BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y- DƯỢC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ Ở SINH VIÊN KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI H
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y- DƯỢC ĐÀ NẴNG
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỬ DỤNG ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ Ở SINH VIÊN KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y
Trang 2BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y- DƯỢC ĐÀ NẴNG
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỬ DỤNG ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ Ở SINH VIÊN KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y
DƯỢC ĐÀ NẴNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
NGÔ THỊ BÍCH NGỌC TRẦN ANH QUỐC SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN PHẠM NGỌC NHI PHẠM THỊ KIM DUYÊN NGUYỄN THỊ LAN ANH NGUYỄN THU HƯƠNG ĐẶNG THỊ THÚY NGÀ ĐINH THỊ NA NGUYỄN THỊ KIM THẢO CAO THỊ HOÀI THƯƠNG
Đà Nẵng - 2024
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTDĐ Điện thoại di động
Trang 4MỤC LỤC
Trang
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Hội chứng sợ thiếu điện thoại di động
1.1.2 Tình trạng mất ngủ
1.1.3 Thang đo ĐTTM addiction scale (SAS)
1.1.4 Thang đo mất ngủ ISI
1.2 Mối liên quan giữa sử dụng điện thoại di động và tình trạng mất ngủ
1.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1 Các nghiên cứu trong nước
1.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Các tiêu chí lựa chọn
2.1.2 Các tiêu chí loại trừ
2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
2.2.2 Địa điểm thực hiện nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
2.3.2 Cỡ mẫu
2.3.3 Phương pháp chọn mẫu
2.3.4 Biến số nghiên cứu và phương pháp đo lường các biến số
2.3.5 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá
2.3.6 Quá trình thu nhập số liệu
2.3.7 Phương pháp phân tích số liệu
2.4 Đạo đức nghiên cứu
2.5 Hạn chế sai số
3.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
3.2.Tỷ lệ nghiện điện thoại thông minh và tỷ lệ mất ngủ của sinh viên ngành Dược học tại trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
3.2.1 Tỷ lệ nghiện điện thoại di động của sinh viên ngành Dược học tại trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
3.2.2 Tỷ lệ mất ngủ của sinh viên ngành Dược học tại trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
-3.3 Xác định mối liên quan giữa mất ngủ và sử dụng điện thoại di động
3.3.1 Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi trong việc sử dụng điện thoại di động 3.3.2 Mối liên quan giữa yếu tố nghiện sử dụng điện thoại thông minh với mất ngủ
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU……… 26
DỰ TRÙ KINH PHÍ……… 27
Trang 5PHỤ LỤC 30
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay điện thoại thông minh là một thiết bị cầm tay có khả năng thực hiệnnhiều chức năng đa dạng, vượt xa khái niệm của điện thoại di động truyềnthống, kết hợp với các chức năng của máy tính và sử dụng như một máy tính thunhỏ [1] Bởi vì những tiện ích về chức năng, việc sử dụng điện thoại càng trởnên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu đối với con người Đối vớisinh viên đó là một thiết bị cần thiết nhưng bên cạnh đó việc lạm dụng điện thoạiquá nhiều dẫn đến tình trạng “nghiện” sử dụng điện thoại ảnh hưởng đến nguy
cơ về sức khoẻ có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, lo âu, trầm cảm và các vấn đề
Sinh viên Khoa Dược, trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, là mộtnhóm đối tượng đặc thù với khối lượng học tập lớn và thời gian biểu căng thẳng.Việc sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên, đặc biệt vào buổi tối trướckhi đi ngủ, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ, gây rối loạn giấc ngủ và làmgiảm chất lượng giấc ngủ Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thểchất và tinh thần, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và chất lượng cuộcsống
Do đó, chúng tôi nghiên cứu về “Mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoạithông minh và chất lượng giấcngủ của sinh viên Khoa Dược trường Đại Học KỹThuật Y Dược Đà Nẵng”.Trước hết là khảo sát thực trạng sử dụng điện thoại củasinh viên Khoa Dược và mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại với chấtlượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu Chính vì vậy, việc nghiên cứu về mốiliên quan giữa việc sử dụng điện thoại thông minh và chất lượng giấc ngủ củasinh viên Khoa Dược, trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng là cần thiết.Nghiên cứu này không chỉ giúp nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng giấc ngủ của sinh viên, mà còn góp phần đề xuất các giải pháp nhằm cảithiện sức khỏe và hiệu suất học tập cho các sinh viên
Trang 7CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.Tỷ lệ % sinh viên sử dụng điện thoại thông minh gây nghiện ?
2.Tỷ lệ % sinh viên rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất ngủ?
