lao động nặng và độc hại Ở nước ta hiện nay phần lớn các đô thị áp dụng dịch vụ này và chỉ có một số ít các xã

ven các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh được hưởng các dịch vụ này (Vũ Quốc Chính và cộng sự, 2011)

 Mô hình hợp tác xã (HTX) dịch vụ VSMT:

Được coi là mô hình hoạt động hiệu quả nhất ở nông thôn Hoạt động theo luật HTX, có điều lệ hoạt động, phương án sản xuất dịch vụ, kết hợp nhiều loại dịch vụ

Trang 22

môi trường như thu gom rác thải, thoát nước, cây xanh, quản lý nghĩa trang Hình thức này chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ, rất ít các xã có hình thức dịch vụ này Hầu hết các HTX dịch vụ môi trường đã được đầu tư xe thu gom rác, một số nơi đã được đầu

tư xe vận chuyển rác thải gười lao động được trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm y N

tế và bảo hiểm xã hội Số lần thu gom/tuần, 3 - 7 lần/tuần (Vũ Quốc Chính và cộng sự, 2011).

 Mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức:

Mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức: Đã có sự quan tâm của chính quyền địa phương như hỗ trợ về phương tiện thu gom, nhiều địa phương đã quy hoạch được điểm tập kết, bãi chôn lấp rác Tuy nhiên, các mô hình này cũng chỉ dừng lại ở nhiệm

vụ thu gom rác thải từ khu dân cư đến các điểm tập kết, chưa có các biện pháp kỹ thuật trong phân loại, xử lý rác thải Chưa xây dựng được cơ chế và nguồn tài chính để duy trì công tác thu gom, xử lý rác thải Số lần thu gom rác 2 3 lần/tuần Hoạt động - thiếu chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả thấp Trách nhiệm của các cấp địa phương chủ yếu là hỗ trợ (nên có đến đâu hỗ trợ đến đấy) mà chưa xây dựng được quy trình thu gom, xử lý rác thải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường (VSMT) (Vũ Quốc Chính

và cộng sự, 2011)

 Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức:

Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức: Đây là hình thức phổ biến ở các vùng nông thôn, do người dân tự thỏa thuận và cử người thu gom cho một xóm hoặc một cụm dân cư Rác thải sau khi thu gom thường là đổ lộ thiên ra bãi rác tập trung, ven đường làng, bờ mương Việc thu gom chưa được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp địa phương cả về tài chính và chính sách, người thu gom rác phải tự trang bị phương tiện thu gom, không được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội và bảo hộ lao động Hoạt động không chuyên nghiệp, số lần thu gom trung bình 1 lần/tuần, có nơi 2 tuần/1

lần chủ yếu thu gom rác cho khu vực ven đường chính và khu tập trung dân cư (Vũ Quốc Chính và cộng sự, 2011)

Trang 23

b/ Mô hình thu gom rác thải ở Nhật Bản

Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, nên lượng rác thải bình quân đầu người hàng năm là rất lớn so với các nước chậm phát triển Người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường.Việc tổ chức thu gom rác thải được các nhà chính sách Nhật Bản

và người dân đồng tình ủng hộ

Chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử

lý sang hướng xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle) Về thu gom rác thải sinh hoạt ở Nhậ t,các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác theo 3 loại: rác hữu cơ dễ phân h y, ủ rác khó tái chế nh ng có thư ể cháy và rác có thể tái chế Ở đây rác hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón; loại rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp,… được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả không cao nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư

Trong 3 loại rác có quy định: thùng thứ nhất đựng túi màu trắng chứa vỏ chai, thuỷ tinh, vỏ đồ hộp, sắt thép phế liệu; thùng thứ hại đựng túi nilon xanh chứa những thứ có thể tái chế bao gói, bìa, giấy ; thùng thứ ba đựng túi nilon màu đen chứa các loại thức ăn ,rau quả… Đối với những loại rác kích có lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, tivi, ường, bàn gi ghế… thì phải đăng ký trướ và đúngc ngày quy định

sẽ có xe của Công ty vệ sinh m trôi ường đế n chuyên chở

Rác ở những nơi công cộng được thu gom vận chuyển thường xuyên, các cơ sở hoạt động sản xuất được thu gom vận chuyển theo những quy định riêng

