TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH PROJECT TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PROJECT TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN FOOD
Giảng viên hướng dẫn:
ThS TRƯƠNG ANH QUỐC
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN NGỌC HOÀI THƯƠNG
MSSV: 2100009633 Lớp: 21DQT2C
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PROJECT TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN FOOD
Giảng viên hướng dẫn:
ThS TRƯƠNG ANH QUỐC
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN NGỌC HOÀI THƯƠNG MSSV: 2100009633
Lớp: 20DQT2C
TP.HCM – 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy Côgiáo tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, đặc biệt là Khoa Quản Trị KinhDoanh, đã tạo điều kiện cho em được học tập, rèn luyện và hoàn thành bài báo cáo
thực tập “Phân tích hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện
tử của Công ty Cổ phần Sài Gòn Food”.
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thạc sĩ Trương Anh Quốc, Giáo viên hướngdẫn tận tâm, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để hỗ trợ em trong suốt quá trìnhthực tập và thực hiện bài báo cáo Nhờ sự kiên nhẫn, những lời khuyên quý báu và
sự động viên của Thầy, em đã hoàn thành bài báo cáo một cách trọn vẹn nhất.Ngoài ra còn có Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần SàiGòn Food, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành vì đã tạo cơ hội cho em được thựctập và trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp Đặc biệt, em xin cảm ơnAnh Nguyễn Bình Quang trưởng phòng TMĐT đã tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinhnghiệm và hỗ trợ em hoàn thành bài báo cáo thực tập này
Em nhận thức rõ rằng bài báo cáo thực tập này còn nhiều thiếu sót do kiến thức
và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế Em rất mong nhận được những góp ý quý báu
từ Quý Thầy Cô và Anh Chị để hoàn thiện bài báo cáo hơn nữa
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt đẹp
và gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người Kính chúc tập thể cán bộnhân viên Công ty Cổ phần Sài Gòn Food luôn dồi dào sức khỏe, an khang, thịnhvượng và đạt được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai
Tp Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2024
SINH VIÊN THỰC HIỆN(ký và ghi họ tên)
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng bài báo cáo thực tập này với đề tài: "Phân tích hoạt động bánhàng trực tuyến của Công ty Cổ phần Sài Gòn Food" là do chính em thực hiện dưới
sự hướng dẫn tận tình của Thầy Trương Anh Quốc
Bài báo cáo này được thực hiện hoàn toàn bởi bản thân em, dựa trên kết quả nghiêncứu và phân tích dữ liệu thực tế tại Công ty Cổ phần Sài Gòn Food Tất cả thông tin
và số liệu được trình bày trong bài báo cáo đều là thông tin chính xác, khách quan
và trung thực, được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy và được kiểm chứng kỹlưỡng
Tp Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2024
SINH VIÊN THỰC HIỆN(ký và ghi họ tên)
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người nhận xét: Trương Anh Quốc
Học vị: Thạc Sĩ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
TP HCM, ngày … tháng … 2024
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trương Anh Quốc
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH/SƠ ĐỒ/BIỂU ĐỒ x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Bố cục bài báo cáo kết quả thực tập 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN TMĐT CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử (TMĐT) 4
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại điện tử (TMĐT) 4
1.1.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của TMĐT 5
1.1.1.3 Các hình thức giao dịch của TMĐT 7
1.1.2.Tổng quan về hoạt động bán hàng trực truyến 8
Trang 71.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của bán hàng trực tuyến 9
1.1.2.2 Các mô hình bán hàng trực tuyến 10
1.1.2.3 Đặc điểm của hàng hóa được bán trực tuyến 10
1.2 Cơ sở thực tiễn 11
1.2.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới 11
1.2.2 Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 12
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn TMĐT của doanh nghiệp 13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN TMĐT CỦA CÔNG TY CP SÀI GÒN FOOD 15
2.1 Giới thiệu chung 15
2.1.1 Thông tin chung 16
2.1.2 Chặng đường phát triển 17
2.1.3 Câu chuyện về thương hiệu Sài Gòn Food 18
2.1.4 Tầm nhìn, Sứ mệnh và Mục tiêu 19
2.1.5 Giá trị cốt lõi 19
2.1.6 Đặc điểm sản xuất, nhiệm vụ kinh doanh 19
2.1.7 Các sản phẩm của Sài Gòn Food 20
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 21
2.1 Quy trình bán hàng trực tuyến của SGFOOD 24
2.1.1 Nghiên cứu và lựa chọn nền tảng 24
2.1.2 Đăng ký và tạo gian hàng trực tuyến 25
2.1.3 Tạo sản phẩm 26
2.1.4 Quản lý kho hàng 26
2.1.5 Quảng bá sản phẩm 26
Trang 82.1.7 Xử lý đơn hàng 27
2.1.8 Thanh toán và đổi trả hàng hóa 27
2.2 Hoạt động bán hàng trên sàn TMĐT 28
2.2.1 Kinh doanh trên các sàn TMĐT 28
2.2.2 Các mặt hàng chủ lực trực tuyến 30
2.3 Hoạt động xúc tiến bán trên các sàn TMĐT 31
2.3.1 Tối ưu các công cụ có sẵn trên sàn TMĐT 31
2.4 Sử dụng các công cụ Marketing khác 36
2.4.2 Marketing qua mạng xã hội 37