3 Mối liên quan giữa sử dụng điện thoại và mất ngủ là gì ?
Trang 8MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Xác định tỷ lệ sinh viên mất ngủ
2 Xác định tỷ lệ sinh viên sử dụng điện thoại di động
3 Mối liên quan giữa sử dụng điện thoại di động và tình trạng mất ngủ
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Các khái niệm
1.1.1 Hội chứng sợ thiếu điện thoại di động
Một số tác giả đã đưa ra khái niệm của hội chứng sợ thiếu điện thoại di độnghay nghiện điện thoại di động như: King và cộng sự (2013), chứng sợ thiếuĐTDĐ là một dạng ám sợ cụ thể được định nghĩa là cảm giác khó chịu hoặc lolắng gây ra bởi bởi sự vắng mặt của điện thoại, máy tính cá nhân hoặc bất cứthiết bị giao tiếp ảo nào khác [4].HayYildirim C và cộng sự (2015) đã đưa rakhái niệm Nomophobia (chứng sợ khi không có điện thoại bên mình) là cảmgiác lo lắng khi bạn không thể truy cập vào điện thoại thông minh của mìnhhoặc ở xa điện thoại thông minh [5]
Hội chứng này là các yếu tố tâm lý liên quan đến việc sử dụng quá mức điệnthoại di động [6], có thể được gây ra bởi rối loạn tâm thần tiềm ẩn và có khảnăng những người mắc phải hội chứng này liên quan đến các hội chứng bao gồm
ám ảnh xã hội hoặc rối loạn lo âu xã hội, lo âu xã hội, và rối loạn hoảng loạn [7]
1.1.2 Tình trạng mất ngủ
Mất ngủ không thực tổn (còn gọi là mất ngủ mãn tính) là tình trạng khôngthỏa mãn về số lượng và hoặc chất lượng giấc ngủ Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi,không phân biệt giới tính và do nhiều nguyên nhân khác nhau [8].Theo nghiêncứu của Trần Hữu Bình (2006), mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới tình trạng suygiảm trí nhớ, giảm tập trung, giảm sự tỉnh táo, giảm khả năng học tập, hiệu quảlàm việc thấp, rối loạn hành vi, ảo giác, hoang tưởng Nếu bệnh nhân khôngđược điều trị sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, có thể dẫn đến suy nhược nặng,tai nạn hoặc tử vong [9]
1.1.3 Thang do ĐTTM addiction scale (SAS)
Để đánh giá mức độ phụ thuộc vào ĐTTM, trong nghiên cứu này chúng tôi sửdụngphiên bản rút gọn (SAS-SV), phiên bản này cũng đã được Kwon và cộng
sự nghiên cứuđánh giá mức độ phù hợp với hệ số Cronbach alpha 0,91 [10].SAS-SV bao gồm 10 câuhỏi với 6 mức điểm mỗi câu theo thang đo Likert (1:
"Rất không đồng ý" và 6: "Hoàntoàn đồng ý", điểm cắt của thang đo là 31 điểmtrở lên ở nam và từ 33 điểm trở lên ở nữ
1.1.4 Thang đo mất ngủ ISI
Insomnia Severity Index (ISI) là một công cụ sàng lọc mất ngủ ngắn gồm 7 câuhỏi, liênquan đến các tính chất của giấc ngủ của người được phỏng vấn, dongười được phỏng vấnbáo cáo
Trang 10Các câu hỏi bao gồm độ trầm trọng của các triệu chứng, sự hài lòng với kiểugiấc ngủ, mứcđộ mất ngủ cản trở hoạt động hàng ngày, và cảm giác của ngườiđược phỏng vấn vềnhững người khác nhận thấy ở mức nào, và mức độ căngthẳng chung do vấn đề giấc ngủgây ra.