Trang 24

Hình 1.4 Quá trình phân loại rác cho việc thu gom ở Nhật Bản

c/ Mô hình thu gom rác thải ở Singapore

Singapore là một quốc gia được coi là có chính sách môi trường tốt nhất, môi trường ở đây được xem là xanh sạch nhất thế giới

Tại đây, rác được thu gom ở các khu dân cư, nơi công cộng, cơ quan, công sở đều được phân loại ngay trước khi đưa thải vào bãi rác Rác được phân loại thành 2 loại chính là chất có thể tái chế và chất không thể tái chế

– Đối với chất thải có thể tái chế được sẽ được tập trung đưa vào nhà máy tái chế để thực hiện việc tái chế

– Đối với các chất thải không thể tái chế thì được thu gom vận chuyển tại các trạm trung chuyển rồi đưa vào nhà máy xử lý rác thải Hoặc có thể được chuyển trực tiếp vào nhà máy xử lý Tại nhà máy xử lý, rác được xử lý chủ yếu bằng phương pháp thiêu đốt

Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu Công ty

Trang 25

trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm Singapore có 9 khu vực thu gom rác, gồm rác thải hộ gia đình và rác thải thương mại Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân Các nhà thầu tư nhân

đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp Cụ thể, từ năm 1989, chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép Theo quy định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các quy định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp Quy định các xí nghiệp công nghiệp

và thương mại chỉ được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức

6 - 15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ

Hình 1.5 Một nhà thầu thu gom rác tại Singapore

Trang 26

1.3 Ảnh hưởng c a CTRSH t i các thành phủ ớ ần môi trường

1.3.1 Ảnh hưởng tới môi trường nước

Ở nhiều nước, người dân thường có thói quen đổ rác tại các bờ sông, ao hồ, cống rãnh Lượng rác thải này nếu là chất thải hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh chóngtrong nước, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường nước Phần nổi lên trên mặt nước bị phân hủy với tốc độ cao, chúng sẽ trải qua quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó những sản phẩm cuối cùng là khoáng chất và nước Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sản phẩm cuối cùng: CH4, H S, H O, CO2 2 2 Tất cả các chất trung gian đều gây mùi hôi thối và rất độc Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt, còn rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lị trực khuẩn, thương hàn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng

Đối với các bãi rác thông thường (bãi rác không có đáy chống thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng…), các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm và gây nguy hiểm cho con người khi sử dụng nguồn nước phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt Ngoài ra, nước rò rỉ có khả năng di chuyển theo phương ngang rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt

1.3.2 Ảnh hưởng tới môi trường đất

Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ, CHC sẽ bị phân hủy trong môi trường đất ở hai điều kiện hiếu khí và yếm khí Trong điều kiện hiếu khí, khi có độ ẩm thích hợp, CTRSH phân hủy qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra chất khoáng đơn giản H2O, CO2; còn trong trường hợp yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, CO , H2 2O gây độc cho môi trường

Trang 27

Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của đất sẽ làm các chất từ rác không trở thành nguồn ô nhiễm nhưng với lượng quá lớn môi trường trở nên quá tải

do đó mất hết khả năng chống chế và bị rác thải làm ô nhiễm Ô nhiễm này cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc theo nước trong đất chảy xuống, làm ô nhiễm mạch nước ngầm

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc Vì vậy khi rác thải được đưa , vào môi trường các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích , cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, , khi chúng xâm nhập vào đất thì cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút

1.3.3 Ảnh hưởng tới môi trường không khí

Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là rác hữu cơ (thức ăn dư thừa, hư hỏng…) Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rửa và tạo nên mùi khó chịu cho con người Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường

là H S, NH , CH , SO , CO Các k2 3 4 2 2 hí này có tác động xấu đến sức khỏe con người và đặc biệt là gây ô nhiễm không khí nếu chiếm thể tích cao

Bảng 1.3 Thành phần khí thải trong rác thải

Trang 28

(Nguồn: Handbook of Solid Waster Management, 1994)

