Theo báo cáo mới nhất của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho thấy 93,9% sinh viên tham gia khảo sát đã có hiểu biết về ảnh hưởng tiêu cực của hành vi sử dụng đồ nhựa dùng một
Trang 1BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆNTHOẠI THÔNG MINH TỚI SINH VIÊN
Lớp: QHQT50C1
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Thuý
MỤC LỤC: 2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 4
2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5
Trang 23 Mục đích nghiên cứu 5
4.Thao tác hoá các khái niệm 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH 7
1 Thực trạng sử dụng đồ nhựa 1 lần của sinh viên Học viện Ngoại Giao 7
2 Nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng đồ nhựa 1 lần của sinh viên Học viện Ngoại giao 12
3 Nhận thức của sinh viên Học viện Ngoại giao về tác động của đồ dùng 1
Phần IV Tài liệu tham khảo 19
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trên phương diện toàn cầu và Việt Nam cũng không phải một loại trừ Tình trạng ô nhiễm môi trường đe dọa đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, cảnh quan môi
Trang 3trường và kéo theo nhiều hệ lụy khác mà con người phải đối mặt Hiện nay, theo chỉ số báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, đặc biệt ở các đô thị lớn đông dân cư Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là lượng rác thải đồ dùng một lần vượt ngoài khả năng kiểm soát bởi tính chất khó phân hủy, độc hại của nó Theo báo cáo mới nhất của UNEP, chỉ có 9% của 9 tỷ tấn rác thải nhựa được phân hủy, còn phần lớn đều bị xả trực tiếp ra môi trường Ước tính sẽ có khoảng 12 tỷ tấn rác thải nhựa trên toàn cầu vào năm 2050 Đối với Việt Nam, theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), chỉ riêng vào năm 2018, chúng ta đã thải ra hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa không được xử lý, chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa của thế giới, thậm chí đứng thứ 4 về chỉ số rác thải nhựa ra biển Việt Nam cũng đồng thời đối diện với nguy cơ trở thành “bãi tập kết rác” của thế giới với lượng rác thải nhựa tăng 200% chỉ trong năm 2018 Những con số đã cho thấy tình trạng cấp bách và đáng lo ngại của môi trường Việt Nam, và của cả thế giới
Trong bối cảnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người phải trở nên nhanh hơn trong công việc, các hoạt động sống, nhất là đối với lớp thế hệ trẻ Đồ dùng một lần xuất hiện và đáp ứng đủ các yếu tố nhanh, tiện lợi và giá thành rẻ vì vậy trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên đại học Những cuộc khảo sát về thực trạng và hành vi sử dụng đồ dùng một lần trước đó đã chỉ ra các con số về tình trạng báo động của việc lạm dụng đồ dùng 1 lần của giới trẻ Theo báo cáo mới nhất của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho thấy 93,9% sinh viên tham gia khảo sát đã có hiểu biết về ảnh hưởng tiêu cực của hành vi sử dụng đồ nhựa dùng một lần đối với môi trường 79,8% hiểu biết về ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe Tuy nhiên, họ đã và đang sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần với tần suất từ 1 đến 3 sản phẩm/ngày, trong đó túi nilon chiếm số đông với 86,1%
Có thể thấy, giải quyết vấn đề nhựa dùng 1 lần là một thách thức nan giải, đòi hỏi nhận thức cao về vấn đề môi trường cũng như sự cam kết thay đổi thói quen để trở nên thân thiện với môi trường ở mỗi cá nhân, mỗi tập thể, cộng đồng Vì lẽ đó, việc khảo sát thực trạng hành vi và nhận thức về việc sử dụng đồ dùng một lần là tiền đề để định ra phương hướng thiết thực, hiệu quả, triệt để đối với hiện trạng này
2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Trang 42.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hành vi sử dụng đồ dùng một lần của sinh viên Học viện Ngoại giao
2.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Học viện Ngoại giao 2.3 Phạm vi nghiên cứu:
Địa điểm: Học viện ngoại giao địa chỉ số 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: từ ngày 8/11/2023-11/11/2023
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành với mục đích:
Có cái nhìn bao quát, toàn diện về xu hướng sử dụng đồ dùng một lần của sinh viên Học viện Ngoại giao
Khảo sát quan điểm của sinh viên tại Học viện Ngoại giao năm 2023 về vấn đề sử dụng đồ một lần
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu rác thải từ đồ dùng một lần
Nhiệm vụ:
Có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về xu hướng của vấn đề sử dụng đồ dùng một lần của sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay Tìm hiểu và khái quát nên những nguyên nhân cũng như những tác động, ảnh hưởng của thực trạng nêu trên.