Lứa tuổi: Thang đo được xác định giá trị ở những bệnh nhân có tuổi từ 17 - 84.Thời gian thực hiện: khoảng 5 phút
Là một thang đo đơn giản, dễ sử dụng, giúp xác định mức độ trầm trọng của mấtngủ và theo dõi điều trị [11]
1.2 Mối liên quan giữa sử dụng điện thoại di động và tình trạng mất ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bước sóng của tia ánh sáng xanh phát ra từmàn hình điện thoại hay các thiết bị điện tử gây ức chế hormone melatonin, mộtchất giúp duy trì đồng hồ sinh học của con người Ngoài ra, các nội dung trênmạng xã hội cũng khiến con người mất tập trung, khó đi vào giấc ngủ hơn [12].Một nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành trên 295 học sinh trung học trong
độ tuổi 15–19 tại Nhật Bản Mất ngủ và trầm cảm được đánh giá lần lượt bằngThang đo mất ngủ Athene (AIS) và Thang đo trầm cảm của Trung tâm nghiêncứu dịch tễ học (CES-D) 98,6% học sinh sở hữu điện thoại di động; 58,6% sửdụng điện thoại di động hơn 2 giờ mỗi ngày và 10,5% sử dụng chúng hơn 5 giờmỗi ngày Nhìn chung, việc sử dụng điện thoại di động hơn 5 giờ mỗi ngày cóliên quan đến thời gian ngủ ngắn hơn và chứng mất ngủ (OR: 3,89 [95% CI:1,21–12,49]) Việc sử dụng điện thoại di động quá mức có thể liên quan đến thóiquen ngủ không lành mạnh và chứng mất ngủ Hơn nữa, việc sử dụng điện thoại
di động quá mức cho các dịch vụ mạng xã hội và trò chuyện trực tuyến có thểgóp phần gây ra chứng trầm cảm nhiều hơn so với việc sử dụng để tìm kiếm trêninternet, chơi trò chơi hoặc xem video [13]
Một nghiên cứu khác được thiết kế với mục tiêu đánh giá mức độ sử dụng điệnthoại di động và tìm ra mối tương quan nếu có giữa số giờ sử dụng điện thoại diđộng với kiểu ngủ và chất lượng giấc ngủ Hàng trăm sinh viên được nhómthành các trường hợp (n = 57) (> 2 giờ/ngày sử dụng điện thoại di động) vànhóm chứng (n = 43) (≤ 2 giờ/ngày sử dụng điện thoại di động) đã được kiểmtra chất lượng và kiểu ngủ của họ bằng chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburg(PSQI) Sự khác biệt giữa các nhóm đã được kiểm tra bằng kiểm định MannWhitney"U" đối với tỷ lệ (giá trị định lượng) và với kiểm định 't' của Student đốivới các biến liên tục Mối liên hệ của các biến đã được phân tích bằng tươngquan Spearman Rank Xác suất được đặt ở mức < 0,05 là có ý nghĩa Rối loạngiấc ngủ, thời gian tiềm ẩn và rối loạn chức năng ban ngày nhiều hơn ở cáctrường hợp, đặc biệt là nữ giới Một mối liên hệ đáng kể giữa số giờ sử dụng vàchỉ số giấc ngủ đã được quan sát thấy ở cả hai giới (nam giới r = 0,25; p = 0,04,
nữ giới r = 0,31; p = 0,009) Việc sử dụng điện thoại di động vào buổi tối trongcác trường hợp cho thấy mối liên hệ tiêu cực có ý nghĩa thống kê (–0,606; p =0,042) với chất lượng giấc ngủ (PSQI cao hơn có nghĩa là thiếu ngủ) Sinh viên
Trang 11sử dụng điện thoại di động > 2 giờ/ngày có thể gây mất ngủ và buồn ngủ vàoban ngày, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và học tập [14].
Kết luận: Qua một số các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng điện thoại thôngminh có mối liên quan mật thiết với tình trạng và chất lượng giấc ngủ Việc sửdụng điện thoại thông minh quá nhiều trong một ngày có tác động tiêu cực đếntình trạng giấc ngủ, gây nên tình trạng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ dẫn đếnchất lượng giấc ngủ bị giảm sút đáng kể Từ đó làm ảnh hưởng đến các hoạtđộng sống và sức khỏe Cần có những giải pháp can thiệp để giúp nhận thứcđược và quản lý tốt việc sử dụng điện thoại thông minh
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1 Các nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu trong nước về mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoạithông minh và chất lượng giấc ngủ Hồ Văn Sơn đã nghiên cứu thực trạng vàmối liên quan giữa nghiện điện thoại thông minh với chất lượng giấc ngủ củahọc sinh THPT tại huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang Năm 2019 [15] Phát hiện
tỉ lệ nghiện điện thoại thông minh của học sinh THPT Tân Phú khá cao Điềunày rõ ràng đã có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của các em Tương
tự như vậy, Nguyễn Thị Ngọc Bé đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa vấn đề sứckhỏe tâm thần và hành vi nghiện điện thoại thông minh của sinh viên: mộtnghiên cứu cắt ngang [16] Một nhóm sinh viên Trường Đại học Y dược cầnThơ đã nghiên cứu thực trạng chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quanđến chất lượng giấc ngủ kém của sinh viên Trường Đại học Y dược Cần Thơnăm 2022 [17] Họ đã tìm thấy mối quan hệ đánh kể giữa việc sử dụng điệnthoại thông minh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ Qua các nghiên cứu trên,nhìn chung đã phản ánh được tầm quan trọng của mối liên quan giữa việc sửdụng điện thoại thông minh và chất lượng giấc ngủ
1.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Một số nghiên cứu đã khám phá tác động của việc sử dụng điện thoại di độngđến chất lượng giấc ngủ và các kết quả liên quan Zou và cộng sự (2019) đãnghiên cứu tác động trung gian của chất lượng giấc ngủ đối với mối quan hệgiữa việc sử dụng điện thoại di động có vấn đề (PMPU) và các triệu chứng trầmcảm ở sinh viên đại học[18] Tương tự như vậy, Tettamanti và cộng sự năm
2020 đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi triển vọng lớn để ước tính tác độngcủa trường điện từ tần số vô tuyến (RF-EMF) từ việc sử dụng điện thoại di độngđối với các kết quả giấc ngủ khác nhau Phát hiện của họ cho thấy tác động lâudài tiềm tàng của việc sử dụng điện thoại di động đối với chất lượng giấcngủ[18].Al-Khlaiwi và cộng sự (2021) đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngangtại Ả Rập Xê Út để điều tra mối liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại di động quámức với chất lượng giấc ngủ và mức độ mệt mỏi Họ đã tìm thấy mối quan hệđáng kể giữa việc sử dụng điện thoại di động và chất lượng giấc ngủ[20] Nhìnchung, các nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét tác độngcủa việc sử dụng điện thoại di động đến chất lượng giấc ngủ và các kết quả liên
Trang 12quan, chẳng hạn như các triệu chứng trầm cảm, mức độ mệt mỏi và thậm chí làhành vi tự tử, nhấn mạnh nhu cầu can thiệp để thúc đẩy thói quen sử dụng điệnthoại di động lành mạnh nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổngthể.