1.3.4 Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng

Trong thành phần CTRSH, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men và bốc mùi hôi thối Khí thải từ bãi rác theo con đường hô hấp vào cơ thể, một phần khác như chất hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể thông qua đồ ăn, nước uống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư và các loại bệnh khác như: tai, mũi họng, sốt rét, viêm phổi, đường ruột, Rác thải không được thu gom, tồn tại trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người sống xung quanh.Nhiều thống kê cho thấy rằng người dân sống gần các bãi rác hay nơi đổ rác bừa bãi, mất vệ sinh thường có nguy cơ nhiễm bệnh do vi sinh vật gây ra hơn nơi khác

Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người

và gia súc, các chất thải hữu cơ, xác chết động vật, gia súc tạo điều kiện cho các vật trung gian như muỗi, chuột, ruồi, sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nếu nặng

có thể trở thành dịch bệnh cho cả người và vật nuôi

Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, tồn tại trong rác thải có thể gây bệnh cho người như: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao v.v Bên cạnh đó, sự phát sinh mùi hôi thối có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và thể trạng con người (gây một số bệnh như: viêm phổi, viêm họng…một số chất ô nhiễm kích thích đối với bệnh ho, hen suyễn…)

Trang 29

Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người thu gom rác, nhất là khi họ gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế, ngành công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, vật liệu sắc, nhọn

1.3.5 Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị

Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm mất vẻ mỹ quan đô thị

Tại các bãi đổ lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực: gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người Rác thải nếu không thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước

đô thị

Rác thải chưa qua xử lý được thải ra lưu vực sông ngày càng nhiều, kéo theo việc gây ô nhiễm môi trường sông ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung Nhất là du lịch sông nước hiện đang chiếm 80% lượng khách nước ngoài đến Việt Nam Hiện nay, tình trạng vứt rác bừa bãi trên đường phố, công viên, những nơi công cộng nhất là tại các khu vực chợ đã làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan đô thị Đây

là vấn đề xuất phát từ ý thức mỗi người

1.4 Tổng quan về thành phố Tân An, tỉnh Long An

1.4.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

1.4.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Tân An là thành phố trực thuộc tỉnh Long An, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Tân An nằm trên trục phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ kinh tế của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác Ranh giới hành chính của thành phố được xác định như sau:

– Phía Bắc giáp huyện Thủ Thừa

Trang 30

– Phía Đông giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành

– Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang

Thành phố Tân An có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng với sự giao lưu thuận lợi bằng các tuyến giao thông quan trọng như: quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh Trung Lương, quốc lộ 62 và sông Vàm Cỏ Tây.-

Hình 1.6 Bản đồ địa giới hành chính thành phố Tân An

1.4.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố Tân An mang đặc điểm chung vùng đồng bằng Sông Cửu Long Nơi đây địa hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn đến sự hình thành đồng bằng có bề mặt bằng phẳng và nằm ngang Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0.5- 2 m (hệ Mũi Nai) và trung bình là 1 6 m Đặc biệt lộ ra một vùng cát từ Tiền Giang qua Tân -1.Hiệp lên đến Xuân Sanh (Lợi Bình Nhơn) với độ cao thường biến đổi từ 1-3 m Hầu hết phần diện tích đất ở hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có những điểm trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch bị ngập nước về mùa mưa Nhìn chung địa

Trang 31

hình thành phố tương đối thấp, dễ bị tác động khi triều cường hoặc khi lũ Đồng Tháp Mười tràn về

1.4.1.3 Khí hậu

Thành phố Tân An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nền nhiệt độ cao và ổn định Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 Nhiệt độ trung bình năm là 27, 9 oC Độ

ẩm tương đối ổn định trong năm với mức bình quân là 79,2% Lượng mưa trung bình

là 1.532mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 91,7% tổng lượng mưa

cả năm

1.4.1.4 Thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn thành phố khá chằng chịt mang sắc thái của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 235 cm, đỉnh triều cực đại tháng -

12 là 150 cm Một chu kỳ triều khoảng 13 4 ngày Do gần cửa biển, biên độ triều -1lớn, đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm nhập mặn

Về mùa lũ sông Vàm Cỏ Tây vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu ảnh hưởng của lũ ở vùng Đồng Tháp Mười tràn về Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 nước sông Vàm Cỏ Tây bị nhiễm mặn Tháng 5 có độ mặn cao nhất 5,489 g/lít, tháng 1 có

độ mặn 0,079g/l Độ pH trong nước sông Vàm Cỏ Tây từ tháng 6 đến tháng 8 ítkhoảng 3,8 4,3 nên không thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.-

