Công nghệ thông tin đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực như quản lý, nghiên cứu, đặc biệt là trong công tác quản lý hoạt động mua bán của các cửa hàn
Giới thiệu đề tài
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đang thay đổi mọi khía cạnh của đời sống xã hội Công nghệ thông tin trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong quản lý hoạt động mua bán tại các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng tiện lợi.
Hoạt động mua bán tại các cửa hàng văn phòng phẩm đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả kinh doanh, nhưng hiện nay vẫn chủ yếu thực hiện thủ công, gây ra nhiều khó khăn như mất thời gian, sai sót trong kiểm kê, và khó khăn trong quản lý công nợ cũng như chăm sóc khách hàng Những hạn chế này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà còn giảm hiệu quả kinh doanh của cửa hàng Do đó, việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động mua bán là cần thiết để nâng cao hiệu quả và cải thiện dịch vụ khách hàng.
Nhận thức được thực trạng quản lý tại cửa hàng văn phòng phẩm Duy Nghĩa, nhóm em đã quyết định thực hiện đề tài “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý hoạt động mua bán” Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng một hệ thống thông tin nhằm tự động hóa các nghiệp vụ quản lý mua bán, từ đó giải quyết hiệu quả các vấn đề hiện tại của cửa hàng Hệ thống này sẽ tối ưu hóa quy trình bán hàng, quản lý tồn kho và công nợ, đồng thời hỗ trợ các quyết định kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu suất hoạt động của cửa hàng.
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiệu quả cho cửa hàng văn phòng phẩm Duy Nghĩa, bao gồm quản lý hàng hóa, đơn hàng, khách hàng và báo cáo kinh doanh Hệ thống sẽ tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao tính chính xác và nhanh chóng trong quản lý kho hàng, lập hóa đơn và theo dõi thông tin khách hàng Đồng thời, hệ thống sẽ cải thiện dịch vụ khách hàng, tăng cường hiệu quả kinh doanh, giảm sai sót trong quản lý và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Nội dung thực hiện
Nhóm đã áp dụng cả phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực hành nhằm đạt được mục tiêu của bài tập đã đề ra.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật vẽ những sơ đồ Class, sơ đồ UseCase, sơ đồ Hoạt động và sơ đồ tuần tự trên phần mềm STAR UML
- Thu thập thông tin từ các tài liệu đã học và tài liệu tham khảo có liên quan
Phương pháp thực hành: Sử dụng phần mềm STAR UML để vẽ các sơ đồ và lưu hình ảnh.
Kết quả đạt được
Phân công thực hiện
STT Họ và tên Nhiệm vụ
- Viết báo cáo phần mở đầu và phần nội dung
- Vẽ sơ đồ hoạt động
- Vẽ sơ đồ tuần tự
- Vẽ sơ đồ tổ chức hệ thống
- Viết báo cáo phần kết luận
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ TÀI 4
2 Mục tiêu của đề tài 4
2 Các thành phần chính của UML 10
3 Các đặc điểm của UML 11
1 Mô tả tóm tắt hoạt động quản lý bán hàng văn phòng phẩm Duy Nghĩa: 12
3 Xác định tác nhân, Usecase 14
3.2 Xác định use case của tác nhân 15
4 Sơ đồ tổ chức hệ thống 16
5 Sơ đồ Usecase tổng quát 17
6.1 TÊN USE CASE: ĐĂNG NHẬP 17
6.2 TÊN USE CASE: QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG VÀ NHÂN VIÊN 18
6.3 TÊN USE CASE: QUẢN LÝ TỒN KHO 19
6.4 TÊN USE CASE: QUẢN LÝ SẢN PHẨM 19
6.5 TÊN USE CASE: XỬ LÝ ĐƠN HÀNG 20
6.6 TÊN USE CASE: THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO 20
6.7 TÊN USE CASE: XỬ LÝ THANH TOÁN VÀ QUẢN LÝ CÔNG NỢ 21