2.4.3 Marketing trên kênh truyền thông TikTok 39
2.4.4 Marketing trực tuyến (SEM) 40
2.4.5 Marketing bằng công cụ tìm kiếm (SEO) 40
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của Sài Gòn Food 40
2.5.1 Môi trường bên trong 40
2.5.2 Môi trường Bên ngoài 42
2.6 Đánh giá tổng quan về hoạt động bán hàng trực tuyến của công ty Cổ phần Sài Gòn Food 43
2.6.1 Vị thế dẫn đầu thị trường 43
2.6.2 Uy tín và niềm tin của khách hàng 44
2.6.3 Lượng khách hàng trung thành cao 44
2.6.4 Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động 45
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN TMĐT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN FOOD47 3.1 Một số kiến nghị khi thực hiện các giải pháp 47
3.1.1 Định hướng mục tiêu phát triển chiến lược 47
Trang 93.1.2 Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 47
3.1.3 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 47
3.1.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa quy trình 48
3.1.5 Tối ưu hóa hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu 48
3.1.6 Ứng dụng công nghệ và phần mềm quản lý 48
3.2 Định hướng mục tiêu phát triến công ty trong tương lai 49
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 50
KẾT LUẬN 51
Trang 10SEO Search Engine Optimization
SEM Search Engine Marketing
COD Cash On Delivery
VAT Value Added Tax
Trang 11DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 So sánh các sàn TMĐT phù hợp dựa theo phân khúc khách hàng 16Bảng 2.2 So sánh hoạt động kinh doanh của 3 sàn thương mại Shoppe, Lazada vàTiki của Sài Gòn Food 21Bảng 2.3 So sánh phí bán hàng trên 3 sàn Shoppe, Lazada và Tiki 27
Trang 12DANH MỤC HÌNH/SƠ ĐỒ/BIỂU ĐỒ
Trang
Danh Mục Hình
Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Sài Gòn Food 5
Hình 1.2 Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đã đạt được 6
Hình 1.3 4 nhóm sản phẩm với tiêu chí của Sài Gòn Food 8
Hình 1.4 Các dòng sản phẩm của Sài Gòn Food 9
Hình 1.5 Đối tác kinh doanh 10
Hình 1.6 Cơ cấu tổ chức công ty 10
Hình 2.1 Các công cụ Marketing trên sàn Shoppe 24
Hình 2.2 Trang Web bán hàng của Sài Gòn 28
Hình 2.3 Trang Facebook chính thức của Sài Gòn Food 30
Hình 2.4 Kênh TikTok của Công ty CP Sài Gòn Food 31
Danh Mục Biểu Đồ Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ bán chạy của các mặt hàng 22
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự gia tăng của mua sắm trực tuyến đang thúc đẩy nền kinh tế mới và thúc đẩy
sự đổi mới của những người kinh doanh, khuyến khích họ làm cho sản phẩm củamình trở nên độc đáo và tạo ra trải nghiệm hấp dẫn khiến người mua sắm quay trởlại Xu hướng mua hàng trực tuyến đang được thúc đẩy bởi những tiến bộ côngnghệ, phương tiện truyền thông xã hội và mong muốn sự tiện lợi từ phía người tiêudùng
Công nghệ đã cải thiện trải nghiệm mua sắm, làm cho quá trình này hiệu quảhơn Phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về việcmua sắm Những influencer, blogger và các nhóm cộng đồng trực tuyến đã trởthành những người tạo xu hướng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua sắm củangười tiêu dùng Người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trực tuyến
vì họ quen thuộc với quy trình và lợi ích của nó Họ cũng có khả năng so sánh giá
và tìm kiếm các ưu đãi tốt nhất Với sự ra đời của các ứng dụng thương mại điện tửthông minh, người tiêu dùng có thể tiếp cận với sản phẩm một cách tối ưu từ đó đưa
ra quyết định mua hàng nhanh chóng và chính xác hơn
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch, mua sắm trực tuyến đã trở thành một phầnkhông thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ củathương mại điện tử Vì thế, các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội này để đầu tư vàocông nghệ, xây dựng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tuyệt vời và cung cấp các sảnphẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
Xu hướng mua hàng trực tuyến đã ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của cácdoanh nghiệp Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quyết địnhthành công của các doanh nghiệp ngày nay Nhận thức được tầm quan trọng củaTMĐT, em - với vai trò thực tập sinh tại phòng ban TMĐT của Sài Gòn Food - đãthực hiện nghiên cứu đề tài "Phân tích hoạt động bán hàng trực tuyến trên sànthương mại điện tử của Công ty Cổ phần Sài Gòn Food"
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu
Báo cáo này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt động bán hàng trựctuyến trên các sàn thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Sài Gòn Food, nhà sảnxuất thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam mà còn đề xuất những giải pháp thiết thực
và khả thi giúp công ty tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến trên cácsàn thương mại điện tử, qua đó có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bềnvững trong tương lai
3 Phương pháp nghiên cứu
Thu Thập Dữ Liệu Đa Chiều:
- Tài Liệu Chính Thức: Tập trung vào việc thu thập thông tin từ các báo cáo
và tài liệu nội bộ của công ty liên quan đến hoạt động kinh doanh trực tuyếntrên các kênh TMĐT
- Phỏng Vấn Chuyên Sâu: Tiến hành phỏng vấn cán bộ và nhân viên trongphòng ban TMĐT để nắm bắt thực trạng hoạt động, thu thập ý kiến đónggóp và hiểu rõ hơn về quá trình làm việc