1.4.1.5 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên nước mặt

Tài nguyên nước mặt ở Tân An khá phong phú, Sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua Tân An có chiều dài 15,8 km, độ sâu trung bình 15 m, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự và kênh Cái Cỏ Kênh Bảo Định từ sông Vàm Cỏ Tây nối sông Tiền tại Thành phố Mỹ Tho Ngoài ra còn có Rạch Chanh, Rạch Châu Phê, Rạch Bình Tâm, Rạch Cần Đốt Nhìn chung nguồn nước mặt không

Trang 32

thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt do bị nhiễm mặn, phèn và ô nhiễm chất thải Nước mưa 1.200-1.600 mm/năm là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn nước mặt.

b Tài nguyên nước ngầm

Chất lượng nước ngầm ở Tân An được đánh giá là khá tốt, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt Kết quả phân tích một số mẫu nước ngầm ở thành phố cho thấy độ H=5,3-7,8; C=8-200mg/l; lượng sắt tổng số Fe= 1.28 41.8mg/l Theo số - liệu khảo sát và tính toán của liên đoàn 8 địa chất thủy văn, trữ lượng nước ngầm của thành phố Tân An là trên 133.000 m /ngày đêm Riêng phường Khánh Hậu có mỏ 3nước khoáng ở độ sâu 400m đang được khai thác

c Tài nguyên đất

Tài nguyên đất: Đất ở thành phố Tân An biến đổi mạnh theo địa hình Khoảng 86,13% diện tích đất thuộc nhóm đất phù sa ngọt đang phát triển mạnh, còn lại là diện tích đất phèn Có thể chia thành 5 loại đất chính như sau:

+ Đất phù sa đang phát triển tầng mặt giàu hữu cơ là 284,43 ha chiếm 3,47% so với tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa hình trung bình đến hơi cao ở phường Khánh Hậu và xã An Vĩnh Ngãi Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng nên có tiềm năng đa dạng hóa rất cao

+ Đất phù sa phát triển sâu, điển hình, bão hòa nước ngầm là 4.507,72 ha, chiếm 55,02% diện tích tự nhiên Đất phát triển từ vật liệu phù sa mới, trầm tích nước ngọt có địa hình cao và phân bố thành các vùng lớn ở khắp địa bàn thành phố Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng và có tiềm năng đa dạng hóa cây trồng rất cao + Đất phù sa phát triển sâu, bão hòa nước ngầm là 1.994,09 ha chiếm 24,34% tổng diện tích tự nhiên Mẫu chất là trầm tích phù sa mới, được hình thành và phát triển trong môi trường nước ngọt, phân bố trên địa hình cao, rãi rác trong địa bàn thành phố

+ Đất phèn tiềm tàng là 267,43 ha, chiếm 3,26% tổng diện tích tự nhiên Phân

bố trên địa hình trung bình ở ấp Ngãi Lợi B xã Lợi Bình Nhơn, Hướng Thọ Phú và dọc sông Vàm Cỏ Tây

Trang 33

+ Đất phèn hoạt động là 152,19 ha chiếm 1,86% tổng diện tích tự nhiên, phân

bố ở trung tâm xã Hướng Thọ Phú, đất có địa hình trung bình thấp so với chung quanh

Bảng 1.4 Các nhóm đất chính trên địa bàn thành phố Tân An

Đất phù sa phát triển sâu điển hình, bão hòa nước ngầm 4.507,72 55,01 Đất phù sa phát triển sâu, bảo hòa nước ngầm 1.994,09 24,34

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, 2019)

1.4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

1.4.2.1 Điều kiện kinh tế

a Thương mại dịch vụ -

Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển mạnh, hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường, góp phần ổn định thị trường, chống gian lận thương mại Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại các chợ Tình hình đăng ký hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, tổng số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp mới là 701 giấy (tăng 239 giấy so với cùng kỳ) với

số vốn là 156,074 tỷ đồng (tăng vốn 30,288 tỷ đồng so với cùng kỳ) Ngành nghề kinh doanh tập trung nhiều ở lĩnh vực dịch vụ và thương mại Số lượng hộ kinh doanh ngưng hoạt động tương đối nhiều tập trung ở lĩnh vực kinh doanh nhỏ lẻ như: tạp hóa,