6.8 TÊN USE CASE: QUẢN LÝ GIỎ HÀNG 21
6.9 TÊN USE CASE: TÌM KIẾM SẢN PHẨM 22
7 Sơ đồ lớp của hệ thống (sơ đồ class) 23
8 Sơ đồ hoạt động của hệ thống 24
8.1 Sơ đồ hoạt động chức năng đăng nhập 24
8.2 Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý nhân viên và khách hàng 25
8.3 Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý tồn kho 27
8.4 Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý sản phẩm 28
8.5 Sơ đồ hoạt động chức năng thống kê và báo cáo 29
8.6 Sơ đồ hoạt động chức năng tìm kiếm sản phẩm 30
8.7 Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý giỏ hàng 31
8.8 Sơ đồ hoạt động chức năng xử lí đơn hàng 32
8.9 Sơ đồ hoạt động chức năng xử lí thanh toán và quản lý công nợ 33
9.1 Sơ đồ tuần tự đăng nhập 34
9.2 Sơ đồ tuần tự quản lý khách hàng và nhân viên 35
9.3 Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý tồn kho 36
9.4 Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý sản phẩm 37
9.5 Sơ đồ tuần tự chức năng thống kê và báo cáo 38
9.6 Sơ đồ tuần tự chức năng tìm kiếm sản phẩm 39
9.7 Sơ đồ tuần tự chức năng xử lí đơn hàng 40
9.8 Sơ đồ tuần tự quản chức năng quản lý giỏ hàng 41
9.9 Sơ đồ tuần tự chức năng xử lí thanh toán và quản lý công nợ 42
3 Hướng phát triển 43TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Hình 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống 16
Hình 2: Sơ đồ usecase tổng quát 17
Hình 4: Sơ đồ hoạt động chức năng đăng nhập 24
Hình 5: Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý nhân viên và khách hàng 25
Hình 6: Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý tồn kho 27
Hình 7: Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý sản phẩm 28
Hình 8: Sơ đồ hoạt động chức năng thống kê và báo cáo 29
Hình 9: Sơ đồ hoạt động chức năng tìm kiếm sản phẩm 30
Hình 10: Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý giỏ hàng 31
Hình 11: Sơ đồ hoạt động chức năng xử lí đơn hàng 32
Hình 12: Sơ đồ hoạt động chức năng xử lí thanh toán và quản lý công nợ 33
Hình 13: sơ đồ tuần tự chức năng đăng nhập 34
Hình 14: sơ đồ tuần tự chức năng quản lý nhân viên và khách hàng 35
Hình 15: sơ đồ tuần tự chức năng quản lý tồn kho 36
Hình 16: sơ đồ tuần tự chức năng quản lý sản phẩm 37
Hình 17: Sơ đồ tuần tự chức năng thống kê và báo cáo 38
Hình 18: Sơ đồ tuần tự chức năng tìm kiếm sản phẩm 39
Hình 19: Sơ đồ tuần tự chức năng xử lí đơn hàng 40
Hình 20: Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý giỏ hàng 41
Hình 21: Sơ đồ tuần tự chức năng xử lí thanh toán 42
PHẦN MỞ ĐẦU
Tổng quan về UML
UML (Ngôn ngữ Mô hình Hợp nhất) là ngôn ngữ chuẩn được thiết kế để hỗ trợ phân tích, thiết kế và tài liệu hóa hệ thống phần mềm, đặc biệt là hệ thống hướng đối tượng Nó cung cấp các biểu đồ và ký hiệu để biểu diễn các khía cạnh khác nhau của hệ thống, bao gồm cấu trúc, hành vi và triển khai.
UML không chỉ áp dụng trong lĩnh vực phần mềm mà còn được sử dụng phổ biến để mô hình hóa quy trình kinh doanh, hệ thống phi phần mềm, cũng như trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghiệp khác.
Các thành phần chính của UML
UML bao gồm ba thành phần cốt lỗi:
Hướng nhìn là những khía cạnh đa dạng của hệ thống cần được mô hình hóa, và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối ngôn ngữ mô hình hóa với quy trình phát triển đã chọn.
Biểu đồ là hình vẽ mô tả nội dung từ một góc nhìn cụ thể Trong UML, có tổng cộng 9 loại biểu đồ khác nhau, mỗi loại được sử dụng trong các sự kết hợp khác nhau để cung cấp cái nhìn toàn diện về một hệ thống.