- Nghiên Cứu Thị Trường: Tìm hiểu về thị trường bán hàng trực tuyến tạiViệt Nam thông qua việc đọc báo cáo và khảo sát từ các nguồn uy tín.Phân Tích Dữ Liệu:
- Phương pháp định lượng: Sử dụng công cụ thống kê để phân tích dữ liệu vềdoanh thu, lợi nhuận, chi phí, thị phần và các chỉ số kinh doanh khác liênquan đến hoạt động bán hàng trực tuyến
- Phương pháp định tính: Phân tích nội dung từ cuộc phỏng vấn và đánh giá
xu hướng thị trường để đưa ra nhận định chuyên môn về ảnh hưởng củahoạt động bán hàng trực tuyến đối với hoạt động kinh doanh của công ty
4 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích hoạt động bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử củacông ty Sài Gòn Food Nội dung bao gồm nghiên cứu Công ty CP Sài Gòn Food,sàn TMĐT đang sử dụng, quy trình bán hàng, sản phẩm bán hàng,
Trang 156 Bố cục bài báo cáo kết quả thực tập
Ngoài tài liệu tham khảo, phụ lục đính kèm, kết cấu của bài báo cáo thực tậpbao gồm 3 phần:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn tmđt củadoanh nghiệp
Chương 2: Phân tích hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện
tử của Công ty Cổ phần Sài Gòn Food
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn tmđtcủa công ty cổ phần sài gòn food
KẾT LUẬN
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN TMĐT CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử (TMĐT)
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại điện tử (TMĐT)
- Khái niệm của TMĐT
Vì TMĐT chỉ mới ra đời do sự phát triển của công nghệ thông tin nên hiện nay
có nhiều quan điểm về nó Hiện nay, có thể thấy mạng internet có thể kết nối toàncầu bất kể bạn có ở giữa đâu Điều có cũng có ảnh hưởng đến cách thức hoạt độngcủa nền kinh tế hiện nay Có thể thấy với sự phát triển của công nghệ thông tin, trêninternet bắt đầu xuất hiên các hoạt động giao dịch mua bán, có thể gọi đó là Thươngmại điện tử (TMĐT) Nó giúp cho các hoạt động giao dịch, thanh toán, quảng bá,
mở rộng thị trường diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và ít tốn kém hơn thương mạitruyền thống thông thường
Một số khái niệm TMĐT được định nghĩa như sau:
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: TMĐT liên quan đến các giaodịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm mang tính điện tử chủyếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việcsản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toántrên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giaonhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet"
Uỷ ban của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho rằng:TMĐT là việc thực hiện kinh doanh bao gồm marketing, mua bán và thanh toánbằng công nghệ điện tử Như vậy, TMĐT là toàn bộ hoạt động kinh doanh đượcthực hiện thông qua các nền tảng số (chứ không chỉ có mua và bán)
Trang 17- Đặc điểm của TMĐT
+ Sàn giao dịch TMĐT là một tổ chức kinh doanh dịch vụ đóng vai trò môi giớigiữa hoạt động mua và bán trên mạng điện tử Ngoài ra sàn TMĐT được vận hành ,quản lý theo nhiều bộ phận khác nhau Các giao dịch được thực hiện đều có sự thamgiam của ít nhất ba chủ thể là người bán, người mua và nhân viên của sàn TMĐT.Các thành viên của sàn TMĐT có trách nhiệm xác thực tính minh bạch của cácthông tin trong các cuộc giao dịch
+ Nơi giao dịch TMĐT cũng thiết lập các quy tắc cho các thành viên tham giabao gồm cả người mua lẫn người bán và có thể áp dụng các hình phạt đối với nhứng
ai vi phạm Người tham gian sàn có thể là cá nhân hay tổ chức kinh doanh miễn là
có thể đáp ứng đủ điều kiện và tuân thủ đúng quy định mà sàn TMĐT đặt ra.+ Người tham gia có thể là người bán, người mua hoặc là cả hai Bất cứ ai cũng
có quyền tham gia giao dịch Số lượng người mua, người bán và nhà cung cấp thamgia rất lớn Ngoài ra, còn có các bên dịch vụ phát sinh như là đóng hàng, vậnchuyển,… tham giam vào TMĐT
+ Khi thực hiện giao dịch TMĐT, chỉ cần có mạng là có thể tìm hiểu về sảnphẩm cần mua, và người mua có thể không cần phải ra trực tiếp của hàng Ngườitham gia không bị giới hạn về thời gian và khoảng cách bất kể đó có là xuyên biêngiới cũng có thể tham gia giao dịch
1.1.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của TMĐT
- Ưu điểm của TMĐT
+ Trước đây nếu theo hình thức kinh doanh truyền thống thì doanh nghiệp cầnrất nhiều chi phí và thời gian để tìm kiếm, mở rộng thị trường như tìm kiếm, khảosát mặt bằng, quảng cáo, xây dựng, Nhưng hiện nay với sự phát triển của côngnghệ thông tin cùng với mạng internet với tốc độ đường truyền ngày càng nhanhdoanh nghiệp có thể kinh doanh trực tuyến và khi muốn mở rộng thị trường có thểgiảm thiểu chi phí đầu tư vào các phí như mặt bằng, nhân viên,… Chỉ cần quảng bátrên nhiều nền tảng kinh doanh TMĐT khác nhau để mở rộng thị trường
Trang 18+ TMĐT cho phép doanh nghiệp quảng cáo thông tin của mình nhờ mạnginternet, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận được thông tin củadoanh nghiệp hơn, qua đó cho khách hàng thấy được nhiều thông tin về sản phẩm,dịch vụ từ đó sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn Từ đó tiếp cận đượcnhiều khách Điều này cũng tương tự với các nhà cung cấp, khi họ biết được thứ màdoanh nghiệp đang bán nhiều nhà cung cấp sẽ tiếp cận doanh nghiệp để chào hàng,qua đó doanh nghiệp sẽ giảm đi thời gian tìm kiếm nguồn cung.