ăn uống, quần áo

Trang 34

c Nông nghiệp

 Trồng trọt

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tình hình dịch hại trên cây trồng để nông dân chủ động ứng phó

Diện tích gieo trồng 3.958/6.000 ha, đạt 65,96% so với kế hoạch, giảm 995ha

so với cùng kỳ (4.953ha), năng suất đạt 58,43 tạ/ha, sản lượng 22.130 tấn, đạt 69,15%

so với kế hoạch tỉnh giao (32.000 tấn), giảm 6.872 tấn so với cùng kỳ (29.002 tấn) Ước 3 tháng cuối năm đạt 9.880 tấn Sản lượng lương thực ước năm 2019 đạt 32.010 tấn, đạt 100% so với kế hoạch tỉnh giao (32.000 tấn) Tập trung thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2019 Hiện đang triển khai thí điểm ở phường Khánh Hậu (01ha) và xã Lợi Bình Nhơn (01ha) Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” và phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020

 Chăn nuôi

Tăng cường công tác tuyên truyền, tiêm phòng dịch bệnh, khử trùng tiêu độc chuồng trại Triển khai kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố, thành lập 02 chốt trực kiểm dịch động vật phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn

 Thủy sản

Trang 35

Diện tích nuôi cá ao 196 ha, sản lượng 405,5 tấn

1.4.2.2 Điều kiện văn hóa xã hội -

 Dân số

Bảng 1.5 Dân số và mật độ dân số thành phố Tân An năm 2019

Tên xã, Thị trấn Diện tích (km 2 ) Dân số trung bình

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Long An, 2019)

 Giáo dục, đào tạo

Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2018 2019 đạt 100% Thự- c hiện tốt công tác phổ cập giáo

Trang 36

dục, 14/14 xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; có 8/14 đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3; xóa mù chữ đạt mức độ 2 Tập trung thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2019

 Y tế

Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch cúm A, dịch sốt xuất huyết, bệnh gây ra do vi rút Zika, bệnh tay chân miệng, sởi, thủy đậu, bệnh ho gà và viêm não mô cầu Giám sát tình hình dịch bệnh Tăng cường kiểm tra hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và kinh doanh thuốc; kiểm tra an toàn thực phẩm Thực hiện tốt các kế hoạch của chương trình mục tiêu Y tế quốc gia Số trẻ sinh

là con thứ 3 trở lên là 23 trẻ, tăng 16 trẻ so với cùng kỳ, tỷ lệ 2,62% (tăng 1,76% so với cùng kỳ) 14/14 đơn vị xã phường được công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế toàn dân đạt 90,5%, tăng 0,8% so cùng kỳ

Trang 37

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thu gom CTRSH: nâng cao nhận thức cộng đồng, phân loại rác tại nguồn, tăng cường năng lực quản lý

và đầu tư thiết bị nâng cao hiệu quả thu gom trong tương lai đến 2030

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

– Thu thập số liệu từ các tài liệu (báo cáo, văn bản, chứng từ…) tại nơi thực tập

là phòng Quản lý đô thị thành phố Tân An và Công ty Cổ phần Đô thị Tân An – Thu thập số liệu từ người dân địa phương và những người liên quan

– Chọn lọc tài liệu, số liệu chính xác, tiêu biểu, khoa học

2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

Là phương pháp điều tra từ thực tế bằng cách lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phương pháp này dùng để kiểm chứng số liệu đã thu thập và bổ sung thêm thông tin, hình ảnh cần thiết cho đồ

án

Điều tra: chọn ngẫu nhiên khoảng 10 hộ gia đình trong mỗi phường, xã và tiến hành phát phiếu khảo sát để lấy ý kiến của người dân về công tác thu gom rác sinh hoạt của Công ty (Tổng số phiếu: 140 phiếu)

– Phạm vi: Các hộ gia đình trên địa bàn TP Tân An (9 phường và 5 xã)

– Đối tượng: Người dân sống trong TP Tân An

Trang 38

– Các thông tin điều tra bao gồm: Số người trong hộ, khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu của gia đình, tần xuất thu gom, lệ phí thu gom, điểm tập kết,