Phân loại những quan điểm mà sinh viên có thể bày tỏ đối với hiện tượng này đồng thời lý giải nguyên nhân vì sao sinh viên lại đưa ra những suy nghĩ, thái độ như vậy
Đề xuất những giải pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực mà hiện tượng này gây nên, song song với đó là có các hành động để nâng cao nhận thức nếu nhận thấy sinh viên có suy nghĩ, quan điểm khá sai lệch, không phù hợp với chuẩn mực xã hội.
4 Thao tác hoá các khái niệm
Hành vi: Trong xã hội học, hành vi được định nghĩa là bất cứ chuyển động công khai có thể quan sát được của cơ thể, nói chung bao gồm cả hành vi bằng lời nói cũng như các chuyển động vật lý
Trang 5Đồ dùng 1 lần: Sản phẩm dùng một lần là các sản phẩm sau khi sử dụng xong thì sẽ bị bỏ đi Các sản phẩm dùng một lần thường được nhiều người sử dụng trong thời gian ngắn Sản phẩm dùng một lần phổ biến được nhiều người biết đến: ly, chén, ống hút, túi ni lông… Các sản phẩm này giúp cho mọi người có thể đựng, chứa các thực phẩm trong thời gian ngắn và sau đó sẽ được bỏ đi Các sản phẩm dùng một lần này đem đến sự tiện dụng nên được nhiều người sử dụng và lựa chọn.
→ Hành vi sử dụng đồ dùng một lần là việc sử dụng các sản phẩm không thể tái chế được, bao gồm chủ động lẫn bị động.
5 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tài liệu: Chúng tôi đã thu thập thông tin từ các tài liệu, bài báo, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác có liên quan tới chủ đề Điều này giúp tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí, song vẫn đảm bảo tính chính xác và thực tế
Bảng hỏi: Đây là phương pháp được nhóm sử dụng chủ yếu để thu thập dữ liệu Khảo sát đã thu về được 101 câu trả lời
Phỏng vấn sâu: Trong khi tiến hành nghiên cứu, nhóm đã chọn ra 2 trường hợp mang tính đại diện để tiến hành phỏng vấn sâu
Quan sát: Nhóm nghiên cứu đồng thời kết hợp phương pháp quan sát để nắm bắt thực trạng sử dụng đồ dùng một lần trong khuôn viên Học viện Ngoại giao
PHẦN II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH
1 Thực trạng sử dụng đồ nhựa 1 lần của sinh viên Học viện Ngoại Giao.
Hiện nay số lượng đồ nhựa dùng 1 lần như: cốc nhựa, ống hút, hộp xốp, đang tăng nhanh một cách đáng kể Đặc biệt ở các trường đại học, sinh viên sử dụng đồ nhựa một lần với tần suất thường xuyên chính bởi sự tiện lợi cũng như giá thành thấp của những sản phẩm như vậy Theo bảng khảo sát, tất cả những đối tượng khảo sát đều đã từng sử dụng đồ nhựa 1 lần Con số minh chứng cho thực trạng này là 100% sinh viên Học viện Ngoại Giao mà chúng tôi thực hiện nghiên cứu đều đã từng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần
Trang 61.1 Các sản phẩm nhựa 1 lần được sinh viên Học viện Ngoại Giao sử dụng.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, ống hút và cốc nhựa là hai sản phẩm được sử dụng nhiều nhất với số liệu lần lượt là 90% và 88% Tiếp đến là đũa, xiên que dùng 1 lần với 78%, bát, đĩa, thìa, dĩa nhựa với 64% và găng tay cao su là 53% Qua số liệu này nhóm nghiên cứu thấy rằng sinh viên sử dụng rất nhiều cốc nhựa, ống hút cũng như các sản phẩm bát, đĩa, do nhu cầu ăn uống cao đồng thời với sự xuất hiện quá phổ biến của các sản phẩm nhựa như vậy đã làm gia tăng số lượng đồ nhựa 1 lần lên con số rất lớn.