+ Hiện nay chi phí vận hành và quản lí tồn kho khi doanh nghiệp kinh doanhtrực tuyến được giảm đi rất nhiều so với kinh doanh truyền thống, không còn cácgiấy tờ hồ sơ, giới thiệu sản phẩm, thông tin dịch vụ mà thay vào đó chỉ cần mộtchiếc máy tính là có thể doanh nghiệp có thể tạo cho mình gian hành trực tuyến chophép tải những thông tin, hình ảnh của sản phẩm và dịch vụ của mình tạo cho kháchhàng trải nghiệm mua sắm tốt hơn Khi kinh doanh trực tuyến doanh nghiệp cũng
dễ dàng kiểm soát tồn kho và quả lý số lượng hàng hóa
+ Với thời đại số hóa hiện tại TMĐT cho phép khách hàng lựa chọn các hìnhthức thanh toán khác nhau Người mua có thể lựa chọn hình thức thanh toán điện tửtrả trước với giá ưu đãi hoặc cũng có thể chọn thanh toán bằng COD nếu cảm thấykhông an toàn, ngoài ra một số sàn TMĐT còn cho người mua thanh toán trả sautheo dạng trả góp trong khoảng thời gian nhất định Thanh toán điện tử còn đảmbảo an toàn, chống trốn thuế và gian lận
+ Tiết kiệm thời gian Khi khách hàng tham gia và TMĐT thì sản phẩm, dịch
vụ hoặc bất cứ thứ gì họ cần đề có trên internet, họ chỉ cần tìm kiếm trên mạng bất
kể thời gian hay địa điểm là có thể giao dịch thông qua màn hình máy tính Họ cóthể thoải mái mua sắm mà không cần lo về thời gian và địa điểm, cũng có thể tự dolựa chọn về sản phẩm, người bán, người cung cấp theo nhu cầu của khách hàng
- Nhược điểm
+ Với ưu điểm của mình TMĐT cho phép tất cả mọi người có thể tham giambuôn bán miễn là họ đáp ứng đủ kiệu kiện được đặt ra, vì thế số lượng cạnh tranhbán hàng là rất lớn Và người cũng sẽ rất khó khăn trong việc sàn lọc ra nhữngngười bán uy tín và phù hợp với bản thân họ, việc bất cứ ai cũng có thể tham gia
Trang 19buôn bán cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người lợi dụng tính năng trên để lừađảo.
+ Việc mua sắm trực tuyến không cung cấp được tối đa trả nghiệm mua hàngnhư cảm nhận và đánh giá chất lượng sản phẩm, người mua chỉ có thể đánh giá sảnphẩm thông qua hình ảnh và thông tin mà doanh nghiệp cung cấp và khi hàng đượcgiao về có thể không đúng với hình ảnh hoặc không đúng với kỳ vọng Doanhnghiệp có thể bị trả hàng hay thậm chí là bị kiếu nại gây ảnh hưởng đến việc khidoanh
+ Khách hàng ngày càng cảnh giác về việc thông tin các nhân của bản thân cóthể bị đánh cắp điều này có thể ảnh hưởng đến lượng truy cập vào trang TMĐTđiện tử của doanh nghiệp Người bán cần phải xây dựng lòng tin với người muabằng cách cung cấp cho họ các chính sách về bảo mật và an toàn toàn dữ liệu củakhách hàng, qua đó có được sự tin tưởng lâu dài với doanh nghiệp
+ Chất lượng cơ sở hạn tầng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanhtrên TMĐT, đặt biệt là những hàng hóa cồng kền, hàng hóa vận chuyển xuyên quốcgia Mạng internet và công nghệ cũng ảnh hưởng rất nhiều trong việc kinh doanhTMĐT, nếu mạng của doanh nghiệp bị lỗi hay trang chủ thương mại của doanhnghiệp bị sập thì cũng không thể hoạt động được
1.1.1.3 Các hình thức giao dịch của TMĐT
- Thương mại điện tử doanh nghiệp (B2B – Business to Business)
Mô hình B2B là mô hình thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau.Trong mô hình này doanh nghiệp sẽ bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình chomột doanh nghiệp khác thông qua các nền tảng trực tuyến Người mua có thể làkhách hàng cuối cùng hoặc họ có thể bán cho bên khác
Trong TMĐT thì mô hình B2B là phổ biến nhất, thường thấy trong các côngnghiệp sản xuất và cung ứng Mô hình này chủ yếu có ba loại như B2B chuyên vềbuôn bán, phân phối hàng hóa; B2B chuyên về thu mua, nhập hàng; B2B chuyên vềgiao dịch trung gian giữa bên mua và bán Các giao dịch của mô hình này đòi hỏi
Trang 20hợp đồng, thỏa thuận, quy trình mua bán dài và phức tạp Nhưng thay vào đó nhữngđơn hàng này có giá trị lớn, ổn định và lâu dài.