Phần tử mô hình hóa là những khái niệm được sử dụng trong các biểu đồ, thể hiện các khái niệm hướng đối tượng như lớp, đối tượng và thông điệp Chúng cũng mô tả các mối quan hệ giữa các khái niệm này, bao gồm liên kết, phụ thuộc và khái quát hóa Mặc dù một phần tử mô hình có thể xuất hiện trong nhiều biểu đồ khác nhau, nhưng nó luôn mang một ý nghĩa và ký hiệu duy nhất.
Cơ chế chung trong UML cung cấp nhận xét bổ sung, thông tin và quy tắc ngữ pháp cho các phần tử mô hình, đồng thời cho phép mở rộng ngôn ngữ UML để phù hợp với các phương pháp xác định như quy trình, tổ chức hoặc người dùng.
Các đặc điểm của UML
Một số đặc điểm của UML bao gồm:
UML là ngôn ngữ được chuẩn hóa bởi OMG, đảm bảo tính thống nhất trong các biểu đồ và ký hiệu trên toàn cầu Sự chuẩn hóa này giúp các nhà phát triển, nhà thiết kế và khách hàng giao tiếp hiệu quả hơn, giảm thiểu hiểu lầm về ngữ nghĩa.
UML mang lại tính linh hoạt cao, không bị giới hạn bởi ngôn ngữ lập trình hay công cụ cụ thể nào Nó hỗ trợ mô hình hóa cho nhiều loại hệ thống đa dạng, từ phần mềm doanh nghiệp, trò chơi điện tử đến các quy trình kinh doanh khác nhau.
UML mang lại tính trực quan cao với các biểu đồ rõ ràng, giúp các thành viên trong nhóm dễ dàng nắm bắt ý tưởng thiết kế mà không cần phải sử dụng ngôn ngữ phức tạp.
- Tính tích hợp: UML có khả năng tích hợp với các phương pháp luận và quy trình phát triển khác nhau, như Scrum, Agile, và Rational Unified Process (RUP)
- Tính đa chiều: UML cung cấp nhiều loại biểu đồ khác nhau để mô hình hóa các khía cạnh khác nhau của hệ thống:
• Cấu trúc: Class Diagram, Object Diagram, Component Diagram
• Hành vi: Use Case Diagram, Sequence Diagram, Activity Diagram
• Triển khai: Deployment Diagram, Package Diagram.
Ưu điểm của UML
UML có một số ưu điểm, bao gồm:
UML cung cấp các biểu đồ và ký hiệu rõ ràng, giúp nâng cao khả năng hiểu biết về hệ thống phần mềm Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phát triển trong việc trao đổi thông tin và nắm bắt các khía cạnh của hệ thống một cách dễ dàng hơn.
UML giúp xác định và giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn đầu phát triển phần mềm, từ đó nâng cao chất lượng hệ thống phần mềm Việc áp dụng UML trong quy trình phát triển không chỉ tối ưu hóa quy trình mà còn đảm bảo rằng các nhà phát triển có thể tạo ra sản phẩm tốt hơn.
UML giúp tăng năng suất phát triển phần mềm bằng cách cung cấp các công cụ và kỹ thuật hỗ trợ hiệu quả cho quy trình phát triển Nhờ vào UML, các nhà phát triển phần mềm có thể làm việc một cách hiệu quả hơn, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm cuối cùng.
NỘI DUNG
Mô tả tóm tắt hoạt động quản lý bán hàng văn phòng phẩm Duy Nghĩa
Cửa hàng văn phòng phẩm Duy Nghĩa chuyên cung cấp các dụng cụ học tập và làm việc như bút, vở, sổ, giấy, bìa hồ sơ và nhiều đồ dùng văn phòng khác Mỗi ngày, cửa hàng thu hút đông đảo khách hàng đến mua sắm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm, việc biết tên và mã sản phẩm là rất quan trọng để dễ dàng tra cứu trong hệ thống Hệ thống lưu trữ thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm mã sản phẩm, tên sản phẩm, nhà sản xuất, số lượng tồn kho và giá bán Các sản phẩm được phân loại theo nhóm hàng như dụng cụ học tập, đồ dùng văn phòng và đồ dùng lưu trữ, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Sau khi xác định sản phẩm cần mua, khách hàng tiến hành thanh toán tại quầy Mỗi giao dịch sẽ được ghi nhận bằng một hóa đơn mua hàng, trong đó bao gồm các thông tin quan trọng như số hóa đơn, mã khách hàng (nếu có), ngày mua, mã và tên sản phẩm, số lượng, giá bán, tổng tiền và phương thức thanh toán.