1.2 Tần suất sinh viên Học viện Ngoại Giao sử dụng đồ nhựa 1 lần.
Trang 7Nghiên cứu dựa trên tần suất sinh viên sử dụng đồ dùng 1 lần trong 1 ngày, hầu hết sinh viên Học viện Ngoại Giao sử dụng đồ nhựa 1 lần ở mức độ 3 - mức độ trung bình (35%) với 5,6 sản phẩm nhựa mỗi ngày Trong khi đó ở mức độ 5 với 9, 10 sản phẩm là rất thường xuyên, số liệu đưa ra rằng tỉ lệ sinh viên đánh giá là 19% - cao tương đương với việc sử dụng ở mức độ 2 là 3,4 sản phẩm trong 1 ngày Ở mức hiếm khi sử dụng tỉ lệ này chỉ chiếm 10% Điều này cho thấy sinh viên Học viện Ngoại Giao sử dụng đồ nhựa 1 lần trong một ngày hầu hết ở mức độ từ trung bình cho đến thường xuyên
1.3 Sinh viên Học viện Ngoại Giao đánh giá mức độ cần thiết của việc sử dụng đồ nhựa 1 lần.
Theo như số liệu trên, sinh viên Học viện Ngoại Giao cho rằng việc sử dụng đồ nhựa 1 lần là cần thiết, tỉ lệ chiếm 41% Còn lại ở các mức độ không
Trang 8cần thiết, ít cần thiết tỉ lệ chiếm lần lượt là 7% và 17% Trong khi ở mức độ khá cần thiết và rất cần thiết tỉ lệ là 23% và 12% Điều này chứng tỏ rằng đối với sinh viên Học viện Ngoại Giao việc sử dụng các đồ nhựa 1 lần vẫn là cần thiết 1.4 Thực trạng sử dụng đồ dùng một lần trong khuôn viên Học viện Ngoại giao
Dựa trên quá trình quan sát, ghi chép liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự sử dụng đồ dùng một lần của sinh viên Học viện Ngoại giao là tương đối phổ biến Các vật dụng được sinh viên sử dụng chủ yếu là cốc nhựa, ống hút, túi nilon, Hầu hết đây là những vật dụng dùng để đựng thức uống, đồ ăn mua trong canteen nhà trường, các hàng quán ngoài cổng trường, tiệm cà phê, … Một số lượng rác thải nhựa trong trường tương đối nhiều và xuất hiện ở nhiều vị trí trong khuôn viên trường: trong canteen, trong Nhà Hội trường, trong lớp học, trong nhà vệ sinh, Tuy nhiên, một điều tích cực là hầu hết sinh viên đều có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác thải nhựa, trừ một vài trường hợp sinh viên để quên chai lọ, bình nước, … Nhưng nhìn chung, điều này không ảnh hưởng đến cảnh quan, vệ sinh trong trường, môi trường học được giữ gìn sạch sẽ, thân thiện.
Qua đây có thể nắm bắt được thực trạng việc sử dụng đồ dùng một lần của sinh viên còn khá phổ biến, cần có những phương án giảm thiểu việc sử dụng đồ dùng một lần của sinh viên vì mục tiêu bền vững lâu dài
*Ảnh chụp ở canteen, Hội trường, nhà vệ sinh, phòng học Học viện Ngoại giao
Trang 112 Nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng đồ nhựa 1 lần của sinh viên Họcviện Ngoại giao.
Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, nguyên nhân sử dụng đồ dùng 1 lần của sinh viên Học viện Ngoại giao bao gồm: Sự tiện lợi, giá cả hợp lý, sự phổ biến và mức độ tiếp cận dễ dàng, tính vệ sinh, và do mọi người chưa ý thức đến việc bảo vệ môi trường Hầu như sinh viên đều lựa chọn nhiều hơn một câu trả lời
Trong đó, câu trả lời được nhắc đến nhiều nhất là “Sự tiện lợi” với 95 người lựa chọn (94%) “Sự tiện lợi” mà sinh viên nhắc tới ở đây là do lịch học tập ở trường khá dày, thời gian nghỉ ngơi không nhiều, vì vậy sinh viên thường lựa chọn mua đồ ăn ngoài ở các hàng quán hoặc đặt đồ mang về trường để tiết kiệm thời gian Đồ dùng 1 lần được các sinh viên nhận xét là nhỏ gọn, nhanh chóng, dễ mang đi và không cần phải rửa.
Nguyên nhân lớn thứ 2 là do giá cả phải chăng, hợp lý với 25 người lựa chọn (24,7%) Sinh viên thường sẽ lựa chọn sử dụng đồ dùng 1 lần bởi giá cả phải chăng, hợp lý, giá thành thấp hơn so với các đồ dùng làm bằng giấy, kim loại, vải hay thủy tinh như: bình nước, túi đi chợ Đôi khi, việc sử dụng hộp giấy sẽ khiến người dùng phải chi trả nhiều hơn, khi các quán ăn có thể yêu cầu khách hàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm của họ Tuy nhiên, khó có thể xác định được giá cả cho việc sử dụng đồ dùng 1 lần có thực sự hợp lý và phải chăng hơn so với việc sử dụng đồ có thể dùng lại nhiều lần hay không Đồ dùng 1 lần có thể rẻ hơn nếu chỉ xét trong thời gian trước mắt, nhưng bởi đó là đồ dùng 1 lần nên càng theo thời gian, chi phí lại càng tăng lên Nhưng dù việc sử dụng đồ dùng nhiều lần có thể giảm thiểu chi phí đó, người dùng đôi lúc vẫn cần chi trả cho những vấn đề khác Một ví dụ cụ thể là việc mua đồ uống ở cửa hàng tiện lợi Nếu mỗi ngày bạn mua 1 chai nước lọc, chi phí chắc chắn sẽ cao hơn việc mang bình nước ở nhà đi Nhưng nếu mang bình nước đến cửa hàng tiện lợi và mua đồ uống ở đó, sẽ không có chính sách giảm giá và giá thành vẫn giữ nguyên, đồng nghĩa với việc người dùng sẽ phải chi trả thêm cho 1 chiếc bình nước có thể dùng lại nhiều lần với giá thành khá cao Hơn nữa, tâm lý người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những mặt hàng tạm thời giá thành rẻ so với đầu tư một khoản chi phí khá lớn cho mặt hàng sử dụng lâu dài
Nguyên nhân thứ 3 là do sự phổ biến và mức độ tiếp cận dễ dàng của đồ dùng một lần với 21 người lựa chọn (20,8%) Hầu như các cửa hàng bán đồ ăn, đồ uống, đồ dùng ở gần Học viện thường sử dụng đồ dùng 1 lần như cafeteria,
Trang 12Circle K, các tiệm bán bánh mì, Và khi sinh viên mua đồ dùng ở đó đồng nghĩa với việc họ đang sử dụng đồ dùng 1 lần.
Một vài câu trả lời khác cho rằng việc sử dụng đồ dùng 1 lần có tính vệ sinh cao hơn (2%) so với các đồ dùng ở ngoài quán ăn vì có 1 số trường hợp các đồ dùng ở ngoài quán ăn không được vệ sinh sạch sẽ
Ngoài ra, một nguyên nhân khác theo sinh viên đó là do mọi người chưa ý thức đến việc bảo vệ môi trường (2%) Mọi người có thể sử dụng bình nước của riêng mình khi đi mua nước, hoặc mang túi vải, túi giấy, để đựng đồ Hành động này sẽ hạn chế tần suất sử dụng đồ dùng 1 lần hơn rất nhiều
3 Nhận thức của sinh viên Học viện Ngoại giao về tác động của đồ dùng 1lần đến môi trường.
Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, tác động của đồ dùng một lần đến môi trường theo sinh viên được chia làm hai hướng chính: gây ô nhiễm môi trường (chiếm nhiều nhất, 74 trên tổng số 100 người làm khảo sát - khoảng 74%) và làm gia tăng lượng rác thải (24 ý kiến) và có 2 ý kiến không biết về tác động của đồ dùng một lần tới môi trường.