- Thương mại điện tử tiêu dùng (B2C – Business to Consumer)
Là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, mô hìnhnày được biết đến nhiều nhất và dễ hình dung nhất, B2C còn được gọi là bán lẻ trựctuyến Mô hình hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm, dịch vụcủa mình đến với người tiêu dùng cuối cùng
B2B phổ biến trong nhiều ngành đặc biệt là các ngành đời sống như thời trang,gia dụng, mỹ phẩm hay các dịch vụ viễn thông, vé máy bay, khách sạn Mô hìnhnày tiếp cận với khách hàng thông qua việc mua sắm được cá nhân hóa NhữngTMĐT với hình thức này phải kể đến Amazon, Alibaba,… Dù B2B được sử dụngnhiều nhất nhưng doanh thu của mô hình này chỉ bằng một nửa của mô hình B2B
- Thương mại điện tử dựa trên nền tảng (C2C – Consumer to Consumer)Trong mô hình C2C, người dùng các nhân với tư cách là người bán sẽ doanhdịch hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng khác thông qua nền tảng trực tuyến.TMĐT cho phép cá nhân hoặc có thể tự mình kinh doanh nên mới có mô hình này
Có thể tìm thấy mô hình này trong các nền tảng trao đổi trực tuyến, mua bán sảnphẩm như Facebook, Chợ Tốt, các sản phẩm được mua bán do người bán tự làmnhư đồ handmade, đồ ăn, sản phẩm cũ,
- Thương mại điện tử với chính phủ (B2G – Business to Government)
Là mô hình thương mại giữa doanh nghiệp và Chính phủ, mô hình này có thểxem là biến thể của B2B B2G là tổng quát của việc sử dụng mạng internet cho việcmua bán, cấp phép thủ tục hành chính, và các hoạt động liên quan đến Chính phủ.Chính phủ có vai trò định hướng, điều tiết và quản lí Cơ quan nhà nước thiết lậptrang web, tại đó đăng tải nhu cầu của mình sau đó tiến hành đấu thầu lựa chọndoanh nghiệp thực hiện Việc này giúp tiết kiệm chi phí, công khai tính minh bạchtrong quá trình mua bán của chính phủ và hạn chế rủi ro
1.1.2.Tổng quan về hoạt động bán hàng trực truyến
Trang 211.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của bán hàng trực tuyến
- Khái niệm bán hàng trực tuyến
Dưới góc nhìn dễ hiểu thì hoạt động bán hàng trực tuyến là hình thức giaodịch, mua bán, trao đổi sản phẩm, dịch vụ giữa người mua và bán diễn ra trên mạngiternet Các phương tiện hỗ trợ cho cho việc bán hàng trực tuyến có thể là mạng xãhội, các công cụ tìm kiếm như Google hoặc website nhưng hiện nay phổ biến nhấtvẫn là các sàn TMĐT như Amazon, Shoppe, Do việc bán hàng trực tuyến diễn ratrên mạng internet nên phạm vi mua bán không chỉ bị giới hạn ở giữa trong nước
mà có thể mở rộng ra nước ngoài
- Đặc điểm của bán hàng trực tuyến
+ Với đặc tính mua bán hàng hóa trên mạng internet doanh nghiệp không bịgiới hạn về địa lý cũng như thời gian Chỉ với thiết bị điện tử người mua và ngườingười bán có thể giao dịch với nhau Qua đó tạo nên các hoạt động giao dịch trựctuyến với lượng khách hàng khổng lồ, mở ra cơ hội kinh doanh vô hạn
+ So với mô hình kinh doanh truyền thống thì TMĐT giúp đơn giản hóa quytrình quản lý như dễ dàng điều chỉnh giá cả, kênh phân phối, giảm thiểu đáng kể cácchi phí cố định đắt đỏ như mặt bằng, kho bãi, nhân sự, qua đó giúp doanh nghiệp tối
ưu và nâng cao hiệu quả hoạt động
+ Với các công cụ trực tuyến cung cấp cho doanh nghiệp thông tin, sở thíchcủa khách hàng giúp cho doanh nghiệp khả năng tương tác tối ưu với khách hàng,tối ưu thông tin phản hồi và xây dựng mối quan hệ lâu dài với với khách hàng.+ TMĐT điện tử nói chung cũng như kinh doanh trên các sàn TMĐT nhưTiktok, Shoppe nói riêng tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh do đặc điểm bất cứ aicũng có quyền tham gia kinh doanh TMĐT Vì thế để có thể kinh doanh tốt trênTMĐT đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược marketing hiệu quả.+ Kinh doanh trực tuyến cũng đem lại nhiều rủi ro khi nếu gặp vấn đề về sảnphẩm hay vấn đề nào không may phát sinh thì rất dễ bị ảnh hưởng tới uy tínhthương hiệu của như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 221.1.2.2 Các mô hình bán hàng trực tuyến
- Mô hình bán hàng trên sàn TMĐT
Là mô hình thương mại đóng vai trò là một trung gian, tại đây người mua tạocho mình gian hàng ảo sau đó trình bày sản phẩm, dịch vụ mà mình muốn bán vàđồng tời xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng, lựa chọn hình thức thanh toán,vận chuyển Còn người mua chỉ cần tìm kiếm sản phẩm mình muốn mua và thanhtoán Sàn TMĐT tồn tại như một trung tâm mua sắm trực tuyến, tập trung lượng lớnngười mua và bán Có thể kể đến các mô hình sàn TMĐT phổ biến như Shoppe,Tiki,
- Mô hình bán hàng trên mạng xã hội
Mạng xã hội không chỉ là nền tảng kết nối, chia sẻ và giao lưu những thông tinhữu ích trên mạng iternet mà còn là một nơi quảng bá, bán hàng cực kì hiệu quả.Với các nền tảng như Facebook, Intasgram, Tiktok đã chứa số lượng người dùngkhổng lồ tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thể của doanh nghiệp gây chú ý tiếp cận vàtương tác với với khách hàng để họ ấn tượng và tăng lượng truy cập cho của hàngtrực tuyến
- Mô hình bán hàn trên Website riêng