Sau khi khách hàng thực hiện thanh toán, nhân viên cửa hàng sẽ xác nhận giao dịch và hoàn tất quy trình bán hàng Thông tin trên hóa đơn được lưu trữ để phục vụ cho việc quản lý và đáp ứng các yêu cầu liên quan đến bảo hành hoặc đổi trả nếu cần thiết.
Khi khách hàng muốn đổi trả sản phẩm trong thời hạn cho phép, họ cần mang theo hóa đơn để nhận được hỗ trợ Tất cả thông tin liên quan đến việc đổi trả, bao gồm ngày, lý do và tình trạng sản phẩm, sẽ được ghi lại và lưu trữ Để phục vụ khách hàng tốt hơn, cửa hàng có đội ngũ nhân viên đa dạng với các chức vụ như nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân và quản lý kho Mỗi nhân viên sẽ được lưu trữ thông tin cá nhân như mã nhân viên, họ tên, chức vụ và số điện thoại liên hệ.
Yêu cầu hệ thống
Phần mềm quản lý cửa hàng văn phòng phẩm Duy Nghĩa được xây dựng nhằm giải quyết các mục đích sau:
Hệ thống hỗ trợ quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của cửa hàng, bao gồm việc quản lý kho hàng, sản phẩm, hóa đơn, khách hàng, các hoạt động bán hàng và lập báo cáo kinh doanh hiệu quả.
- Quản lý thông tin nhân viên, cho phép cập nhật và quản lý thông tin nhân sự, phân quyền sử dụng hệ thống theo vai trò
Cung cấp cho nhân viên cửa hàng công cụ quản lý kho hàng giúp theo dõi số lượng tồn kho hiệu quả Hệ thống cho phép cập nhật thông tin chi tiết về từng sản phẩm, bao gồm tên sản phẩm, số lượng, giá bán và nhà cung cấp, từ đó nâng cao khả năng quản lý và tối ưu hóa quy trình bán hàng.
- Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và dễ dàng tìm kiếm sản phẩm theo danh mục, chủng loại, số lượng, giá cả và các thông tin liên quan khác
Quản lý thông tin khách hàng là việc lưu trữ thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng và công nợ (nếu có), giúp nâng cao chất lượng phục vụ trong các giao dịch tiếp theo.
- Hỗ trợ lập phiếu đặt hàng trước cho khách hàng khi sản phẩm chưa có sẵn và tự động thông báo cho khách hàng khi hàng đã về
Nhân viên bán hàng sử dụng hệ thống để hỗ trợ hiệu quả quá trình bán hàng, bao gồm lập hóa đơn, quản lý giao dịch đổi/trả hàng, theo dõi lịch sử mua sắm của khách hàng và xử lý thanh toán.
Hệ thống quản lý kho giúp theo dõi số lượng hàng hóa nhập và xuất kho theo thời gian thực, từ đó giảm thiểu tình trạng hết hàng và tồn kho quá mức.
Cung cấp công cụ lập báo cáo thống kê định kỳ giúp cửa hàng phân tích tình hình kinh doanh, doanh thu, chi phí và hiệu quả quản lý hàng tồn kho, từ đó đưa ra quyết định kinh doanh chính xác và phù hợp.
Quản lý đơn hàng hiệu quả bao gồm việc xử lý các đơn đặt hàng từ khách hàng, cập nhật trạng thái đơn hàng, theo dõi tiến trình giao hàng và ghi nhận thông tin giao dịch một cách chính xác.
- Hỗ trợ quản lý các nhà cung cấp, theo dõi công nợ, quản lý thông tin và lịch sử nhập hàng từ các nhà cung cấp.
Xác định tác nhân, Usecase
Khách hàng là người có nhu cầu mua văn phòng phẩm và tương tác với hệ thống thông qua các hoạt động như xem thông tin sản phẩm, đặt hàng, theo dõi đơn hàng và phản hồi về chất lượng dịch vụ.
Nhân viên bán hàng là người thực hiện các hoạt động chính tại cửa hàng, bao gồm xử lý đơn hàng, cập nhật thông tin sản phẩm, lập hóa đơn, quản lý thông tin khách hàng và lập báo cáo thống kê theo yêu cầu của cấp trên.