Trang 13Sinh viên không sẵn sàng tham gia nghiên cứu.
Sinh viên học ngành Dược học đã thôi học tại trường
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2024 đến tháng 4/2025
2.2.2.Địa điểm thực hiện nghiên cứu.
Địa điểm thực hiện nghiên cứu tại: Khoa Dược, Trường Đại học Kỹ thuật YDược Đà Nẵng
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu
Trang 14Quần thể nghiên cứu: sinh viên Đại học hệ chính quy ngành Dược học trườngĐại học kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng năm 2024-2025.
Số lượng sinh viên Đại học hệ chính quy ngành Dược học trường Đại học kỹthuật Y – Dược Đà Nẵng năm 2024 là: 750 sinh viên
Xác định cỡ mẫu:
n =Z
1−∝2
Ta có cỡ mẫu tối thiểu là: n=1 , 96
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Trong tổng số sinh viên sinh viên Đại học hệ chính quy ngành Dược học trườngĐại học kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng năm 2024 với 13 lớp, dùng phương phápchọn ngẫu nhiên phân tầng chọn ra mỗi lớp số người ngẫu nhiên
2.3.4 Biến số nghiên cứu và phương pháp đo lường các biến số
2.3.4.1 Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Trang 151 Giới tính Giới tính sinh học
(Nam/ Nữ)
Nhịphân
Địnhdanh
Bộ câu hỏi
4 Số điện thoại
sở hữu
Sở hữu một haynhiều điện thoại
Địnhdanh
Địnhdanh
Địnhdanh
Bộ câu hỏi
7 Giấc ngủ sâu Giấc ngủ sâu
khoảng bao lâu
Địnhdanh
Bộ câu hỏi
2.3.4.2 Thói quen sinh hoạt
Trang 161 Nghĩ đến việc
kiểm tra điện
thoại thông minh
Nghĩ đến trađiện thoại cóthông tin gì mới
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền
2 Kiểm tra điện
thoại thông minh
Kiểm tra thôngtin mới trên điệnthoại
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền
3 Thời gian sinh
viên ngủ trong
ngày
Thời gian ngủbao nhiêu tiếngtrong ngày
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền
2.3.4.3 Tiêu chí đánh giá hành vi gây nghiện điện thoại thông minh của sinhviên sử dụng thang đo SAS-SV
TẢBIẾN
LOẠIBIẾN
PHƯƠNGPHÁP THUNHẬP
1 Tôi không hoàn thành những
công việc đã được lên kế hoạch
do sử dụng ĐTTM
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền
Trang 172 Tôi khó tập trung trong lớp
học, trong khi làm bài tập hoặc
trong khi làm việc do sử dụng
ĐTTM
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền
3 Tôi cảm thấy đau ở cổ tay và
sau gáy khi sử dụng ĐTTM
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền
4 Tôi sẽ không thể chịu được
việc không có ĐTTM
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền
5 Khi không cầm ĐTTM của
mình, tôi thấy thiếu kiên nhẫn
và bực bội
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền
6 Tôi nghĩ về ĐTTM của mình
ngay cả những khi tôi không
dùng nó
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền
7 Tôi sẽ không bao giờ ngừng sử
Bộ câu hỏi tựđiền
8 Tôi liên tục kiểm tra ĐTTM của
mình để không bỏ lỡ những cuộc
trò chuyện giữa những người
khác trên các mạng xã hội như
Facebook hay Instagram…
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền
9 Tôi sử dụng ĐTTM nhiều thời
gian hơn so với dự định của
mình
Địnhdanh
Bộ câu hỏi tựđiền