Có thể nói Wesite riêng là nền tảng mua bán trực tuyến riêng biệt và độc quyềncủa cá nhân hoặc tổ chức, cho phép người bán kiểm soát trải nghiệm mua sắm củangười mua, tối ưu các công cụ như tìm kiếm, so sánh giá cả, chăm sóc khách hàng,
…chỉ có thể thấy ở Website riêng Khi truy cập Website khách hàng có thể dễ dàngtìm kiếm được các sản phẩn độc quyền của doanh nghiệp
1.1.2.3 Đặc điểm của hàng hóa được bán trực tuyến
- Đa về chủng loại và nguồn gốc
Trên lý thuyết thì bất cứ thứ gì có thể bán được qua thương mại truyền thốngthì có thể bán hàng qua hình thức trực tuyến Có thể thấy hàng hóa được bán trựctuyến đa dạng về chủng loại và nguồn gốc Từ các loại hàng tiêu dùng thiết yếu đếncác loại mặt hàng cao cấp như vé máy bay, du lịch Hàng hóa đến từ nhiều nhà nhàsản suất, nhà cung cấp khác nhau, từ trong nước đến cả quốc tế
Trang 23- Mô tả sản phẩm minh bạch
Theo đặt tính của của việc bán hàng trực tuyến thì hàng hóa cần phải được trìnhbày với đầy đủ thông tin với hình ảnh, video, thông số kỹ thuật rõ ràng để ngườimua có cái nhìn toàn diện về sản phẩm, điều này giúp tăng tỷ lệ mua hàng củangười mua Ngoài ra các đánh giá của người trước đó cũng đem lại thông tin hữuích và chính xác cho người mua
- Giá cả cạnh tranh và linh hoạt
Người tiêu dùng có thể so sánh giá cả của cùng một sản phẩm từ nhiều nhà bánhàng khác nhau Cùng 1 loại mặt hàng nhưng có nhiều mức giá để lựa chọn sảnphẩm phù hợp với kinh tế Ngoài ra hàng hóa, sản phẩm cũng thường xuyên đượcgiảm giá, ưu đãi để kích cầu người mua
- Rủi ro và thách thức
Đôi lúc sản phẩm mua trực tuyến có thể không giống với thông tin mô tả củangười bán, chất lượng hàng hóa không đồng đều Việc xuất hiện hàng giả và hàngnhái trên TMĐT là vấn đề khó tránh khỏi, cần cẩn thận và thận trọng trong việc lựachọn nhà bán uy tính Trong lúc vận chuyển có thể sảy ra rủi ro hàng hóa bị chậmtrễ hoặc bị chậm trễ
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới
Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thì tính đến tháng1/2023 số lượng người sử sụng mạng internet và tham gia TMĐT toàn cầu lên đến5.158 triệu người Trong đó có đến 57,6% người dùng internet có mua hàng hóahoặc dịch vụ trực tuyến, 14,2% là mua hàng theo hình thức mua lại đồ đã sử dụng
và 23,5% là dùng mạng internet để so sánh giá cả, còn lại người mua dùng hìnhthức trả sau và trả góp Theo thống kê Thái Lan là quốc gia có tỷ lệ người dùnginternet để mua sắm trực tuyến cao nhất, chiếm 66,8% dân số quốc gia
Theo thống kê, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến B2C năm 2023 khoảng22.3 nghìn tỷ USD, còn doanh thu bán lẻ ngoài TMĐT chỉ đạt khoảng 6,3 nghìn tỷ
Trang 24những khu vực khác đạt 3.323,19 nghìn tỷ USD, cụ thể là gấp ba lần doanh thu bán
lẻ đứng thứ hai trong bảng là Bắc Mỹ Trung Quốc vẫn là quốc gia chiếm thị phầnTMĐT lớn nhất toàn cầu cụ thể là 50,2%, vượt xa các quốc gia khác trong bản xếphạng như Mỹ 19,2%, Vương Quốc Anh 19,2%
1.2.2 Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Hệ thống pháp luật về TMĐT dần dần được cải thiện Việt Nam đang từngbước hoàn thiện luận kinh doanh thương mại điện tử Chẳng hạng như về Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 đã bổ sungthêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trên khônggian mạng Hay Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiếtmột số điều của Luật Quản lý thuế Theo đó, Nghị định bổ sung quy định về tráchnhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử Hoặc Nghị định13/2023/NĐ-CP quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu
cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Theo báo cáo thị trường TMĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhậpđến 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu TMĐT B2C Việt Nam năm 2023 bao gồmdoanh thu thu tất cả hàng hóa, dịch vụ bán qua kênh TMĐT (ngoại trừ các giao dịchliên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, trò chơi trực tuyến)đạt 20,5 tỷ USD Ước tính số người dùng mạng internet để mua sắm trực tuyến là
61 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt 336 USD và tỷ lệ dân
số Việt Nam tham gia, sử dụng internet chiếm đến 78,6% tổng dân số
Theo khảo sát tiêu chí người tiêu dùng Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến
có thể kể đến như: Hàng háo hóa đa dạng, phong phú 57%; Hàng hóa chính hãng,chất lượng 48%; Uy tín của Website, ứng dụng TMĐT, người bán, 40%; còn Ưuđãi về giá cả (các chương trình khuyến mãi, giá rẻ hơn so với mua trực tiếp tại cửahàng 32%
Theo khảo sát 5.531 doanh nghiệp thì loại hình doanh nghiệp ngoài Nhà nướcchiếm phần lớn là 88%, 6% Doanh nghiệp thuộc Nhà nước, 6% còn lại thuộc vềdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm
Trang 25phần lớn 88% và còn lại là doanh nghiệp lớn Phần lớn hơn 50% doanh nghiệpđánh giá rằng việc đầu tư vào hạ tầng CNTT và TMĐT trong hoạt động sản xuất,kinh doanh là chưa hiệu quả, không tối ưu hết cho doanh nghiệp.