Nhân viên quản lý kho là người chịu trách nhiệm theo dõi và cập nhật thông tin hàng tồn kho, kiểm tra tình trạng nhập và xuất hàng hóa, đảm bảo số lượng hàng hóa chính xác trong kho, đồng thời cung cấp báo cáo tồn kho định kỳ.
Kế toán là người đảm nhiệm việc theo dõi và quản lý giao dịch tài chính của cửa hàng, bao gồm xử lý thanh toán, quản lý công nợ, lập báo cáo tài chính, và đảm bảo rằng các hoạt động thu chi diễn ra một cách chính xác và minh bạch.
Quản trị viên là người có quyền hạn cao nhất trong hệ thống, đảm nhiệm việc bảo trì và nâng cấp hệ thống Họ có trách nhiệm phân quyền cho người dùng, đảm bảo an ninh dữ liệu và xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành.
Quản lý là người sử dụng hệ thống để thực hiện các công việc như quản lý sản phẩm, quản lý tài khoản nhân viên, theo dõi tình hình kinh doanh, bảo trì và nâng cấp hệ thống, đồng thời nhận các báo cáo thống kê từ nhân viên.
3.2 Xác định use case của tác nhân
STT Usecase Tác nhân tham gia
01 Đăng nhập Quản lý, quản trị viên, nhân viên bán hàng, khách hàng, nhân viên quản lý kho, kế toán
02 Quản lý khách hàng và nhân viên
Quản lý, quản trị viên
03 Quản lý tồn kho Nhân viên quản lý kho
04 Quản lý sản phầm Quản lý, nhân viên bán hàng
05 Xử lí đơn hàng Nhân viên bán hàng
06 Thống kê, báo cáo Nhân viên bán hàng, kế toán, quản lý
07 Xử lí thanh toán và quản lý công nợ
Nhân viên bán hàng, kế toán
08 Quản lý giỏ hàng Khách hàng
Khách hàng, Nhân viên bán hàng
Sơ đồ tổ chức hệ thống
Hình 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống
Sơ đồ Usecase tổng quát
Hình 2: Sơ đồ usecase tổng quát
Đặt tả Usecase
6.1 TÊN USE CASE: ĐĂNG NHẬP
Mục tiêu: Xác thực người dùng trước khi truy cập hệ thống
Tên tác nhân: Khách hàng, Nhân viên bán hàng, Quản lý, Kế toán, Nhân viên quản lý kho, Quản trị viên
Chuỗi hành vi bắt đầu khi người dùng muốn truy cập vào hệ thống, yêu cầu người dùng nhập đúng tên đăng nhập và mật khẩu để đảm bảo an toàn và bảo mật.
- Người dùng chọn chức năng đăng nhập
- Hệ thống yêu cầu nhập tên đăng nhập và mật khẩu
- Người dùng nhập thông tin và gửi yêu cầu đăng nhập
- Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập trong cơ sở dữ liệu
- Nếu thông tin đúng, hệ thống xác thực và chuyển đến giao diện phù hợp với vai trò của người dùng
- Nếu tên đăng nhập hoặc mật khẩu sai, hệ thống hiển thị thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại
- Nếu người dùng quên mật khẩu, có thể chọn chức năng khôi phục mật khẩu
6.2 TÊN USE CASE: QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG VÀ NHÂN VIÊN
Mục tiêu: Quản lý thông tin khách hàng và nhân viên
Tên tác nhân: Quản trị viên, Quản lý
Chuỗi hành vi bắt đầu khi quản trị viên hoặc quản lý cần cập nhật thông tin khách hàng hoặc nhân viên, với điều kiện tiên quyết là người dùng phải đăng nhập thành công.