Phương pháp điều tra khảo sát thực tế là phương pháp quan trọng cần thiết để

có được kết quả mô tả chính xác

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Phương pháp này tổng hợp tất cả số liệu đã thu thập được từ các phương pháp trên đồng thời xử lý các số liệu thông qua các phần mềm như word, excel…cung cấp các thông tin đầy đủ cơ sở khoa học để hoàn thiện báo cáo

2.2.4 Phương pháp toán học

Ứng dụng các mô hình toán để dự báo gia tăng dân số, dự báo lượng rác thải phát sinh, tính toán số lượng xe cần thiết cho công tác thu gom rác của thành phố

a Mô hình dự đoán sự gia tăng dân số

Công thức toán được dung để dự báo dân số TP.Tân An đến năm 2030 là công thức Euler cải tiến, được biểu ễn như saudi :

𝑁𝑖+1∗ = 𝑁𝑖+ 𝑟 × 𝑁𝑖× ∆𝑡 Trong đó:

𝑁𝑖+1∗ : Dân số tính toán của năm thứ i+1 (người)

𝑁𝑖: Dân số năm thứ i của Tân An (người)

∆t: Độ chênh lệch giữa các năm

r: tỷ lệ gia tăng dân số

Theo quy hoạch phát triển của Tân An đến năm 2030 giữ cho tỷ lệ gia tăng dân số không vượt qua 1,2% nên chọn r = 1,2%

b Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình

Khối lượng CTRSH phát sinh (kg/ngày) = Dân số năm tính toán (người) x Tốc độ

phát sinh CTRSH (kg/người.ngày)

Trang 39

c Mô hình tính toán số phương tiệ n c ần đầu tư

* Mô hình tính toán lượng xe cơ giới đối vối hệ thống Container cố định (SCS):

+ S ố thùng đổ trong m t chuy n: ộ ế

𝐶𝑡=𝑉×𝑟𝑐×𝑓 (thùng/chuyến) V: dung tích trung bình của từng xe (m3/chuyến)

r: hệ số đầm nén

c: dung tích trung bình của xe đẩy tay (m3/chuyến); c = 1 m3

f: hệ số sử dụng dung tích thùng xe tính theo trọng lượng

+ Thời gian lấy và đổ rác:

PSCS = Ct (uc) + (np - 1) (dbc) (h/chuyến)

Trong đó:

Ct: số thùng đổ trong một chuyến (thùng/chuyến)

uc: thời gian cần thiết để đổ rác và trả xe đẩy tay rỗng vị trí cũ (phút/xe)

np - 1: số lần vận chuyển giữa hai vị trí lấy rác = số thùng đổ - 1

dbc: thời gian vận chuyển giữa hai vị trí lấy rác (phút/vị trí)

+ Thời gian cần cho một chuyến xe

Tscs = PSCS + s + a + bX Trong đó:

TSCS: thời gian cần thiết cho 1 chuyến (h/chuyến)

PSCS: thời gian lấy và đổ rác (h/chuyến)

a, b: hệ số thực nghiệm, a (h/chuyến), b (h/km)

X: đoạn đường vận chuyển trung bình của 1 chuyến (km/chuyến)

s: thời gian đổ rác tại bãi (h/chuyến)

Trang 40

(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2008, Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn)

+ S chuy n v n chuy n c a m i xe chuyên dùng trong ngày ố ế ậ ể ủ ỗ

𝑁 =𝐻(1 − 𝑊)𝑇𝑆𝐶𝑆Trong đó:

H: thời gian làm việc trong ngày (h/ngày)

W: hệ số tính đến thời gian không vận chuyển (W = 0,15)

+ Tổng số chuyến xe chuyên dùng cần thiế ểt đ thu gom và vận chuyển toàn bộ hết lượng rác sinh hoạt trong ngày

𝑇𝐶 = 𝑊𝑡𝑉×𝑝1× 1000 (chuyến/ngày) Trong đó:

Wt: lượng rác thải phát sinh trong ngày (tấn/ngày)

V: thể tích trung bình của xe chuyên dùng (m3)

p1: khối lượng riêng của CTR ở các đô thị (p1 = 450 kg/m 3)

+ S xe chuyên dùng c n thiố ầ ế ểt đ thu gom hết lượng rác:

𝑋 = 𝑇𝐶 𝑁

Ngày đăng: 11/12/2024, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w