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng trực tuyến trên sàn TMĐT của doanh nghiệp
- Nhân tố bên trong doanh nghiệp
+ Có thể nói nguồn lực là sức mạnh của một doanh nghiệp Nên doanh nghiệpcần tìm hiểu, phân tích và đầu tư nguồn lực vào sàn TMĐT phù hợp và tối ưu chodoanh nghiệp nguồn lực bao gồm tài chính, nhân lực và công nghệ Có tài chính thì
có thể đầu tư vào vào marketing, phát triển sản phẩm nguồn nhân lực là yếu tốtthen chốt để thực hiện các hoạt động kinh doanh Để tối ưu hóa, tự động hóa cácquy trình, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mang đến trải nghiệm mua hàng tốt hơncho khách hàng
+ Có thể nói chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng là yếu tố quan trọngtrong việc giữ chân khách hàng từ thương mại truyền thống đến TMĐT Vì thếdoanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cần chủ động và kiểm soát chất lượng sảnphẩm, tính đa dạng, giá cả hợp lí để có thể thành công trong kinh doanh trực tuyến.+ Để duy trì 1 doanh nghiệp thì không thể thiếu đầu não quản lý chuyên môncao Một hệ thống quản lý hiệu quả bao gồm chiến lược rõ ràng, tổ chức hợp lý vàquy trình làm việc tiêu chuẩn là nền tảng của sự thành công bền vững
- Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
+ Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như pháp luật, chính sách kinh tế củanhà nước, lạm phát, tỷ giá, là những nhân tố đi đầu trong việc ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp
+ Các yếu tố bên ngoài như thị thường như các yếu tố cạnh tranh, xu hướngtiêu dùng, cung cầu hàng hóa thường mang tính khách quan và khó kiểm soát nêncần chủ động theo dõi, và phân tích thị trường để thích ứng, tồn tại và phát triển
Trang 26+ Khách hàng là nhân tố không ổn định và thường xuyên thay đổi doanhnghiệp cần thường xuyên thu thập và phân tích hành vi mua sắm, nhu cầu và mongmuốn của khách hàng.
Trang 27CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN TMĐT CỦA CÔNG TY CP SÀI
GÒN FOOD
2.1 Giới thiệu chung
Được thành lập vào ngày 18/7/2003 với tên gọi Công ty Cổ phần Hải sản SG(SG FISCO) Năm 2011, SG Fisco chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần SàiGòn Food chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản đông lạnh vàthực phẩm chế biến cung cấp cho thị trường xuất khẩu và nội địa
Từ một doanh nghiệp chỉ có văn phòng giao dịch, thuê nhà máy gia công sảnxuất với 11 nhân sự là cán bộ khung vào năm 2003 Sau 6 tháng hoạt động,SAIGON FOOD mua nhà máy tại KCN Vĩnh Lộc có diện tích xây dựng 5.000 m2với 300 công nhân Đến hôm nay SAIGON FOOD đã trở thành một doanh nghiệpvới đội ngũ nhân sự gần 2.000 người, sở hữu 4 xưởng sản xuất thực phẩm chế biênđông lạnh và thực phẩm ăn liền cao cấp có tổng diện tích trên gần 24.000 m2 với hệthống kho lạnh, thiết bị cấp đông hiện đại, hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn Quốc tếISO 9001:2008, HACCP, BRC, Kaizen, 5S
Sài Gòn Food đã chủ động mở rộng mặt hàng, thị trường và hệ thống phânphối Không những thống lĩnh thị trường nội địa thông qua toàn bộ hệ thống siêu thịtại các thành phố lớn tại Việt Nam, công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang những thịtrường khó tính như Nhật, Mỹ Với mục tiêu trở thành nhà sản xuất và cung cấpthực phẩm chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, Sài Gòn Food luôn không ngừng nỗlực để mang những giải pháp tối ưu đến cho người phụ nữ trong việc chăm sóc bữa
ăn gia đình
Trang 282.1.1 Thông tin chung
Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Sài Gòn Food
(Nguồn: Công ty CP Sài Gòn Food, 2024)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Sài Gòn Food
- Tên quốc tế: SAI GON FOOD JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: SGFOOD
- Địa chỉ: Lô C24-24B/II, C25/II, Đường 2F, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, XãVĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Người đại diện pháp luật: Tổng Giám Đốc Nguyễn Quang Tường
- Vốn điều lệ của Công ty: 200 tỷ đồng
Trang 29- Thị trường: Nhật Bản (thị trường chính), Mỹ, Úc
- Sản phẩm xuất khẩu: Cá hồi sushi, cua sushi, cá chẽm kirimi, cá đổng kirimi,
cá saba fillet, cá tẩm bột, tôm sushi
- Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2008, HACCP, BRC, MSC, Kaizen
Hình 1.2 Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đã đạt được
(Nguồn: Công ty CP Sài Gòn Food, 2024)
Năm 2011: Sài Gòn Fisco chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Sài GònFood nhằm hướng đến sự phát triển toàn diện Mở rộng sản xuất kinh doanh trongbối cảnh thị trường có nhiều biển động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu
Năm 2012: Tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty Cổ phần Sài
Trang 30Gòn Food xác lập kỷ lục NỒI LẨU LỚN NHẤT VIỆT NAM Động thổ xây dựngthêm nhà máy thứ 3.