- Quản trị viên hoặc quản lý truy cập chức năng quản lý khách hàng hoặc nhân viên
- Hệ thống hiển thị danh sách khách hàng hoặc nhân viên hiện có
- Người dùng chọn thêm mới, sửa hoặc xóa thông tin khách hàng/nhân viên
- Hệ thống lưu lại thông tin và cập nhật danh sách
- Nếu thông tin nhập sai hoặc thiếu, hệ thống báo lỗi và yêu cầu nhập lại
6.3 TÊN USE CASE: QUẢN LÝ TỒN KHO
Mục tiêu: Theo dõi và cập nhật số lượng tồn kho của sản phẩm
Tên tác nhân: Nhân viên quản lý kho
Trong trường hợp sử dụng này, nhân viên quản lý kho cần kiểm tra và cập nhật thông tin tồn kho Điều kiện tiên quyết là người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Người dùng truy cập chức năng quản lý tồn kho
- Hệ thống hiển thị danh sách sản phẩm và số lượng tồn kho hiện tại
- Người dùng chọn cập nhật thông tin tồn kho
- Hệ thống lưu lại các thay đổi và cập nhật tồn kho
- Nếu nhập sai số lượng hoặc bỏ trống thông tin, hệ thống báo lỗi và yêu cầu nhập lại
6.4 TÊN USE CASE: QUẢN LÝ SẢN PHẨM
Mục tiêu: Quản lý thông tin sản phẩm văn phòng phẩm
Tên tác nhân: Nhân viên quản lý kho, Quản lý
Chuỗi hành vi: Use case này bắt đầu khi người dùng muốn thêm, sửa, xóa sản phẩm Điều kiện đầu: Người dùng phải đăng nhập thành công
- Người dùng truy cập chức năng quản lý sản phẩm
- Hệ thống hiển thị danh sách sản phẩm hiện có
- Người dùng chọn thêm mới, sửa, xóa sản phẩm
- Hệ thống lưu lại thông tin và cập nhật danh sách sản phẩm
- Nếu thông tin sản phẩm nhập thiếu hoặc sai, hệ thống báo lỗi và yêu cầu nhập lại
6.5 TÊN USE CASE: XỬ LÝ ĐƠN HÀNG
Mục tiêu: Quản lý đơn hàng từ khách hàng
Tên tác nhân: Nhân viên bán hàng
Trong chuỗi hành vi này, quá trình bắt đầu khi khách hàng thực hiện đặt hàng và nhân viên bán hàng tiếp nhận và xử lý đơn hàng Điều kiện tiên quyết là người dùng cần phải đăng nhập thành công và khách hàng đã hoàn tất việc đặt hàng.
- Nhân viên bán hàng xác nhận đơn hàng, nhập thông tin chi tiết
- Hệ thống lưu thông tin đơn hàng và cập nhật trạng thái
- Nếu thông tin đơn hàng không đầy đủ, hệ thống báo lỗi và yêu cầu nhập lại
6.6 TÊN USE CASE: THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO
Mục tiêu: Thống kê doanh số và tạo báo cáo tình hình kinh doanh, xem báo cáo
Tên tác nhân: Nhân viên bán hàng, Kế toán, Quản lý, Nhân viên quản lý kho
Trong chuỗi hành vi này, nhân viên thực hiện các bước nhập thông tin cần thống kê, tạo báo cáo và xem các báo cáo đã tạo Đồng thời, quản lý có nhu cầu xem tất cả các báo cáo Điều kiện tiên quyết để thực hiện các thao tác này là người dùng phải đăng nhập thành công.