- Gây ảnh hưởng đến môi trường: ô nhiễm trắng
Môi trường đất: vì đồ dùng một lần phần lớn làm từ nhựa khó phân huỷ, nên sẽ tích tụ trong đất và hình thành nhiều chất độc và gây bít tắc các chất dinh dưỡng của đất, ngăn cản không cho oxy đi qua đất và tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, đồng thời giết chết vi sinh vật dưới lòng đất.
Môi trường biển: các loại rác nhựa không tan trong nước dễ bị các sinh vật biển nhầm thành thức ăn, những loài cá ăn vào sẽ bị ngộ độc và chết, từ đó ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển nói chung Ngoài ra, những
Trang 13loại bao bì có hình dáng nhất định vướng vào các sinh vật biển sẽ làm chúng biến dạng theo thời gian.
Gia tăng lượng rác thải, dẫn đến:
Rác không được xử lý, bị xả bừa bãi xuống cống gây tắc cống, điều này chính là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngập úng ở các đô thị khi nước không thể thoát xuống cống.
Rác thải bị vứt bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị: hình ảnh đường phố hay trong trường học và các nơi công cộng bị xả rác bừa bãi sẽ làm mất mỹ quan.
Các bãi tập kết rác quá tải làm ảnh hưởng chất lượng không khí, chất lượng nước sinh hoạt.
Quá trình sản xuất và xử lý đồ dùng một lần cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến nóng lên toàn cầu.
Quá trình sản xuất đồ dùng một lần tiêu tốn nhiều tài nguyên: dầu mỏ đối với đồ nhựa và nước, giấy đối với đồ bằng giấy Trong quá trình này, rất nhiều năng lượng cũng được sử dụng và nhiều chất thải, cụ thể là khí nhà kính GHG được thải ra góp phần gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Trang 14Xử lý bằng biện pháp đốt: sinh ra chất độc dioxin, làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của con người và gây ung thư.
Xử lý bằng cách chôn dưới lòng đất: ô nhiễm đất.
4 Nhận thức của sinh viên Học viện Ngoại giao về cách thức hạn chế sửdụng đồ dùng một lần
Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, có 7 xu hướng hành động nhằm giảm thiểu tác hại của việc sử dụng đồ 1 lần: (1) Hạn chế việc tiêu thụ đồ dùng 1 lần, (2) Từ chối việc sử dụng đồ dùng 1 lần từ các địa điểm mua hàng, (3) Thay thế đồ dùng 1 lần bằng vật dụng cá nhân như chai nước, hộp cơm, vv (4) Lựa chọn các sản phẩm dùng 1 lần có khả năng tái chế/ tự phân hủy, (5) Thuyết phục bạn bè, người thân hạn chế ship đồ ăn nhanh, mua hàng online có sử dụng đồ dùng 1 lần, (6) Tuyên truyền về tác hại của đồ nhựa 1 lần đến cộng đồng, kêu gọi lối sống xanh, (7) Trở thành một ví dụ điển hình cho việc hạn chế đồ dùng 1 lần
Trong đó, phần lớn sinh viên ủng hộ việc hạn chế tiêu thụ đồ dùng 1 lần, thay vào đó là thay thế bằng các vật dụng cá nhân, hoặc lựa chọn sản phẩm đồ dùng 1 lần tự phân hủy thân thiện với môi trường với 85/100 người được khảo sát, chiếm 64% Nhìn chung, mọi người đều ý thức được những hành động cần làm nhằm hạn chế việc tiêu thụ đồ dùng 1 lần, song vẫn tồn tại một nhóm nhỏ từ chối việc hạn chế rác thải nhựa khoảng 7% (6/85) số người được khảo sát Một số ít kiến nghị nhà nước cần áp dụng các biện pháp mạnh như áp dụng thuế cao đối với các đồ dùng 1 lần để hạn chế sự lạm dụng của người dân, kéo theo tình trạng xả thải ra môi trường