Năm 2013-2015: Bao phủ 5000 điểm bán trên toàn quốc Tháng 8/2015 chínhthức thành lập công ty Thương Mại Sài Gòn Food, phát triển thị trường nội địa.Năm 2016: Tháng 08/2016: Khánh thành văn phòng công ty TNHH TM SàiGòn Food, đồng thời đánh dấu cột mốc 3000 nhân sự
Năm 2017: Chinh phục ngành thực phẩm tươi Tháng 8/2017 khánh thànhphân xưởng thứ 4
Năm 2018: Khánh thành phân xưởng sản xuất mặt hàng Bữa Ăn Tươi
Năm 2019: Chứng chỉ Bình đẳng giới toàn cầu EDGE, Sài Gòn Food là 1 trong
6 doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng chỉ này
Năm 2020: Sài Gòn Food là doanh nghiệp trong top 30 đơn vị sản xuất kinhdoanh ở top đầu trong ngành Golden Brand HCMC 2020
Năm 2021: Ngày 08/01/2021 MARUHA NICHIRO công ty thủy hải sản hàngđầu của Nhật Bản trở thành cổ đông chính của Công ty Saigon Food
Năm 2022: Sài Gòn Food tiếp tục khẳng định chất lượng và đạt được nhiều giảithưởng quan trọng
Năm 2023: Kỷ niệm 20 năm thành lập Sài Gòn Food - Vững tin tiến bước
2.1.3 Câu chuyện về thương hiệu Sài Gòn Food
Trang 31“Chỉ có đam mê & nỗ lực không ngừng mới làm nên những điều tuyệt vời TạiSài Gòn Food, chúng em mang những giải pháp tối ưu trong việc chăm sóc bữa ăn
gia đình Luôn tiên phong theo đuổi những công nghệ tiên tiến nhất, luôn là ngườiđầu tiên mang lại những sản phẩm mới lạ, đặc sắc chưa từng có trên thị trường VớiSài Gòn Food, Công ty tin rằng nguyên liệu tươi ngon, an toàn là khởi nguồn củamọi món ăn tuyệt hảo Vì thế, Công ty lựa chọn nguyên liệu bằng sự tận tâm, chếbiến trong lửa yêu thương, kết hợp nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu ẩm thực hiện đại
để mang đến giải pháp tối ưu trong việc chăm sóc bữa ăn gia đình với 04 nhóm sảnphẩm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng Việt.”
(Nguồn: Công ty CP Sài Gòn Food, 2024)
2.1.4 Tầm nhìn, Sứ mệnh và Mục tiêu
Tầm nhìn: Trở thành nhà sản xuất và cung cấp Bữa Ăn Tươi số 1 Việt Nam
Sứ mệnh: Mang những giải pháp tối ưu trong việc chăm sóc bữa ăn gia đình.Mục tiêu: Sự thỏa mãn khách hàng luôn là mục tiêu của doanh nghiệp
2.1.5 Giá trị cốt lõi
Cam kết: Nói thật, làm thật với trách nhiệm cao nhất
Chia sẻ: Sẵn sàng cho đi để đón nhận hạnh phúc
Chân tình: Cư xử và hành động bằng tất cả tấm lòng
Cải tiến: Cải tiến liên tục và sáng tạo không ngừng
Chuyên nghiệp: Suy nghĩ và hành động tích cực để đạt được hiệu quả
2.1.6 Đặc điểm sản xuất, nhiệm vụ kinh doanh
Đặc điểm sản xuất:
Hình 1.3 4 nhóm sản phẩm với tiêu chí của Sài Gòn Food
Trang 32- Công ty chuyên chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh để xuất khẩu vàsản phẩm cháo tươi, bữa ăn tươi, …để tiêu thụ nội địa.
- Tiên phong theo đuổi những công nghệ tiên tiến nhất, SAIGON FOODluôn là người đầu tiên mang lại những sản phẩm mới lạ, đặc sắc chưa từng
có trên thị trường
- Nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và chế biến
- Công ty đã chế biến những mặt hàng cao cấp, là nhà cung cấp thực phẩmđẳng cấp với danh tiếng thương hiệu mạnh đã cho ra các sản phẩm có tínhcạnh tranh cao, được đưa thẳng vào những siêu thị khó tính như thị trường
Mỹ, Nhật, ngoài ra còn sản xuất các mặt hàng hải sản chế biến nhanh đểcung cấp cho thị trường nội địa rộng lớn
- Từng bước phát triển quy mô về cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị
- Mở rộng các hình thức kinh doanh và hợp tác sản xuất với các đơn vị trong
và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển đất nước
Nhiệm vụ kinh doanh:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩunhầm đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của công ty
- Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo
uy tín, niềm tin và duy trì mối quan hệ với khách hàng thường xuyên, tìmkiếm khách hàng mới
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất lẫntinh thần, nâng cao trình độ nghiệp vụ khoa học kỹ thuật cho toàn cán bộcông nhân viên của công ty nhằm tạo hiệu quả kinh tế cho xã hội
- Tuân thủ tốt những quy định của nhà nước và các cơ quan chức năng vềxuất nhập khẩu và tiêu thụ trong nước
- Thực hiện nghĩa vụ về các khoản thuế đối với nhà nước