- Người dùng truy cập chức năng thống kê và báo cáo
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin báo cáo (thời gian, loại báo cáo, nội dung)
- Hệ thống tạo và hiển thị báo cáo
- Quản lý chọn loại báo cáo muốn xem
- Hệ thống hiển thị loại báo cáo đã chọn
- Nếu thông tin báo cáo nhập sai hoặc thiếu, hệ thống báo lỗi và yêu cầu nhập lại
6.7 TÊN USE CASE: XỬ LÝ THANH TOÁN VÀ QUẢN LÝ CÔNG NỢ
Mục tiêu: Xử lý thanh toán và theo dõi công nợ
Tên tác nhân: Nhân viên bán hàng, Kế toán
Chuỗi hành vi bắt đầu khi nhân viên kế toán hoặc bán hàng cần xử lý thanh toán hoặc theo dõi công nợ của khách hàng Để thực hiện điều này, người dùng cần phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Khách hàng đã thanh toán
- Nhân viên hoặc kế toán xác nhận thanh toán
- Hệ thống cập nhật trạng thái thanh toán và hiển thị công nợ (nếu có)
- Nếu thông tin thanh toán không chính xác, hệ thống báo lỗi và yêu cầu nhập lại
6.8 TÊN USE CASE: QUẢN LÝ GIỎ HÀNG
Mục tiêu: Quản lý sản phẩm trong giỏ hàng của khách hàng
Tên tác nhân: Khách hàng
Chuỗi hành vi: Use case này bắt đầu khi khách hàng thêm sản phẩm trong giỏ hàng, xóa sản phẩm trong giỏ hàng hoặc đặt hàng
- Khách hàng chọn sản phẩm và thêm vào giỏ hàng
- Hệ thống hiển thị giỏ hàng hiện tại
- Khách hàng có thể chỉnh sửa số lượng hoặc xóa sản phẩm
- Khách hàng có thể tiến hành thanh toán khi đã có sản phẩm trong giỏ hảng
1 Nếu giỏ hàng trống khi tiến hành thanh toán, hệ thống báo lỗi
6.9 TÊN USE CASE: TÌM KIẾM SẢN PHẨM
Mục tiêu: Hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm
Tên tác nhân: Khách hàng, Nhân viên bán hàng
Chuỗi hành vi: Use case này bắt đầu khi khách hàng cần tìm kiếm sản phẩm
- Khách hàng hoặc nhân viên bán hàng nhập từ khóa tìm kiếm
- Hệ thống tìm kiếm sản phẩm phù hợp và hiển thị kết quả
- Khách hàng xem chi tiết sản phẩm từ danh sách kết quả
2 Nếu không tìm thấy sản phẩm, hệ thống hiển thị thông báo "Không tìm thấy kết quả".
Sơ đồ lớp của hệ thống (sơ đồ class)
Sơ đồ hoạt động của hệ thống
8.1 Sơ đồ hoạt động chức năng đăng nhập
Hình 4: Sơ đồ hoạt động chức năng đăng nhập
8.2 Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý nhân viên và khách hàng
Hình 5: Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý nhân viên và khách hàng
8.3 Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý tồn kho
Hình 6: Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý tồn kho
8.4 Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý sản phẩm
Hình 7: Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý sản phẩm
8.5 Sơ đồ hoạt động chức năng thống kê và báo cáo
Hình 8: Sơ đồ hoạt động chức năng thống kê và báo cáo
8.6 Sơ đồ hoạt động chức năng tìm kiếm sản phẩm
Hình 9: Sơ đồ hoạt động chức năng tìm kiếm sản phẩm
8.7 Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý giỏ hàng
Hình 10: Sơ đồ hoạt động chức năng quản lý giỏ hàng
8.8 Sơ đồ hoạt động chức năng xử lí đơn hàng
Hình 11: Sơ đồ hoạt động chức năng xử lí đơn hàng
8.9 Sơ đồ hoạt động chức năng xử lí thanh toán và quản lý công nợ
Hình 12: Sơ đồ hoạt động chức năng xử lí thanh toán và quản lý công nợ
Sơ đồ tuần tự
9.1 Sơ đồ tuần tự đăng nhập
Hình 13: sơ đồ tuần tự chức năng đăng nhập
9.2 Sơ đồ tuần tự quản lý khách hàng và nhân viên
Hình 14: sơ đồ tuần tự chức năng quản lý nhân viên và khách hàng
9.3 Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý tồn kho
Hình 15: sơ đồ tuần tự chức năng quản lý tồn kho
9.4 Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý sản phẩm
Hình 16: sơ đồ tuần tự chức năng quản lý sản phẩm
9.5 Sơ đồ tuần tự chức năng thống kê và báo cáo
Hình 17: Sơ đồ tuần tự chức năng thống kê và báo cáo
9.6 Sơ đồ tuần tự chức năng tìm kiếm sản phẩm
Hình 18: Sơ đồ tuần tự chức năng tìm kiếm sản phẩm
9.7 Sơ đồ tuần tự chức năng xử lí đơn hàng
Hình 19: Sơ đồ tuần tự chức năng xử lí đơn hàng
9.8 Sơ đồ tuần tự quản chức năng quản lý giỏ hàng
Hình 20: Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý giỏ hàng
9.9 Sơ đồ tuần tự chức năng xử lí thanh toán và quản lý công nợ
Hình 21: Sơ đồ tuần tự chức năng xử lí thanh toán